Rối loạn tiêu hoá là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Rối loạn tiêu hóa là vấn đề mà bất cứ ai cũng từng gặp với các triệu chứng điển hình như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.. Tuy đây không phải là một bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ là giảm sút chất lượng cuộc sống đồng thời cũng có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này ngay trong bài viết này.
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Hệ tiêu hóa là chuỗi cơ quan rất quan trọng của cơ thể bao gồm các cơ quan từ miệng và kết thúc tại hậu môn. Nhiệm vụ chính của hệ tiêu hóa là vận chuyển thức ăn vào trong cơ thể, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các dưỡng chất để đưa đi nuôi các cơ quan trong cơ thể và cuối cùng là đào thải các cặn bã hay chính là phân ra ngoài. Các cơ quan trong hệ tiêu hóa phối hợp nhịp nhàng với nhau để thực hiện chu trình này một cách nhuần nhuyễn nhất.
Rối loạn tiêu hóa được hiểu là tình trạng các cơ quan này hoạt động bất thường, không phối hợp với nhau ăn ý dẫn đến các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón cùng rất nhiều vấn đề khác. Theo các bác sĩ, sự co thắt không đều các cơ vòng của dạ dày và sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là yếu tố chính gây ra tình trạng này.
Hầu như ai cũng từng bị rối loạn tiêu hóa ít nhất một lần, nhưng thường là rất nhiều lần. Đây là tình trạng có thể xảy ra phổ biến ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người trưởng thành hay cả người già. Bệnh không không gây nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ làm ảnh hưởng nhẹ đến chất lượng cuộc sống hằng ngày nên đa phần mọi người đều chủ quan khi bị rối loạn tiêu hóa.
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Các dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa rất dễ nhận biết bởi nó được thể hiện rõ ra bên ngoài. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa bao gồm nhiều cơ quan khác như như miệng thực quản, dạ dày, ruột, trực tràng và hậu môn nên người bệnh có thể gặp vấn đề cùng lúc trên một hay nhiều cơ quan khác nhau. Đôi khi điều này có thể dễ gây nhầm lẫn với một vài bệnh lý khác nên người bệnh cần hiểu rõ hơn.
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình bao gồm
- Đầy hơi, chướng bụng: các cơ quan trong hệ tiêu hóa bị rối loạn khiến việc tiêu hóa thức ăn hoạt động kém nên tồn đọng nhiều tại dạ dày khiến bụng có cảm giác ì ạch, căng tức, không thấy đói dù không ăn gì
- Ợ hơi, ợ nóng: đây là triệu chứng điển hình nhất thường gặp ở những người bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân các thức ăn dư thừa bên trong dạ dày bị phân hủy, lên men, sinh hơi, đẩy lên trên và thoát ra ngoài thông qua đường miệng. Ngoài ra tình trạng này cũng liên quan đến việc acid chảy vào thực quản nên thường kèm theo tình trạng nóng rát ngực, miệng có mùi hôi chua khó chịu. Tuy nhiên ợ hơi cũng có thể là triệu chứng sinh lý tự nhiên của con người, tuy nhiên nếu có đi kèm nhiều dấu hiệu bất thường khác thì thường liên quan đến bệnh lý.
- Buồn nôn và nôn: Việc tiêu hóa thức ăn bị giảm sút không chỉ khiến các hơi bị đẩy lên làm người bệnh có cảm giác buồn nôn có chịu, người cứ nôn nao nhưng không nôn được. Tuy nhiên nếu cố gắng ăn có thể khiến thực ăn bị trào lên thực quản và gây ra tình trạng nôn mửa.
- Đau bụng: cơn đau thường xuất hiện nhất là đau bụng dưới bên trái, có thể lan ra sau lưng hoặc lên tới xuống ức hay nhiều vị trí khác. Có những người chỉ cảm thấy đau bụng âm ỉ, lâm râm nhưng cũng có người đau quặn lên phải dùng tới thuốc giảm đau có mới có thể cải thiện.
- Rối loạn đại tiện: người bệnh có thể bị tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân cứng, khó tiêu, phân có thể rắn nát bất thường. Nếu tiêu chảy dài ngày người bệnh có thể bị mất nước dẫn đến suy kiệt trong khi táo bón lâu ngày có thể dẫn tới bệnh trĩ.
- Chán ăn: do cảm giác chướng bụng khiến người bệnh không cảm thấy đói, đồng thời ợ chua khiến người bệnh đắng miệng nên làm mất cảm giác ăn uống hoặc ăn cũng không cảm thấy ngon nên thường chán ăn
- Sụt cân: thường chỉ gặp ở những người rối loạn tiêu hóa kéo dài khiến cơ thể không thể hấp thụ được các dưỡng chất hay hấp thụ kém và dẫn đến sụt cân. Thường người bị rối loạn tiêu hóa cũng rất khó lên cân, vì vậy nếu bạn gầy yếu kéo dài cũng có thể liên quan đến nguyên nhân này.
Một số triệu chứng này cũng có thể gặp khá thường xuyên nếu người bệnh ăn đồ mất vệ sinh, đồ bị hư hỏng… Tuy nhiên các dấu hiệu thường xuất hiện cùng lúc diễn ra với tần suất ngày càng tăng thì rất có thể đó là bệnh lý. Ngoài ra các triệu chứng ở trẻ nhỏ thường cũng khó nhận biết hơn so với người lớn.
Nguyên nhân bị rối loạn tiêu hóa
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động một cách rối loạn, thường bắt nguồn từ chính thói quen sống thiếu lành mạnh hằng ngày. Hiểu rõ cơ chế và các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có hướng điều trị và phòng tránh đạt kết quả tốt nhất.
Theo các chuyên gia, rối loạn tiêu hóa có liên quan trực tiếp đến việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Thông thường trong cơ thể có chứa 10.000 tỷ tế bào, trong đó có 85% là lợi khuẩn (probiotic) và 15% là hại khuẩn. Khi tỷ lệ này này bị mất cân bằng sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch, gây ra nhiều bệnh lý viêm nhiễm, đặc biệt là rối loạn hệ thống tiêu hóa. Theo đó tình trạng này có thể liên quan đến các yếu tố sau
Thói quen ăn uống thiếu khoa học
thói quen ăn uống là tác nhân hàng đầu gây ra chứng rối loạn tiêu hóa gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên việc thay đổi thói quen không phải là điều dễ dàng nên dễ khiến bệnh dễ gặp các biến chứng nguy hiểm khác.
Cụ thể những thói quen ăn uống dễ gây rối loạn tiêu hóa bao gồm
- Sử dụng các thực phẩm bẩn: lựa chọn nguồn thực phẩm mất vệ sinh, các thức ăn ôi thiu, thức ăn bị hết hạn, là nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón đồng thời khiến cho các vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột và gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm khác cho hệ tiêu hóa
- Sử dụng các thực phẩm kém lành mạnh: trà sữa, bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga, thực phẩm lên men, thực phẩm khô cứng cũng thường dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa
- Sử dụng các chất kích thích: bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích cũng làm cho các men tiêu hóa trong đường ruột bị chết đi, dẫn đến mất cân bằng, hệ thống đường ruột và các cơ quan khác bị tổn thương và dẫn đến rối loạn tiêu hóa .
Bên cạnh đó thói quen ăn uống thiếu lành mạnh như thường xuyên nhịn ăn, ăn quá no, ăn nhiều vào bữa đêm cũng dễ gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa, chẳng hạn như trào ngược dạ dày, viêm dạ dày cùng rất nhiều vấn đề khác.
Người bị stress kéo dài
Các nghiên cứu cho thấy ở những người thường xuyên bị áp lực, stress căng thẳng kéo dài cũng thường gặp các vấn đề về tiêu hóa. Nguyên nhân là do trong hệ tiêu hóa có chứa Hormone Serotonin mà hormone này sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của mỗi người. Hormone Serotonin sẽ tăng lên khi người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng mệt mỏi và dẫn đến các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
Ngoài ra stress căng thẳng nếu kéo dài cũng gây ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu ở ruột và khiến khả năng co bóp ở dạ dày hoạt động bất thường, có thể quá nhanh hay quá chậm. Dạ dày co bóp bất thường khiến thức ăn không tiêu hóa hết được nên ứ đọng ở ruột và dễ gây ợ hơi, ợ chua trong khi co bóp quá nhanh khiến thức ăn bị đảo thai ra ngoài nhanh chóng và gây tiêu chảy.
Ảnh hưởng từ các loại thuốc
Ở những người đang điều trị các bệnh mãn tính, những người bị ốm thường cũng sẽ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa do các tác dụng phụ từ thuốc, thường nhất là thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm. Nguyên nhân là do kháng sinh sẽ làm tiêu diệt cả các lợi khuẩn đường ruột khiến mất cân bằng tại đây nên dẫn đến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Đặc biệt ở trẻ em, kháng sinh nếu dùng dài ngày có thể làm giảm sức đề kháng khiến trẻ dễ bị buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy trong khi sử dụng thuốc. Ngoài ra ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị thường cũng gặp tác dụng phụ phổ biến này.
Tập luyện quá sức
Ở những người tập luyện thể dục thể thao quá sức thường cũng sẽ cảm thấy ăn uống không ngon, buồn nôn, chướng bụng, không muốn ăn uống do tác động xấu đến các lợi khuẩn của đường ruột. Đặc biệt các triệu chứng này dễ xảy ra ở những người tập thể dục ngay khi ăn no.
Do liên quan đến các bệnh lý dạ dày
Rối loạn tiêu hóa có thể là một triệu chứng báo hiệu các vấn đề bất thường của dạ dày mà người bệnh không nên chủ quan như đau dạ dày, viêm đại tràng hay viêm loét đại tràng, liệt dạ dày… Ngoài ra đây cũng có thể là biến chứng do bệnh tiểu đường, hen suyễn cùng rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Nếu người bệnh bị rối loạn tiêu hóa kéo dài và điều trị mọi phương pháp mà không được cải thiện thì nên đi thăm khám sớm để tìm ra các nguyên nhân gây bệnh càng sớm càng tốt.
Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hóa là bệnh khá phổ biến, thông thường không gây ra quá nhiều nguy hiểm cho sức khỏe nếu có biện pháp can thiệp kịp thời. Tuy nhiên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ăn uống kém nên dễ dẫn đến gầy yếu.
Đặc biệt ở những người bị tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước kéo dài gây suy nhược cơ thể, sụt cân một cách nghiêm trọng. Hệ tiêu hóa mất cân bằng hệ vo sinh đường ruột còn làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý khác như viêm đại tràng, ruột kích thích, xuất huyết đại tràng hay thậm chí là ung thư đại trực tràng, ung thu dạ dày. Bên cạnh đó các lợi khuẩn bị suy giảm cũng làm suy giảm hệ miễn dịch khiến người bệnh dễ mắc nhiều bệnh lý hơn.
Rối loạn tiêu hóa sẽ nguy hiểm hơn nếu gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Bé bị tiêu chảy nhưng không được can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất nước nặng, thậm chí là tử vong. Do đó mỗi người khi gặp các vấn đề này tuyệt đối không nên chủ quan mà cần điều trị càng sớm càng tốt.
Hướng điều trị rối loạn tiêu hóa
Nguyên tắc trong điều trị chứng rối loạn tiêu hóa là cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, từ đó có thể giải quyết nhanh các triệu chứng ợ hơi, buồn nôn , sụt cân, chán ăn để lấy lại sức khỏe ổn định nhất. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh, hướng giải quyết sẽ khác nhau, tuy nhiên với trường hợp nặng và liên quan đến các bệnh lý người bệnh nên sớm đến bệnh viện để thăm khám, điều trị và giải quyết bệnh triệt để nhất.
Điều trị bằng thuốc tây y
Đa phần với các trường hợp bị tiêu chảy, táo bón người bệnh mới nên sử dụng thuốc để giúp cơ thể dễ chịu hơn. Với các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng cũng có thể sử dụng thuốc nhưng nên hạn chế. Tuy nhiên việc dùng thuốc vẫn chỉ nên ưu tiên trong các trường hợp khẩn cấp, muốn điều trị bệnh lâu dài vẫn cần có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Một số loại thuốc thường dùng để cải thiện nhanh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa bao gồm
- Các thuốc giúp giảm đầy bụng, buồn nôn: thường chỉ định các loại thuốc như thuốc Enterogermina, Maalox, Simethicone hay thuốc Neopeptine, Lactomin,
- Với người bị táo bón, khó tiêu: thuốc nhuận tràng, Thuốc Sorbitol..
- Với những người bị tiêu chảy: dùng Berberin; các dung dịch bù nước và chất điện giải Oresol hay thuốc Loperamid để chống nguy cơ mất nước
Ngoài ra với những người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa cũng có thể tham khảo sử dụng những loại men tiêu hóa để bổ sung các lợi khuẩn cần thiết. Các loại men tiêu hóa đa phần đều có các sản phẩm sử dụng được cho cả trẻ em và người lớn nên phụ huynh cần tham khảo trước khi sử dụng.
Tuy nhiên nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa có liên quan đến dùng kháng sinh kéo dài hay tác dụng phụ từ thuốc điều trị các bệnh lý khác, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc giảm liều kháng sinh hay kết hợp thêm một số loại thuốc khác để cải thiện. Tránh tự ý dùng cùng lúc nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ ngược lại ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh.
Điều trị tại nhà
Với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ, liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản từ chính những thảo dược xung quanh. Đa phần các phương pháp này đều đã được dân gian thực hiện từ xưa đến nay và đều cho kết quả tốt nên người bệnh có thể yên tâm tham khảo thực hiện.
Một số biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu tại nhà như
- Dùng búp ổi: dùng 1 nắm búp ổi non rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất rồi đem giã nát với một ít muối hột để ngậm hoặc uống phần nước cốt sẽ giảm ngay các triệu chứng tiêu chảy hiệu quả.
- Uống trà gừng: bạn chỉ cần dùng vài lát gừng đã được rửa sạch, hãm với nước sôi trong 15 phút, có thể cho thêm chanh hay mật ong sẽ giúp giảm được các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng đáng kể,
- Ăn chuối: trong chuối có chứa một số enzyme quan trọng giúp tăng cường các lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hóa, nhờ đó có thể giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
- Tỏi: ăn 1- 2 tép tỏi cũng có thể giảm được các triệu chứng đầy hơi hiệu quả. Tuy nhiên tỏi sẽ làm hơi thở có mùi nên bạn nhớ chú ý đánh răng và súc miệng sạch sau khi dùng
- Dùng rau sam: bạn có thể dùng 1 nắm rau sam và nửa nắm cỏ sữa rửa sạch, ngâm nước muối rồi sắc lấy nước uống sẽ giảm được các triệu chứng tiêu chảy và đau bụng.
- Dùng lá mơ: lá mơ rửa sạch, thái nhỏ rồi đem chiên với trứng gà sẽ giúp cải thiện chứng tiêu chảy hiệu quả. Chú ý bạn không nên dùng dầu ăn mà lót một tấm lá chuối tươi ở nồi sau đó đổ trứng lên, đậy nắp vung trong vài phút để hỗn hợp trứng lá mơ tự chín.
Tập yoga giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa
Các tư thế vặn mình, gập người về phía trước trong yoga sẽ giúp massage hệ thống tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu ổn định để các cơ quan như ruột già, ruột non, đại tràng hoạt động ổn định hơn. Yoga cũng là liệu pháp rất tốt để giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức đề kháng, cải thiện nhu động ruột để loại bỏ các thức ăn dư thừa ra ngoài dễ dàng hơn, giảm được các triệu chứng đầy bụng khó chịu.
Một số tư thế yoga được đánh giá rất tốt cho hệ tiêu hóa như tư thế sấm sét, tư thế nâng chân, tư thế nằm ôm gối, tư thế con thuyền… Người bệnh nên đến các trung tâm yoga để có các huấn luyện viên hỗ trợ tập luyện đúng đắn nhất, tránh tập luyện sai cách có thể gây hại ngược lại.
Phòng tránh rối loạn tiêu hóa
Để đề phòng nguy cơ các triệu chứng tái phát trở lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, mỗi người nên có biện pháp phòng tránh bệnh càng sớm càng tốt. Mục tiêu là cân bằng được hệ vi sinh trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch thì sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ mắc bệnh này.
Cụ thể để hạn chế nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa, mỗi người cần chú ý các vấn đề sau
- Tăng cường các loại thực phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể như sữa chua, probi, canh miso hay một số loại thực phẩm lên men như kim chi, dưa cải muối… Tuy nhiên nên tránh lạm dụng các món muối chua quá nhiều vì cũng không thực sự tốt cho sức khỏe
- Bổ sung các loại rau củ, chất xơ và các loại trái cây hằng ngày để hỗ trợ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động ổn định
- Tập thể dục thể thao đều đặn hằng ngày, tuy nhiên không nên tập luyện quá sức
- Không nên nằm hay ngồi ngay khi ăn mà nên đi lại nhẹ nhàng để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
- Tránh xa các thức ăn khó tiêu như đồ ăn khô cứng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích
- Đảm bảo uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây để tăng cường thêm vitamin cho cơ thể
- Thay đổi thói quen đi vệ sinh khoa học, mỗi ngày nên đi đại tiên trong một khung giờ cố định
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học hơn, coi trong giấc ngủ, tránh thức khuya hay làm việc quá sức
- Với những người đang điều trị các bệnh mãn tính nên trao đổi thêm với bác sĩ để có các biện pháp khắc phục kịp thời
Rối loạn tiêu hóa dù là vấn đề rất phổ biến nhưng không vì thế mà chủ quan. Mỗi người nên thay đổi lối sống lành mạnh, tích cực hơn, tăng cường rau xanh và các loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa khỏe, hấp thụ chất tốt thì cơ thể mới thực sự khỏe mạnh toàn diện nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!