Sẹo rỗ là gì? Nguyên nhân và các phương pháp điều trị hiệu quả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Sẹo rỗ thường gặp sau quá trình điều trị da không đúng cách khiến da bị lồi lõm, không mịn màng, sần sùi, thô nhám khiến ai gặp tình trạng này cũng rất mất tự tin khi giao tiếp. Quá trình điều trị sẹo rỗ thực sự lâu dài nên cần phải thực sự kiên trì mới có thể đem lại những cải thiện làn da khả quan. Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây.
Sẹo rỗ là gì?
Sẹo rỗ là thuật ngữ dùng để diễn tả tình trạng da sau khi gặp các tổn thương nhưng không được điều trị đúng cách. Theo đó, bề mặt da nếu xuất hiện nhiều tổn thương sẽ khiến các tế bào sợi elastin và collagen của da bị đứt gãy hoặc thoái hóa khiến cho các cấu trúc da cũng thay đổi theo. Da lúc này có dạng lõm với kích thước không đồng đều, bề mặt da cũng trở nên sần sùi, thô ráp, kém sắc.
Với hình dáng của mình, sẹo rỗ còn được gọi là sẹo lõm. Thực tế tình trạng này thường gặp khá phổ biến đặc biệt ở những người điều trị mụn trứng cá nhưng không chú ý đến quá trình hồi phục da. Dù sẹo rỗ không ảnh hưởng tới sức khỏe, không gây đau ngứa nhưng lại khiến vấn đề thẩm mỹ suy giảm nghiêm trọng.
Làn da như tổn nặng, kém mịn màng khiến việc trang điểm đôi khi cũng không thể nào che hết các khuyết điểm trên da. Quá trình điều trị sẹo rỗ cũng rất lâu khiến ai cũng lo lắng. Người bị sẹo rỗ cùng thường có xu hướng ngại ngừng tự ti khi giao tiếp khiến chất lượng cuộc sống tinh thần cũng ảnh hưởng rất nhiều. Do đó cần phải cải thiện tình trạng này ngay từ sớm.
Tùy hình dạng, sẹo rỗ được phân loại thành các dạng sau
- Sẹo hình chân đá nhọn (Ice Pick Scar): thường có dạng lỗ sâu, hẹp, có hình dạng giống như có vật nhọn đâm mạnh vào da. Do sẹo thường có kích thước không quá lớn, thường chỉ có đường kính không lớn hơn 2mm và không sâu hơn 0.5 mm vì thế một số người thường nhầm tưởng đây là lỗ chân lông to nên điều trị sai cách. Nguyên nhân gây ra sẹo dạng này thường liên quan đến mụn bọc hay mụn nang.
- Sẹo hình chân vuông (Boxcar Scar): Thường có chân vuông, đáy hố tương đối bằng và nông giống hình hỗ lõm. Soi trên da có thể thấy góc cạnh thẳng đứng, kích thước lớn với đường kính từ 2mm – 4mm và có độ sâu khoảng 1.5mm nên có thể nhận biết dễ hơn. Nguyên nhân gây sẹo dạng này có thể liên quan đến thủy đậu, bệnh varicella hoặc một số tác nhân gây tổn thương từ bên ngoài làm thiếu hụt collagen liên kết da.
- Sẹo hình lượn sóng (Rolling Scar): đây là loại sẹo khó điều trị nhất, thường có kích thước khá sâu, xuất hiện trên một vùng lớn và rộng, có dạng như lượn sóng trên da. Dạng sẹo này có kích thước khá lớn, có miệng rộng (4-5mm) và khá sâu hơn hẳn các loại tương tự. Hầu hết với dạng Rolling Scar do rất nhiều nguyên nhân xảy ra, làn da đã bị tổn thương khá nặng nên có thời gian điều trị rất lâu dài.
Nguyên nhân gây sẹo rỗ
Có rất nhiều nguyên nhân gây sẹo rỗ với hình dạng và mức độ tổn thương khác nhau. Cần phải nắm bắt chính xác nguyên nhân mới có thể đưa ra hướng điều trị và cải thiện phù hợp. Theo đó những nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm
Do mụn
Thống kê cho thấy có đến hơn 80% nguyên nhân gây ra sẹo rỗ ở lứa tuổi thanh thiếu niên đều có liên quan tới mụn, trong đó có đến 5% số người tiếp tục gặp các vấn đề liên quan đến mụn sau độ tuổi 20. Quá trình điều trị mụn không đúng cách, thường xuyên nặn mụn làm cho các lỗ nang lông bị nứt sâu, xảy ra nhiễm trùng và tràn vào các mô xung quanh khiến các hư tổn trên da càng nặng nề hơn và gây ra sẹo lõm.
Đặc biệt, sẹo rỗ chủ yếu có liên quan đến mụn trứng cá, mụn bọc hay mụn sưng viêm lâu ngày. Tình trạng này thường xuất hiện quanh hai má hoặc trên trán. Khi bị mụn, các lỗ chân lông bị tắc nghẽn do lượng dầu thừa vượt ngưỡng cho phép sẽ kết hợp cùng các tế bào da chết và vi khuẩn kích thích khiến các lỗ chân lông giãn nở to hơn rồi vỡ thành các nang lông.
Lúc này có thể thấy bề mặt da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lỗ chân lông giãn to hơn bình thường làn da kém sắc. Nếu lỗ nang lông bị nứt sâu và kèm theo các dấu hiệu nhiễm trùng không được điều chỉnh sẽ tràn vào các mô xung quanh khiến các tổn thương ngày càng sâu hơn, da bị tổn thương nặng hơn.
Theo cơ chế hoạt động bình thường của da và cơ thể sẽ tự sản sinh ra các sợi collagen mới. Tuy nhiên, nếu chỉ theo cơ chế tự nhiên thì quá trình sửa chữa không làm cho làn da mịn màng như ban đầu và bắt đầu hình thành các vết lõm. Dù nhiều hay ít collagen thì các vết lõm này cũng xuất hiện kèm theo những vết thâm xấu xí.
Bên cạnh đó, mụn đầu đen cũng có thể gây sẹo lõm do nó thường ăn sâu vào da không thể loại bỏ bằng cách thường như nặn mụn trứng cá, mụn bọc. Đồng thời dù có kích thước nhỏ nhưng mật độ xuất hiện mụn trứng cá thường khá dày, xung quanh vùng đầu và cánh mũi khiến khu vực này cũng bị tổn thương và khiến làn da ngày càng sần sùi thô bì.
Do thủy đậu hay bỏng rạ
Thủy đậu là một dạng bệnh truyền nhiễm xảy ra do virus varicella zoster thường gặp vào mùa xuân, có thể xảy ra trên cả trẻ em hay người lớn. Bệnh nếu không kiểm soát và cách ly kịp thời có thể bùng phát thành dịch bởi yếu tố lây nhiễm vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên nếu điều trị và chăm sóc tốt, bệnh sẽ khỏi trong 1- 2 tuần nhưng có thể để lại một số di chứng cho da.
Triệu chứng chung của bệnh lý này là tình trạng sốt cao kèm theo phát ban, nổi mụn nước trên nhiều vị trí, kể cả mặt hay bên trong niêm mạc miệng. Các mụn nước này thường có đường kính 1-3mm, chứa chất dịch bên trong rất dễ vỡ ra. Nếu bị nhiễm trùng khi các mụn nước vị vỡ hay quá trình chăm sóc sau khi mụn tự vỡ không đảm bảo thì có nguy cơ để lại sẹo rất cao.
Sẹo lõm có liên quan đến thủy đậu thường có kích thước khá lớn, có đường kính từ 3 – 8 mm, khá nông, có thể nhận biết rõ ràng xuất hiện rải rác trên bề mặt lớn và rất khó điều trị. Nếu các mụn nước xuất hiện rải rải và chăm sóc tốt, vẫn có thể xuất hiện một vài sẹo lõm nhưng có thể kéo dài suốt cả đời.
Bên cạnh đó, ở trẻ em khi xuất hiện các mụn nước này thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu nên thường có xu hướng cào, gãi mạnh khiến mụn bị nhiễm trùng hình thành sẹo. Nếu mẹ có dùng một số loại thuốc bôi kịp thời, thường là thuốc tím có thể hạn chế tối đa tình trạng này. Tuy nhiên thường ở trẻ em sẽ có tiên lượng tốt hơn da khả năng tái tạo các tế bào mới khỏe mạnh vẫn còn hoạt động rất linh hoạt.
Một số nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác liên quan cũng có thể gây ra tình trạng sẹo rỗ như
- Mụn nhọt
- Viêm nang lông
- Áp xe
- Viêm nhiễm
- Chấn thương da
Các thống kê cũng cho thấy, đối tượng bị sẹo rỗ chủ yếu trong nhóm từ 15 tuổi trở nên do đây là lứa tuổi dễ xuất hiện mụn nhất. Những nhóm tuổi thấp hơn thường có khả năng sản sinh các tế bào da mới tốt nên phục hồi nhanh hơn. Ngược lại, độ tuổi càng cao khả năng điều trị càng khó và cần mất rất nhiều thời gian để cải thiện.
Cách điều trị sẹo rỗ
Sẹo rỗ nếu trong giai đoạn đầu, các vết lõm chưa quá sâu thường có xu hướng điều trị tốt hơn rất nhiều. Trong khi sẹo lõm lâu năm thường là các tổn thương vĩnh viễn, các chân sẹo càng ăn sâu, chai cứng khiến da ngày càng sần sùi và thô cứng. Lúc này việc điều trị không chỉ tốn nhiều thời gian, chi phí nhưng không thể đảm bảo làn da sẽ phục hồi khỏe mạnh hoàn toàn.
Việc điều trị sẹo rỗ cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ tổn thương trên da, phương pháp điều trị, và cách chăm sóc kèm theo. Tốt nhất người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa nhưng bệnh viện da liễu hay các cơ sở thẩm mỹ chuyên khoa để được kiểm tra tình trạng da và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.
Trên thực tế, chưa có bất cứ phương pháp nào có thể đảm bảo điều trị sẹo rỗ lâu năm hoàn toàn 100%, kể cả tại các bệnh viện. Tuy nhiên nếu theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp cùng thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý và điều trị sớm, làn da vẫn có thể phục hồi được 90% hoặc hơn nếu tình trạng da chưa quá nặng.
Có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo rỗ, trong đó có cả các phương pháp tự nhiên hay y khoa. Tuy nhiên tốt nhất nên ưu tiên các phương pháp y khoa hiện đại để sớm cải thiện da, sau đó mới ứng dụng các phương pháp thiên nhiên vào phục hồi và nuôi dưỡng sức khỏe da lâu dài. Cụ thể các phương pháp y khoa thường được dùng trong điều trị sẹo lõm bao gồm
Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp PRP, máu tự thân
PRP viết tắt của Platelet Rich Plasma là thuật ngữ dùng để chỉ huyết tương giàu tiểu cầu thường được dùng trong y khoa nhằm kích thích quá trình phục hồi hay sản sinh các tế bào mới trên cơ thể. Theo đó, công nghệ này sẽ sử dụng chất liệu máu tự thân được quay ly tâm để chiết xuất ra lượng huyết tương giàu tiểu cầu rồi đưa ngược trở lại vùng điều trị.
Ưu điểm của phương pháp này chính là có độ an toàn cực kỳ cao do sử dụng chất liệu tự thân nên có độ tương thích vô cùng cao, hầu như không gây ra quá trình đào thải. Các yếu tố tăng trưởng có trong huyết tương tiểu cầu như PDGF, TGF, VEG, EGF…và nhiều protein quan trọng có khả năng kết dính cao sẽ đẩy nhanh quá trình tái tạo và làm đầy da.
Quá trình tăng sinh collagen và sản sinh các tế bào nguyên bào sợi, tạo chất nền, phát triển mạch máu, tái tạo lại các tế bào hư hại cũng được thực hiện tối ưu hơn. Vùng da mau chóng được phục hồi trở nên khỏe mạnh, mịn màng và tươi trẻ. Tùy từng tình trạng da mà mỗi liệu trình PRP có thể kéo dài từ 3- 8 lần.
Phương pháp này cũng được đánh giá có độ an toàn cao, hầu như không gây ra tác dụng phụ, thời gian điều trị ngắn nên được rất nhiều người lựa chọn. Một số đối tượng không nên sử dụng phương pháp này bao gồm
- Người nghiện chất kích thích: thuốc lá, rượu, bia…
- Người có hội chứng rối loạn tiểu cầu, lượng tiểu cầu giảm hay nhiễm trùng máu
- Người bị các bệnh nhiễm trùng cấp tính và mãn tính
- Bị gan hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh đông máu
- Người bị các bệnh lý về da, ung thư và phụ nữ mang thai
Điều trị sẹo rỗ bằng công nghệ Laser
Điều trị sẹo rỗ bằng công nghệ Laser cũng là công nghệ được ứng dụng nhiều nhất hiện nay với hiệu quả cao, mức độ an toàn ổn định và có thể ứng dụng trên nhiều đối tượng. Hầu hết các cơ sở làm đẹp thẩm mỹ trị mụn hiện nay đều có ứng dụng công nghệ này vào trong điều trị mụn, sẹo rỗ, tàn nhang, nốt ruồi hay nhiều vấn đề về da khác.
Chủ yếu với điều trị sẹo rỗ hiện nay đều áp dụng công nghệ laser fractional CO2 hoặc Laser Erbium Yag. với nhiều ưu điểm, có thể áp dụng trên cả vùng mặt mà không gây ra bất cứ tổn thương nào. Theo đó bác sĩ sẽ dùng tia Laser có bước sóng phù hợp chiếu lên da nhằm bốc hơi nước trong da. Các phân tử nước thoát đi khiến lớp biểu bì ngoài cùng bong ra. Trong khi đó, lớp da phía dưới do bị mất nước nên sẽ co lại đồng thời kích thích sản sinh collagen để phục hồi vùng da bị lõm.
Công nghệ này hầu hết được các chuyên gia da liễu đánh giá khá cao về hiệu quả sử dụng. Thời gian điều trị có thể chia thành nhiều đợt tùy kỹ thuật và tình trạng da. Tuy nhiên với người bị sẹo rỗ lâu năm, Laser có thể chỉ cải thiện được 50- 60% tình trạng tổn thương mà thôi. Do đó nó thường được chỉ định dùng kết hợp với các phương pháp khác.
Chú ý với những đối tượng là bà bầu hay những người đang cho con bú nên hạn chế sử dụng phương pháp này để đảm bảo an toàn cho con.
Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp lăn kim chuẩn y khoa
Lăn kim hay phi kem cũng là phương pháp được ứng dụng nhiều hiện nay trong quy trình chăm sóc và điều trị da, đặc biệt là da bị sẹo lõm. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng có gắn những đầu kim siêu nhỏ để tạo những tổn thương nhỏ trên da nhằm thúc đẩy hoạt động sản sinh collagen và elastin tại các mô và tế bào.
Các vết thương “giả” này còn đóng vai trò như một đường dẫn để đưa các dưỡng chất bên ngoài được kết hợp cùng dễ dàng đi vào da giúp hỗ trợ khả năng phục hồi diễn ra nhanh hơn. Do đó phương pháp này còn được kết hợp với các dưỡng chất, serum chuyên điều trị sẹo để giúp da khỏe mạnh và phục hồi nhanh chóng.
Thực tế cho thấy, với tình trạng sẹo rỗ ở mức độ nhẹ áp dụng lăn kim có thể phục hồi đến 90%. Hầu hết mọi đối tượng đều có thể áp dụng phương pháp này, độ an toàn cũng rất cao, đem lại kết quả vượt ngoài mong đợi ngay từ những liệu trình đầu tiên.
Tuy nhiên lăn kim không được đánh giá cao với tình trạng sẹo rỗ lâu năm. Quá trình lăn kim có thể xảy ra chảy máu nên nếu không được thực hiện ở các môi trường vô trùng có thể xảy ra nguy cơ nhiễm trùng khiến tình trạng da tệ hơn.
Điều trị sẹo rỗ bằng công nghệ tế bào gốc
Công nghệ tế bào gốc cũng là một trong những phương pháp được dùng nhiều hiện nay với chất liệu tự thân có độ tương thích cao. Theo đó với tình trạng sẹo rỗ có thể dùng hai loại bao gồm tế bào gốc tự thân và các chế phẩm từ tế bào gốc.
Ưu điểm của phương pháp này chính là có độ an toàn cao, hầu như là tuyệt đối đồng thời hiệu quả đem lại cũng được đánh giá rất cao. Khi đưa các dung dịch chứa tế bào này vào giúp làm chậm quá trình thoái hóa, phục hồi các tế bào cũ bị hư hỏng đồng thời tăng tốc độ sản sinh các tế bào mới. Làn da cũng được kích thích sản sinh các collagen trở nên căng bóng, đàn hồi tốt, hạn chế sự xâm nhập từ các tác nhân bên ngoài tối đa.
Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng riêng tế bào gốc thường không đem lại tác dụng hoặc tác dụng rất chậm nên thường được dùng sau khi dùng tia laser để tăng tốc độ phục hồi cho làn da.
Bóc tách đáy sẹo
Với tình trạng sẹo rỗ lâu năm, da đã quá tổn thương cùng các tế bào chết bên trong quá nhiều nếu chỉ áp dụng các phương pháp trên thường không đem lại hiệu quả toàn diện. Thay vào đó người ta sẽ kết hợp thêm về bóc tách đáy sẹo để có thể loại bỏ sẹo tận gốc giúp phục hồi làn da tối đa. Kỹ thuật này cũng được ứng dụng ở hầu hết các quốc gia trong điều trị sẹo rỗ lâu năm.
Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng loại kim chuyên dụng để đưa qua miệng vết sẹo, xuyên đến lớp hạ bì dưới da. Bằng kỹ thuật chuyên môn, bác sĩ sẽ điều chuyển kim chuyển động qua lại theo hình cánh quạt nhằm mục đích cắt đứt các sợi liên kết của lớp biểu bì bên ngoài cùng với lớp mô bên dưới da.
Sau khi hoàn thành nếu đúng kỹ thuật bề mặt da sẽ được giải phóng hoàn toàn khỏi các sợi xơ cứng. Sẹo được đẩy dễ dàng và ngang bằng với bề mặt da, không còn dấu hiệu lõm xuống như trước. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành tiêm PRP để tăng sinh Collagen giúp da nhanh chóng phục hồi như trước.
Đây được đánh giá là một trong những phương pháp tối ưu nhất dùng trong điều trị sẹo lõm, có thể đem đến kết quả khả quan ngay trong lần đầu tiên. Thời gian điều trị cũng khá ngắn, có thể phù hợp với nhiều đối tượng và hầu như không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào khác.
Một số lưu ý khi điều trị sẹo rỗ
Như đã nói, với mọi tình trạng sẹo rỗ tốt nhất bạn nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa hoặc tốt nhất là các bệnh viện da liễu để kiểm tra mức độ tổn thương của da, từ đó mới có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp. Hầu hết xuyên suốt quá trình điều trị, rất nhiều phương pháp sẽ được kết hợp với nhau chứ không được dùng riêng lẻ nhằm tăng tốc độ cải thiện làn da hiệu quả.
Các phương pháp này chỉ đảm bảo an toàn khi được thực hiện bởi những người có kỹ thuật chuyên môn cao, có hiểu biết và tiến hành trong các phòng khám đảm bảo yếu tố vô trùng khử trùng. Bởi thế bạn tuyệt đối không nên thực hiện tại nhà mà cần đến các cơ sở y tế có chuyên môn cao để ngăn ngừa viêm nhiễm có thể xảy ra khiến da bị tổn thương nặng hơn.
Bên cạnh đó, cũng cần chú ý các vấn đề sau đây
- Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da mới tiến hành điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
- Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm, kem bôi trong quá trình điều trị
- Không sử dụng các sản điều trị bên ngoài không có trong chỉ dẫn của bác sĩ.
- Uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều hơn
- Tránh xa ánh nắng mắt trời, đặc biệt trong thời điểm từ 9h – 16h. Che chắn kỹ trước khi ra đường
- Không nên tự ý nặn mụn hay bôi các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc lên mặt
- Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin như cam, quýt, ổi.. để tăng cường khoáng chất cần thiết cho da
- Nên đi ngủ sớm, tránh thức khuya
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
- Tránh sử dụng bia rượu, các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ vì có thể kích hoạt mụn quay trở lại
- Thường xuyên vệ sinh ga đệm, chăn màn, gối để loại bỏ các vi khuẩn có thể tiếp xúc với da
Sau quá trình điều trị hoàn thành, bạn càng cần chú ý đế chế độ dưỡng ra sau đó hơn như rửa mặt với sữa rửa mặt ngày 2 lần, rửa dụng tẩy trang đúng cách, sử dụng kem dưỡng ẩm .. giúp da khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó chế độ ăn uống sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ chăm sóc làn da hằng ngày nên bạn cần chú ý hơn.
Sẹo rỗ dù không gây đau đớn hay ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng trầm trọng tới thẩm mỹ. do đó bạn cần đi điều trị càng sớm càng tốt. Đừng quên tìm kiếm các cơ sở thẩm mỹ uy tín để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!