Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y có hiệu quả không?

Rối loạn lo âu lan toả là gì? Cách nhận biết và điều trị

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Cách chẩn đoán và điều trị

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Cách phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm qua các dấu hiệu

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia

Rối loạn lo âu là tình trạng xảy ra phổ biến hiện nay gây ra nhiều tác động xấu cho cuộc sống của những người gặp phải. Vậy rối loạn lo âu liệu có nguy hiểm không? Những thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp làm rõ vấn đề này.

rối loạn lo âu có nguy hiểm không
Tìm hiểu rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

Tổng quan về tình trạng rối loạn lo âu

Trải qua tình trạng lo lắng không thường xuyên là một phần rất bình thường của cuộc sống. Tuy nhiên những người bị rối loạn lo âu lại thường xuyên lo lắng và sợ hãi dữ dội, quá mức, dai dẳng về các tình huống hằng ngày.

Thông thường, rối loạn lo âu có liên quan tới các đợt lặp đi lặp lại của cảm giác lo lắng, sợ hãi dữ dội hay kinh hoàng đột ngột lên tới đỉnh điểm trong vòng vài phút. Tình trạng này được gọi là cơn hoảng loạn.

Rối loạn lo âu có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời. Tuy nhiên, tình trạng này thường bắt đầu ở tuổi trung niên. Số liệu thống kê cho thấy, phụ nữ có nhiều khả năng bị rối loạn lo âu hơn là nam giới.

Trải nghiệm cuộc sống căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn lo âu. Các triệu chứng có thể bắt đầu ngay lập tức hay nhiều năm sau đó. Ngoài ra, một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hay sử dụng chất kích thích cũng có thể sẽ dẫn tới rối loạn lo âu.

Có một số loại rối loạn lo âu bao gồm:

  • Rối loạn lo âu tổng quát
  • Rối loạn lo âu xã hội
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương
  • Rối loạn ám ảnh sợ hãi
  • Rối loạn hoảng sợ
  • Rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Chuyên gia nhận định

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không là thắc mắc thường gặp. Theo nhận định từ các chuyên gia, cảm giác lo lắng và hoảng sợ do rối loạn lo âu sẽ cản trở các hoạt động thường ngày và khó kiểm soát.

Đặc biệt, đây được đánh giá là căn bệnh tâm lý nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các ảnh hưởng hay biến chứng nguy hiểm. Thậm chí trong nhiều trường hợp còn khiến cho tính mạng của người bệnh bị đe dọa.

Để hình dung rõ hơn vấn đề rối loạn lo âu có nguy hiểm không, hãy tìm hiểu một số ảnh hưởng và biến chứng dưới đây:

1. Thần kinh trung ương

Rối loạn lo âu và hoảng sợ kéo dài có thể khiến cho não tiết ra các hormone căng thẳng một cách thường xuyên. Điều này sẽ làm tăng tần suất của các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu và trầm cảm.

Khi bạn thấy lo âu và căng thẳng, não và hệ thần kinh của bạn sẽ tràn ngập các hormone cũng như hóa chất được tạo ra nhằm đối phó với các mối đe dọa. Trong đó Adrenaline và Cortisol là hai loại hormone thường thấy nhất.

Mặc dù có thể hữu ích với những trường hợp căng thẳng cao độ thường xuyên nhưng việc tiếp xúc lâu dài với các hormone căng thẳng có thể gây hại nhiều hơn cho sức khỏe thể chất. Một ví dụ điển hình là tiếp xúc lâu dài với Cortisol góp phần làm tăng nguy cơ tăng cân.

2. Hệ tim mạch

Trên thực tế, rối loạn lo âu có thể gây ra nhịp tim nhanh, đau ngực và đánh trống ngực. Đặc biệt là có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Trong trường hợp bạn đã có sẵn bệnh tim thì rối loạn lo âu có thể sẽ làm tăng nguy cơ biến cố mạch vành.

3. Hệ bài tiết và tiêu hóa

Trong rất nhiều trường hợp, rối loạn lo âu có thể ảnh hưởng tới hệ bài tiết và tiêu hóa của người bệnh. Bạn có thể bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hay gặp phải nhiều vấn đề tiêu hóa khác. Chán ăn, không hứng thú với đồ ăn thức uống cũng có thể xảy ra.

Các chuyên gia cũng đã tìm thấy được mối liên hệ giữa tình trạng rối loạn lo âu và sự phát triển của hội chứng ruột kích thích. Nhất là sau khi bị nhiễm trùng ruột. Hội chứng ruột kích thích có thể gây tiêu chảy, táo bón hay nôn ói.

ảnh hưởng của rối loạn lo âu
Lo âu kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây khó chịu, đau bụng…

4. Hệ thống miễn dịch

Rối loạn lo âu có thể kích hoạt phản ứng hoặc kích thích cơ thể chống lại căng thẳng bằng cách giải phóng một lượng lớn các hormone và các hóa chất vào hệ thống miễn dịch. Điển hình nhất là Adrenaline.

Trong ngắn hạn, tình trạng này có thể làm tăng nhịp đập và nhịp thở của bạn. Do đó não của bạn có thể sẽ được nhận nhiều oxy hơn. Điều này chuẩn bị cho bạn phản ứng thích hợp hơn với một tình huống căng thẳng.

Hệ thống miễn dịch thậm chí có thể được tăng cường trong một thời gian ngắn. Với tình trạng căng thẳng và rối loạn lo âu không thường xuyên, cơ thể của bạn có thể trở lại hoạt động bình thường khi căng thẳng và lo âu qua đi.

Tuy nhiên nếu bạn liên tục cảm thấy lo âu và căng thẳng, hoặc tình trạng rối loạn lo âu kéo dài thì cơ thể sẽ không bao giờ nhận được tín hiệu để trở lại hoạt động bình thường. Điều này có thể sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Từ đó khiến cho bạn dễ bị nhiễm virus và mắc bệnh thường xuyên. Ngoài ra, tình trạng rối loạn lo âu kéo dài còn khiến cho vắc xin thông thường không thể hoạt động.

5. Hệ hô hấp

Như đã đề cập, rối loạn lo âu gây ra tình trạng thở nhanh và nông. Trường hợp bạn bị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính thì sẽ có nhiều nguy cơ phải nhập viện do các biến chứng có liên quan tới rối loạn lo âu. Ngoài ra, chứng rối loạn này còn khiến cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn.

6. Lạm dụng chất kích thích

Trên thực tế, những người mắc chứng rối loạn lo âu thường có xu hướng tìm tới các chất kích thích. Những thứ này có thể bao gồm thuốc lá, rượu bia hay nguy hiểm hơn là thuốc lắc, ma túy.

Các chất kích thích gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe. Hơn nữa còn khiến tình trạng rối loạn lo âu càng trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh thường có suy nghĩ chất kích thích có thể giúp cơ thể quên đi lo âu và muộn phiền. Nhưng thật ra chưa có bất cứ một cơ sở nào chứng minh được điều này.

7. Trầm cảm

Các chuyên gia cho biết, chứng rối loạn lo âu thường có xu hướng đi liền với bệnh trầm cảm. Tuy nhiên các triệu chứng của hai tình trạng này tương đối giống nhau nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn.

Trên thực tế, đa phần những người bị rối loạn lo âu đều phát triển thành trầm cảm. Căn bệnh này làm cho người bệnh trở nên sống khép kín, mệt mỏi và xa lánh với xã hội. Người bệnh cũng có thể trở nên cáu gắt, mất ngủ, không thể tập trung vào học tập và công việc. Ngoài ra, người mắc bệnh cũng luôn cảm thấy lo lắng tột độ.

8. Tự tử

Đề cập đến vấn đề rối loạn lo âu có nguy hiểm không thì các chuyên gia thường nhấn mạnh là có. Căn bệnh này có thể khiến cho người bệnh vì quá mệt mỏi mà dẫn tới việc tự tử.

rối loạn lo âu nguy hiểm không
Những người bị rối loạn lo âu thường có ý nghĩ, thậm chí là tìm đến việc tự tử

Theo thống kê của Liên minh Quốc gia trợ giúp người mắc bệnh thần kinh Hoa Kỳ thì có tới hơn 90% người tự tử đều có các dấu hiệu của bệnh tâm thần. Trong đó có dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu. Nguy hiểm hơn nữa là con số này đang ngày càng gia tăng do áp lực và căng thẳng trong cuộc sống đưa tới.

Cách ngăn ngừa các biến chứng rối loạn lo âu

Như đã phân tích, bệnh rối loạn lo âu gây ra rất nhiều ảnh hưởng và biến chứng nguy hại cho sức khỏe nếu không được kiểm soát. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và đưa ra phương án can thiệp phù hợp.

Ngoài việc điều trị thì người bệnh cũng cần chú ý hơn đến các biện pháp chăm sóc tại nhà. Bao gồm:

  • Chăm sóc bản thân thật tốt bằng cách ăn uống điều độ, hợp lý. Chú ý bổ sung nhiều loại rau của quả tươi vào chế độ ăn uống. Đồng thời cần hạn chế các loại đồ ăn chứa nhiều muối hay chứa chất béo có nguồn gốc động vật.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, cà phê, nước ngọt và các loại thức uống có ga. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, chất gây nghiện…
  • Nên dành thời gian cho hoạt động thể chất và các hoạt động yêu thích. Điều này giúp bạn lấy lại năng lượng và cảm hứng, giảm bớt lo âu, căng thẳng.
  • Sắp xếp lịch làm việc và học tập một cách hợp lý, khoa học. Chú ý dành thời gian cho những công việc mà bản thân cảm thấy thích thú và cần thiết. Nên hạn chế các công việc hay hoạt động khiến bạn cảm thấy căng thẳng, khó chịu.
  • Ghi nhật ký cũng là một hoạt động rất quan trọng trong việc kiểm soát chứng rối loạn lo âu. Hãy ghi lại những việc khiến bạn cảm thấy lo lâu. Sau đó sắp xếp mức độ của chúng theo thứ tự từ 1 đến 10. Cần ghi lại suy nghĩ của bản thân cả trước và sau khi xuất hiện tình trạng lo âu. Xem lại nhật ký sẽ giúp bạn rút ra những kinh nghiệm thực tế nhằm tránh khỏi lo âu.

Bài viết đã giải đáp rõ vấn đề rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Trên thực tế, tình trạng này có thể gây ra rất nhiều vấn đề không lường trước được. Do đó người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Tốt nhất hãy chủ động thăm khám khi gặp phải các triệu chứng nghi ngờ và làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

Cùng chuyên mục

Bệnh rối loạn lo âu có chữa được không?

Bệnh rối loạn lo âu có chữa được không? Phương pháp nào hiệu quả

Bệnh rối loạn lo âu có chữa được không hay nên điều trị bằng cách nào để đem đến hiệu quả tốt nhất là băn khoăn của rất nhiều người...

Thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang có tốt không? Thành phần, công dụng thế nào? Mua ở đâu? (Chi tiết)

Thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang có tốt không? Thành phần, công dụng thế nào? Mua ở đâu? (Chi tiết)

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang chữa mất ngủ của Nhất Nam Y Viện kể từ khi ứng dụng vào điều trị đã nhận được sự quan tâm của...

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Dùng thuốc là phương pháp chính trong điều trị rối loạn lo âu bên cạnh trị liệu tâm lý. Mục đích của sử dụng thuốc là cải thiện cảm xúc...

điều trị rối loạn lo âu bao lâu thì khỏi

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Do đây là chứng rối loạn xảy ra phổ biến...

Hay bồn chồn lo lắng quá mức, trương lực cơ tăng, mất khả năng thư giãn là những triệu chứng đặc trưng của bệnh

Rối loạn lo âu lan toả là gì? Cách nhận biết và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh lý tâm thần thường gặp, nếu không sớm được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể chuyển biến thành...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn