Rối loạn tiền đình ốc tai là gì? Triệu chứng, cách chữa

Rối loạn tiền đình ở nam giới: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Khám và chữa rối loạn tiền đình ở bệnh viện nào tốt nhất?

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Những tác hại thường gặp

Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Các thực phẩm tốt nhất

7 Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà không dùng thuốc

Bệnh rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?

7 Loại lá cây chữa rối loạn tiền đình hiệu quả dễ kiếm

Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Những tác hại thường gặp

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Những tác hại thường gặp? là những quan tâm phổ biến của người bệnh và người thân, bạn bè xung quanh. Bởi khi có được những thông tin chính xác, sẽ giúp bản thân chủ động hơn trong công tác phòng tránh, bảo vệ sức khỏe hoặc thăm khám và điều trị bệnh tình.

Thông tin chung về rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là bệnh lý khởi phát do động mạch làm nhiệm vụ nuôi dưỡng não hoặc dây thần kinh số VIII đã/đang bị tổn thương. Bên cạnh đó, có thể bắt nguồn từ một số tổn thương tại vị trí não hoặc tai trong.

Rối loạn tiền đình khiến cho khả năng giữ thăng bằng ở người bệnh bị mất dần. Dẫn đến bản thân xuất hiện những dấu hiệu bất thường như chóng mặt, ù tai, loạng choạng cơ thể, quay cuồng, hoa mắt, buồn nôn,…. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, sức khỏe và tác động khá nhiều đến chất lượng cuộc sống.

rối loạn tiền đình có nguy hiểm không
Rối loạn tiền đình khởi phát khi động mạch làm nhiệm vụ nuôi dưỡng não hoặc dây thần kinh số VIII đã/đang bị tổn thương

Rối loạn tiền đình được chia làm hai loại là rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên (chiếm 90 đến 95%). Theo một số tài liệu thì trong thời gian đầu bệnh khởi phát, các triệu chứng sẽ biểu hiện không nặng nên đa số người bệnh thường mang tâm lý chủ quan và không quan tâm đến. Khiến cho bệnh tình dễ chuyển biến nặng và khó khăn hơn trong việc điều trị, phục hồi lại sức khỏe ổn định.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình tương đối đa dạng. Nhưng theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên môn thì thường liên quan mật thiết đến hội chứng Meniere, say tàu xe, viêm dây thần kinh tiền đình, sỏi nhĩ, rối loạn chuyển hóa, nhãn cầu, bị dị dạng hoặc chấn thương vùng tai trong, rối loạn chuyển hóa, tác dụng phụ của một số loại thuốc, viêm tai giữa mạn tính hoặc cấp tính, u dây thần kinh số VIII,…..

Ngoài ra, rối loạn tiền đình còn liên quan đến u tiểu não, hạ huyết áp tư thế, nhức đầu Migraine, thiểu năng tuần hoàn sống nền, giang mai thần kinh, nhồi máu tiểu não, xơ cứng rải rác, hội chứng Wallenberg,…. Hoặc những yếu tố rủi ro như căng thẳng, tuổi tác, phụ nữ mang thai và tiền sử thường xuyên bị chóng mặt.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Những tác hại thường gặp?

Từ những thông tin trên, có thể nhận thấy rằng, rối loạn tiền đình là một bệnh lý có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Bệnh có thể xuất hiện một cách đột ngột và sau đó biến mất trong vài ngày. Nhưng cũng có không ít trường hợp kéo dài, tiềm ẩn khá nhiều các vấn đề không an toàn.

Hơn thế nữa, rối loạn tiền đình đã khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh không được đảm bảo và gây ra những phiền toái làm xáo trộn công việc,…. Thậm chí là gặp những biến chứng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

rối loạn tiền đình có nguy hiểm không
Rối loạn tiền đình đã khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh không được đảm bảo

1. Rất dễ bị té ngã

Rối loạn tiền đình có thể khởi phát vào mọi thời điểm và những triệu chứng điển hình có thể kích hoạt không phân biệt thời gian. Trong đó, nguy hiểm nhất là người bệnh rất dễ bị té ngã khi đang làm việc trên cao, đang điều khiển các phương tiện tham gia giao thông,… với nguyên nhân bắt nguồn từ việc chóng mặt, mất thăng bằng và đau đầu. Khiến chính mình có thể gây ra các tai nạn nghiêm trọng cho những người xung quanh và cả bản thân.

2. Tăng nguy cơ trầm cảm

Người mắc bệnh rối loạn tiền đình thường bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng không vững và gặp khá nhiều khó khăn trong những hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Khiến bản thân bị lạc lõng, chán nản, mệt mỏi và từ từ đánh mất đi dáng vẻ vui tươi, yêu đời, lạc quan ban đầu. Lâu dần, cảm xúc tiêu cực tích tụ quá nhiều, cộng thêm một số yếu tố khác sẽ khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ trầm cảm.

3. Nguy cơ tai biến và đột quỵ

Rối loạn tiền đình có thể khiến cho những thông tin liên lạc cần truyền đến não bộ bị sai sót/chậm trễ. Khiến cho trí nhớ bị ảnh hưởng không nhỏ và bản thân người bệnh dễ mắc thêm Alzheimer, Parkinson, thiếu máu não,….

Mặt khác, rối loạn tiền đình còn có thể làm cho lượng oxy cung cấp lên não bộ không đủ. Khiến cho cơ quan này rơi vào trình trạng thiếu oxy và trường hợp xấu hơn nữa là ngừng hoạt động. Dẫn đến nguy cơ bị tai biến mạch máu não, thiếu máu não hoặc u não. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là bản thân có thể bị đột quỵ, nằm liệt giường, thậm chí là tử vong.

rối loạn tiền đình có nguy hiểm không
Rối loạn tiền đình có thể khiến người bệnh bị đột quỵ, nằm liệt giường, thậm chí là tử vong

Cách phòng tránh rối loạn tiền đình

Như thông tin đã được đề cập, rối loạn tiền đình vừa xảy ra phổ biến và vừa có thể gây nguy hiểm khi không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Nên để giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ tốt sức khỏe bản thân, bạn cần thực hiện phòng tránh tại nhà đúng cách. Chẳng hạn như:

  • Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể (khoảng 2 – 2,5 lít/ngày) bằng cách uống nước ép trái cây, nước ép rau củ và nước tinh khiết.
  • Điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi khoa học hơn. Đồng thời, ngủ đủ giấc – 7 đến 8 tiếng đối với người lớn lớn tuổi và tối thiểu 6 tiếng đối với những người trẻ.
  • Hạn chế dung nạp vào cơ thể cà phê hoặc trà đặc, cũng như không uống rượu bia và không hút thuốc lá.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao bằng những bài tập phù hợp với sức khỏe và thể trạng. Chẳng hạn như chạy bộ, yoga,….
  • Kiểm tra sức khỏe theo định kì để nếu xuất hiện những vấn đề bất thường có thể kịp thời phát hiện và điều trị đúng phương pháp.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái và thư thái. Suy nghĩ tích cực và cố gắng tránh xa stress, mệt mỏi, căng thẳng, áp lực trong công việc, cuộc sống.
  • Người có tiền sử đau tiền đình cần đặc biệt thận trọng khi hoạt động ở vùng cổ. Ví dụ như không quay cổ một cách đột ngột, không ngồi xuống hoặc đứng lên quá nhanh,….
  • Khi bản thân cảm thấy chóng mặt, không nên nằm hoặc ngồi một cách đột ngột. Ngoài ra, không đọc mọi loại sách báo khi đang ngồi bên trong không gian kín của ô tô đang di chuyển.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và đừng quên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe.

Trên đây là những giải đáp chi tiết về “Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Những tác hại thường gặp?” và một số thông tin liên quan. Hi vọng bài viết sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích đối với bạn đọc và có thể ứng dụng trong các trường hợp cụ thể. Đồng thời, đừng quên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên nghiệp để thăm khám khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường.

Cùng chuyên mục

7 Loại lá cây chữa rối loạn tiền đình hiệu quả dễ kiếm

Phương pháp dùng lá cây chữa rối loạn tiền đình được khá nhiều người áp dụng tại nhà vì nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện đơn giản mà...

bài tập chữa rối loạn tiền đình

10 bài tập chữa rối loạn tiền đình giúp cải thiện hiệu quả

Thường xuyên thực hành các bài tập phù hợp có thể giúp hỗ trợ chữa trị rối loạn tiền đình. Ngoài làm giảm triệu chứng của bệnh thì tập thể...

Nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình – Lời khuyên từ chuyên gia

Theo thống kê mới nhất cho biết, tỷ lệ người mắc chứng bệnh rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng và mọi đối tượng đều có khả...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn