Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y có hiệu quả không?

Rối loạn lo âu lan toả là gì? Cách nhận biết và điều trị

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Cách chẩn đoán và điều trị

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia

Cách phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm qua các dấu hiệu

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Bạn thường cảm thấy tâm trạng tồi tệ trước các sự việc dù rất nhỏ, hãy nghĩ đến những điều xấu, luôn có cảm giác lo lắng sợ hãi, mất ngủ kéo dài? Đây hoàn toàn có thể là triệu chứng rối loạn lo âu mà bạn không nên bỏ qua. Bệnh nếu kéo dài có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, tinh thần và cả sức khỏe của bất cứ ai mắc phải.

Rối loạn lo âu là gì?

Sợ hãi, lo âu là trạng thái mà bất cứ ai cũng từng trải qua, đây hoàn toàn là những tâm lý tựu nhiên của con người. Tuy nhiên nếu trạng thái này có xu hướng xuất hiện quá nhiều mà chính bản thân cũng không thể kiểm soát được thì không còn là triệu chứng bình thường mà rất đáng lo.

Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là một dạng suy nhược thần kinh với tình trạng người bệnh cảm thấy lo lắng, hoảng sợ quá mức

Rối loạn lo âu hay còn được biết đến với cái tên là rối loạn thần kinh thực vật là một dạng suy nhược thần kinh rất nguy hiểm. Đây là một dạng rối loạn tâm thần thường được chẩn đoán song song với một số bệnh lý khác như trầm cảm, rối loạn ăn uống hay rối loạn nhân cách… Bệnh có thể xuất hiện ở rất nhiều đối tượng, kể cả trẻ em nhưng có xu hướng xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn.

Hiểu đơn giản hơn thì rối loạn lo âu là sự sỡ hãi, lo lắng quá mức luôn xuất phát trong vô thức, đôi khi không có một nguyên nhân rõ ràng nào mà chính những người bệnh cũng không thể giải thích được. Bệnh thường liên quan đến vấn đề tâm lý nên rất khó kiểm soát, việc dùng thuốc cũng không thể đảm bảo điều trị hoàn toàn.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh lý này thường liên quan đến tính trạng lo lắng, mệt mỏi, suy nghĩ hay căng thẳng kéo dài. Người bệnh thườn lạ trong tâm lý sợ hãi vô thức, không tìm được hướng giải quyết, cảm thấy gò bó không thoát ra được. Đặc biệt người mắc chứng này thường hãy nghĩ đến các vấn đề tiêu cực và có thể tự gây hại cho bản thân.

Các dạng rối loạn lo âu và triệu chứng

Rất khó để nói chính xác từng triệu chứng của rối loạn lo âu, nhưng nhìn chung người bệnh thường xuyên có các phản ứng sợ hãi thái quá với bất cứ một sự vật nào đó. Ngoài ra người bệnh cũng có xu hướng ít giao lưu với người lạ, dễ giật mình, hơi thở gấp, đổ mồ hôi nhiều, không kiểm soát được sự lo lắng.

Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu có rất nhiều triệu chứng như luôn hoảng loạn, sợ hãi, nghi ngờ xung quanh.. với mức độ thái quá

Một số triệu chứng khác cũng thường xuất hiện như người bệnh mất tự tin, thường xuyên nghi ngờ, mất kiên nhẫn. Một sự việc nhỏ cũng có thể làm người bệnh suy nghĩ kéo dài đến mức không ngủ được. Tùy dạng rối loạn lo âu mà các triệu chứng cũng có thể khác nhau.

Hiện nay, hội chứng rối loạn lo âu được chia thành các dạng sau đây

Rối loạn lo âu lan tỏa ( Generalized Anxiety Disorder – GAD)

Đây là dạng phổ biến nhất thường gặp, có xu hướng xuất hiện ở người trong độ tuổi từ 20- 40, đặc biệt là nữ giới. Bệnh được đặc trưng bởi sự lo âu kéo dài mãn tính, không rõ nguyên nhân và cảm thấy lo lắng sợ hãi dù là tác nhân rất nhỏ. Sự lo lắng này không thể kiểm soát, thường đi kèm với cả trầm cảm.

Một số triệu chứng thường gặp bao gồm

  • Cơ bắp căng cứng, chân tay luôn run rẩy
  • Cảm thấy đau bụng, lưng nóng
  • Lo lắng kéo dài, thường xuyên chảy mồ hôi trộm
  • Đau thắt ngực kèm theo sợ hãi
  • Luôn cảm thấy bất ổn, sợ hãi như có người đang bám theo, thường xuyên giật mình
  • Mất ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ.

Đặc biệt tình trạng mất ngủ kéo dài chính là nguyên nhân làm các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng. Nếu các triệu chứng này kéo dài trong vòng hơn 6 tháng người bệnh cần phải gặp gỡ bác sĩ để tiến hành trị liệu tâm lý.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive Compulsive Disorder – 0CD)

Thống kê cho thấy có đến hơn 2% dân số Mỹ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rất nhiều bộ phim tâm lý cũng thường khai tác đề tài này để xây dựng hình tượng tâm lý. Theo đó người mắc chắc này luôn bị ám ảnh phải thực hiện một hành vi này đó lặp đi lặp lại, có tính cưỡng chế, bắt buộc phải thực hiện nếu không sẽ cảm thấy khó chịu.

Rối loạn lo âu
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế với đặc trưng người bệnh luôn ám ảnh về sự chính xác đến hoàn mỹ và không kiểm soát được bản thân trong việc sắp xếp mọi thứ

Hiểu đơn giản thì giống như việc bạn luôn cảm thấy tay bẩn, luôn luôn rửa tay, ám ảnh với vi trùng. Cũng có người ám ảnh với việc sắp xếp các đồ vật phải được ngay hàng thẳng lối hoặc luôn có 1 nguyên tắc bắt buộc nào đó cần phải đảm bảo thực hiện chuẩn xác nhất có thể.

Có rất nhiều dạng ám ảnh cưỡng chế, người bệnh thực tế có thể nhận thức được điều này nhưng không thể kiểm soát được hành vi của bản thân. Bệnh thường khởi phát do stress kéo dài hoặc sau khi gặp cú sốc về tâm lý nào đó.

Rối loạn stress sau sang chấn ( Posttraumatic stress disorder – PTSD)

Đúng như tên gọi, tình trạng này có thể xuất hiện sau khi người bệnh gặp một cú sốc tâm lý quá mức như mất người thân, tai nạn xe, bị cưỡng bức hay những vấn đề có liên quan đến tính mạng. Người bệnh không thể thoát khỏi sự bị thương, ám ảnh tâm lý này trở nên nhạy cảm và dễ hoảng loạng với các tác nhân xung quanh.

Theo thống kê, những người mắc hội chứng này đều có thể xuất phát từ tâm lý thơ ấu như bạo lực gia đình kéo dài, bị lạm dụng tình dục… và tiếp tục kéo dài đến khi trưởng thành. Người bệnh thường xuyên hồi tưởng, không thể thoát khỏi các bóng tâm lý, né tránh thực tại và có xu hướng nhạy cảm quá mức, luôn có những suy nghĩ vô cùng tiêu cực.

Hội chứng ám ảnh xã hội ( Social anxiety disorder – SAD)

Thông kê tại Mỹ cho thấy có tới  5,3 triệu người Mỹ đang mắc hội chứng này. Đây là hội chứng có thể dễ nhân biết với các triệu chứng phổ biến như sợ hãi khi đến nhưng nơi đông người, luôn cảm thấy mọi người xung quanh đang nhìn hay chỉ trỏ bàn tán về mình, cảm thấy lo lắng sợ hãi ngay trước những hoạt động xã hội phổ biến.

Bệnh có thể khởi phát từ lứa tuổi thanh thiếu niên và kéo dài đến khi trưởng thành, có thể liên quuan đến các vấn đề tâm lý như sự chê bai về ngoại hình, bị cô lập. Yếu tố di truyền cũng là một trong những tác nhân chính gây hội chứng này. Bệnh có xu hướng cải thiện dần trong độ tuổi trưởng thành, tuy nhiên cũng những trường hợp kéo dài đến hơn 25 tuổi.

Triệu chứng chung của hội chứng này thường xuất hiện khi đến những nơi đông người, tiếp xúc với người lạ. Bao gồm

  • Tăng nhiệt độ cơ thể nhanh
  • Chóng mặt
  • Sợ hãi lo lắng quá mức
  • Cảm thấy khó thở
  • Hoảng loạn
  • Cơ bắp căng thẳng hoặc co giật
  • Rắc rối dạ dày
  • Đỏ mặt
  • Run sợ
  • Đổ quá nhiều mồ hôi
  • Cổ họng và miệng khô
  • Đôi khi việc giao tiếp qua điện thoại cũng có thể khiến người bệnh sợ hãi.

Hội chứng rối loạn lo âu khi xa cách (Separation anxiety – SA)

Đây là hội chứng xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở người trưởng thành nhưng số lượng rất nhỏ. Trẻ nhỏ luôn gần gũi và có sự chăm sóc của cha mẹ nên khi phải cách xa phụ huynh có cảm giác sợ hãi lo lắng là hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu bé phản ứng thái quá với các tình trạng này và có triệu chứng như la hét, hoảng loạn cực độ thì có thể là dấu hiệu bất thường mà phụ huynh không nên bỏ qua.

Một số dạng rối loạn lo lâu khác

Một số dạng rối loạn lo ấu khác bao gồm

  • Rối loạn lo âu do thuốc
  • Bệnh tâm thần hoảng loạn
  • Ám ảnh sợ khoảng trống
  • Rối loạn lo âu do một bệnh cơ thể khác
  • Rối loạn lo âu biệt định khác
  • Rối loạn lo âu không biệt định

Nguyên nhân hội chứng rối loạn lo âu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu, chủ yếu liên quan đến tình trạng lo lắng căng thẳng stress kéo dài hay những ám ảnh tâm lý không thể giải quyết được. Đặc biệt với những người chịu áp lực kém thì mức độ tổn thương hay ám ảnh tâm lý càng trầm trọng hơn.

Cụ thể, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng nay bao gồm

Ám ảnh tâm lý kéo dài

Những ám ảnh tâm lý có thể xuất phát từ thời niên thiếu và hoàn toàn có thể kéo dài đến trưởng thành thậm chí là suốt đời nếu người bệnh không có hướng giải quyết. Các ám ảnh này có thể liên quan đến các yếu tố như bạo lực gia đình, chứng kiến sự ra đi của người thân, bị quấy rối tình dục hay có thể là nạn nhân trong các tai nạn, thiên tai hay là đối tượng bị trêu chọc, cô lập..

rối loạn lo âu
Ám ảnh tâm lý từ thời thơ ấu có thể là một trong những nguyên nhân gây rối loạn lo âu gặp ở rất nhiều đối tượng

Người bệnh cứ mãi chìm đắm trong quá khứ, hồi tưởng lại những khúc mắc này và không thể tự giải thoát bản thân. Dù chỉ gặp một hành động có liên quan rất nhỏ đến sự việc mà mình từng trải qua người bệnh cũng có thể bộc phát tâm lý hoảng loạn sợ hãi. Bóng ma tâm lý còn có thể dẫn tới bệnh trầm cảm nếu không thể giải quyết.

Kèm theo đó người bệnh cũng có thể gặp tình trạng như mơ thấy ác mộng, nhìn thấy ảo giác … Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ càng làm các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng..

Căng thẳng, stress, áp lực trong cuộc sống

Bất cứ ai cũng có cũng có những áp lực lo lắng riêng và mỗi người sẽ có cách giải quyết khác nhau. Những người lạc quan sẽ luôn tìm hướng giải quyết cố gắng giải tỏa tâm lý bằng cách riêng như nói chuyện với bạn bè, tham gia hát hò nhảy múa. Khi tâm lý ổn định việc cải quyết các vấn đề căng thẳng cũng có hiệu quả hơn rất nhiều.

Tuy nhiên với những người bi quan thì ngược lại, họ thường nghĩ đến những điều tồi tệ hay tự than trách chính mình. Thay vì giải tỏa áp lực họ chỉ giữ ở trong lòng, bị ám ảnh về nó thậm chí là lây lan những điều bi quan cho những người xung quanh. Những áp lực này dần tăng lên, tích trữ lại khiến người bệnh luôn sống trong trạng thái mệt mỏi, lo âu và sợ hãi.

Những vấn đề trong cuộc sống có thể khiến người bệnh chịu nhiều áp lực như

  • Áp lực trong công việc, quá nhiều việc
  • Làm việc quá sức trong thời gian dài
  • Thất nghiệp
  • Thay đổi môi trường sống
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh cũng là đối tượng thường gặp rất nhiều vấn đề về tâm lý do sự thay đổi đột ngột về hormone, sức khỏe, cơ thể..
  • Những chấn động về tâm lý, mất mát người thân
  • Mâu thuẫn với các mối quan hệ kéo dài

Di truyền

Các nghiên cứu cho thấy hội chứng rối loạn lo âu có tính di truyền. Trong gia đình có cha mẹ hay những người thân lân cận mắc hội chứng này thì nguy cơ đời con mắc bệnh cũng khá cao.

Tuy nhiên thực tế tình trạng này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường sống, cách chăm sóc hay tính cách của cha mẹ. Ví dụ trong người mẹ bị rối loạn lo âu hay trầm cảm có thể tác động các hành vi, cử chỉ cho con ngay từ giai đoạn sơ sinh. Trẻ nhỏ khi tiếp xúc với các yếu tố này trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều về tâm lý.

Các vấn đề về sức khỏe

Những người có các bệnh lý nền, đặc biệt là các bệnh có yếu tố mãn tính cũng cóp nguy cơ bị rối loạn lo âu rất cao. Nguyên nhân có thể do các bệnh lý này làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hằng ngày, dùng thuốc duy trì trong thời gian dài hay người bệnh thường xuyên lo lắng về căn bệnh của chính bản thân mình.

Một số bệnh lý liên quan như

  • Các bệnh về nội tiết
  • HIV
  • Bệnh thần kinh (sau đột quỵ, Parkinson…)
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tim mạch
  • Các bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đường ruột và viêm kích thích.

Lạm dụng thuốc kéo dài

Mặc dù các loại thuốc Tây có thể đem đến tác dụng bệnh nhanh chóng nhưng nếu lạm dụng kéo dài thì chưa bao giờ là tốt, ngược lại còn gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe. Đặc biệt các loại thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc chống viêm chính là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh lý về gan, thận, dạ dày và cả hội chứng rối loạn lo âu hay thậm chí là trầm cảm.

Rối loạn lo âu
Sử dụng thuốc kéo dài, đặc biệt là thuốc an thần có thể gây ra rất nhiều vấn đề về thần kinh

Trong đó với những người thường xuyên dùng an thần sẽ bị nhờn thuốc, giảm tác dụng thuốc và cần phải sử dụng với liều tăng dần. Người dùng có thể gặp một số vấn đề về não bộ, trí nhớ suy giảm, có xu hướng dễ cáu gắt khó chịu và không thể ngủ nếu không dùng thuốc.

Một số nguyên nhân khác

Nghiên cứu cho thấy những người bị thiếu hụt các các hormone dẫn truyền thần kinh như serotonine, gamma aminobutyric acid, norepinephrine thường có nguy cơ gặp các vấn đề về tâm lý rất cao. Nguyên nhân là do mạng lưới liên lạc của não bộ bị cản trở và bị phá vỡ khiến bộ não phản ứng sau dẫn đến các rối loạn và không thể kiểm soát trong hành động.

Mức độ nguy hiểm của rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu không chỉ là vấn đề tâm lý mà nó còn gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe trên toàn thân. Bao gồm

  • Có hành vi tiêu cực với bản thân: tâm lý không được giải tỏa khiến người bệnh thường có xu hướng làm đau bản thân để cảm thấy dễ chịu hơn. Rất nhiều người thường có hành vi rạch tay, chân, thậm chí luôn nghĩ đến việc tự tử mà chính bản thân cũng không kiểm soát được.
  • Lạm dụng các loại thuốc: Người bệnh cũng thường xuyên lạm dụng các chất gây nghiện, chất kích thích để làm ổn định tâm trạng giúp tinh thần hưng phấn hơn hay sử dụng thuốc an thần kéo dài cho giấc ngủ.
  • Tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý: tinh thần ổn định cũng khiến cho sự hoạt động của các cơ quan bị trì trề, hoạt động kéo hiệu quả và tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý như ng thư, trầm cảm, bệnh về tim mạch, tiêu hóa, suy giảm ham muốn tình dục, đau đầu mãn tính..

Đặc biệt với trẻ nhỏ nếu không kiểm soát và có định hướng phù hợp có thể khiến bé có những suy nghĩ lệch lạc, các hành vi sai trái gây hại cho chính bản thân và những người xung quanh. Do đó cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.

Cách điều trị rối loạn lo âu

Thực tế rối loạn lo âu là vấn đề liên quan đến tâm lý hay có thể gọi là một dạng tâm bệnh. Không có bất cứ chính xác một nguồn gốc gây bệnh nào, có thể chỉ là một hoặc nhiều yếu tố tích tụ lại mà người bệnh không thể giải thoát được. Do đó cần phải giải quyết được vấn đề tâm bênh này mới có thể điều trị bệnh hoàn toàn, mọi biện pháp khác chỉ mang tính chất hỗ trợ.

Dùng thuốc Tây

Như đã nói, dùng thuốc Tây chỉ là biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng, ổn định tâm lý, giúp người bệnh có thể ngủ sâu và ngon hơn. Đồng thời nếu có liên quan đến các bệnh lý người bệnh cũng cần giải quyết triệt để nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề lo lắng của bệnh nhân.

Một số loại thuốc thường dùng trong cải thiện hội chứng rối loạn lo âu thường là nhóm benzodiazepin và thuốc chống trầm cảm hay một số nhóm thuốc bình thần. Tuy từng trạng của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp, có thể dùng trong thời gian ngắn hay dùng liều duy trì,

Các loại thuốc này thường đi kèm rất nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần tuyệt đối thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ, không tự ý mua thuốc, dùng quá liều hay dừng thuốc sớm.

Gặp gỡ bác sĩ tâm lý

Hầu hết rất ít người bệnh đi gặp bác sõ tâm lý ngay từ đầu mà đợi đến khi các triệu chứng đã quá trầm trọng hoặc cần có sự tác động từ những người xung quanh mới tìm đến bác sĩ. Gặp gỡ đúng bác sĩ, đúng thời điểm sẽ là chìa khóa tốt nhất để tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất với từng người bệnh.

Rối loạn lo âu
Gặp gỡ bác sĩ là liệu pháp trị liệu thần kinh cần thiết cho bất cứ ai bị rối loạn lo âu

Tốt nhất khi phát hiện bản thân có các triệu chứng sau đây với tần suất liên tục, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ

  • Luôn cảm thấy lo lắng, hoảng loạng, suy sụp
  • Nỗi sợ hãi mơ hồ, không rõ ràng, đôi khi chính bạn cũng không giải thích được
  • Có xu hướng tự làm hại bản thân, khi làm đau bản thân thường thấy dễ chịu thoải mái hơn
  • Đã có suy nghĩ hoặc hành vi của tự tử
  • Mất ngủ kéo dài, thậm chí dùng thuốc cũng chỉ giải quyết phần nào
  • Bạn rơi vào trạng thái trầm cảm, suy sụp
  • Cảm thấy chỉ muốn ở một mình, không muốn giao tiếp hay nói chuyện với bất cứ ai
  • Có thể bật khóc dễ dàng

Hiện nay một số phòng khám tâm lý đã có những phương pháp thôi miên hay thư giãn để tìm hiểu được những khúc mắc mà bạn đang gặp phải. Bạn nên tìm kiếm các địa chỉ phòng khám uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.

Xác định được vấn đề của bản thân

Thực tế việc gặp gỡ bác sĩ tâm lý cũng chỉ mang tính chất hỗ trợ, giống như một mảnh ghép cần thiết để tạo cho bức tranh thêm hoàn chỉnh. Việc này sẽ không có nghĩa lý gì nếu người bệnh không xác định được nỗi ảm ảnh của ban thân là gì hay không chịu mở lòng tâm sự với bác sĩ để giải quyết.

Bất cứ vấn đề gì cũng có cách giải quyết riêng, quan trọng là người bệnh cần phải học cách buông bỏ và chấp nhận. Nếu chỉ giữ mãi trong lòng sẽ chỉ sinh thêm tâm bệnh là không giúp ích được vấn đề gì khác. Nắm bắt được gốc rễ của tâm bệnh và tìm cách giải tỏa nó sẽ giúp ích hơn cho người bệnh.

Một cách đơn giản nếu bạn không muốn chia sẻ với ai thì có thể thử ghi nhật ký. Nói được hết nỗi lo lắng trong lòng cũng là cách giúp bạn giải tỏa được những áp lực lo lắng làm tinh thần bạn trì trệ.

Chia sẻ nhiều hơn

Sẽ luôn luôn có những người bạn thân thiết hay người thân bên cạnh bạn, sẵn sàng lắng nghe bất cứ lo lắng khó khăn nào và giúp đỡ bạn. Đôi khi chỉ cần một lời an ủi thì người bạn thân cũng có thể giúp tâm trang người bệnh ổn định hơn rất nhiều. Hãy nhớ, gia đình luôn là nơi giang tay chào đón bạn trở về và yêu thương bạn.

Rối loạn lo âu
Gia đình luôn là liều thuốc tốt nhất cho tâm hồn và trái tim đang bị tổn thương

Một chuyến đi du lịch cùng gia đình hay chỉ đơn giản là cùng tha gia trò chơi giải trí cùng những người bạn thân thiết cũng có thể giải tỏa được những áp lực đang giữ trong lòng. Tốt nhất bạn nên gặp gỡ những người có xu hướng vui vẻ, tích cực để lây lan những cảm xúc này. Ngược lại cần hạn chế những người cũng trong tình trạng tương tự như bản thân bởi hai trạng thái lo âu ở cạnh nhau sẽ càng làm tình trạng tồi tệ hơn.

Giữ tinh thần lạc quan

Thật khó có thể nói một người rối loạn lo âu lạc quan lên là có thể giải quyết ngay được, tuy nhiên bạn vẫn có thể cải thiện từng bước từng bước một. Nếu cảm thấy khóc sẽ làm bạn cảm thấy bớt mệt mỏi thì hãy cứ khóc nhưng sau đó phải nhanh chóng vực lại tinh thần để đối mặt trực diện với những nỗi sợ hãi của bản thân.

Xem những bộ phim hài hước, nghe những câu truyện cười, viết những câu động viên bản thân, tự tin vào chính mình chính là cách để bản thân cảm thấy vui vẻ hơn. Người bệnh cũng nên ra ngoài nhiều hơn, tham gia các hoạt động xã hội, gặp gỡ nhiều người bạn mới cũng là cách để tinh thần phấn chấn.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, tham gia thể thao có thể làm tăng các hormone hạnh phúc và làm giảm sự căng thẳng mệt mỏi. Chẳng hạn như leo núi cũng là bộ môn rất thú vị. Hãy coi đỉnh núi như nỗi sợ hãi mà bạn cần phải vượt qua và cố gắng hoàn thành nó, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tự hào, vuui vẻ hơn rất nhiều đấy.

Chăm sóc bản thân

Đừng nên tự chìm đắm trong sợ hãi hay làm đau chính mình để giải tỏa áp lực, thay vào đó hãy chăm sóc và làm đẹp cho chính bản thân để cảm thấy tự tin hơn. Người bệnh nên thay đổi thói quen đi ngủ sớm hơn, tập thể dục mỗi ngày, ăn uống khoa học cũng là cách để tạo niềm vui giúp tinh thần lạc quan hơn.

Rối loạn lo âu không phải ngày một ngày hai là có thể điều trị mà cần một thời gian dài, cần có sự hợp tác của chính người bệnh và những người thân xung quanh. Tất nhiên các biện pháp trên đây vẫn chỉ mang tính chất tham khảo với những người mắc chứng Rối loạn lo âu, quan trọng nhất vẫn nằm ở người bệnh có muốn mở lòng mình hơn không.

Hy vọng bài viết trên đây đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về chứng Rối loạn lo âu. Hãy giữ một tinh thần lạc quan, tích cực, gặp gỡ bạn bè nhiều hơn, yêu thương bản thân nhiều hơn để phòng tránh tốt nhất căn bệnh này.

Cùng chuyên mục

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y có hiệu quả không?

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y là phương pháp sử dụng thuốc thảo dược hay các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, massage bấm huyệt để...

Hay bồn chồn lo lắng quá mức, trương lực cơ tăng, mất khả năng thư giãn là những triệu chứng đặc trưng của bệnh

Rối loạn lo âu lan toả là gì? Cách nhận biết và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh lý tâm thần thường gặp, nếu không sớm được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể chuyển biến thành...

điều trị rối loạn lo âu bao lâu thì khỏi

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Do đây là chứng rối loạn xảy ra phổ biến...

Mầm sống - Đôi khi, cha mẹ thậm chí không hề quan tâm ý kiến mà đã tự quyết định tương lai con trẻ

Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Xem “[Phim ngắn] Mầm Sống - Liệu chúng ta có đang yêu thương con đúng cách?” của Tâm Lý NHC chúng ta mới giật mình nhận ra, áp lực học...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn