Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y có hiệu quả không?

Rối loạn lo âu lan toả là gì? Cách nhận biết và điều trị

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Cách chẩn đoán và điều trị

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia

Cách phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm qua các dấu hiệu

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Cách chẩn đoán và điều trị

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là một trong những loại rối loạn lo âu thường gặp, đặc trưng bởi chứng sợ hãi quá mức, thậm chí rất vô lý với các tình huống, các vật không thực sự quá nguy hiểm. Tuỳ vào mức độ, tình trạng bệnh mà các triệu chứng thực thể kèm theo có sự khác biệt nhất định, nhưng chủ yếu là khó thở, chóng mặt, ngột ngạt, buồn nôn, tim đập nhanh, run rẩy… 

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là một trong những dạng rối loạn lo âu thường gặp
Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là một trong những dạng rối loạn lo âu thường gặp

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là gì?

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hay còn gọi là hội chứng ám ảnh sợ hãi, rối loạn ám ảnh sợ hãi. Đây là một trong 5 dạng rối loạn lo âu thường gặp, xảy ra khi người bệnh có cảm giác sợ hãi quá mức với các tình huống, các vật không có tính nguy hiểm. Được xem là một rối loạn tâm thần liên quan đến tâm lý né tránh diễn ra trong hầu hết các trường hợp.

Người mắc hội chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi thường có một nỗi ám ảnh lâu dài, không giống với những lo âu ngắn hạn bình thường như làm bài kiểm tra, phát biểu trước đám đông. Hội chứng này gây ra tâm lý lo âu, căng thẳng và các phản ứng thể chất ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động bình thường của người bệnh. Lý do là bệnh nhân không thể kiểm soát được tình trạng sợ hãi và các hành động cũng như phản ứng của mình, đôi khi sẽ gây rắc rối ở môi trường xã hội hay nơi làm việc của mình.

Theo các chuyên gia tâm thần học, đa số chúng ta đều phải trải qua ít nhất một lần những lo âu ám ảnh. Có người vượt qua và trở nên mạnh mẽ hơn nhưng cũng có những người không làm được. Thông thường, rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi sẽ được phân chia dựa vào đặc trưng của ám ảnh và nỗi sợ. Các dạng ám ảnh sợ hãi cơ bản có thể kể đến như: ám ảnh sợ xã hội, ám ảnh cưỡng bức, ám ảnh sợ khoảng trống, ám ảnh sợ đặc hiệu (sợ nước, sợ bẩn… ) và các ám ảnh sợ hãi khác… 

Người mắc ám ảnh sợ hãi thường có xu hướng tạo vùng an toàn cho bản thân, khi đối mặt với nỗi sợ sẽ chọn vị trí thuận lợi để thoát thân, mang theo đồ vật yêu thích hoặc luôn đi cùng với người mình tin cậy. Đây là tình trạng rối loạn mãn tính, kéo dài, nếu không được sớm thăm khám và điều trị có thể gây trầm cảm, thậm chí khiến người bệnh có ý định tự sát.

Triệu chứng nhận biết rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi 

 Hiện nay, người ta vẫn chưa nghiên cứu được rõ ràng nguyên nhân của hội chứng rối loạn ám ảnh sợ hãi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hội chứng này có liên quan đến yếu tố gia đình, xảy ra sau khi người bệnh trải qua các sự việc gây chấn động. Các triệu chứng gây chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi có thể kể đến như:

  • Tăng nhịp tim, cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, đau thắt ở ngực
  • Thở nhanh, ra nhiều mồ hôi tay, tay chân run rẩy
  • Rối loạn tiêu hoá, cảm thấy như mắc nghẹn

Khi bị rối loạn ám ảnh sợ hãi, người bệnh thường hay cảm thấy căng thẳng, lo lắng thậm chí khủng hoảng khi đối mặt với tình hoạt, hoạt động hoặc đối tượng cụ thể. Đôi khi chỉ cần suy nghĩ về những vấn đề này đã đủ khiến người bệnh rơi vào trạng thái khó chịu. Những người mắc chứng ám ảnh sợ hãi hay có xu hướng cô lập bản thân, đôi khi có thể nổi giận, khóc lóc để tránh thoát khỏi tác nhân này. Trong trường hợp bắt buộc phải gặp phải, người bệnh thường phải đấu tranh tâm lý rất mạnh mẽ, hay mất ngủ, chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, cơ thể run rẩy, đau tức cổ họng.

Tim đập nhanh, đánh trống ngực hồi hộp căng thẳng quá mức là triệu chứng thường gặp của hội chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi
Tim đập nhanh, đánh trống ngực hồi hộp căng thẳng quá mức là triệu chứng thường gặp của hội chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Theo thống kê của một nhóm nghiên cứu tại Mỹ, một số nghiên cứu gây sợ hãi có thể kể đến như:

  • Sợ nước, sợ bẩn
  • Sợ máu 
  • Sợ độ cao, sợ đi máy bay, sợ sấm sét
  • Sợ ở những nơi không gian bị hạn chế (sợ không gian hẹp) như thang máy
  • Sợ vật nhọn như kim tiêm, dao
  • Sợ những cây cầu
  • Sợ ở nhà một mình
  • Sợ rời khỏi nhà một mình, ám ảnh nguy hiểm
  • Sợ các vị trí mở
  • Sợ các sự kiện xã hội
  • Sợ những nơi đông người, nơi công cộng
  • Sợ đi du lịch trong ô tô con, tàu điện ngầm, máy bay, xe buýt
  • Sợ nói trước đám đông
  • Sợ khoảng trống
  • Sợ lỗ tròn…

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Như đã đề cập, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn ám ảnh sợ hãi. Tuy nhiên, thông qua các nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng tình trạng này có liên quan đến các yếu tố như:

1. Do sang chấn tâm lý

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi xảy ra sau khi người bệnh trải qua những sự kiện tâm lý chấn động trong quá khứ. Đây là yếu tố gây chứng ám ảnh sợ hãi kéo dài đến thời điểm hiện tại. Mỗi khi xuất hiện tình huống sự việc hay đối tượng có liên quan đến sự kiện ấy thì người bệnh sẽ có các biểu hiện sợ hãi quá mức, thể hiện qua các triệu chứng thực thể như tim đập nhanh, run rẩy, toát nhiều mồ hôi, dễ kích động.

Một số nỗi sợ hãi thường gặp có thể như sợ đi xe máy sau sang chấn do ngã xe, sợ không gian kín khi chỉ có một mình, sợ bị một con vật cắn, sợ đi thang máy… 

2. Do yếu tố di truyền

Rối loạn ám ảnh sợ hãi không lây truyền từ người này sang người khác nhưng lại có xu hướng di truyền. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, những gia đình có bố mẹ mắc hội chứng rối loạn lo âu thường có khả năng di truyền cho con cái. Tức là tỷ lệ mắc chứng bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi hoặc một rối loạn tâm thần khác ở con họ sẽ cao hơn những đứa trẻ bình thường. 

Một thí nghiệm ở 2 đứa trẻ sinh đôi từ một bà mẹ mắc chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi cho thấy, cả 2 đứa trẻ đều có vấn đề về tâm lý, dễ sợ hãi hơn những đứa trẻ bình thường. Như vậy, di truyền cũng là một trong những yếu tố gây ra hội chứng ám ảnh sợ hãi.

Hội chứng rối loạn ám ảnh sợ hãi có thể liên quan đến yếu tố di truyền
Hội chứng rối loạn ám ảnh sợ hãi có thể liên quan đến yếu tố di truyền

3. Do rối loạn cơ chế sinh học của cơ thể

Rối loạn cơ chế sinh học trong cơ thể là một trong những yếu tố gây ra tình trạng hoảng sợ quá mức. Khi phản ứng hoảng sợ xuất hiện gây ra sự sụt giảm hormone serotonin và norepinephrine trong não bộ, dẫn đến sự kích thích sinh lý ở mức độ cao. Những hormone này có vài trò trong việc tạo nên sự hưng phấn, cảm giác hạnh phúc, một khi thiếu hụt sẽ gây ra những rối loạn tâm lý, trong đó có hội chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.

4. Do yếu tố tâm lý xã hội

Một số người sau khi trải qua những biến cố xã hội hoặc yếu tố tâm lý thường rất dễ bị ám ảnh sợ hãi hơn bình thường. Một số biến cố có thể kể đến như mất đi người thân yêu trong gia đình, chia tay một mối quan hệ thân thiết hay thất nghiệp…

5. Nguyên nhân khác

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng, gây ra chứng ám ảnh sợ hãi có thể kể đến như người tâm lý yếu, người ít trải qua biến cố, người gặp biến cố sau phẫu thuật thần kinh… Đặc biệt, nhất là những người tâm lý yếu, khi trải qua cú sốc tâm lý, khó khăn trong cuộc sống rất dễ bị hoảng loạn, ám ảnh… 

Chẩn đoán rối loạn ám ảnh sợ hãi

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi thường được chẩn đoán lâm sàng dựa vào tiêu chuẩn trong Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders. Khi bệnh nhân có triệu chứng lo sợ đến mức ám ảnh hoặc lo âu rõ ràng, kéo dài dai dẳng ít nhất trên 6 tháng về một đối tượng, một tình huống cụ thể, cộng thêm các biểu hiện như:

  • Chủ động né tránh đối tượng hoặc tình huống gây sợ hãi
  • Đối tượng hoặc tính huống ám ảnh gần như luôn luôn gây lo âu hoặc lo sợ ngay lập tức
  • Sự lo sợ, lo âu và né tránh tạo ra những căng thẳng đáng kể, thậm chí là nghiêm trọng cho người bệnh hoặc có thể làm suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp. 
  • Sợ hoặc lo âu vô lý, không phù hợp với nguy hiểm thực tế.

Ngoài ra, các yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bao gồm:

  • Tuổi tác: Những ám ảnh với các đối tượng cụ thể thường bắt đầu xuất hiện từ 10 tuổi còn những ám ảnh về các tình huống xuất hiện trước 35 tuổi.
  • Giới tính: Ám ảnh sợ hãi ảnh hưởng đến khoảng 13% nữ giới và 4% nam giới trong khoảng 12 tháng. Tức là tỷ lệ nữ giới mắc ám ảnh sợ hãi thường cao và nữ giới cũng dễ bị ảnh hưởng bởi hội chứng này hơn nam giới.
  • Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có người thân mắc phải chứng bệnh này thì con cái cũng có khả năng mắc bệnh, đây là một chứng bệnh có tính di truyền hoặc do tập nhiễm từ người thân trong gia đình hay từ xã hội
  • Tính cách cá nhân: Những người tính cách rụt rè, nhạy cảm, dễ bị quan là những người có nguy cơ bị rối loạn ám ảnh sợ hãi cao.
  • Môi trường sống: Môi trường sống thiếu sự quan tâm, có các sang chấn tâm lý cũng rất dễ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.

Phương pháp điều trị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Tùy vào loại ám ảnh sợ hãi mà có tiên lượng điều trị phù hợp, chẳng hạn với những tình huống đối tượng không thường gặp như rắn, không gian hẹp rất dễ né tránh; trong khi đó các tình huống hay đối tượng như cầu, sấm chớp, bóng tối rất phổ biến, khó né tránh. Các phương pháp điều trị có thể kể đến như:

1. Liệu pháp phơi nhiễm

Với bài tập phơi nhiễm, khi người bệnh đã tin tưởng và thực sự muốn điều trị hội chứng ám ảnh sợ hãi của mình, các chuyên gia sẽ đưa ra bài tập phơi nhiễm. Người bệnh sẽ phải tìm kiếm, đối mặt, tiếp xúc với những nỗi sợ của mình cho đến khi sự lo âu giảm dần. Hầu hết bệnh nhân đều hiểu nỗi sợ của họ là quá mức nên đa số sẽ sẵn sàng tham gia vào liệu pháp này. 

Học cách tiếp xúc dần với nỗi sợ hãi, ám ảnh sẽ là cách duy nhất giúp bạn thoát khỏi nỗi sợ của mình vĩnh viễn
Học cách tiếp xúc dần với nỗi sợ hãi, ám ảnh sẽ là cách duy nhất giúp bạn thoát khỏi nỗi sợ của mình vĩnh viễn

Trước tiên, các chuyên gia tâm lý sẽ bắt đầu với một phơi nhiễm vừa phải, nếu bệnh nhân mô tả họ thở dốc, nhịp tim nhanh khi gặp đối tượng hoặc tình huống gây lo sợ, bác sĩ có thể hướng dẫn họ cách thở chậm, kiểm soát nhịp thở hoặc các phương pháp khác để thư giãn. Khi người bệnh cảm thấy thoải mái ở một mức độ phơi nhiễm sẽ tăng dần mức độ cho đến khi bệnh nhân có thể chịu được tương tác bình thường. Liệu pháp phơi nhiễm có thể giúp được > 90% bệnh nhân nếu họ hợp tác, thể hiện nó một cách trung thực, đây gần như là phương pháp điều trị duy nhất cần thiết cho chứng rối loạn ám ảnh. 

2. Điều trị bằng thuốc

Nếu tình trạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi ở mức độ nặng, có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng thì sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị kết hợp với liệu pháp tâm lý. Thuốc điều trị có tác dụng giảm các triệu chứng lo âu bằng cách ức chế tái thu nạp các hormone hạnh phúc, việc điều trị phải tuyệt đối tuân theo phác đồ của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Các thuốc điều trị thường dùng là:

  • Điều trị ngắn hạn bằng một benzodiazepin
  • Điều trị bằng thuốc chặn β (thường là propranolol 10 đến 40mg đường uống)

Thuốc điều trị được dùng trước khi áp dụng liệu pháp phơi nhiễm khoảng 1 đến 2 tiếng, được đánh giá là khá hữu ích với một số đối tượng hay tình huống không thể né tránh được. 

3. Phương pháp khác

Mục đích của việc điều trị là nhằm giảm chứng sợ hãi xuống mức không còn nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Thông thường, việc điều trị chứng ám ảnh sợ hãi xã hội thường kéo dài khoảng vài tháng, trong khi đó các chứng ám ảnh sợ hãi khác có thể ngắn hơn. 

Để điều trị hiệu quả thì cần kết hợp liệu pháp hành vi và thuốc, nhất là khi có các triệu chứng như đánh trống ngực, nhịp tim nhanh hay lo lắng. Ngoài các phương pháp điều trị trên thì còn có những liệu pháp như:

  • Phương pháp thôi miên
  • Phương pháp phản hồi sinh học

Lời khuyên cho người mắc chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Khi có các triệu chứng của hội chứng lo âu ám ảnh sợ hãi, cách tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ, trao đổi với bác sĩ về các vấn đề mình gặp phải một cách trung thực. Để khắc phục tình trạng của mình bạn cần:

  • Trao đổi thật cẩn thận với bác sĩ, đừng xấu hổ khi thú nhận chứng lo âu ám ảnh sợ hãi của mình, không phải chỉ mình bạn mới gặp phải tình trạng này.
  • Trong quá trình điều trị, nên mô tả trung thực trạng thái cảm giác của mình và cần có thái độ hợp tác với bác sĩ tâm lý thì tình trạng bệnh của bạn mới dễ dàng điều trị
Trò chuyện trao đổi trung thực với bác sĩ sẽ giúp vấn đề của bạn được giải quyết nhanh chóng hơn
Trò chuyện trao đổi trung thực với bác sĩ sẽ giúp vấn đề của bạn được giải quyết nhanh chóng hơn
  • Các chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể có thể được điều trị sau một vài buổi trị liệu nên đừng quá lo lắng, chỉ khi điều trị thì cuộc sống và công việc của bạn mới có thể ổn định trở lại
  • Học cách đối diện với nỗi sợ hãi, nếu quá căng thẳng, lo âu hãy tập cách đối diện từ từ, đừng tránh né bằng mọi cách vì có thể khiến tình trạng bệnh của bạn nghiêm trọng hơn
  • Học cách thư giãn, tìm đến các môn nghệ thuật sáng tạo để giải tỏa căng thẳng mệt mỏi
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống khoa học, tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích trong quá trình điều trị
  • Không tự ý tăng giảm hoặc ngừng sử dụng thuốc điều trị, nếu có các triệu chứng bất thường thì cần thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là một trong những bệnh lý đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay. Nếu tình trạng lo lắng, sợ hãi của bạn nghiêm trọng, có tính phi lý làm ảnh hưởng đến quan hệ xã hội, khả năng làm việc của bạn thì tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc các nhà trị liệu tâm lý để được hỗ trợ. Các vấn đề về tâm lý nếu sớm điều trị sẽ nhanh chóng được cải thiện mà không cần phải dùng thuốc thường xuyên.

Cùng chuyên mục

điều trị rối loạn lo âu bao lâu thì khỏi

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Do đây là chứng rối loạn xảy ra phổ biến...

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Dùng thuốc là phương pháp chính trong điều trị rối loạn lo âu bên cạnh trị liệu tâm lý. Mục đích của sử dụng thuốc là cải thiện cảm xúc...

phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm

Cách phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm qua các dấu hiệu

Áp lực, căng thẳng hay sang chấn tâm lý đều là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh tâm lý nguy hiểm như trầm cảm hay rối loạn...

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y có hiệu quả không?

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y là phương pháp sử dụng thuốc thảo dược hay các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, massage bấm huyệt để...

Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Bạn thường cảm thấy tâm trạng tồi tệ trước các sự việc dù rất nhỏ, hãy nghĩ đến những điều xấu, luôn có cảm giác lo lắng sợ hãi, mất...

Mầm sống - Đôi khi, cha mẹ thậm chí không hề quan tâm ý kiến mà đã tự quyết định tương lai con trẻ

Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Xem “[Phim ngắn] Mầm Sống - Liệu chúng ta có đang yêu thương con đúng cách?” của Tâm Lý NHC chúng ta mới giật mình nhận ra, áp lực học...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn