Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Những tác hại thường gặp

Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Các thực phẩm tốt nhất

7 Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà không dùng thuốc

Bệnh rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?

Rối loạn tiền đình ốc tai là gì? Triệu chứng, cách chữa

Rối loạn tiền đình ở nam giới: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Khám và chữa rối loạn tiền đình ở bệnh viện nào tốt nhất?

7 Loại lá cây chữa rối loạn tiền đình hiệu quả dễ kiếm

Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Rối loạn tiền đình hiện đang là tình trạng bệnh xảy ra rất phổ biến. Nếu không sớm chẩn đoán và điều trị thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Cần nắm rõ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và các vấn đề liên quan để kịp thời thăm khám khi cần thiết.

rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là bệnh lý nghiêm trọng cần hết sức cảnh giác

Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở ngay phía sau ốc tai hai bên. Cấu tạo giải phẫu của cơ quan tiền đình bao gồm 2 thành phần chính là nhân tiền đình và đường dẫn truyền.

Tiền đình có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi con người di chuyển, cúi hay xoay người… thì tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này nhằm giữ tư thế cân bằng cho toàn bộ cơ thể.

Rối loạn tiền đình đề cập đến quá trình truyền dẫn và tiếp nhân thông tin của hệ thống tiền đình bị tắc nghẽn hay rối loạn. Thường do dây thần kinh số VIII hay động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể do các tổn thương khác ở tai trong và não.

Các tình trạng vừa được đề cập khiến cho tiền đình bị mất khả năng giữ thăng bằng. Từ đó gây ra các triệu chứng loạng choạng cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, buồn nôn, ù tai… Các triệu chứng này có xu hướng lặp đi lặp lại nhiều lần và xuất hiện đột ngột. Ngoài khiến người bệnh khó chịu thì còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Trên thực tế, ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường nhẹ nên đa số người bệnh còn chủ quan và không chú ý tới. Tuy nhiên, theo thời gian, bệnh có thể tiến triển nặng, đi kèm với đó là các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Số liệu khảo sát cho thấy:

  • Khoảng 80% người bệnh rối loạn tiền đình có tâm lý chủ quan. Họ thường coi nhẹ bệnh khi nhận thấy một số triệu chứng nghi ngờ, không thăm khám và điều trị ngay.
  • Khoảng 77% người được hỏi cho biết họ không hiểu rõ về bệnh. Nhiều người còn nhầm lẫn rối loạn tiền đình với bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
  • Khoảng 58% người bệnh tự đưa ra chẩn đoán hay nghe người khác chẩn đoán theo kinh nghiệm của họ mà không tới bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra lâm sàng.

Chính tâm lý chủ quan của phần lớn người bệnh khiến cho việc chẩn đoán và điều trị không được bắt đầu trong giai đoạn sớm. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh tiến triển nặng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí một số trường hợp còn đe dọa tính mạng.

Phân loại và các dấu hiệu nhận biết

Rối loạn tiền đình được chia làm 2 loại là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Mỗi loại sẽ có biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mỗi người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng riêng biệt. Cụ thể như sau:

1. Rối loạn tiền đình ngoại biên

Có khoảng 90 – 95% bệnh nhân bị rối loạn tiền đình rơi vào trường hợp này. Bệnh thường xảy ra do tổn thương tiền đình tại vùng tai trong. Các triệu chứng của bệnh thường đến rầm rộ. Điển hình như:

triệu chứng rối loạn tiền đình ngoại biên
Rối loạn tiền đình ngoại biên có thể gây hoa mắt, chóng mặt và mất phương hướng
  • Chóng mặt có hệ thống.
  • Cơ thể bị mất thăng bằng, đầu óc quay cuồng, choáng váng. Cơ thể loạng choạng và đứng không vững.
  • Rối loạn thị giác: chóng mặt, hoa mắt và mất phương hướng.
  • Rối loạn thính giác: Ù tai, có tiếng ve kêu trong tai, nhất là về đêm. Để lâu có thể bị giảm hay mất thính lực.
  • Nhãn cầu rung giật.
  • Buồn nôn, nôn ói.
  • Mất ngủ, người mệt mỏi và thiếu tập trung.
  • Hạ huyết áp.

2. Rối loạn tiền đình trung ương

Thường xảy ra do các vấn đề thân não, tiểu não tổn thương. Dạng bệnh này ít gặp và các các triệu chứng không rầm rộ. Tuy nhiên rất khó chữa và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Chóng mặt: Tình trạng chóng mặt thường không quá dữ dội. Có cảm giác bồng bềnh giống như trên sóng.
  • Giảm thính lực: Bị ù tai và nghe kém.
  • Rung giật nhãn cầu theo nhiều hướng. Trong đó có cả rung giật nhãn cầu dọc.
  • Dáng đi giống như người bị say rượu.
  • Mất phối hợp động tác.
  • Đôi khi có sự thay đổi giọng nói.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Theo nhận định từ các chuyên gia, chứng rối loạn tiền đình có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nó thường là hệ quả của các tình trạng nhiễm vi khuẩn hay virus ở tai, chấn thương đầu hay rối loạn tuần hoàn máu gây ảnh hưởng tới tai trong và não.

Nguyên nhân tiền đình ngoại biên thường có liên quan đến:

  • Viêm dây thần kinh tiền đình
  • Rối loạn chuyển hóa
  • Hội chứng Meniere
  • Viêm tai giữa cấp và mạn tính
  • Chấn thương và dị dạng vùng tai trong
  • U dây thần kinh số VIII
  • Tác dụng không mong muốn của thuốc
  • Sỏi nhĩ
  • Say tàu xe
  • Nhãn cầu
nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Bị viêm tai giữa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình

Nguyên nhân tiền đình trung ương có thể liên quan đến:

  • Thiểu năng tuần hoàn sống nền
  • Hạ huyết áp tư thế
  • Nhồi máu tiểu não
  • Hội chứng Wallenberg
  • Xơ cứng rải rác
  • Giang mai thần kinh
  • U tiểu não
  • Nhức đầu Migraine

Các yếu tố rủi ro:

Ngoài các nguyên nhân chính nêu trên thì một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình. Phải kể đến như:

  • Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ bị rối loạn tiền đình cao hơn là người trẻ. Trên thực tế, những người trên 65 tuổi rất dễ bị chóng mặt và một nửa trong số này có liên quan đến rối loạn ở hệ thống tiền đình.
  • Căng thẳng: Stress và căng thẳng khiến cơ thể sản sinh lượng lớn hormone cortisol. Từ đó làm tăng nguy cơ bị tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường… Đặc biệt là gây tổn thương hệ thống thần kinh và làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình.
  • Tiền sử bị chóng mặt: Trên thực tế, những người đã từng bị chóng mặt sẽ có nhiều khả năng bị hoa mắt, choáng váng và mất cân bằng trong tương lai. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình.
  • Phụ nữ mang thai: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường bị ốm nghén, chán ăn. Nếu không cung cấp đủ dưỡng chất có thể gây thiếu máu lên não. Từ đó khiến mẹ bầu bị chóng mặt, choáng váng. Ngoài ra, tâm sinh lý thay đổi cũng ảnh hưởng tới bộ phận tiền đình và làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình khi mang thai.
nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Bệnh rối loạn tiền đình xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi

Các vấn đề sức khỏe liên quan đến rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là vấn đề của hệ thống tiền đình. Bao gồm cả các bộ phận của tai trong và não bộ kiểm soát sự cân bằng. Tình trạng này có thể liên quan mật thiết với một số vấn đề sức khỏe sau đây:

1. Chóng mặt kịch phát lành tính

Chóng mặt kịch phát lành tính (BPPV) đề cập đến tình trạng rối loạn hệ thống tiền đình xảy ra khi thay đổi vị trí của đầu một cách đột ngột. Ví dụ như khi cúi đầu xuống hay ngẩng lên, năm xuống hoặc ngồi dậy bất ngờ. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy bị chóng mặt trong vài phút. Cụ thể là cảm giác bản thân hay mọi thứ xung quanh đang bị quay vòng vòng.

Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở độ tuổi trung niên. Trong đó, nữ giới có nguy cơ gặp phải lớn gấp 2 lần so với nam giới. Những người bị tai nạn ở đầu hay có bất cứ rối loạn nào khác của cơ quan cân bằng trong tai đều có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh này.

2. Viêm mê đạo tai

Viêm mê đạo tai là một chứng bệnh rối loạn tai trong xảy ra khá phổ biến. Mê đạo tai bị nhiễm trùng ảnh hưởng rất lớn tới sự cân bằng và thính giác. Hơn nữa còn gây đau tai, áp lực, có mủ hay chất lỏng chảy ra từ tai, sốt cao, buồn nôn…

Trường hợp viêm mê đạo tai là do nhiễm vi khuẩn thì có thể cần dùng thuốc kháng sinh. Bác sĩ có thể khuyên sử dụng steroid để giúp làm giảm viêm. Ngoài ra, có thể kết hợp dùng thuốc chống nôn để giúp làm giảm nôn và chóng mặt.

3. Bệnh Meniere

Những người bị bệnh Meniere thường gặp phải các cơn chóng mặt đột ngột, ù tai và cảm giác đầy ở tai bị ảnh hưởng. Điều này có thể do có quá nhiều chất lỏng ở tai trong. Thường do virus, dị ứng hay phản ứng tự miễn dịch. Tình trạng mất thính lực thường tồi tệ dần theo thời gian. Nó có thể kéo dài vĩnh viễn trong một số trường hợp.

Một số thay đổi trong chế độ ăn uống như cắt giảm muối, caffeine và rượu có thể giúp ích. Thuốc thường giúp làm dịu cơn đau khi chứng xảy ra. Trong một số hiếm trường hợp, người bệnh cần phẫu thuật để cải thiện triệu chứng. Các bộ phận của tai trong bị ảnh hưởng sẽ bị loại bỏ để chúng ngừng gửi các tín hiệu cân bằng sai tới não.

4. Viêm dây thần kinh tiền đình

Trên thực tế, nhiễm virus ở một nơi khác trong cơ thể, chẳng hạn như bệnh sởi hoặc thủy đậu có thể gây ra rối loạn này. Nó ảnh hưởng tới dây thần kinh truyền âm thanh và cân bằng thông tin từ tai trong tới não.

Triệu chứng viêm dây thần kinh tiền đình phổ biến nhất là chóng mặt đột ngột. Kèm theo đó là các biểu hiện buồn nôn, nôn ói, đi lại khó khăn. Với bệnh lý này bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc để tiêu diệt virus gây bệnh.

Viêm dây thần kinh tiền đình
Viêm dây thần kinh tiền đình có thể làm kích hoạt các triệu chứng rối loạn tiền đình

5. Rò luân nhĩ

Đây là một vết rách hay khiếm khuyết giữa tai giữa và tai trong chứa đầy chất lỏng. Nó có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, đôi khi còn gây mất thính lực. Rò luân nhĩ thường là dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra do chấn thương ở vùng đầu làm tăng áp lực trong tai. Phẫu thuật có thể giúp sửa chữa lỗ rò luân nhĩ.

6. Các vấn đề khác

Ngoài các vấn đề thường gặp nêu trên thì một số vấn đề khác cũng có thể liên quan. Chúng bao gồm:

  • U thần kinh âm thanh: Đây là khối u phát triển chậm ở tai trong (không phải ung thư). Chúng có thể gây chèn ép các dây thần kinh kiểm soát thính giác và sự cân bằng. Từ đó gây giảm thính lực, chóng mặt và ù tai. Một số trường hợp chúng còn chèn ép dây thần kinh mặt và gây liệt mặt cục bộ.
  • Độc tính gây hại tai: Một số loại thuốc và hóa chất có thể gây hại cho tai trong. Chúng có thể tấn công dây thần kinh kết nối tai trong với não và gây mất thính giác.
  • Cống tiền đình giãn rộng (EVA): Cống tiền đình lớn hơn mức bình thường cũng có thể gây mất thính giác. Nguyên nhân cụ thể của EVA vẫn chưa được xác định nhưng chúng có thể liên quan tới một số gen di truyền.
  • Đau nửa đầu do tiền đình: Trường hợp não gửi tín hiệu sai tới hệ thống cân bằng thì bạn có thể bị đau đầu dữ dội. Kèm theo đó là các biểu hiện chóng mặt, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, ù tai, giảm thính thực.
  • Hội chứng ảo giác chuyển động: Đề cập đến tình trạng bạn di chuyển theo cách chưa từng thấy trước đây và có cảm giác bị mất thăng bằng. Giống như cơ thể đang lắc lư hay đung đưa ngay cả khi đã ngừng di chuyển.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình là bệnh lý nghiêm trọng tuyệt đối không được chủ quan. Trên thực tế, bệnh có thể xuất hiện đột ngột và biến mất trong một vài ngày. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh kéo dài và tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm.

Chất lượng cuộc sống của người bệnh thường bị suy giảm rất rõ rệt do các triệu chứng phiền toái. Hơn nữa nếu không có biện pháp can thiệp điều trị thì các biến chứng nguy hiểm hoàn toàn có thể xảy ra.

Các biến chứng rối loạn tiền đình có thể bao gồm:

– Tăng nguy cơ bị trầm cảm:

Rối loạn tiền đình khiến người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đi đứng không vững, sinh hoạt khó khăn. Từ đó khiến cho họ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và lạc lõng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

rối loạn tiền đình có nguy hiểm không
Rối loạn tiền đình kéo dài có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm

– Dễ bị té ngã:

Các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình có thể kích hoạt ở bất cứ thời điểm nào. Nguy hiểm nhất là khi người bệnh đang tham gia giao thông hay làm việc trên cao. Tình trạng đau đầu, chóng mặt và mất thăng bằng có thể gây ra các tai nạn nguy hiểm cho cả bản thân và những người xung quanh.

– Nguy cơ đột quỵ, tai biến:

Rối loạn chức năng tiền đình khiến cho thông tin liên lạc truyền tới não bộ bị chậm trễ hoặc sai sót. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới trí nhớ. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như thiếu máu não, Parkinson hay Alzheimer.

Hơn nữa, khi lượng oxy lên não không được cung cấp đầy đủ còn khiến não rơi vào trạng thái thiếu oxy. Thậm chí là ngừng hoạt động. Từ đó dẫn tới các bệnh thiếu máu não, tai biến mạch máu não hay u não. Nghiêm trọng nhất là đột quỵ khiến cho người bệnh đối diện với nguy cơ nằm liệt giường hoặc tử vong.

Chẩn đoán rối loạn tiền đình

Để chẩn đoán tình trạng rối loạn tiền đình, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng. Việc kiểm tra và phân tích các triệu chứng đặc trưng như chóng mặt, mất thăng bằng và rung giật nhãn cầu là rất cần thiết.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh cung cấp thông tin về một số vấn đề có liên quan. Điển hình như tiền sử bệnh lý hay thông tin về các loại thuốc đang sử dụng hoặc dùng trong thời gian gần đây.

Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng thì bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể như:

  • Xét nghiệm xoay vòng: Dùng các điện cực hay kính video để theo dõi chuyển động của mắt. Mục đích của xét nghiệm này là để đánh giá hoạt động của mắt và tai.
  • Xét nghiệm điện não đồ: Sử dụng các điện cực nhỏ để đặt lên vùng quanh mắt nhằm đo chuyển động của mắt. Mục đích cuối cùng là để đánh giá dấu hiệu về thần kinh hoặc các rối loạn chức năng tiền đình.
  • Xét nghiệm âm ốc tai: Xét nghiệm này sẽ đo sự đáp ứng của các tế bào tóc bằng những cú nhấp được tạo ra bằng cách chèn 1 loa nhỏ vào trong ống tai.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Tạo ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ bằng cách dùng từ trường và sóng radio. Thông qua hình ảnh MRI, bác sĩ sẽ phát hiện nếu có khối u hay bất thường về mô mềm. Từ đó xác định nguyên nhân người bệnh bị chóng mặt hoặc bị ngất.
chẩn đoán rối loạn tiền đình
Cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị rối loạn tiền đình

Ngoài các xét nghiệm cơ bản nêu trên, một số xét nghiệm khác cũng có thể hỗ trợ cho chẩn đoán. Điển hình như X-quang cột sống cổ, siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống, chụp CT Scanner sọ não, đo chức năng tiền đình…

Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình

Với bệnh rối loạn tiền đình, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng, phù hợp với từng bệnh nhân. Kế hoạch điều trị có thể bao gồm 1 hay kết hợp những phương án sau đây:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Đối với những người mắc bệnh Meniere thì cần giảm lượng muối ăn để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng. Một số người bị chóng mặt liên quan tới chứng đau nửa đầu cũng có thể nhận được lợi ích từ việc giảm rượu, nicotine, caffeine hay socola. Còn những bệnh nhân bị hạ huyết áp thì cần bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể.

Ngoài ra, mỗi người bệnh cần thiết lập và duy trì chế độ ăn uống cân bằng cho cơ thể. Nên bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh giàu dưỡng chất. Đặc biệt là vitamin và khoáng chất từ nhóm rau củ quả tươi.

2. Phòng ngừa té ngã

Các nhà trị liệu có thể làm việc với người bệnh để giúp họ ngăn ngừa tình trạng té ngã. Một số người có thể nhận được lợi ích từ các dụng cụ hỗ trợ thăng bằng. Điển hình như gậy chống hay nạng. Ngoài ra, các nhà trị liệu cũng có thể thảo luận về vấn đề an toàn trong nhà hoặc các thiết bị trợ giúp để làm giảm nguy cơ té ngã tại nhà.

3. Vận động trị liệu

Hoạt động thể chất phù hợp được cho là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị rối loạn tiền đình. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ vật lý trị liệu sẽ chỉ định bài tập chuyên biệt. Người bệnh cần tập luyện với cường độ phù hợp theo một kế hoạch cụ thể để tăng năng lượng và giảm căng thẳng.

4. Sử dụng thuốc

Trong rất nhiều trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc nhất định để điều trị rối loạn tiền đình. Nhất là với những người bị bệnh Meniere, rối loạn tâm thần hay chóng mặt do đau nửa đầu. Ở các trường hợp này, thuốc có tác dụng kiểm soát các vấn đề về thăng bằng.

Bất cứ loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình nào cũng cần dùng đúng chỉ dẫn từ bác sĩ. Trường hợp gặp phải các bất thường trong quá trình dùng thuốc, hãy báo cho bác sĩ được biết để sớm có sự điều chỉnh phù hợp.

thuốc điều trị rối loạn tiền đình
Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình

5. Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn được cân nhắc khi các phương pháp y tế khác không mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát chóng mặt và các triệu chứng rối loạn tiền đình khác. Mục tiêu của các thủ thuật là sửa chữa hoặc làm ổn định chức năng của tai trong. Hoặc có thể ngừng sản xuất thông tin cảm giác hay ngăn chặn sự truyền tải thông tin từ tai trong tới não.

Với những bệnh nhân mắc bệnh Meniere hay u thần kinh âm thành thì phẫu thuật cũng có thể được chỉ định. Phẫu thuật phóng xạ âm thanh nổi có thể là lựa chọn hữu ích. Thủ tục này cung cấp bức xạ chính xác tới khối u mà không cần rạch.

6. Liệu pháp trò chuyện

Các triệu chứng rối loạn tiền đình thường không thể đoán trước. Và chúng có thể gây ra một loạt các tác động tâm lý. Người bệnh có thể nhận được lợi ích từ việc tư vấn đề đối phó với những thay đổi trong lối sống, trầm cảm hay cảm giác tội lỗi. Nhất là khi không còn khả năng đáp ứng kỳ vọng của bản thân hay những người xung quanh.

7. Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình

Những người bị rối loạn tai trong hay rối loạn hệ thần kinh trung ương có thể nhận được lợi ích từ các bài tập phục hồi thăng bằng. Đây còn được gọi là liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình.

Các nhà trị liệu sẽ làm việc với người bệnh để thiết kế một chương trình và các bài tập giúp cải thiện các vấn đề về thăng bằng. Liệu pháp này sẽ giúp bù đắp sự mất cân bằng, giúp người bệnh thích ứng với sự kém cân bằng cũng như duy trì được các hoạt động thể chất.

8. Phương pháp Epley

Đây là một phương pháp chuyên biệt giúp điều trị chóng mặt kích phát lành tính (BPPV). Phương pháp Epley bao gồm một loạt các chuyển động của đầu và thân theo khuôn mẫu. Cụ thể là để di chuyển các sỏi tai sai vị trí trở về vị trí ban đầu. Từ đó giúp não bộ xác định lại được thăng bằng và chuyển động.

Biện pháp phòng tránh rối loạn tiền đình

Như đã đề cập, rối loạn tiền đình là căn bệnh xảy ra phổ biến. Bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh bằng nhiều biện pháp khác nhau. Bao gồm:

phòng ngừa rối loạn tiền đình
Hoạt động thể chất mỗi ngày giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình
  • Dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày, tối thiểu 30 – 45 phút. Lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng và đảm bảo tập luyện đúng cách.
  • Đi ngủ sớm, đảm bảo giấc ngủ ban đêm kéo dài ít nhất 6 tiếng đồng hồ đối với người trẻ, 7 – 8 tiếng với người cao tuổi. Tránh xa áp lực, căng thẳng và stress. Luôn cố gắng duy trì tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực.
  • Tuyệt đối không đọc sách báo khi ngồi trên ô tô. Không nên ngồi hay nằm quá đột ngột khi cảm thấy chóng mặt.
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày (khoảng 2 – 2.5 lít). Ngoài nước lọc có thể bổ sung thêm các loại nước ép từ rau củ quả tươi.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia. Hạn chế tiêu thụ trà đặc hay cà phê.
  • Nếu có tiền sử bị đau tiền đình hãy thận trọng với các hoạt động vùng đầu cổ. Không nên quay cổ đột ngột hay thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống quá nhanh.
  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống cân bằng. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể từ các nguồn thực phẩm lành mạnh.
  • Cần đi thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này giúp phát hiện và can thiệp kịp thời khi nhận thấy các dấu hiệu rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý nghiêm trọng không nên chủ quan. Tốt nhất nên sớm tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách. Ngoài tuân thủ kế hoạch điều trị y tế thì cần phối hợp chăm sóc tốt tại nhà để bảo vệ sức khỏe một cách tối ưu nhất.

Cùng chuyên mục

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình

Trầm cảm, đột quỵ, tai biến, té ngã khi trèo cao/tham gia giao thông,... là các biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình. Gây ảnh hưởng không...

Nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình – Lời khuyên từ chuyên gia

Theo thống kê mới nhất cho biết, tỷ lệ người mắc chứng bệnh rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng và mọi đối tượng đều có khả...

Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì? Nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình ngoại biên là một bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và không phân biệt giới tính. Khi khởi phát, cơ...

chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà

Bệnh rối loạn tiền đình tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không sớm phát hiện và nghiêm túc điều trị. Bên cạnh phương pháp y tế, cần...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn