Sẹo lồi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Chúng ta đều biết rằng bất kỳ vết thương nào trên da sau khi bị tổn thương đều phải trải qua quá trình làm lành và tạo thành sẹo. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường, tuy nhiên việc để lại sẹo sẽ gây mất thẩm mỹ đáng kể trên làn da cho của bạn. Tùy từng cơ địa và yếu tố nguy cơ tác động mà có thể hình thành các loại sẹo khác nhau, trong đó sẹo lồi là phổ biến nhất.
Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi được hình thành sau khi vết thương hở đã lành lại nhưng trước đó không được điều trị hoàn toàn. Còn theo định nghĩa trong y học hiện đại thì sẹo lồi chính là kết quả của quá trình tăng sinh collagen một cách quá mức trong quá trình liền sẹo nên sẹo lồi không thể tự teo nhỏ lại theo thời gian.
Theo thông tin từ các chuyên gia thì cơ thể của con người có cơ chế hồi phục sau tổn thương một cách tự nhiên. Cụ thể được chia làm 3 giai đoạn gồm: giai đoạn phản ứng viêm, tăng sinh và cuối cùng là tái tạo lại tổ chức cấu trúc. Thường thì bạn chỉ mất từ khoảng 3 – 6 tháng để trải qua hết 3 giai đoạn phồi phục sau tổn thương này. Tuy nhiên, trong thời gian này nếu xảy ra bất kỳ rối loạn nào thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo và loại sẹo hình thành sẽ khác nhau.
Tùy theo từng mức độ tổn thương, vị trí bị tổn thương hoặc các tác động can thiệp…mà có thể sẽ hình thành lại các loại sẹo khác nhau, bao gồm sẹo bình thường và sẹo không bình thường như sẹo lồi, bị phì đại, nhiều nhân sơ, có dấu hiệu bị co kéo…
Trong đó, tình trạng sẹo lồi (tên tiếng Anh là Keloid) chính là sự phát triển quá mức của các cấu trúc xơ sau khi bề mặt trên da bị tổn thương. Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, các tổ chức xơ càng tăng sinh và phát triển không ngừng, sau đó chúng sẽ trồi lên cao khỏi bề mặt da và dần lan rộng ra.
Những người trong độ tuổi 10 – 30 tuổi thường có nguy cơ bị sẹo lồi cao nhất và nữ giới thường có xu hướng hình thành sẹo lồi cao hơn nam giới mặc dù chưa hề có số liệu chứng minh.
Đặc điểm của sẹo lồi
Sẹo lồi là một loại sẹo thường phát triển lớn và rộng hơn so với vết thương ban đầu, thường xuất hiện các vị vai, lưng ngực, lưng trên, dái tai, vành tai…Sẹo lồi thường khởi phát trong vòng vài tháng đầu sau khi bị thương, nó là một khối u lên màu đỏ hồng và có kích thước khác nhau tùy thuộc vào vết tổn thương trên bề mặt da lúc đầu.
Sẹo có giới hạn rõ ràng, trên bề mặt căng bóng và bạn có thể dễ thấy được các mạch máu giãn nằm bên dưới với mật độ hơi cứng khá giống với những khối cao su. Trong vòng một năm đầu tiên sau khi bị tổn thương, khối sẹo này có thể bị phát triển quá mức nhưng khá lành tính, nó sẽ lan rộng và bắt đầu vượt khỏi vị trí vết thương ban đầu, hình dạng bất thường, không đều, sậm màu, nhẵn bóng và cứng hơn so với những vùng da lành xung quanh.
Bạn cần phân biệt rõ ràng giữa sẹo lồi bình thường và sẹo phì đại. Sẹo phì đại chính là những vết sẹo nằm nhô lên khỏi bề mặt da, có màu đỏ hồng và có hình dạng, kích thước sẹo tương ứng với kích thước vết thương. Tuy nhiên, các vết sẹo phì đại cũng không quá mức nguy hiểm, không cần điều trị cũng có thể tự quay trở về sẹo bình thường sau khoảng 6 – 12 tháng.
Bản chất của sẹo lồi vốn dĩ đó là do sự tăng sinh quá mức của hàm lượng Collagen trong cơ thể nhằm làm lành vết thương. Các vết sẹo này thường không gây ra nguy hiểm gì, chỉ hơi ngứa ngáy do bề mặt da căng cứng.
Sẹo lồi có khả năng đổi màu, chuyển từ màu đỏ sang màu nâu và kèm theo vỏ bọc, gây ra cảm giác khó chịu và hơi nhạy cảm, thậm chí là ngứa ngáy, khó chịu hoặc bị kích thích bởi sự ma sát từ quần áo.
Đặc biệt, vấn đề đáng lo ngại nhất của sẹo lồi chính là ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ, gây căng thẳng cho người bị sẹo bởi sẹo lồi rất khó để biến mất theo thời gian. Thậm chí người bệnh còn hạn chế sự chuyển động nếu các vết sẹo xuất hiện tại vị trí như khớp gối, khớp mắt cá chân…
Nguyên nhân gây ra sẹo lồi
Sẹo lồi được hình thành trên bề mặt da bị tổn thương do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu da bị chấn thương thì các phản ứng của tế bào biểu bì sẽ nhanh chóng hình thành nên sẹo lồi và cũng vì vậy mà dù cho chỉ một vết cắt nhỏ cũng đủ để hình thành nên sẹo lồi.
Theo thông tin từ các chuyên gia thì có mt65 số nguyên nhân gây hình thành nên sẹo lồi có thể kể đến như:
- Do bị tai nạn, chấn thương tạo ra các vết thương hở
- Bị các vết cắt do đứt tay do dao, vết xước cạo râu
- Do bị bỏng có thể là bỏng nước sôi, bỏng hóa chất, bỏng axit…
- Những vết mổ do quá trình phẫu thuật
- Sau khi thực hiện xăm hình, xỏ khuyên
- Vết cắn của động vật
- Những người bị thủy đậu hoặc các bệnh về da sau đó gây nên sẹo.
- Bị mụn trứng cá ở cấp độ nặng
- …
Trong một vài trường hợp bề mặt da bị vết thương hở và đang trong quá trình lành lại, đóng kín miệng và bước vào thời kỳ xuất hiện da non mà bạn lại nạp vào cơ thể các loại thực phẩm “tối kị” như: rau muống, trứng, hải sản, thịt bò…Đây là những loại thực phẩm khiến cho vết thương lâu lành và làm tăng khả năng hình thành sẹo lồi càng cao hơn, vết sẹo bị sẫm màu hơn.
Các phương pháp chữa trị sẹo lồi
Sự xuất hiện của các vết sẹo lồi chính là mối bận tâm lớn về thẩm mỹ nhiều hơn là về sức khỏe. Nhìn thấy các vết sẹo lồi bạn sẽ cảm thấy vô cùng tự ti nếu các sẹo này nằm ở các vị trí đầu gối, đùi, trên mặt, dái tai…
Hiện nay, việc điều trị sẹo lồi chính là vấn đề khá khó khăn của y học nói chung và ngành da liễu nói riêng bởi sẹo lồi vốn rất khó để đáp ứng khả năng điều trị và có khả năng tái phát cao. Và chắc chắn rằng không có một phương pháp chuyên biệt, đơn độc nào có thể điều trị sẹo lồi một cách tốt nhất.
Dù có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo lồi được áp dụng tuy nhiên vẫn chưa có một phương pháp nào là đủ mạnh, đủ hoàn thiện và điều trị sẹo lồi hoàn toàn. Vì vậy, chọn lựa phương pháp điều trị phòng ngừa chính là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu.
Có một số phương pháp điều trị sẹo lồi như:
- Điều trị dự phòng
Khi muốn điều trị sẹo lồi thì nguyên tắc đầu tiên chính là áp dụng điều trị dự phòng. Một số điều nên tránh như những người có cơ địa sẹo lồi thì nên tránh thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, đặc biệt là tránh tác động tổn thương hay tạo ra vết thương, giảm sức căng đến vùng ngực, cố gắng giúp vết mổ liền lại theo nếp da và sát trùng vệ sinh để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
- Tiêm thuốc Corticosteroid
Loại thuốc được sử dụng để điều trị sẹo lồi chính là Triamcinolone acetonide. Corticoid có cấu trúc là gốc Steroid nên được gọi là Corticosteroid thuộc nhóm các loại thuốc kháng viêm có tác dụng mạnh.
Nó được tổng hợp ở vỏ tuyến thượng thận, với tác dụng chính phối hợp với sự Hydrat Carbon có thể giảm bớt phản ứng viêm xảy ra của khá nhiều căn bệnh. Thường thì việc tiêm Corticosteroid vào vết sẹo lồi mỗi lần cách nhau từ 1 – 2 tháng tùy thuộc vào cơ địa của từng người, mức độ nặng hay nhẹ để hỗ trợ làm xẹp, làm dịu vết sẹo.
Phương pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện và có hiệu quả cao dành cho những vết sẹo phình đại. Tuy nhiên, nhược điểm là dễ gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn như khiến cho vùng da đã được tiêm bị giãn mạch, teo da, mọc lông, nổi mụn trứng cá, rối loạn kinh nguyệt, mất sắc tố không hồi phục…Vì vậy, chỉ nên chọn những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín có bác sĩ tay nghề cao thực hiện để hạn chế tối đa rủi ro.
- Phẫu thuật lạnh
Phương pháp phẫu thuật lạnh có tên tiếng Anh là Cryotherapy. Với cơ chế làm lạnh vết thương tổn bằng Nito lỏng, tác động trực tiếp đến các mạch máu nhằm làm phá hủy, tiêu biến các tổ chức, cấu trúc xơ collagen, từ đó làm xẹp sẹo lồi. Ưu điểm của phương pháp này chính là đem lại hiệu quả cao, ít gây ra biến chứng và đang là phương pháp được áp dụng khá phổ biến tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Điểm quan trọng cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này chính là đảm bảo thời gian đóng băng không quá 25 giây nhằm tránh làm mất đi sắc tố da và không nên áp dụng độ lạnh quá mức chịu đựng của sẹo vì sẽ gây ra tác dụng ngược làm cho vết sẹo lồi càng lan rộng ra.
Quy trình phẫu thuật lạnh rất nhanh chóng và để điều trị triệt để thì cần phải làm từ 3 – 10 lần tùy mức độ nặng nhẹ của vết sẹo, mỗi lần cách nhau khoảng 3 – 4 tuần.
- Phẫu thuật sẹo lồi
Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ vết sẹo chính là phương pháp sẽ được chỉ định thực hiện kết hợp với một số các biện pháp khác nhằm vết sẹo không tái phát quay trở lại như tiêm Corticosteroid, có thể tiêm trước hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật, phương pháp dán keo silicon, bôi thuốc Imiquimod, băng ép…
Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi như phậu thuật vạt da xẻ đôi, sau khi cắt sẽ để lại ranh giới sẹo. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên guia thì hiệu quả của phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ đáp ứng không tuyệt đối chỉ khoảng 50 – 80% và không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng thực hiện được.
- Dùng tia laser điều trị sẹo lồi
Các tia laser màu có tác dụng làm giảm đi kích thước của vết sẹo lồi, đánh bay màu đỏ của sẹo nhờ tác động mạnh của tia laser đã phá hủy các mạch máu bên trong. Đồng thời, việc phối hợp với tiêm thuốc Corticosteroid nội thương tổn cũng sẽ có tác dụng hỗ trợ tốt hơn trong việc điều trị, kết quả khả quan hơn nhưng nhược điểm đó là có giá thành khá đắt.
Ngoài tia laser màu thì tia laser ND:YAG ( Laser neodymium; yttrium-aluminum-arnet) cũng có công dụng hiệu quả trong việc làm mềm vết sẹo, tác động trực tiếp đến khối sẹo lồi nhưng hiệu quả lâu dài của phương pháp này vẫn còn chưa rõ về mặt nghiên cứu. Cùng với đó là rất nhiều loại tia laser khác có tác dụng điều trị sẹo lồi như: Laer Argon, Laser Carbon dioxide (CO2), laser xung màu bước sóng 585 nm.
- Xạ trị
Đối với những trường hợp các vết sẹo lồi quá nặng, hoàn toàn không đáp ứng các phương pháp điều trị thì sẽ được chỉ định thực hiện xạ trị có thể kết hợp cùng với phẫu thuật để điều trị.
