Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y có hiệu quả không?

Rối loạn lo âu lan toả là gì? Cách nhận biết và điều trị

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Cách chẩn đoán và điều trị

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia

Cách phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm qua các dấu hiệu

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Bệnh rối loạn lo âu có chữa được không? Phương pháp nào hiệu quả

Rối loạn lo âu lan toả là gì? Cách nhận biết và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh lý tâm thần thường gặp, nếu không sớm được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể chuyển biến thành mãn tính, khó điều trị, tỷ lệ hồi phục thấp, tỷ lệ tái phát trung bình. Rối loạn lo âu lan tỏa được đánh giá là bệnh lý khả nặng nề, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Rối loạn lo âu lan toả là tình trạng rối loạn tâm thần với các triệu chứng thể hiện toàn thân qua hành vi, suy nghĩ lẫn thể chất
Rối loạn lo âu lan toả là tình trạng rối loạn tâm thần với các triệu chứng thể hiện toàn thân qua hành vi, suy nghĩ lẫn thể chất

Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

Rối loạn lo âu lan tỏa hay generalized anxiety disorder (GAD), là một bệnh lý thuộc chuyên khoa tâm thân, nằm trong nhóm bệnh rối loạn lo âu. Trong đó, rối loạn lo âu là tình trạng sợ hãi quá mức, mang tính chất chủ quan hoặc do rối loạn tâm thần hay xuất phát từ bệnh lý nào đó, thường không rõ nguyên nhân và chưa có giải thích cụ thể nào. Đặc điểm cơ bản của rối loạn lo âu là tỏa là tình trạng rối loạn lo âu có lan tỏa, kéo dài dai dẳng, không giới hạn và rất nổi bật, dễ nhận biết đặc biệt là trong những tình huống đặc biệt. 

Có thể hiểu, rối loạn lo âu lan tỏa là sự lo lắng, rối loạn lan tỏa khắp cơ thể với các triệu chứng thể hiện toàn thân, kéo dài một cách vô lý. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, thường khởi phát trước tuổi 25. Đây là một bệnh lý phổ biến, có tỷ lệ người mắc bệnh trong 1 năm chiếm khoảng 3 – 8%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp đôi nam giới và tỷ lệ rối loạn lo âu lan toản trong suốt cuộc đời là khoảng 5 – 8%. 

Rối loạn lo âu lan tỏa gây ra các triệu chứng toàn thân, do đó người bệnh thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác và đi khám ở khoa khác trước khi thăm khám, điều trị tại chuyên khoa tâm thần. Đôi khi cũng có những trường hợp sau khi đã được chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa thì vẫn còn hoài nghi mình mắc thêm các bệnh khác nữa. Điều này làm thời gian phát hiện và điều trị bệnh chậm, là một trong những chứng bệnh có tỷ lệ hồi phục thấp.

Cách nhận biết rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa gồm 2 nhóm triệu chứng là lo lắng quá mức và các triệu chứng cơ thể như mệt mỏi, mất khả năng thư giãn, tăng trương lực cơ… Đặc tính cơ bản của bệnh là tình trạng lo lắng quá mức kèm theo bồn chồn, căng cơ. Các triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa thường rất rõ ràng, thể hiện hàng ngày, có thể kéo dài ít nhất 6 tháng, nếu không điều trị sẽ có xu hướng phát triển thành bệnh mạn tính. 

Theo các chuyên gia tâm lý, bệnh phải có ít nhất 6 triệu chứng cơ thể, các triệu chứng này không phải xuất hiện thứ phát sau một bệnh thực tổn khác. Các triệu chứng đặc trưng để nhận biết chứng rối loạn lo âu lan tỏa có thể kể đến như:

  • Hay căng thẳng, lo âu, buồn chồn, tăng hoạt động thần kinh tự chủ, thường có sự cảnh giác về nhận thức
  • Lo âu quá mức dẫn đến ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống lẫn công việc của người bệnh
  • Trương lực cơ tăng với các biểu hiện như run rẩy, bồn chồn cùng các triệu chứng đặc trưng như mất ngủ, mất khả năng thư giãn, nhức đầu, khó tập trung chú ý, dễ bị kích thích, mệt mỏi
  • Không thể kiểm soát được sự lo lắng của bản thân, khó kiềm chế cảm xúc, tâm lý thường xuyên bất ổn
  • Căng thẳng thường xuyên, dễ cáu gặt, bực bội, đôi khi có hành vi cực đoan, dễ suy nghĩ tiêu cực, hay lo sợ, không có niềm tin vào cuộc sống, hay bi quan tuyệt vọng…
  • Nhịp tim đập không đều, đôi lúc chân tay không có sức lực, tức ngực, buồn nôn, chóng mặt, đỏ mặt, đau bụng, khó nuốt, đánh trống ngực, hồi hộp, khó chịu ở vùng bụng… 
  • Dễ bị kích động quá mức, tính tình trở nên cấu kỉnh, đầu óc trống rỗng, hay hoảng loạn, lo lắng quá độ.
Hay bồn chồn lo lắng quá mức, trương lực cơ tăng, mất khả năng thư giãn là những triệu chứng đặc trưng của bệnh
Hay bồn chồn lo lắng quá mức, trương lực cơ tăng, mất khả năng thư giãn là những triệu chứng đặc trưng của bệnh

Rối loạn lo âu lan tỏa cũng có sự khác nhau giữa bệnh lý và lo âu thông thường. Khi lo âu nhiều mà không rõ nghiêm nhân, không kiểm soát được bản thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày thì là bệnh lý. Ngoài ra, cũng cần phân biệt với các dạng rối loạn lo âu khác như ám ảnh sợ khoảng trống, ám ảnh sợ chuyên biệt hay ám ảnh sợ xã hội. Các dạng ám ảnh kể trên đều xuất hiện trong một hoàn cảnh tình huống cụ thể, nhất định còn rối loạn lo âu lan toả không khu trú trong một tình huống nào cả.

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa xuất hiện chủ yếu do sự thiếu hụt của các chất dẫn truyền thần kinh như GABA, Serotonin, Norepinephrine… Ngoài ra, bệnh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chủ yếu là các tác động từ môi trường bên ngoài đến tâm lý của người bệnh. Có thể kể đến như:

  • Tuổi thơ bất hạnh, không nhận được tình thương của người thân, bạn bè, không được cha mẹ lắng nghe, hay bị đánh đập chì chiết, so sánh với con nhà người khác
  • Từng chứng kiến hoặc trải qua bất hạnh, bị thiệt thòi, tổn thương trong quá khứ, chứng kiến gia đình đổ vỡ hoặc trải qua cú sốc tâm lý nào đó như mất đi cha mẹ, con cái, người thân yêu
  • Người phải chịu nhiều áp lực từ việc học tập, gia đình, công việc, cuộc sống không được chia sẻ, thường phải căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài
  • Người có cuộc sống thiếu hạnh phúc, vợ/chồng vô tâm, mâu thuẫn gia đình, có người thân vướng vào tệ nạn xã hội, không quan tâm chăm sóc gia đình, người thường xuyên bị bạo lực gia đình, bạo lực xã hội
  • Người có nhân cách “ái kỷ” thường quá chú tâm vào vấn đề cá nhân, cái tôi của bản thân mà ít bao dung, quan tâm người thân, cộng đồng xung quanh
  • Người mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và tinh thần, mắc các bệnh nan y, mạn tính như xơ gan, tiểu đường, cường giáp, tăng huyết áp, ung thư, bệnh tim, hiếm muộn…
  • Các nguyên nhân khác như chưa xác định được ước mơ, mục đích sống; thua lỗ trong việc làm ăn, mất một lượng lớn tài sản; người thân, bạn đời phản bội; thường xuyên sử dụng chất kích thích… 

Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không?

Khi bị rối loạn lo âu lan tỏa, bệnh nhân thường khám lần đầu ở độ tuổi 20. Thực tế thì đa số bệnh nhân sẽ tìm đến các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, tim mạch, hô hấp hoặc đa khoa, nội khoa để tìm cách điều trị các triệu chứng rối loạn của cơ thể. Chỉ có một phần ba bệnh nhân tham khám và điều trị ở khoa tâm thần. Điều này khiến bệnh tăng dần theo thời gian, có thể chuyển biến thành rối loạn mạn tính, rất khó điều trị, có thể kéo dài suốt đời. 

Một số bệnh nhân gặp phải tình trạng này thường tự tìm thuốc điều trị. Bên cạnh đó, nhiều người cũng tìm đến một chuyên gia cụ thể cho một triệu chứng đặc biệt, thường xảy ra của mình như đau bụng, đánh trống ngực hay bồn chồn lo lắng, rối loạn tiêu hóa… Đây là lý do mà căn bệnh này có tỷ lệ hồi phục thấp, theo thống kê sau 5 năm bị bệnh, tỷ lệ bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn khoảng 18 – 35%.

Rối loạn lo âu lan toàn không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh
Rối loạn lo âu lan tỏa không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh

Rối loạn lo âu lan tỏa nếu là bệnh lý khá nặng nề., ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, thường làm bệnh nhân mệt mỏi, khốn khổ hay rơi vào trạng thái bi quan, trầm cảm và dễ có ý định tự sát. Các ảnh hưởng cụ thể của bệnh có thể kể đến như:

  • Học tập, công việc bị ảnh hưởng do người bệnh hay lo lắng, sợ hãi, mất tập trung, đầu óc trống rỗng, không thể tập trung làm giảm hiệu suất trong công việc
  • Hay cáu gắt, dễ bị kích động, không kiềm chế được cảm xúc đối với người thân, bạn bè, đồng nghiệp làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ, dễ bị xa lánh, cô lập
  • Rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi kéo dài, có nguy cơ bộc phát các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường
  • Có nguy cơ khiến người bệnh dễ mắc trầm cảm, dễ có các hành vi gây hại cho bản thân, luôn có tâm lý tiêu cực.

Như vậy, rối loạn lo âu là căn bệnh có mức độ nguy hiểm khác nhau tùy vào tình trạng bệnh. Bệnh có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, đặc biệt là khả năng kiểm soát hành vi của con người. Theo thống kê, có khoảng 18% các trường hợp tự sát có liên quan đến tình trạng rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) và rối loạn hoảng sợ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sở dĩ phụ nữ dễ mắc rối loạn lo âu hơn nam giới là do phụ nữ có sự nhạy cảm trong hành vi, suy nghĩ và dễ bị tác động khi có các thay đổi cao hơn nam giới.

Phương pháp điều trị

Khi có các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, đặc biệt là các dấu hiệu như căng cơ, mệt mỏi, khó tập trung, hay bồn chồn lo lắng, dễ cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa… thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường, rối loạn lo âu lan tỏa có thể được điều trị bằng các phương pháp như:

1. Điều trị bằng thuốc

Thuốc điều trị là phương pháp mang đến hiệu quả nhanh chóng, đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị căn bệnh này trong những năm gần đây. Một số thuốc điều trị có thể kể đến như:

  • Thuốc bình thần: Clonazepam, bromazepam, diazepam
  • Thuốc chống trầm cảm: Clomipramin, mirtazapin, paroxetin, venlafaxin, sertralin….
  • Thuốc an thần kinh thế hệ mới: Olanzapin, quetiapin…

Với rối loạn lo âu, nếu được sớm phát hiện và điều trị, bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc điều trị trong thời gian khoảng từ 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp cần phải dùng thuốc trong nhiều năm hoặc thậm chí phải điều trị cả đời khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn mãn tính. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có khoảng 25% bệnh nhân gặp phải tình trạng tái phát bệnh trong những tháng đầu tiên ngưng điều trị. Trong 1 năm sau khi ngừng thuốc thì tỷ lệ tái phát đến 60 – 80%. Mặc dù rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh phải điều trị lâu dài nhưng bệnh nhân hiếm khi trở nên phụ thuộc vào thuốc.

2. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý

Áp dụng liệu pháp tâm lý để điều trị các chứng rối loạn tâm lý là liệu pháp được các chuyên gia khuyến khích sử dụng. Một số liệu pháp tâm lý có thể có tác động tích cực trong việc điều trị căn bệnh này như liệu pháp nhận thức và hành vi. Các phương pháp tâm lý trị liệu này có thể giúp giảm lo âu, giảm lo lắng về thảm họa, cải thiện các triệu chứng lo âu của cơ thể như đánh trống ngực, đau bụng, tê bì tay chân… 

Liệu pháp tâm lý là phương pháp được khuyến khích sử dụng để điều trị các vấn đề về tâm lý cho người bệnh
Liệu pháp tâm lý là phương pháp được khuyến khích sử dụng để điều trị các vấn đề về tâm lý cho người bệnh

Một số biện khác khác có thể hỗ trợ kiểm soát tình trạng rối loạn lo âu cho người bệnh có thể kể đến như liệu pháp động lực tâm lý, bài tập thở, tập thư giãn. Trong đó, liệu pháp thư giãn luyện tập là một trong những liệu pháp trị liệu tâm lý có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. Phương pháp này giúp thư thái thần kinh và tâm trí, làm giãn mềm cơ bắp, giảm những cảm xúc tiêu cực, lo lắng, căng thẳng của người bệnh. Liệu pháp thư giãn còn giúp điều hoà các rối loạn thần kinh thực vật.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thông thường các liệu pháp nhận thức đơn độc thường mang đến hiệu quả tốt hơn liệu pháp hành vi đơn độc. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất thì nên kết hợp cả hai liệu pháp này. Lúc này thời gian điều trị sẽ được rút ngắn, số người từ bỏ điều trị cũng giảm đi đáng kể.

3. Một số lưu ý khi điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa nên có sự kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và điều trị bằng hoá dược để tăng hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhân giải quyết các suy nghĩ lệch lạc trong nhận thức, tiếp cận hành vi, cải thiện các triệu chứng cơ thể. Đồng thời cần kết hợp với liệu pháp nâng đỡ nhằm giải thích, trấn an, tạo niềm tin và sự thoải mái cho người bệnh. 

Để bệnh nhanh được cải thiện thì vai trò của chính bản thân bệnh nhân và gia đình là vô cùng quan trọng. Để giảm được triệu chứng lo âu, bạn cần xác định được nỗi lo âu hoặc ý nghĩ bi quan đang bị khuếch đại của mình. Tiếp đó hãy thảo luận cách đối đầu với nỗi sợ hãi, lo lắng bị cường điệu của bạn khi chúng xuất hiện. Riêng với gia đình, người nhà để hỗ trợ điều trị, hãy:

  • Khuyến khích người bệnh tập thư giãn mỗi ngày nhằm giảm bớt lo âu, buồn phiền, căng thẳng từ đó cải thiện được các triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa toàn thân.
  • Khuyến khích người bệnh tham gia vào các hoạt động tập thể, vui chơi, gia trí, các hoạt động có ý nghĩa, luyện tập thể dục thể thao để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực. 

Biện pháp phòng ngừa rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu là bệnh kéo dài dai dẳng, thời gian điều trị lâu, hơn nữa cũng rất dễ tái phát. Ngoài ra, với nhịp độ cuộc sống công nghiệp dồn dập như hiện nay, rất dễ khiến cho người ta gặp phải tình trạng stress, căng thẳng kéo dài. Cách tốt nhất là bạn phải biết giữ cân bằng cho chính tâm lý của mình, tránh rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý, trầm cảm. Có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Cuối tuần dành thời gian cà phê, tán gẫu hoặc tổ chức những chuyến dã ngoại, tham quan, du lịch cùng gia đình bạn bè, tốt nhất là không bàn bạc đến công việc hay những vấn đề dễ gây tranh cãi để không suy nghĩ nhiều
Tổ chức các chuyến dã ngoại, du lịch với gia đình bạn bè là cách phòng ngừa rối loạn lo âu rất tốt mà bạn có thể áp dụng
Tổ chức các chuyến dã ngoại, du lịch với gia đình bạn bè là cách phòng ngừa rối loạn lo âu rất tốt mà bạn có thể áp dụng
  • Biết sắp xếp thời gian học tập, làm việc, nghỉ ngơi phù hợp, khoa học. Khi về nhà nên gác mọi chuyện sang một bên, giữ tâm thế nhẹ nhàng, vui vẻ, có thể cùng người thân dọn dẹp nhà cửa, trò chuyện, nấu nướng, chăm sóc cây cảnh… 
  • Ngủ đủ giấc đúng giờ, tránh tình trạng thức khuya, ngủ không đủ giấc, dành quá nhiều thời gian cho công việc, không có thời gian chăm sóc bản thân
  • Khi gặp những vấn đề khó giải quyết, cảm thấy mình quá căng thẳng, mệt mỏi, hay lo âu, mất ngủ, thay đổi cảm xúc thất thường thì nên chia sẻ với những người mà bạn tin cậy hoặc tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý
  • Nên đa dạng hoá cuộc sống của mình, hạn chế sử dụng mạng xã hội quá nhiều, hãy thử tìm đến các hoạt động sáng tạo để giải toả căng thẳng bằng các môn nghê thuật, hay những đam mê như thơ văn, ca hát, hội hoạ, yoga, thể dục thể thao… 

Rối loạn lo âu lan tỏa là một trong những dạng rối loạn lo âu thường gặp, nếu được sớm phát hiện, chẩn đoán và điều trị sẽ cải thiện được tình trạng bệnh đáng kể. Do đó, ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ rối loạn lo âu, bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Cùng chuyên mục

điều trị rối loạn lo âu bao lâu thì khỏi

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Do đây là chứng rối loạn xảy ra phổ biến...

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Dùng thuốc là phương pháp chính trong điều trị rối loạn lo âu bên cạnh trị liệu tâm lý. Mục đích của sử dụng thuốc là cải thiện cảm xúc...

rối loạn lo âu có nguy hiểm không

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia

Rối loạn lo âu là tình trạng xảy ra phổ biến hiện nay gây ra nhiều tác động xấu cho cuộc sống của những người gặp phải. Vậy rối loạn...

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y có hiệu quả không?

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y là phương pháp sử dụng thuốc thảo dược hay các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, massage bấm huyệt để...

Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Bạn thường cảm thấy tâm trạng tồi tệ trước các sự việc dù rất nhỏ, hãy nghĩ đến những điều xấu, luôn có cảm giác lo lắng sợ hãi, mất...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn