Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y có hiệu quả không?

Rối loạn lo âu lan toả là gì? Cách nhận biết và điều trị

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Cách chẩn đoán và điều trị

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Cách phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm qua các dấu hiệu

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Rối loạn lo âu ở trẻ em có thể tác động trực tiếp đến nhận thức, hành vi gây ảnh hưởng xấu cho cuộc sống hiện tại và liên quan đến cả tương lai của trẻ nhỏ, do đó cần sớm có biện pháp điều trị. Gia đình cần dành thêm nhiều thời gian quan tâm và chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các con, tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất để tránh nguy cơ mắc phải bệnh lý nguy hiểm này.

Rối loạn lo âu ở trẻ em là gì?

Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn thần kinh thực vật có thể gặp ở bất cứ ai, bao gồm cả trẻ em khiến con luôn trong trạng thái lo lắng, hoảng sợ quá mức trước các vấn đề dù rất bình thường. Các nỗi lo lắng này thường rất mơ hồi, không có nguyên nhân cụ thể, đôi khi bé cũng không thể giải thích được rằng con la hét hoảng loạn về điều gì.

Rối loạn lo âu ở trẻ em
Trẻ em luôn có những cảm giác lo sợ vô hình nhưng nếu các phản ứng này được diễn ra một cách thái quá rất có thể đó là dấu hiệu của rối loạn lo âu

Trẻ bị rối loạn lo âu thường ít có tính tự lập, luôn cần có cha mẹ ở bên để giảm đi nỗi lo lắng hoặc đôi khi có cha mẹ nhưng bé vẫn cảm thấy hoảng loạn. Điều này khiến đôi khi phụ huynh chủ quan cho rằng con chưa ngoan và không chú ý đến nữa mà không biết rằng đó là biểu hiện của các vấn đề tâm lý rất nghiêm trọng.

Các dạng rối loạn lo âu ở trẻ em thường gặp như

  • Rối loạn lo âu toàn diện: con luôn lo lắng không biết liệu việc mình làm có đúng không, có tốt không, sợ làm sai bị cha mẹ la mắng và có xu hướng cầu toàn quá mức
  • Rối loạn stress sau sang chấn: có thể xuất hiện sau khi con gặp các tai nạn, chấn thương hay các sự kiện gây ám ảnh khiến bé cứ mãi nhớ về nó không thể loại bỏ được
  • Rối loạn lo âu chia ly: bé sợ việc phải rời xa cha mẹ, luôn bám chặt lấy bố mẹ và có các phản ứng quá khích khi nhìn thấy cha mẹ ra ngoài hay đi làm
  • Rối loạn lo âu xã hội: con sợ hãi khi đến nơi đông người, phải đứng trước lớp trả bài hay thuyết trình, tránh nói chuyện với người lạ, tránh giao tiếp bằng mắt, thậm chí không muốn ra ngoài và đến trường
  • Ám ảnh sợ chuyên biệt: bé sợ hãi một điều gì đó vô cùng phi lý, chẳng hạn sợ chó mèo, sợ cây cối hay bất cứ một điều gì đó một cách cực độ
  • Câm chọn lọc: trẻ không nói được khi có ai hỏi hay khi ở trường, tuy nhiên khi ở nhà nếu không có ai chú ý con vẫn có thể tự nói chuyện với mình như bình thường.

Mỗi dạng rối loạn lo âu ở trẻ em đều liên quan đến các nguyên nhân và có một số triệu chứng khác nhau, do đó cần phải phát hiện chính xác để có hướng can thiệp điều trị kịp thời.

Triệu chứng rối loạn lo âu ở trẻ em

Các triệu chứng của rối loạn lo âu ở trẻ em xuất hiện với mức độ và tần suất tăng dần làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con. Trẻ thường gặp những rắc rối trong những môi trường mới, khó kết bạn, thường dễ bị giật mình kèm theo rất nhiều dấu hiệu bất thường khác. Phụ huynh nếu dành thời gian theo sát con hoàn toàn có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường này.

Rối loạn lo âu ở trẻ em
Trẻ thường cảm thấy hoảng loạn quá mức, bồn chồn, lo lắng mà không rõ nguyên nhân

Tình trạng lo âu quá mức nếu xuất hiện trên 6 tháng với các triệu chứng sau đây sẽ được đánh giá là bệnh lý:

  • Trẻ luôn trong trạng thái bồn chồn, lo lắng đến một điều gì đó không rõ nguyên nhân, có thể là bóng tối, âm thanh nhưng được biểu hiện với một thái độ kích động hơn nỗi sợ bình thường
  • Thường có xu hướng bám dính lấy cha mẹ hay một thành viên nào đó mà bé thân thiết trong gia đình để giảm cảm giác sợ hãi
  • Không chịu đi học, không muốn ngủ một mình
  • Thường xuyên cáu gắt, tức giận, la khóc không rõ nguyên nhân
  • Khó tập trung vào một vấn đề gì đó do luôn thấy cảm thấy lo lắng
  • Dễ bị giật mình, hoảng sợ kèm kích động dù là một âm thanh rất nhỏ
  • Có xu hướng tách biệt, không biết kết bạn, ngại đến những nơi đông người do cảm thấy không an toàn
  • Lo lắng về những điều mơ hồ không rõ ràng
  • Rụt rè, nhút nhát, ít hiếu động như các bạn đồng trang lứa
  • Khi cảm thấy lo lắng sợ hãi thường kèm theo tình trạng mặt mày tái nhợt, chân tay run, đổ mồ hôi hột, khó thở, đau tức ngực thậm chí có thể ngất xỉu
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ, có thể quấy khóc không ngủ được nếu phải ngủ một mình
  • Thường cảm thấy đau tức bụng hay gặp vấn đề về tiêu hóa
  • Đôi khi trẻ có thể xuất hiện những hành vi tự làm đau bản thân như bứt tóc, đập đầu vào tường, véo vào da để kiểm soát sự lo lắng sợ hãi của bản thân.

Bên cạnh đó tùy theo dạng rối loạn lo âu mà con còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác. Chẳng hạn với những trẻ có nỗi ám ảnh chuyên biệt với con mèo thì vẫn có thể sinh hoạt vui chơi như bình thường nhưng chỉ cần thấy con mèo hay những thứ có hình ảnh giống mèo sẽ đột ngột kích động, la hét, khóc lóc.

Tuy nhiên cũng rất khó để có thể phân biệt giữa việc con lo lắng bình thường hay lo âu có liên quan đến bệnh tật. Bởi ở trẻ nhỏ đôi khi nỗi sợ bóng tối, dễ giật mình hay sợ âm thanh lạ là rất bình thường, chính vì thế mà phụ huynh thường chủ quan. Tuy nhiên nếu thấy con thường xuyên có những nỗi sợ hãi vô hình mà chính con không thể nào nói ra được với mức độ cao, tuần suất thường xuyên thì phụ huynh nên xem xét việc đưa bé đi khám sớm.

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu ở trẻ em

Hầu hết trẻ em thường có tâm lý khá yếu nên rất dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài, do đó một vấn đề dù không ảnh hưởng gì đến suy nghĩ của người lớn nhưng có thể hằn sâu vào tâm trí và ám ảnh con đến suốt cuộc đời. Do đó những sự kiện đã trải qua, những áp lực vô hình mà cha mẹ gây ra đều có thể khiến tinh thần con bị ảnh hưởng.

Rối loạn lo âu ở trẻ em
Các vấn đề trong gia đình, sự chia ly của cha mẹ luôn tại cho con cảm giác cô đơn, sợ hãi ngay trong chính ngôi nhà của mình

Có rất nhiều nguyên nhân khiến con gặp phải chứng rối loạn lo âu mà phụ huynh cần biết để có hướng phòng tránh kịp thời như

  • Những sự kiện bất ngờ trong gia đình: cha mẹ ly hôn, qua đời đột ngột, có thêm thành viên mới khi chưa kịp thông báo với con.. đều có thể khiến con cảm thấy mất an toàn, lo lắng trong chính ngôi nhà của mình.
  • Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu cho rằng trong gia đình nếu có người từng có tiền sử gặp các vấn đề về tâm lý cũng thường có tỷ lệ mắc rối loạn lo âu hơn, đặc biệt nếu gặp các tác động từ môi trường sẽ dễ dàng xuất hiện các triệu chứng ngay khi còn bé.
  • Sự kiện gây sang chấn: tai nạn giao thông, bị bắt cóc, cưỡng hiếp, cha mẹ ra đi ngay trước mắt… đều là những sự kiện khiến con có thể bị ám ảnh suốt cả cuộc đời và luôn sống trong sự lo lắng rằng những điều này có thể tiếp tục xảy ra lần nữa. Đôi khi việc ai đó dùng những con mèo, con vật hù dọa bé khi bé còn nhỏ cũng có thể trở thành bóng đen tâm lý khiến con sợ hãi khi nhìn thấy những con vật này.
  • Các vấn đề từ cha mẹ: nếu trong gia đình có cha mẹ thường xuyên cãi nhau, gia đình không hạnh phúc, bạo lực gia đình không chỉ khiến các bé thường xuyên sống trong sự lo lắng, sợ hãi mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, nhận thức, hành vi trong tương lai. .
  • Bạo lực học đường: Những trẻ từng bị bắt nạt, bạo lực học đường, bạo lực gia đình cũng thường xuyên có những nỗi ám ảnh hưởng sợ. Không chỉ việc dùng hành động mà đôi khi bạo lực bằng lời nói còn khiến con tổn thương và sợ hãi xã hội hơn, ngày càng trở nên thu mình và không muốn tiếp xúc với xung quanh.
  • Áp lực căng thẳng từ học tập: ngày nay việc học tập ngày càng được nâng cao kéo theo những kỳ vọng do cha mẹ đặt lên vai con trẻ càng lớn. Việc phụ huynh bắt ép bé học quá nhiều, luôn đặt nặng vấn đề con phải được điểm cao, phải đứng nhất lớp khiến con bị ám ảnh về điểm số, học tập. Nỗi ám ảnh dần lan ra tất cả mọi thứ khiến con luôn trong trạng thái lo lắng, bồn chồn, bất an, sợ hãi xung quanh.
  • Sự tác động từ truyền thông: ngày nay trẻ nhỏ thường được tiếp xúc với internet, mạng xã hội từ sớm khiến con có thể vô tình tiếp thu những kiến thức không phù hợp với lứa tuổi hay gặp gỡ những người lạ lôi kéo con vào các hành vi xấu. Bạo lực qua mạng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây chứng rối loạn lo âu ở mọi lứa tuổi.

Bên cạnh đó, xu hướng tính cách cũng có thể là một yếu tố liên quan tới nguy cơ cao trẻ dễ bị rối loạn lo âu. Bởi với những trẻ có tính cách vui vẻ, lạc quan, tích cực thường sẽ dễ quên những gì đã trải qua, đặc biệt dù đôi khi có những nỗi sợ hãi nhưng nếu con tìm thấy niềm vui sẽ nhanh chóng quên mất.

Trong khi đó với những bé vốn có tính cách tiêu cực, sống nội tâm thường lại có xu hướng ghi nhớ nỗi buồn, không chia sẻ những khó khăn của bản thân nên dễ dẫn đến những nỗi lo lắng vô hình cứ mãi ám ảnh trong tâm trí. Trẻ có tính cách tiêu cực thường cũng dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực có thể ảnh hưởng đến chính bản thân của con.

Rối loạn lo âu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Rối loạn lo âu là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hằng ngày, tinh thần và cả thể chất của trẻ nhỏ. Các nghiên cứu đã chứng minh người thường xuyên có tâm trạng lo âu kéo dài thường dễ gặp các vấn đề về hô hấp, tim mạch, huyết áp, dạ dày. Ngoài ra việc trẻ thường xuyên mất ngủ có thể làm giảm khả năng tập trung, thường xuyên mệt mỏi, đau đầu khiến kết quả học tập ngày càng giảm sút.

Trạng thái lo âu khiến trẻ lo luôn trong trạng thái căng thẳng, buồn bã, khí sắc suy giảm, ngày càng trở nên khép kín, khó khăn trong các mối quan hệ. Đặc biệt với những trẻ gặp những vấn đề có liên quan đến các mối quan hệ căng thẳng trong gia đình, không biết giải tỏa tâm trí cùng ai nên thường chọn cách tự làm đau bản thân bằng các dựt tóc, đập đầu vào tường hay thậm chí là rạch vào tay.

Không ít trường hợp trẻ em bị rối loạn lo âu và trầm cảm hỗn hợp nên dẫn đến những hệ lụy vô cùng trầm trọng, thậm chí không ít trẻ em đã tự tử. Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ thông tin như ngày nay, không ít trẻ do thiếu sự quan tâm của gia đình, không biết các kiểm soát cảm xúc của chính mình đã lên mang tìm kiếm những cách giải thoát chính mình. Đây là một hậu quả rất đáng buồn do thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình gây ra.

