Sinh xong bị bong da tay: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Sinh xong bị bong da tay không phải là hiện tượng quá hiếm gặp ở các chị em phụ nữ. Tuy không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng về lâu về dài nó sẽ gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu, thiếu tự tin khi giao tiếp và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi người khi mắc phải.
Bong tróc da tay sau sinh là gì
Bong tróc da tay sau sinh là hiện tượng bàn tay của phụ nữ sau thời kỳ sinh nở xuất hiện những mảng da tay bị bong tróc, sưng đỏ, căng rát, nứt nẻ, thậm chí là chảy máu. Tình trạng này có thể xảy ra ở các đầu ngón tay hoặc lan ra hết các khu vực trên bàn tay. Đi kèm với bong tróc da tay sau sinh có thể là một số vấn đề khác như phát ban, nổi mẩn cùng sự ngứa ngáy khó chịu về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.
Biểu hiện của sinh xong bị bong tróc da tay
Vì đây là một bệnh ngoài da nên những dấu hiệu của bong tróc da sau sinh rất rõ ràng. Bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận rõ hơn khi cầm tay, hoặc nhất là vào những hôm trời hanh khô.
- Da khô, xuất hiện những mảng vẩy bám, lâu dần có thể mất hết vân tay.
- Các vùng da tay đỏ ửng, sưng nhẹ, khá ngứa rát khó chịu, nhất là về đêm.
- Da thô ráp, sần sùi, nứt nẻ, khô căng. Đặc biệt khi tiếp xúc với nước nóng hay trời hanh khô thì các biểu hiện này càng rõ nét hơn.
- Xuất hiện các đám da đỏ ranh giới không rõ, mụn nước tiết dịch hoặc các đám sẩn đỏ
- Càng để lâu, các vùng da bị bong càng lan rộng, ít dấu hiệu ăn da non trên tay.
Bàn tay của người phụ nữ vốn dĩ mịn màng, thon thả. Tình trạng bong da tay khiến đôi tay trở nên thô ráp, xấu xí khiến các chị em dần đánh mất sự tự tin, ngại ngùng khi giao tiếp. Chưa kể tình trạng này còn gây đau đớn, thậm chí là chảy máu và gây ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của tất cả những người mắc phải. Vậy đâu là cách điều trị chứng bong da tay sau sinh?
Nguyên nhân sinh xong bị bong da tay
Có khá nhiều nguyên nhân chính khiến phái đẹp bị bong da tay sau sinh, trong đó có thể chia làm 2 nguyên chính đó là do cơ địa và do một số tác động từ bên ngoài. Đặc biệt người phụ nữ nhất là phụ nữ sau sinh lại là đối tượng thường bị tác động đồng thời cả hai yếu tố này nên tỷ lệ bệnh cao hơn và dễ bị nặng hơn
Bong da tay sau sinh do cơ địa
Bong da tay hay là một bệnh có khả năng di truyền rất cao, tức là nếu có một thành viên trong gia đình bị thì rất có thể các thành viên đời sau cũng rất dễ mắc phải. Những người có tiền sử bị các bệnh như bệnh chàm ( eczama), bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa, bệnh á sừng, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, cũng là đối tượng rất dễ gặp tình trạng sinh xong bị bong da tay. Khi bị bệnh, khu vực thượng bì ở tay thường rơi vào tình trạng mất nước khiến da bị khô và dễ dàng bong tróc.
Phụ nữ sau sinh thường có sự rối loạn nội tiết tố về các hoocmon cùng tâm sinh lý lớn. Sự thay đổi về nồng độ estrogen khiến phái đẹp lúc này dễ mệt mỏi, căng thẳng, suy nghĩ nhiều. Đây cũng chính là nguyên nhân chính gây ra bong da tay sau thời kỳ sinh nở của các chị em phụ nữ.
Sau sinh các mẹ thường tăng cường bổ sung vitamin và dưỡng chất để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và chăm sóc các bé hiệu quả hơn. Tuy nhiên nếu cơ thể chị em nếu thiếu vitamin B3 (niacin) cũng gây nên bệnh pellagra, một lọai bệnh da và dẫn đến tình trạng bong da như vậy. Mặt khác nếu bổ sung quá nhiều vitamin A cũng có thể gây ra kích ứng khiến các ngon tay bị nứt nẻ đau rát vô cùng khó chịu.
Bong da tay sau sinh do các yếu tố bên ngoài tác động
Tiếp xúc nhiều với bột giặt, rửa tay bằng xà phòng quá nhiều hoàn toàn là những nguyên nhân dễ gây bong tróc da cho các chị em phụ nữ nhất. Xà bông, nước rửa tay, nước xả vải, nước lau nhà cùng một số sản phẩm tẩy rửa khác đều là những sản phẩm có chứa những thành phần chất tẩy cao, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự bền vững của các tế bào da.
Ví dụ rửa tay quá nhiều khiến làn da bị mất đi độ ẩm tự nhiên. Bàn tay trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng do bị các thành phần hóa học trong nước rửa ta tác động trực tiếp dẫn đến bong tróc.
Trong khi đó tiếp xúc với bột giặt nhiều, bàn tay phải ngâm nước thường xuyên, lớp tế bào sừng có tác bụng bảo vệ da tay bị bong dần, lớp tế bào mới không kịp hình thành để che chắn cho da. Làn da sẽ tiếp xúc trực tiếp với các các chất tẩy khiến lớp tế bào sưng cứ bong liên tục hết lần này đến lần khác gây ra hiện tượng sau sinh bị bong da tay.
Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến sinh xong bị bong tróc da tay là do sử dụng các sản phẩm dưỡng da không phù hợp. Phái đẹp thường không ngừng làm đẹp bằng các sản phẩm dưỡng da. Tuy nhiên nếu trong các loại mỹ phẩm đều có chứa các thành phần hóa học, việc bạn có thể bị kích ứng với các thành phần cũng gây ra bong tróc da tay khi dùng tay thoa kem trực tiếp.
Nếu vô tình sinh trong thời điểm thời tiết quá hanh khô hoặc lạnh cũng là nguyên nhân chiến các chị em bị bong da tay. Đôi bàn tay bị căng da, thô ráp dễ nứt nẻ, da bị bong và có thể chảy máu rất đau nhức.
Cách điều trị chứng bong da tay sau sinh
Hiện tượng sinh xong bị bong da tay không phải bệnh quá nguy hiểm và có thể điều trị được nhanh chóng. Chỉ cần chú ý một chút chị em hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa được căn bệnh này.
Chữa bong da tay bằng phương pháp dân gian
Có rất nhiều phương pháp dân gian giúp điều trị sinh xong bị bong da tay một các hiệu quả. Các phương pháp này đa phần đều sử dụng các sản phẩm từ nhiên nhiên nên vừa an toàn cho da mà chi phí lại cũng rất rẻ nên các chị em có thể áp dụng nhé!
- Chữa bong da tay bằng dưa leo: Thái lát dưa chuột rồi xoa nhẹ lên các đầu ngón tay hay vùng da bị bong tróc trong vòng 30 phút, sau đó rửa bằng nước ấm. Trong dưa chuột có nhiều dưỡng chất có tác dụng dưỡng ẩm và làm lành vết thương rất hiệu quả.
- Chữa bong da tay bằng mật ong: Dùng mật ong nguyên chất thoa nhẹ lên vùng da bị bong, mát-xa nhẹ từ 10-20 phút rồi rửa bằng nước ấm. Mật ong có tác dụng kháng viêm, dưỡng ẩm rất tốt giúp vùng da tay nhanh chóng được trở lại như cũ.
- Chữa bong da tay bằng chuối: Dùng một lượng nhỏ chuối chín nghiền mịn, trộn cùng với đường hoặc mật ong, dầu oliu cũng giúp phục hồi tốt vùng da tay bị bong hiệu quả.
Một số lưu ý khi điều trị bong tróc da tay sau sinh
Để có thể chữa trị thành công và ngăn ngừa chứng bệnh này, dùng thuốc hay các phương pháp dân gian thôi là chưa đủ. Bạn còn cần phải chú ý thay đổi một số phương pháp sinh hoạt hợp lý hơn để việc điều trị bong da tay thực sự có hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây
- Uống đủ nước: Uống nước là cách tốt nhất để bổ sung độ ẩm cho da, nhất là khi thời tiết hanh khô giúp điều trị và hạn chế bong da hiệu quả hơn.
- Tránh tắm nước nóng: Nước nóng càng khiến các vết bong da trở nên đau nhức và khô ngứa hơn. Vì thế tốt nhất các bà mẹ mắc chứng này chỉ nên tắm nước ấm, có thể pha thêm một chút dầu dừa hoặc dầu tràm thay cho sữa tắm vừa để dưỡng ẩm mà không làm kích ứng các khu vực da bong tróc
- Thoa kem dưỡng ẩm: Tốt nhất là bạn nên sử dụng các sản phẩm có thành phần tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu, dầu hạnh nhân, bơ cao cao, bơ hạt mỡ vừa có tác dụng tốt lại tránh cho da bị kích ứng
- Hạn chế tiếp xúc với xà bông và các chất tẩy rửa: Các sản phẩm có chất tẩy rửa sẽ càng làm trầm trọng tình trạng bong da tay. Nếu phải tiếp xúc chị em nên sử dụng các lọai bao tay cao su để hạn chế sự tiếp xúc của ta với các sản phẩm này.
- Dùng máy tạo độ ẩm: Nếu thời tiết hanh khô, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để khô khí bớt khô sẽ hạn chế tình trạng tay nứt nẻ hơn
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung dưỡng chất cho phụ nữ sau sinh là việc vo cùng cần thiết, tuy nhiên cần phải chú trọng việc cân bằng dinh dưỡng sao cho hợp lý. Để đảm bảo hơn bạn có thể xin tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn.
- Giữ tinh thần luôn vui vẻ thoải mái: Phụ nữ sau sinh thường có sự thay đổi tâm sinh lý lớn, thậm chí không chỉ bong da tay mà còn có thể dẫn đến trầm cảm. Vì vậy hãy luôn tạo sự thoải mái vui vẻ bằng cách tâm sự và giúp đỡ họ nhiều hơn.
Bên cạnh các phương pháp dân gian, bạn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn điều trị chính xác hơn bởi nó còn có thể là một dấu hiệu nào đó về sức khỏe. Nhớ chú ý các lưu ý trên có thể có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế tình trạng sinh xong bị bong da tay của chị em phụ nữ được toàn diện nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!