Rối loạn phổ tự kỷ: Triệu chứng các mức độ và cách điều trị
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Theo các chuyên gia, chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em hiện nay đang có xu hướng ngày càng gia tăng ở mức độ đáng báo động. Trẻ mắc chứng bệnh này thường có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ kém, tăng động giảm chú ý, động kinh co giật, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Việc nắm rõ mức độ bệnh, triệu chứng lâm sàng sẽ giúp quá trình thăm khám, điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao hơn. Do đó, các bậc cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để nuôi dạy con tốt hơn.
Rối loạn phổ tự kỷ là gì?
Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder) hay còn gọi được gọi là tự kỷ, chứng bệnh thường hay gặp ở trẻ em. Là một loại rối loạn phức tạp liên quan đến sự phát triển của não bộ. Khi mắc chứng bệnh này trẻ thường có những biểu hiện nghiêm trọng như động kinh, co giật, rối loạn hệ tiêu hóa – vị giác – giấc ngủ, rối loạn ngôn ngữ…
Theo các chuyên gia hiện nay tình trạng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ đang có xu hướng gia tăng, các bé trai có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với bé gái khoảng 4 lần. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình sống, học tập và sinh hoạt của trẻ mà còn ảnh hưởng đến người khác.
Phân loại mức độ rối loạn phổ tự kỷ và các triệu chứng điển hình
Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5, các bác sĩ, chuyên gia ngành tâm lý học đã đưa ra 3 mức độ rối loạn phổ tự kỷ khác nhau đó là: Mức độ 1 (cần sự hỗ trợ); Mức độ 2 (cần nhiều sự hỗ trợ); Mức độ 3 (cần rất nhiều sự hỗ trợ). Mỗi mức độ sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng khác nhau, cụ thể:
Mức độ 1 – Cần sự hỗ trợ:
Đây được xem là mức độ nhẹ nhất trong 3 cấp bậc phân loại rối loạn phổ tự kỷ. Trẻ nhỏ trong giai đoạn này thường có những hành vi như: Vẫn giao tiếp bình thường với mọi người nhưng hơi khó khăn, gượng gạo và không thoải mái, trẻ khó tìm kiếm và kết giao bạn bè với những đứa trẻ đồng trang lứa.
Các triệu chứng này vẫn còn nhẹ nên trẻ vẫn có thể tự mình hoàn thành các công việc, chức năng của bản thân hàng ngày, cần ít sự hỗ trợ từ người thân, đồng thời quá trình khắc phục bệnh cũng khá đơn giản và tốn ít thời gian, công sức hơn.
Mức độ 2 – Cần nhiều sự hỗ trợ:
Ở mức độ 2 tình trạng bệnh của trẻ đã tiến triển nặng hơn nhiều, thường có những triệu chứng điển hình như: Trẻ chậm nói, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ kém, có xu hướng ngại tiếp xúc với những người xung quanh, thu mình vào một không gian riêng…
Lúc này trẻ cần nhiều sự hỗ trợ từ người thân bao gồm các vấn đề ăn uống, sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày. Bởi vì tất cả các kỹ năng của trẻ đều kém nên các nhiệm vụ và công việc hàng ngày không thể tự mình hoàn thành.
Mức độ 3 – Cần rất nhiều sự hỗ trợ:
Khi bước qua mức độ 3 bệnh mang tính chất nghiêm trọng, các triệu chứng cũng nặng nề hơn điển hình như: Rối loạn khả năng giao tiếp trầm trọng, co mình một góc không muốn tiếp xúc với bất kì ai, các hành vi lặp đi lặp lại thường xuyên, xuất hiện những hành động kì lạ và chống đối như mút tay, lắc lư người, tự cào xé bản thân.
Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ ở mức độ 3 cần rất nhiều sự hỗ trợ từ các chuyên gia với những phương pháp điều trị chuyên sâu như kết hợp thuốc và ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, chơi trị liệu…đồng thời, các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian ở bên cạnh con 24/24 để tránh trường hợp trẻ căng thẳng, kích động quá mức dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ
Hầu hết tất cả chúng ta đều cho rằng trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ là do lạm dụng quá nhiều việc xem ti vi, điện thoại, do cha mẹ không quan tâm, bỏ bê. Nhưng theo các chuyên gia đó chỉ là các yếu tố khiến cho tình trạng bệnh của con thêm trầm trọng, còn nguyên nhân trực tiếp và nguồn cội có thể là do:
- Gen di truyền: Có đến 80% trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ là do di truyền, trong gia đình có anh chị em hoặc bố mẹ bị tự kỷ, thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ mắc căn bệnh này rất cao.
