Rối loạn tiền đình khi mang thai và cách xử lý
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Rối loạn tiền đình khi mang thai khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, dễ bị ngã, luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, huyết áp tăng giảm bất thường. Đây là một bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và con nên cần nhanh chóng có biện pháp can thiệp kịp thời để phòng tránh tối đa những hệ lụy khác có thể xảy ra.
Rối loạn tiền đình khi mang thai do đâu?
Phụ nữ mang thai là đối tượng vô cùng nhạy cảm và bất cứ các tác động nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu. Đặc biệt những ảnh hưởng này còn tác động xấu lên cả sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nên cần phải phòng tránh tối đa. Theo các bác sĩ, phụ nữ có thai cũng là đối tượng hàng đầu dễ bị rối loạn tiền đình với các triệu chứng điển hình như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, dễ bị choáng váng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình trên những phụ nữ mang thai như
- Ốm nghén: mẹ bầu thường hay bị ốm nghén trong 3 tháng đầu và không ăn uống được gì khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng trầm trọng. Cơ thể thiếu dinh dưỡng làm thay đổi nội tiết tố và gây ra tình trạng thiếu máu lên não, huyết áp thấp, hoa mắt chóng mặt mệt mỏi. Đây chính là những yếu tố hàng đầu gây rối loạn tiền đình khi mang thai.
- Yếu tố tâm lý: căng thẳng lo lắng khi mang thai, áp lực tinh thần từ những lời nói xung quanh khiến tinh thần mẹ kiệt quệ, trở nên nhạy cảm và dễ xúc động hơn bình thường. Bởi đó mà trong giai đoạn này mẹ bầu rất dễ bị rối loạn tiền đình.
- Nghỉ ngơi không phù hợp: Nhiều người trong thời kỳ mang thai vẫn cố gắng làm việc khiến cơ thể nghỉ ngơi không đủ, thường xuyên thiếu ngủ, không ngủ đủ, luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, kiệt sức, thiếu năng lượng hằng ngày đồng thời tinh thần cũng trong trạng thái vô cùng căng thẳng.
- Tính chất công việc: những bà bầu vẫn phải đi làm những công việc văn phòng ngồi máy lạnh quá lâu, công nhân may hay các công việc có tính chất tượng sẽ dễ bị hoa mắt, đau đầu, chóng mặt trong suốt thời kỳ mang thai
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: mẹ ăn thiếu chất hoặc thường xuyên nạp các thực phẩm thiếu khoa học như đồ ăn quá ngọt, quá mặn, các thực phẩm thiếu lành mạnh cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng tiền đình.
- Do các bệnh lý: ở những bà bầu có tiền sử gặp các vấn đề viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi dị ứng, thiểu năng tuần hoàn máu não, thoái hóa cột sống thắt lưng hay các bệnh lý về tim mạch.. cũng là đối tượng hàng đầu dễ gặp tình trạng này.
- Ảnh hưởng từ môi trường sống: sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn trước và trong suốt thời kỳ mang thai cũng là nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị rối loạn tiền đình.
Bên cạnh đó ở trong giai đoạn mang thai việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây ra tác dụng phụ là các triệu chứng buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi. Cần hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh để coa hướng điều trị và phòng tránh lâu dài hiệu quả nhất.
Dấu hiệu rối loạn tiền đình khi mang thai
Các triệu chứng tiền điền khi mang thai cũng tương tự như với những người bình thường tuy nhiên thường có mức độ nặng hơn do sức khỏe của bà bầu vốn đã rất yếu. Tuy nhiên bản thân những người phụ nữ khi mang thai cũng vốn đã cảm thấy mệt mỏi, choáng váng hơn bình thường nên rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng tiền đình và khiến cho việc điều trị phải tiến hành muộn.
Theo đó các dấu hiệu rối loạn tiền đình khi mang thai điển hình nhất bao gồm
- Thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, choáng váng kéo dài cả ngày lẫn đêm
- Tây chân có cảm giác tê bì, như bị kiến bò rất khó chịu
- Buồn nôn, nôn rất nhiều
- Chỉ có thể nằm nghỉ ngơi hoặc ngồi trong một tư thế nhất định, việc thay đổi tư thế đột ngột khiến bà bầu cảm thấy buồn nôn, choáng váng hay té ngã
- Nhịp tim bất thường, huyết áp tăng giảm liên tục khó kiểm soát
- Cảm thấy đau đầu, ù tai, giảm thính lực, luôn nghe như tiếng ve kêu xung quanh
- Tâm trạng dễ thay đổi, dễ cáu gắt, tức giận với những thứ xung quanh
- Khó tập trung vào một vấn đề, đi lại chậm và dễ té ngã
- Trí nhớ suy giảm, tinh thần buồn phiền kiệt quệ
- Cơn đau xuất hiện nhiều vào buổi sáng và có xu hướng trầm trọng hơn vào nửa đêm
Các triệu chứng tiền đình có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, có thể kéo dài trong vài tiếng liên tục khiến mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi và kiệt quệ năng lượng. Mẹ bầu vốn đã mệt nếu mắc thêm rối loạn tiền đình sẽ càng trở nên mất năng lượng, mẹ không muốn làm việc gì khác mà chỉ có thể nằm bẹp một chỗ. Tình trạng này càng kéo dài khiến mẹ ăn uống không ngon, cân nặng không tăng mặc dù đã trong những giai đoạn quan trọng của thai kỳ.
Rối loạn tiền đình ở bà bầu và những hệ lụy
Rối loạn tiền đình khi mang thai là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm bởi những hệ lụy nó gây ra không chỉ ảnh hưởng lên sức khỏe mà còn tác động đến cả thai nhi. Người bị rối loạn tiền đình thường rất dễ bị té ngã, đặc biệt khi tham gia giao thông, đi lái xe.. Nếu mẹ gặp vấn đề khi đang tham gia giao thông, leo cầu thang thậm chí có thể dẫn đến sảy thai vô cùng nguy hiểm.
Bên cạnh đó rối loạn tiền đình khi mang thai có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi như
- Thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng, còi xương khi ra đời
- Bé có hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị ốm vặt
- Bé chậm phát triển cả về trí não, kém thông minh hơn các bạn đồng trang lứa nếu không sớm được can thiệp
- Bên cạnh đó việc dùng các loại thuốc điều trị trong rối loạn tiền đình cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi
Đặc biệt các triệu chứng rối loạn tiền đình như mệt mỏi, đau đầu, thay đổi tính cách trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến nguy cơ trầm cảm khi mang thai cùng rất nhiều hệ lụy xấu khác. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến cả thể chất và tinh thần nên cần có biện pháp phát hiện sớm.
Hướng điều trị rối loạn tiền đình khi mang thai
Thực tế mặc dù đây là một bệnh lý vô cùng phổ biến nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nên cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Người bệnh không nên chủ quan với các triệu chứng bệnh mà nên gặp gỡ bác sĩ sớm để xác định chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp nhất.
Điều trị bằng thuốc
Mặc dù việc dùng thuốc ở phụ nữ mang thai có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho bà bầu và thai nhi tuy nhiên xét về lợi ích trong việc cải thiện các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh thì bác sĩ vẫn sẽ xem xét chỉ định một số loại thuốc phù hợp.
Theo đó tùy vào tình trạng của bà bầu, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc sau
- Piracetam: giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường nhận thức và sự tập trung cho bà bầu
- Cinnarizin: thuộc nhóm histamin với giác dụng giảm nhanh tình trạng hoa mắt chóng mặt, ù tai, buồn nôn, mất tập trung, nhãn cầu rung giật,…đồng thời có thể sử dụng cho phụ nữ có thai khi đi tàu xe để tránh đau đầu choáng váng hay các triệu chứng say tàu xe khác
- Acetyl-DL-Leucine Tanganil: giúp giảm nhanh những cơn chóng mặt thường gặp do rối loạn tiền đình
Tuy nhiên cần chú ý nếu sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình này trên phụ nữ có thai cần đảm bảo có sự chỉ định từ bác sĩ, không được tự ý sử dụng. Bà bầu cũng cần tuyệt đối tuân thủ liều dùng, thời gian dùng, cách dùng theo đơn thuốc từ bác sĩ, không tự ý tăng/ giảm liều hay kết hợp với bất cứ loại thuốc nào để tránh các tác dụng phụ không đáng có, bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Điều trị theo y học cổ truyền
Sử dụng các phương pháp y học cổ truyền trong điều trị rối loạn tiền đình khi mang thai cũng là biện pháp được nhiều người hướng tới bởi ưu điểm là không gây tác dụng phụ, an toàn cho người dùng và cũng không ảnh hưởng tới thai nhi. Y học cổ truyền cũng hướng tới giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh để ngăn ngừa nguy cơ tái phát và những hệ lụy xấu khác cho sức khỏe.
Do đó mẹ có thể tham khảo các biện pháp như dùng thuốc, massage, châm cứu, bấm huyệt, giác hơi để cải thiện các triệu chứng, giúp cơ thể và tinh thần thoải mái hơn. Mặc dù các biện pháp này được đánh giá an toàn nhưng vẫn cần đảm bảo có sự hỗ trợ, chỉ định từ các lương y hay những người am hiểu về kinh huyệt để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và con.
Các phương pháp hỗ trợ
Hầu hết với tình trạng rối loạn tiền đình khi mang thai, bác sĩ thường hướng tới việc sử dụng các phương pháp hỗ trợ hơn là dùng đến thuốc để hạn chế gặp phải các tác dụng phụ. Người bệnh kiên trì phối hợp thực hiện các liệu pháp hằng ngày cùng bác sĩ sẽ không chỉ làm các triệu chứng thuyên giảm mà còn gia tăng sức khỏe hơn nhiều lần, bé ngoan và phát triển đều đặn đúng theo tiêu chuẩn thông thường.
Theo đó mẹ có thể áp dụng ngay các biện pháp đơn giản sau đây
- Ngâm chân với nước ấm: biện pháp này giúp thúc đẩy máu lưu thông tuần hoàn, giảm sưng phù chân, cho cơ thể thoải mái và ngủ ngon hơn. Mẹ có thể ngâm chân cùng các thảo dược như gừng, sả, trà xanh trong 30 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ để tăng thêm hiệu quả, giảm thiểu được tối đa tình trạng tê bì chân không ngủ được.
- Xoa bóp: Bà bầu có thể nhờ chồng hay người thân hỗ trợ xoa bóp ở các vị trí sau gáy, hai bên bả vai hay hai bên trán cũng giúp giảm được cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt vô cùng hiệu quả.
- Tập yoga: Đây được đánh giá là liệu pháp cực kỳ tốt cho bà bầu, đặc biệt là những người đang bị rối loạn tiền đình. Yoga giúp máu huyết lưu thông, đả thông các kinh huyệt, mang đến trạng thái tinh thần ổn định, loại bỏ được những điều tiêu cực hằng ngày đồng thời tăng cường sức đề kháng để giảm nguy cơ ốm vặt. Luyện tập yoga 30 phút mỗi ngày sẽ giúp mẹ ăn ngon, ngủ ngon hơn, nâng cao chất lượng tinh thần và thể lực để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
- Xông hơi tinh dầu: mùi hương tinh dầu dịu nhẹ cũng đem đến cảm giác ổn định tâm trí, tinh thần thả lỏng để giúp mẹ an tâm, giảm mệt mỏi hiệu quả hơn. Mẹ bầu có thể dùng tinh dầu sả, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hoa cúc thêm vào máy xông tinh dầu để căn phòng thêm thơm tho và thoải mái.
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày
Phụ nữ là đối tượng rất dễ bị rối loạn tiền đình không chỉ trong thời kỳ mang thai mà ở cả phụ nữ trong độ tuổi trung niên, phụ nữ tiền mãn kinh do rất nhiều yếu tố tác động. Thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học hơn ngay từ giai đoạn sớm sẽ vừa giúp cải thiện rối loạn tiền đình đồng thời phòng tránh bệnh quay trở lại lâu dài cực kỳ hiệu quả.
Cụ thể, bà bầu nên chú ý thay đổi một số vấn đề sau để điều trị bệnh hiệu quả nhất
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, nên hạn chế việc làm việc với cường độ cao, làm việc quá sức
- Giữ ấm cổ, vai, gáy khi phải làm việc trong môi trường máy lạnh lâu ngày
- Tắm với nước ấm mỗi ngày trước khi đi ngủ để thư giãn toàn thân
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày nhưng chú ý lựa chọn bộ môn phù hợp với sức khỏe
- Thay đổi các thư thế đi, đứng, nằm, ngồi phù hợp
- Tránh vận động mạng, tránh đi quá nhanh hay thay đổi tư thế một cách vội vã
- Đảm bảo bổ sung đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày
- Tăng cường bổ sung các dưỡng chất hằng ngày, đặc biệt là các nhóm vitamin C, B6, D có trong các thực phẩm như sữa, thịt nạc, đậu nành, trái cây hay các loại rau xanh
- Tránh xa các thức ăn nhanh, các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích nguy hiểm
- Để tinh thần được nghỉ ngơi thư giãn, tránh lo lắng căng thẳng quá nhiều
- Hạn chế ngồi ở một tư thế quá lâu, khoảng 1 tiếng mẹ bầu nên đứng lên đi lại 1- 2 lần
- Khám sức khỏe thai kỳ định kỳ theo hướng dẫn từ bác sĩ
Rối loạn tiền đình khi mang thai có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi nên cần có biện pháp kiểm soát càng sớm càng tốt. Trong suốt quá trình mang thai nếu thấy cơ thể có bất cứ triệu chứng bất thường nào mẹ bầu cũng nên nhanh chóng thống báo cho bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời, tránh các hệ lụy đáng tiếc khác có thể xảy ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!