Tuy nhiên, phương pháp này được các chuyên gia khuyến cáo là có khả năng khá thấp, làm tăng nguy cơ xuất hiện ung thư tế bào vảy ở da nên phương pháp này vẫn chưa được phổ biến, đặc biệt là không dành cho trẻ em. Theo một vài nghiên cứu gần đây cho thấy việc chiếu từng đợt liều cao 1200 Gy ngắn trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật. Hiệu quả điều trị của sẹo khá tốt và khả quan, tỷ lệ tái phát khá thấp chỉ với 4.7%.
Bên cạnh những phương pháp vừa kể trên thì còn một số phương pháp khác cũng có tác dụng điều trị sẹo lồi nhưng không hoàn toàn như thắt sẹo, băng ép, vải băng ép…Hoặc một số các phương pháp trị liệu khá mới nhờ ứng dụng các công nghệ hiện đại nhưng còn cần nghiên cứu thêm như liệu pháp ánh sáng, liệu pháp gene, Bevacizumab, Quercetin, Etanercept, chất tẩy màu mạnh, chất ức chế tế bào Mast, Prostaglandin E2…
Sẹo lồi thực chất không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mà thay vào đó là ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nhiều hơn khiến bạn tự ti và ảnh hưởng đến tâm lý. Sẹo lồi sẽ không tự biến mất theo thời gian nên cần phải tích cực điều trị, nếu không được điều trị sớm thì vết sẹo có thể càng ngày càng to lớn gây ngứa ngáy. Vì vậy, tốt nhất nên chủ động điều trị dự phòng để tránh gây ra sẹo lồi.
Một số lưu ý để chăm sóc sẹo lồi thẩm mỹ khi đã có sẹo
Nếu chẳng may đã lỡ có sẹo sau khi vết thương đã lành hẳn mang tính thẩm mỹ cao thì ngoài việc phụ thuộc vào yếu tố cơ địa, vị trí…thì người bệnh cũng cần phải ra sức chăm sóc vết thương theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuân thủ mọi nguyên tắc chăm sóc để tránh tình trạng gây ra nhiễm khuẩn.
Song song với việc sát trùng, bảo vệ vết thương thì bạn cũng cần kết hợp thường xuyên bôi kem, bôi mỗi ngày để giữ cho vết thương không bị khô lại và kích thích giúp vết thương thu nhỏ lại, ít sẹo hơn và nhanh lành hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Tuyệt đối không nên tự ý gỡ mài vết thương khi nó chưa lành hẳn, phải để nó tự khô và rụng đi. Đây chính là thói quen xấu của nhiều người khiến cho vết thương lâu lành hơn và dễ hình thành sẹo xấu. Bên cạnh đó, cũng tránh việc sờ nhiều lần vào vết thương mới hình thành để nhanh chóng làm lành vết thương.
- Thực hiện băng bó vết thương mới kết hợp với một lớp sáp dưỡng v đảm bảo băng không dính da, đồng thời giữ chặt băng để tác động lên vết thương một lực nhỏ. Thường xuyên vệ sinh, rửa sạch vết thương mỗi ngày.
- Sau khi vết thương hồi phục hoàn toàn thì nên sử dụng kết hợp băng gel silicone. Đây chính là cách hiệu quả giúp ức chế sự phát triển và hình thành của sẹo lồi. Cứ băng liên tục trong vòng 12 – 24 giờ trong vòng 2 – 3 tháng, bởi đây là thời gian cần và đủ để hình thành sẹo lồi.
- Tránh ăn các loại thực phẩm như xôi nếp, hải sản (tôm, cua, ghẹ, ốc…), rau muống, trứng…Thay vào đó nên bổ sung đạm, vitamin C và nhất là chất kẽm để hỗ trợ quá trình làm liền sẹo.
- Tránh để vết sẹo tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng vì ánh nắng sẽ khiến cho vết thương bị khô lại và lâu lành hơn.
- Kết hợp sử dụng thuốc mỡ ngày 2 lần để hỗ trợ làm mềm và làm phẳng sẹo lồi, giảm ngứa ngáy và loại bỏ cảm giác khó chịu, căng cứng do vết sẹo lồi gây ra.
- Sử dụng dầu sinh hoạt để điều trị sẹo lồi cũng được xem là một phương pháp điều trị cho hầu hết tất cả các loại sẹo khác nhau. Bạn có thể tìm mua sản phẩm này tại nhiều cửa hàng mỹ phẩm khác nhau.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!