- Mắc các bệnh lý: Trẻ nhỏ mắc các bệnh như Rubella bẩm sinh, hội chứng X dễ gãy, động kinh, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ sẽ có khả năng mắc rối loạn phổ tự kỷ cao hơn so với những trẻ khác.
- Não bộ gặp vấn đề bất thường: Chấn thương sọ não trong quá trình sinh, ngạt hoặc thiếu oxy não, chảy máu não, nhiễm khuẩn thần kinh viêm màng não, trẻ sinh non…đây đều là những nguy cơ cao dẫn đến chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ nhỏ.
- Trong giai đoạn thai kỳ: Hầu hết các bà mẹ trong khi mang thai thường có tâm lý bất ổn, mệt mỏi, chán nản nên lạm dụng rượu bia, thuốc lá. Một số trường hợp bị bệnh nên dùng thuốc tây y…tất cả các yếu tố này khiến cho bào thai dễ bị tổn thương và em bé có thể mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm, trong đó có rối loạn phổ tự kỷ.
- Trong quá trình sinh con: Không chỉ trong giai đoạn mang thai mà trong khi sinh con trường hợp sinh mổ, sinh khó hoặc sinh non người mẹ cần phải chích thuốc giảm đau hay các loại thuốc hỗ trợ sinh con, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến em bé.
- Yếu tố môi trường ngoài: Trẻ thường xuyên sống trong môi trường hóa chất độc hại ô nhiễm, không được cha mẹ người thân quan tâm, lạm dụng quá nhiều ti vi, máy tính…đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh mà là những yếu tố kết hợp tạo ra bệnh, gia tăng mầm bệnh hoặc làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Phương pháp điều trị bệnh rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ
Theo các chuyên gia, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ dứt điểm và tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu được phát hiện bệnh sớm và có phương pháp hỗ trợ thì chắc chắn các triệu chứng sẽ cải thiện rõ rệt, giúp con có thể hòa nhập với môi trường, cộng đồng một cách bình thường.
Có 7 phương pháp điều trị bệnh rối loạn phổ tự kỷ cho trẻ được kể đến đó là: Âm ngữ trị liệu, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, tâm lý trị liệu, điều trị bằng thuốc, giáo dục đặc biệt, điều trị tại nhà, cụ thể:
1. Âm ngữ trị liệu cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Phương pháp âm ngữ trị liệu bao gồm các liệu pháp như: Huấn luyện cho trẻ kỹ năng giao tiếp sớm, kỹ năng bắt chước, tập trung, kỹ năng chơi đùa, xã hội thông qua tranh ảnh, cử chỉ; Huấn luyện kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ, giúp con hiểu và diễn đạt trôi chảy khi giao tiếp.
Áp dụng cách điều trị này mang lại hiệu quả cao cho bé, giải quyết được các vấn đề như lỗi phát âm, nói không rõ ràng, nói lắp, điều chỉnh độ vang của giọng nói, khắc phục tình trạng khó khăn khi ăn và nuốt, chảy nước dãi.
2. Phương pháp vật lý trị liệu
Đối với trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ thường gặp khó khăn trong các vấn đề như: Vận động thị giác, cơ quan phát âm, vận động thô, vận động tinh. Do đó việc áp dụng phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp con cải thiện các kỹ năng đi, đứng, di chuyển tay chân linh hoạt, nhanh nhẹn hơn từ đó bé sẽ tham gia vào các hoạt động hàng ngày một cách dễ dàng hơn.
3. Hoạt động trị liệu
Hoạt động trị liệu điều trị chứng rối loạn phổ tự kỷ cho trẻ tức là hướng dẫn và hỗ trợ trẻ biết cách tự thực hiện các công việc đơn giản và cần thiết hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, chải tóc, vệ sinh cá nhân, thay quần áo, mang giày dép.
Kiên trì áp dụng và thực hiện phương pháp này sẽ giúp bé dần thay đổi ý thức, nâng cao trách nhiệm và vai trò của con trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ sẽ nhận thức được những hành động tích cực nào nên làm và hành động nào tiêu cực nên loại bỏ.
4. Chơi trị liệu cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Phương pháp này vừa đảm bảo an toàn cho trẻ vừa mang lại hiệu quả cao nên đang được khuyến khích áp dụng. Các chuyên gia sẽ thực hiện điều trị bệnh cho trẻ bằng cách tổ chức các trò chơi đơn giản, lành mạnh thông qua các dụng cụ, tranh ảnh nhằm tăng tính hứng thú giúp trẻ hòa nhập vào trò chơi.
Sau một thời gian điều trị tính cách và tâm lý của trẻ dần ổn định, con sẽ gần gũi, chịu tiếp xúc với ba mẹ và những người thân trong gia đình.
5. Giáo dục đặc biệt cho trẻ
Ngoài việc điều trị bệnh tại bệnh viện thì hiện nay hình thành rất nhiều các cơ sở, trường học giáo dục đặc biệt chuyên hỗ trợ, điều trị cho trẻ khuyết tật, khiếm khuyết về trí tuệ, chậm nói, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, tự kỷ, rối loạn phổ tự kỷ.
Tuy nhiên, để hiệu quả mang lại cao, hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh thì các bậc phụ huynh cần phải hiểu, thông cảm và phối hợp cùng phía nhà trường điều trị cho trẻ. Căn bệnh này cần rất nhiều thời gian và công sức thì mới giúp trẻ hòa nhập được với cuộc sống hàng ngày dễ dàng hơn.
6. Điều trị bằng thuốc
Những trường hợp trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ do nguyên nhân mắc các bệnh lý nguy hiểm thì cần chữa trị bằng phác đồ điều trị của bác sĩ. Sử dụng kết hợp thêm các loại thuốc giúp làm giảm tăng động, giảm lo âu, mệt mỏi, kiềm chế cơn giận dữ bản thân.
Tuy nhiên, thuốc Tây y thường có rất nhiều tác dụng phụ không tốt nên các bác sĩ khuyến khích không nên chọn. Phương pháp này chỉ thích hợp cho những trường hợp bệnh nặng, sử dụng trị liệu không đem lại hiệu quả.
7. Các bậc cha mẹ hỗ trợ điều trị tại nhà cho trẻ
Song song với việc điều trị bệnh bằng thuốc hoặc các phương pháp trị liệu từ chuyên gia thì các bậc phụ huynh nên hỗ trợ con chữa trị bệnh ngay tại nhà. Một số vấn đề cơ bản mà cha mẹ có thể hỗ trợ cho con như:
- Giao cho con các nhiệm vụ đơn giản như gấp quần áo, quét nhà…để giúp bé ý thức được trách nhiệm mình cần phải hoàn thành.
- Sử dụng sách vở, hình ảnh, truyện tranh để dạy con tập nói, tập phát âm, củng cố ngôn ngữ.
- Thường xuyên giao tiếp với trẻ, cho con ra ngoài trời tham gia các hoạt động tập thể, khuyến khích con tham gia các trò chơi giải trí.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bao gồm các nhóm như: Vitamin A, B, C, E, Omega3, sắt, can xi, magie, khoáng chất để trẻ phát triển toàn diện và đặc biệt là trí não.
Chia sẻ kinh nghiệm phòng tránh chứng rối loạn phổ tự kỷ cho trẻ
Tự kỷ ở trẻ đang có xu hướng ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong thời kỳ xã hội phát triển mạnh. Bệnh này gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách, tâm lý cũng như quá trình sinh hoạt, học tập của trẻ. Trường hợp nặng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng khiến trẻ khờ dại, đi theo trẻ đến suốt cuộc đời.
Chính vì vậy, khi sinh con ra ai cũng muốn cho con một cuộc sống tốt đẹp, phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ. Nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý như rối loạn phổ tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển, ngay từ khi có ý định sinh con các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và thực hiện tốt những điều sau:
- Trước khi mang thai nên giữ cho mình một sức khỏe tốt, luôn tích cực vui vẻ, thoải mái.
- Khi mang thai nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ, thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Trong quá trình thai kỳ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh.
- Không nên uống rượu bia, hút thuốc khi mang thai vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé, đặc biệt có thể gây ra các chứng bệnh nguy hiểm cho trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ.
- Sau khi sinh cha mẹ nên tạo cho con một môi trường sống lành mạnh bao gồm các yếu tố như: Quan tâm, yêu thương, chăm sóc bé, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, chích vacxin, khám sức khỏe định kỳ cho con.
Với những thông tin cơ bản về chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ như dấu hiệu, cấp độ bệnh, nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo để nắm rõ hơn về căn bệnh này, nếu không may nhận thấy con mình có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thì cần nhanh chóng đến các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị sớm.
Thông tin hữu ích cho mẹ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!