Hướng điều trị rối loạn lo âu ở trẻ em

Mặc dù là một bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng rối loạn lo âu hoàn toàn có thể giải quyết sớm nếu có biện pháp can thiệp kịp thời. Tùy vào tình trạng của trẻ, các bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị như dùng thuốc, trị liệu tâm lý hay các biện pháp hỗ trợ khác.

Trị liệu tâm lý

Với rối loạn lo âu ở trẻ nhỏ, trị liệu tâm lý là phương pháp được hướng tới chính vì mức độ an toàn, hiệu quả, phù hợp với sức khỏe và tinh thần của các bé. Mục tiêu của tâm lý trị liệu chính là giúp bệnh nhân có thể hiểu được các vấn đề của bản thân mình, hiểu được rằng nỗi lo của con là vô lý, từ đó có biện pháp dần ổn định cảm xúc và nâng cao tinh thần hơn.

Rối loạn lo âu ở trẻ em
Trị liệu tâm lý được đánh giá là phương pháp tốt nhất cho những trẻ bị rối loạn lo âu

Thông qua các cuộc trò chuyện, các chuyên gia tâm lý dần đi sâu vào tiềm thức, khai mở tâm trí để tìm ra gốc rễ vấn đề khiến trẻ cảm thấy lo âu, hoảng loạn. Các chuyên gia sẽ thiết lập các mối quan hệ thân thiết để bệnh nhân có thể tin tưởng và sẵn sàng mở lòng chia sẻ. Chỉ khi đó các vấn đề mới thực sự được giải quyết.

Một ưu điểm khác của tâm lý trị liệu chính là không cần dùng thuốc bởi thường các loại thuốc có rất nhiều tác dụng phụ, có thể ảnh hưởng đến chính sức khỏe sau này của con. Tùy từng tình trạng, bác sĩ có thể áp dụng các liệu pháp hành vi, liệu pháp nhận thức hành vi để điều chỉnh nhận thức, suy nghĩ, các ứng xử của bé theo một cách đúng đắn.

Bên cạnh đó, các chuyên gia tâm lý cũng tiến hành thực hiện các liệu pháp tách mẹ cho những trẻ có xu hướng quá bám gia đình, không thể tự lập. Liệu pháp gia đình cũng được thực hiện để cha mẹ hiểu hơn về tình trạng của con

Không chỉ giải quyết các vấn đề trong quá khứ và hiện tại, mục tiêu của tâm lý trị liệu còn nhằm thay đổi tương lai, hướng đến cuộc sống lành mạnh tích cực hơn cho tất cả mọi người bệnh. Sau khi kết thúc trị liệu, trẻ có thể dần biết cách kiểm soát cảm xúc, hành vi ổn định, luôn hướng đến những điều lạc quan và hạn chế tối đa nguy cơ rối loạn lo âu hay các vấn đề tâm lý khác tái phát trở lại.

Điều trị bằng thuốc

Mặc dù trị liệu tâm lý được đánh giá là tốt nhất, tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ bị rối loạn lo âu nặng, có nguy cơ biến chứng nguy hiểm thì vẫn cần phải dùng một số loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng tạm thời. Tuy nhiên các loại thuốc này thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt nếu phải dùng lâu dài nên bác sĩ sẽ cân nhắc giữa những lợi ích và hậu quả trước khi cho bé dùng.

Một số loại thuốc thường được chỉ định như thuốc an thần để hỗ trợ giấc ngủ ổn định, thuốc giảm lo âu hay các nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonine chọn lọc. Gia đình cần phải hiểu rõ việc dùng thuốc và nhắc nhở các bé sử dụng đúng liều, đúng loại, đúng cách để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con. Chú ý tuyệt đối không cho con dùng quá liệu hay tăng/ giảm liều bất thường vì có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân người dùng.

Điều trị tại nhà

Quá trình điều trị tại nhà cho trẻ rối loạn lo âu  sẽ được các chuyên gia tâm lý và các bác sĩ hỗ trợ để đảm bảo kết quả điều trị đạt kết quả tốt nhất. Gia đình cần tham gia trực tiếp vào việc chăm sóc, phục hồi sức khỏe tinh thần cho con hằng ngày bởi bản thân trẻ nhỏ có thể chưa hiểu hết hoàn toàn mức độ nguy hiểm của bệnh,  chưa biết bản thân nên làm gì và cần gì, do đó luôn luôn cần có gia đình bên cạnh hỗ trợ bất cứ lúc nào.

Rối loạn lo âu ở trẻ em
Gia đình cần kiên trì dành thời gian lắng nghe, thấu hiểu và chăm sóc bé hằng ngày để con dần trở về với trạng thái bình thường

Theo đó, để đảm bảo nhanh chóng cải thiện sức khỏe tinh thần cho con nhanh chóng nhất, phụ huynh cần chú ý những vấn đề sau

  • Luôn dành sự chăm sóc và động viên con hằng ngày, tuyệt đối không nên la rầy trách móc hay nói rằng con là gánh nặng
  • Luôn hỏi han con hằng ngày, lắng nghe những tâm sự, cảm xúc của con để biết con cảm thấy thế nào, con muốn gì
  • Không nên tạo áp lực học tập hay bắt buộc con phải làm điều gì
  • Luôn tạo không gian thoải mái, vui vẻ cho con
  • Cùng con tham gia các hoạt động để tạo nên mối liên kết giữa những thành viên trong gia đình
  • Nói với con rằng đó là nỗi lo vô lý, luôn có cha mẹ bên cạnh hỗ trợ
  • Chú ý đến giấc ngủ của con, đảm bảo con ngủ đủ 8-  10 tiếng mỗi ngày
  • Tập dần cho con thói quen tự lập, dám đối diện với sự sợ hãi, lo lắng
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con để nâng cao sức khỏe thể chất, cải thiện tinh thần
  • Cùng con luyện tập thể dục thể thao hằng ngày bởi việc thể dục có thể tác động rất tốt đến tinh thần, giúp rèn luyện sự kiên nhẫn, bổ sung những năng lượng tích cực và loại bỏ những điều tiêu cực
  • Yoga và thiền cũng rất tốt cho những trẻ bị rối loạn lo âu để rèn luyện tính kiên nhẫn và ổn định cảm xúc
  • Tránh chê bai, tạo áp lực hay so sánh trẻ với những người khác
  • Tắm nước nóng và sử dụng tinh dầu xông hơi cũng là biện pháp giúp con thư giãn tinh thần hiệu quả
  • Tạo cho con môi trường thoải mái để phát triển bản thân và cho con làm những điều mình yêu thích
  • Tạo cho con những niềm vui từ những trải nghiệm mới như học hội họa, học vẽ tranh, học võ hay các bộ môn mà con thích

Rối loạn lo âu ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến hiện nay và tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nên cần được điều trị càng sớm càng tốt. Gia đình cần dành thêm nhiều thời gian để quan tâm và chăm sóc con hằng ngày, tôn trọng con, lắng nghe những chia sẻ, mong muốn để hiểu con hơn, từ đó phòng tránh tối đa nguy cơ gặp những vấn đề về tâm lý này.

Cùng chuyên mục

Bệnh rối loạn lo âu có chữa được không?

Bệnh rối loạn lo âu có chữa được không? Phương pháp nào hiệu quả

Bệnh rối loạn lo âu có chữa được không hay nên điều trị bằng cách nào để đem đến hiệu quả tốt nhất là băn khoăn của rất nhiều người...

Thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang có tốt không? Thành phần, công dụng thế nào? Mua ở đâu? (Chi tiết)

Thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang có tốt không? Thành phần, công dụng thế nào? Mua ở đâu? (Chi tiết)

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang chữa mất ngủ của Nhất Nam Y Viện kể từ khi ứng dụng vào điều trị đã nhận được sự quan tâm của...

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Dùng thuốc là phương pháp chính trong điều trị rối loạn lo âu bên cạnh trị liệu tâm lý. Mục đích của sử dụng thuốc là cải thiện cảm xúc...

điều trị rối loạn lo âu bao lâu thì khỏi

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Do đây là chứng rối loạn xảy ra phổ biến...

Hay bồn chồn lo lắng quá mức, trương lực cơ tăng, mất khả năng thư giãn là những triệu chứng đặc trưng của bệnh

Rối loạn lo âu lan toả là gì? Cách nhận biết và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh lý tâm thần thường gặp, nếu không sớm được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể chuyển biến thành...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn