Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường do virus gây ra nên rất dễ lây nhiễm, có thể kèm theo các triệu chứng như co giật và sốt cao kéo dài nhiều ngày liên tục. Tình trạng này khiến bé vô cùng mệt mỏi đồng thời gây ra một số biến chứng khác như viêm phổi hay viêm não. Phụ huynh cần phải sớm điều trị và kiểm soát bệnh tốt nhất, tránh các ảnh hưởng nguy hiểm cho sự phát triển của bé.

Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

Sốt phát ban là tình trạng rất thường gặp trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 3 – 36 tháng tuổi. Một trẻ nếu không được chăm sóc đúng cách thì có thể bị sốt phát ban nhiều lần và làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác. Những triệu chứng của bệnh có thể kéo dài của tuần liền kiến bé mệt mỏi quấy khóc suốt nhiều ngày gây mất sức, sút cân, phờ phạc hẳn.

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường đặc trưng bằng tình trạng đau đầu, sốt cao, phát ban đỏ khắp người

Các dấu hiệu sốt phát ban của trẻ sơ sinh bao gồm

  • Đau đầu: bệnh thường có thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần và bộc phát vào tuần thứ 2. Trong tuần ủ bệnh, bé thường có cảm giác đau đầu, chóng mặt, quấy khóc liên tục. Kèm theo đó đầu cũng hâm hấp nóng mà mẹ chưa biết chính xác đây là bệnh gì.
  • Sốt: Chính là tình trạng bệnh đã bắt đầu bộc phát. Thân nhiệt trẻ tăng khá cao, thậm chí có thể lên tới 39,4 độ, người nóng ran, khó chịu. Bên cạnh đó, trẻ còn có nguy cơ sưng viêm, bị nổi hạch bạch huyết tại các vị trí như cổ và dưới cằm. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong 3- 5 ngày khiến mẹ vô cùng lo lắng
  • Cảm giác ớn lạnh: đây là triệu chứng thường đi kèm với cơn sốt cao làm bé khó chịu và quấy khóc nhiều hơn.
  • Phát ban: Tình trạng phát ban sau khi cơn sốt bắt đầu thuyên giảm. Trên da bé lúc này bắt đầu xuất hiện các nốt ban nhỏ, có màu hồng hoặc thành từng đốm trên ngực, bụng và có thể lan ra cả sau lưng bé. Trên tay và cổ cũng có thể bị phát ban, đôi khi lan lên cả mặt và chân. Một số nốt ban sẽ có cả một vòng trắng bao quanh nó. Phát ban thườn lặn sau vài giờ hoặc vài ngày nếu được điều trị đúng cách đồng thời không khiến trẻ bị ngứa ngáy.
  • Một số triệu chứng khác: Trẻ cũng có thể gặp một số triệu chứng khác khi bị sốt phát ban như ho khan, nôn ói, mí mắt sưng, tiêu chảy nhẹ, bỏ bú, quấy khóc nhiều.

Nhìn chung trẻ bị sốt phát ban thường có dấu hiệu quấy khóc khá nhiều do lúc này sự mệt mỏi khó chịu trong cơ thể chưa thể thể hiện bằng lời. Trẻ bị sốt cao, mệt mỏi, mất nước, bỏ bú nhiều ngày có thể khiến bị trông xao xao, sút cân và phờ phạc hơn trông thấy. Vì thế phụ huynh cần sớm điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm cho con sau này.

Phụ huynh cũng cần chú ý đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có các triệu chứng bất thường sau

  • Trẻ sốt cao hơn 39 độ
  • Thời gian sốt phát ban kéo dài hơn 1 tuần ( thường trẻ chỉ sốt trong khoảng từ 3 – 5 ngày).
  • Phát ban không lặn sau 3 ngày.
  • Trẻ mệt mỏi, khó thở, đi ngoài ra phân có máu, chảy mủ tai, co giật…

Các dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ sơ sinh này thường khá giống với tình trạng sốt xuất huyết nên đôi khi phụ huynh có sự nhầm lẫn trong điều trị. Tốt nhất khi thấy các dấu hiệu bất thường ở con phụ huynh cần đưa bé đến trung tâm ý tế để được điều trị đúng cách và an toàn nhất.

Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính gây sốt phát ban là do trẻ sơ sinh đã bị nhiễm virus herpes 6 hoặc virus herpes 7 . Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ miễn dịch còn rất non yếu, chưa được hoàn thiện, vì thế rất dễ bị các virus này xâm nhập và gây nên một số tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe.

sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
Virus herpes 6 là nguyên nhân chính gây

Sốt phát ban do virus gây ra, vì vậy có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Trẻ có thể bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với những người mắc bệnh qua đường hô hấp. Nhà trẻ, khu vui chơi, hay công viên đều là những môi trường thuận lợi khiến bé dễ bị nhiễm bệnh nếu không có biến pháp bảo vệ cơ thể đúng cách.

Trẻ có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp tục với dịch tiết từ người bệnh như nước bọt dù người đó chưa có dấu hiệu bộc phát bệnh. Do đó có thể thấy nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh là rất cao, nhất là đối với những đối tượng có hệ miễn dịch còn yếu như trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể gây sốt phát ban ở trẻ sơ sinh như

  • Do chấy rận: đây là loài côn trùng có kích thước rất nhỏ sinh sống kỳ sinh trên người của các loài động vật. Chúng có thể đưa các mầm bệnh đến trẻ sơ sinh khi bé tiếp xúc với các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo. Thường các vết đốt của chấy rận không quá lớn nên mẹ có thể không phát hiện và phòng bệnh kịp thời.
  • Do chuột cắn: chuột là loài động vật mang trong mình rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho cả người lớn và trẻ sơ sinh như vi khuẩn Leptospira, virus Hanta,… Trẻ nếu bị chuột cắn thường có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó hường xuất hiện kèm theo cả các triệu chứng sốt phát ban.
  • Do tiếp xúc với mò, mạt trong bụi rậm: mò, mạt là những loại côn trùng có kích thước khá nhỏ thường sống trong bụi rậm, dưới đất, trên cây mà bé có thể vô tình tiếp xúc trong lúc vui chơi. Ban đầu bé có thể bị sưng tấy vài nốt trên da, sau đó mới bắt đầu sốt phát ban.

Thực tế virus herpes 6 hoặc virus herpes 7 có thể xuất hiện trên cả cơ thể người lớn tuy nhiên không gây ra các dấu hiệu trầm trọng như ở trẻ sơ sinh do sức đề kháng của người trưởng thành khá mạnh. Vì vậy trẻ nếu tiếp xúc với người lớn có mầm bệnh, dù là nhỏ nhất vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Vì thế phụ huynh cần phải thực sự chú ý đề phòng khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ.

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

Sốt phát ban có thể kéo dài vài ngày, tuy nhiên đây là một bệnh lành tính. Nếu mẹ kiểm soát tốt thì có thể giảm nhẹ các triệu chứng, rút ngắn thời gian phát bệnh lại tuy nhiên vẫn gây ra rất nhiều khó chịu cho trẻ. Trẻ quấy khóc nhiều, biếng ăn có thể dẫn tới tình trạng mất nước khiến cơ thể xanh xao, thiếu sức sống. Sốt cao khiến trẻ không thể ngủ, biếng ăn trong vài ngày làm trẻ gầy đi nhanh chóng.

sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn tới các biến chứng như viêm họng, viêm amidan

Một số trường hợp nguy hiểm do mẹ không thể kiểm soát bệnh hoặc do sức đề kháng của bé quá yếu có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng ống tai giữa.. Tình trạng này thường xảy ra khi bé bị nhiễm virus dạng sởi.

Vì thế dù nói sốt phát ban là bệnh lành tính nhưng phụ huynh nên nên chủ quan mà cần mau chóng điều trị cho bé để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và trí não bé.

Điều trị sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh có thể thuyên giảm sau vài ngày, vì thế thường bác sĩ sẽ hạn chế việc dùng thuốc cho trẻ vì điều này không thực sự tốt cho cơ thể trẻ sơ sinh. Tuy nhiên phu huynh vẫn cần kết hợp thêm một số phương pháp để hạ sốt tạm thời tại nhà để kiếm soát các triệu chứng bệnh thật tốt, không để gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Dùng thuốc Tây Y

Trong một số trường hợp bé bị sốt cao hoặc có các dấu hiệu nguy hiểm cao, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc hạ sốt phù hợp với thể trạng. Các loại thuốc phổ biến thường chỉ định cho trẻ như acetaminophen (Tylenol) hay  ibuprofen (Advil hoặc Motrin).

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
Acetaminophen (Tylenol) có thể được chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh trong một số trường hợp

Tuy nhiên phụ huynh chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng, thời gian uống. Tuyệt đối không tự ý tăng liều, thêm thuốc hay ngưng thuốc sớm vì đều có thể gây ra một số nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra, tuyệt đối không tự ý  dùng thuốc aspirin cho trẻ sơ sinh vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye gây tử vong ở trẻ nhỏ.

Tốt nhất chỉ dùng thuốc cho trẻ sơ sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị tại nhà

Mẹ nên áp dụng một số phương pháp hạ sốt cho trẻ sơ sinh tại nhà để kiểm soát tốt thân nhiệt đồng thời giảm sự mệt mỏi khó chịu cho bé, nhờ đó bệnh tình sẽ mau thuyên giảm hơn.

sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
Chườm mát đúng cách sẽ giúp giảm thân nhiệt cho bé an toàn và hiệu quả

Một số phương pháp mẹ nên thực hiện lúc này bao gồm

  • Chườm mát cho trẻ: Để hạ thân nhiệt cho trẻ, mẹ nên chườm mát bằng khăn ấm để bé thấy dễ chịu hơn. Khi bé đang sốt không nên đưa đi tắm ngay mà hãy dùng một chiếc khăn mềm nhúng nước ấm, vắt ráo rồi lau khắp người bé. Chú ý màu vào các khu vực như nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân sẽ giúp bé mau hạ sốt hơn.
  • Cho bé mặc đồ rộng rãi thoáng mát: sau khi vệ sinh cơ thể sạch sẽ hãy cho bé mặc đồ mới rộng rãi mát mẻ, nên ưu tiên chọn các loại vải thấm hút tốt để cơ thể tản nhiệt tốt hơn, đồng thời giúp bé thoải mái dễ chịu hơn.
  • Tăng cữ bú cho bé: Với trẻ sơ sinh, việc tăng cữ bú sẽ giúp bổ sung điện giả, nước, cùng một số vitamin và dưỡng chất giúp bé mau hạ sốt. Ngoài ra các nghiên cứu cũng cho thấy sữa mẹ có khả năng ngăn chặn sự phát triển và lây lan của một số loại vi khuẩn, virus, tăng cường sức để khác nhờ đó hỗ trợ bệnh mau thuyên giảm.
  • Bổ sung nước: với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con uống nước lọc, ăn cháo loãng để bổ sung nước và chất điện giải tốt hơn.
  • Dùng miếng dán hạ sốt: Trong trường hợp bé sốt cao liên tục thì mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt để kiểm soát thân nhiệt cho trẻ tốt nhất. Miếng dán hạ sốt khá an toàn cho trẻ sơ sinh nên mẹ có thể yên tâm sử dụng.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn: Mẹ hãy cố gắng cho ru bé ngủ nhiều hơn để bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, chú ý cho bé nghỉ ngơi nơi thoáng mát, tránh gió mạnh, tránh để điều hòa hay quạt thổi vào người trực tiếp.

Bên cạnh đó, mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước lá thảo dược để làm dịu da, lặn phát ban sớm. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cũng là cách để ngăn chặn các viêm nhiễm khác xâm nhập khi cơ thể đang bị suy giảm sức đề kháng như lúc này. Một số loại nước tắm thảo dược phụ huynh có thể áp dụng như

  • Tắm lá chè xanh: Đun nước lá chè xanh tắm hằng ngày là phương pháp được dân gian áp dụng từ xưa đến nay cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt khi trẻ bị sốt phát ban, nước tắm này sẽ giúp da trẻ cảm thấy dễ chịu, giảm mệt mỏi, giảm thân nhiệt hiệu quả. Các chất có trong lá chè xanh như chất chống oxy hóa và Vitamin B đều rất tốt cho cơ thể trẻ sơ sinh.
  • Tắm lá ngải cứu: Khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm của lá ngải cứu khá tốt. vì vậy đun nước tắm từ lá ngải cứu sẽ giúp tình trạng phát ban mau biến mất, nhờ đó cơ thể trẻ giảm mệt mỏi khó chịu, bớt quấy khóc hơn hẳn.
  • Tắm lá trầu không: Hoạt chất polyphenol có trong lá trầu không được biết đến với khả năng chống khuẩn, khử trùng có khả năng loại bỏ được các vi trùng hay nấm trên da. Đun sôi khoảng 5- 7 lá tắm cho trẻ sẽ giúp tình trạng sốt phát ban mau chóng thuyên giảm.

Tuy nhiên mẹ nhớ chú ý nên tắm nước ấm cho trẻ sơ sinh ở phòng kín gió, hạn chế tắm quá lâu làm tăng ngay cơ bị cảm lạnh cho con trong giai đoạn nhạy cảm này.

Ngoài ra mẹ cũng cần thường xuyên dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho con từng giờ, nếu thấy bé có triệu chứng sốt quá cao cần liên hệ ngay với bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Phòng tránh sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

Dù sốt phát ban là một bệnh có yếu tố lành tính cao hơn, tuy nhiên nó vẫn gây ra rất nhiều sự khó chịu mệt mỏi cho trẻ nhỏ, vì vậy phụ huynh nên có biện pháp phòng tránh càng sớm càng tốt. Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp, vì thế biện pháp phòng tránh tốt nhất chính là bảo vệ hệ hô hấp, nâng cao hệ thống miễn dịch cho trẻ thật khỏe mạnh để ngăn ngừa các virus xâm nhập và gây bệnh.

Một số phương pháp phòng tránh sốt phát ban ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần lưu ý bao gồm

  • Cho bé đeo khẩu trang đầy đủ khi tiếp xúc với nơi đông người như công viên, chợ búa, siêu thị.
  • Giữ ấm cơ thể cho bé khi ra ngoài.
  • Tăng cường vitamin và dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng thông qua sữa mẹ với trẻ dưới 6 tháng tuổi, hoặc qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày với trẻ lớn hơn.
  • Không tắm nước lạnh cho trẻ vì có thể làm trẻ bị cảm lạnh và tăng nguy cơ bị virus xâm nhập hơn.
  • Hạn chế nuôi thú cưng trong khu vực sống của bé.
  • Giữ gìn vệ sinh qua khu vực ở của bé, không để bé chơi đùa dưới đất hay sàn nhà bẩn.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là tay chân.
  • Hạn chế để bé đưa tay  lên miệng, mặt.
  • Nếu con bị bệnh nên tạm cách ly tại nhà để tránh lây lan cho những trẻ xung quanh.

Hiện tại vẫn chưa có vacxin để phòng bệnh sốt phát ban ở trẻ sơ sinh, vì thế phụ huynh cần đề cao tinh thần phòng bệnh hơn. Hãy đưa bé đến ngay cơ ở ý tế gần nhất nếu thấy trẻ có nhiều dấu hiệu bất thường để bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho con. Hy vọng bài viết này đã đưa đến cho phụ huynh nhiều thông tin thú vị.

Cùng chuyên mục

Các loại lá tắm mát cho trẻ sơ sinh an toàn dễ kiếm

Trẻ sơ sinh thường có làn da vô cùng nhạy cảm với môi trường xung quanh. Chính vì thế, trẻ cần được mẹ chăm sóc cẩn thận, nhất là vào...

Trẻ bị nấm miệng

Trẻ bị nấm miệng: Nguyên nhân, cách điều trị, chăm sóc

Trẻ bị nấm miệng là hiện tượng thường gặp, đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng...

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục: Cách xử lý và phòng ngừa

Nôn trớ liên tục là một trong những hiện tượng thường gặp đối với trẻ sơ sinh. Đây có thể là triệu chứng của đường tiêu hóa khi chúng gặp...

Các biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh mẹ cần phát hiện sớm

Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có đến hơn 1 triệu trẻ sơ sinh tử vong vì viêm phổi. Điều này có thể cho thấy đây là một...

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị dứt điểm an toàn

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là tình trạng da đầu trẻ xuất hiện nhiều mảng sần sùi. Chúng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây bết dính,...

Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi là do đâu? Làm sao khắc phục?

Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi là một trong những vấn đề thường gặp, tuy nhiên việc gội đầu chưa chắc đã có thể giải quyết các triệu chứng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn