Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Cách dùng rượu gừng nghệ sau sinh đúng chuẩn cho mẹ bỉm

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ thường xuất hiện phổ biến ở những bé trong giai đoạn mọc răng hoặc thay răng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thẩm mỹ, khiến trẻ ngại giao tiếp mà còn có thể gây ra các vấn đề về giọng nói, sức khỏe. Do đó, phụ huynh cần có các biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời.

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục
Tình trạng răng mọc lệch ở trẻ thường xuất hiện phổ biến, trẻ mọc răng lệch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức chức năng thẩm mỹ

Răng mọc lệch ở trẻ là bị gì?

Răng mọc lệch ở trẻ là thuật ngữ để chỉ tình trạng răng mọc không đúng vị trí dẫn đến sai khớp cắn. Hầu hết các trường hợp trẻ mọc răng lệch là do sự biến đổi trong quá trình phát triển, không phải do bệnh lý nào gây ra, do đó ba mẹ không cần quá lo lắng.

Một số trường trẻ bị sai khớp cắn có nguyên nhân cụ thể như gãy xương hàm khi còn bé nên hàm dưới kém phát triển, hoặc tình trạng răng mọc lệch ở trẻ là do yếu tố di truyền. Đa số trường hợp trẻ mọc lệch răng bởi nhiều tác nhân khác nhau, rất khó để xác định được căn nguyên chính xác.

Răng mọc lệch ở trẻ là do đâu?

Nếu bạn đang thắc mắc tại sao răng trẻ mọc lệch theo đội hình 9 – 6 – 3 – 0 thì có thể tham khảo một số tác nhân dưới đây:

Thói quen không tốt

Răng sữa và cả răng vĩnh viễn ở trẻ đều có thể mọc khấp khểnh và mọc lệch. Những thói quen như mút ngón tay, ngậm ti giả, bú sữa bình trong thời gian dài có thể khiến răng sữa có xu hướng bị đẩy ra ngoài.

Bị mất răng sữa từ sớm

Những chiếc răng sữa của trẻ mọc lệch nhưng không đồng nghĩa răng vĩnh viễn cũng sẽ mọc lệch. Tuy nhiên, răng vĩnh viễn sẽ có xu hướng mọc chen chúc nếu răng sữa mọc chen chúc nhau.

Trường hợp trẻ bị sâu răng hoặc bị chấn thương vùng hàm sẽ khiến răng sữa rụng sớm, lúc này răng vĩnh sẽ mọc lệch khỏi nướu thay vì mọc thẳng.

Yếu tố di truyền

Nếu ba mẹ có răng mọc lệch, không đều, xương hàm phát triển kém hay phát triển quá mức có thể di truyền sang thế hệ con cái. Trường hợp trẻ bị sai khớp cắn thường được xác định bị ảnh hưởng từ ba mẹ, còn tình trạng răng mọc lệch thuần túy thông thường do tác động của các yếu tố bên ngoài.

Răng mọc lệch ở trẻ là do đâu?
Trẻ có thói quen nằm sấp trong thời gian dài có thể là một trong những yếu tố khiến răng mọc lệch

Trẻ có thói quen nằm sấp

Trẻ có thói quen nằm sấp trong thời gian dài có thể là một trong những yếu tố khiến răng mọc lệch. Bởi tư thế này sẽ gây áp lực lên vùng má và miệng của trẻ.

Ba mẹ thường sẽ không nhận thấy tình mọc răng lệch ở trẻ ngay thời điểm đó, tuy nhiên sau một thời gian hiện tượng bất thường về răng sẽ được hiện rõ. Do đó, với những bé khi nằm sấp khi ngủ, ba mẹ cần điều chỉnh lại tư thế phù hợp cho con.

Khối u

Đây là một trong những nguyên nhân rất ít gặp ở trẻ bị mọc răng lệch. Khi các khối u xuất hiện sẽ khiến răng bé mọc không đúng vị trí, kèm theo biểu hiện đau nhức gây khó chịu. Với các trường hợp trẻ mọc lệch răng do khối u, ba mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Biểu hiện nhận biết răng mọc lệch ở trẻ

Để nhận biết tình trạng răng mọc lệch, sai khớp cắn ở trẻ, bạn có thông qua một số biểu hiện lâm sàng như sau:

Dấu hiệu nhận biết răng mọc lệch ở trẻ khi còn răng sữa

  • Trẻ bị đau một bên hàm nhai
  • Khi quan sát kỹ, ba mẹ sẽ nhận thấy khuôn mặt của bé không được cân đối
  • Trẻ thường xuyên có biểu hiện đau nhức khớp thái dương
  • Trẻ bị mọc lệch răng thường xuyên cắn vào miệng hoặc má trong
  • Những khoảng hở giữa các răng sữa quá nhiều
  • Hàm dưới và hàm trên không đều khớp cắn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn uống của bé.

Răng mọc lệch ở trẻ khi thành răng vĩnh viễn 

  • Răng mọc vĩnh viễn có xu hướng thụt vào hoặc chìa ra, lệch sang bên trái hoặc bên phải
  • Các răng vĩnh viễn thường mọc chen chúc hoặc thưa nhau
  • Kích thước răng thường to, không cân đối với khuôn mặt
  • Hàm dưới và hàm trên bị lệch khớp cắn, không cân đối
Biểu hiện nhận biết răng mọc lệch ở trẻ
Hàm dưới và hàm trên không đều khớp cắn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn uống của bé

Răng mọc lệch ở trẻ có nguy hiểm không?

  • Ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ: Răng mọc lệch ở trẻ sẽ khiến trẻ kém duyên dáng, mất thẩm mỹ, lâu dần sẽ khiến trẻ ngại giao tiếp, mất tự tin.
  • Gây khó khăn trông việc phát âm và nhai của trẻ: Hầu hết các trường hợp trẻ mọc răng lệch sẽ dẫn đến sai khớp cắn, những chiếc răng ở cung hàm không đồng bộ, do đó khả năng phát âm cũng như hoạt động ăn uống ở trẻ sẽ bị cản trở.
  • Tác động đến khớp thái dương hàm: Tình trạng răng mọc chen chút, lộn xộn ở trẻ có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm. Khi cơ quan này bị tổn thương có thể gây đau nhức đầu, nếu không được khám và điều trị kịp thời có thể phát sinh biến chứng nặng nề.
  • Đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng: Khi răng trẻ mọc lệch sẽ khiến những thức ăn thừa bám vào kẽ răng, khó vệ sinh sạch. Lâu dần, sẽ tích tụ thành mảng bám, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi khởi phát các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng,…

Cần làm gì khi răng trẻ bị mọc lệch?

Tình trạng răng mọc lệch, sai khớp cắn ở trẻ thường xảy ra phổ biến, do đó ba mẹ không cần quá lo lắng. Để kiểm soát tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ

Ba mẹ nên hướng dẫn và duy trì thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho con mình ngay khi trẻ bắt đầu mọc răng. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ làm giảm nguy cơ răng mọc lệch mà còn ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng. Đối với những trẻ tự đánh răng, bạn cũng nên kiểm tra lại răng miệng của con để đảm bảo trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tiến hành rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sớm, giúp làm sạch nướu và khoang miệng.

Cần loại bỏ những thói quen xấu

Đối với những trẻ có thói quen mút tay, ba mẹ cần giúp con loại tật này bởi lâu dần việc mút ngón tay sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng ở trẻ. Bên cạnh đó, với những bé sử dụng ti giả hay bú bình, bạn cũng nên cho bé ngưng sử dụng trước 2 tuổi, điều này làm giảm nguy cơ mọc răng lệch ở trẻ.

Cần làm gì khi răng trẻ bị mọc lệch?
Để cải thiện tình trạng mọc răng lệch ở trẻ, ba mẹ cần chủ động đưa con đến bệnh viện để được thăm khám, từ đó nha sĩ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp với từng tình trạng răng của bé

Tham vấn bác sĩ nha khoa

Để cải thiện tình trạng mọc răng lệch ở trẻ, ba mẹ cần chủ động đưa con đến bệnh viện để được thăm khám, từ đó nha sĩ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp với từng tình trạng răng của bé. Thông thường, để kiểm soát mọc răng lệch, sai khớp cắm ở trẻ, nha sĩ có thể chỉ định bọc răng sứ hoặc niềng răng.

Các biện pháp phòng ngừa mọc răng lệch ở trẻ

Mọc răng lệch ở trẻ là tình trạng thường gặp ở giai đoạn các bé mọc răng, thay răng vĩnh viễn. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh để trẻ mút tay, với những trẻ có thói quen này, ba mẹ cần thường xuyên quan sát bé, tập cho bé từ bỏ thói quen.
  • Hướng dẫn và duy trì thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ, nhất là sau mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn các loại bàn chải đánh răng có kích thích phù hợp với trẻ, lông bàn chải mềm mại, tránh làm đau nướu và nên sử dụng kem đánh răng có chứa thành phần fluor.
  • Tránh để trẻ sử dụng nhiều thực phẩm ngọt, đặc biệt là vào buổi tối giúp ngăn ngừa sâu răng. Bên cạnh đó, ba mẹ nên bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi cho sự phát triển răng cũng như sức khỏe tổng thể của trẻ như: Canxi, protein, vitamin D,…
  • Bạn nên thận trọng khi cho trẻ sử dụng kháng sinh amoxicillin bởi nhóm thuốc này có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn ở trẻ. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
  • Ba mẹ nên duy trì khám sức khỏe răng miệng định kỳ cho trẻ 6 tháng/ lần. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường về răng miệng của con, từ đó áp dụng các biện pháp điều trị hợp lý.

Tình trạng răng mọc lệch ở trẻ không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến phát sinh một số vấn để về răng miệng tác động đến sức khỏe của trẻ. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu răng mọc lệch ở trẻ, bạn nên chủ động đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý đúng cách.

Cùng chuyên mục

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Bác sĩ giải đáp

Đa số các phụ huynh đều có chung thắc mắc là có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không. Việc này từ lâu đã được nhiều người áp...

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có phải bị táo bón?

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có phải bị táo bón là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh, nhất là với những người lần đầu làm...

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Khi đờm xuất hiện ở cổ...

12 Thuốc tăng chiều cao tốt nhất, an toàn khi sử dụng

Bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, bạn cũng có thể cải thiện chiều cao bằng cách sử dụng sản phẩm hỗ trợ. Để dễ dàng lựa chọn...

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục: Cách xử lý và phòng ngừa

Nôn trớ liên tục là một trong những hiện tượng thường gặp đối với trẻ sơ sinh. Đây có thể là triệu chứng của đường tiêu hóa khi chúng gặp...

Trẻ bị nấm miệng

Trẻ bị nấm miệng: Nguyên nhân, cách điều trị, chăm sóc

Trẻ bị nấm miệng là hiện tượng thường gặp, đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn