Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Mổ nguy hiểm không?

Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm và những điều cần biết

7 bài tập Yoga cho người thoát vị đĩa đệm nhẹ nhàng dễ tập

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nguy hiểm như thế nào?

Top 5 thuốc thoát vị đĩa đệm của Nhật hỗ trợ điều trị hiệu quả

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy và thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm có đi xe đạp được không? Có nên đạp xe

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm: Chi phí và thông tin cần biết

Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Bác sĩ giải đáp

Tư thế nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm được bác sĩ khuyên

Rách vòng xơ đĩa đệm nguy hiểm không? Có chữa được không?

Rách vòng xơ đĩa đệm là một dạng của thoát vị đĩa đệm và gần như là giai đoạn cuối của bệnh với rất nhiều dấu hiệu nguy hiểm. Lúc này các nhân nhầy tràn ra nhiều hơn và có thể di trú sang các khu vực khác gây ra các cơn đau trầm trọng. Người bệnh cần nhanh chóng điều trị vì có nguy cơ bại liệt rất cao.

Rách vòng xơ đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh về xương khớp hiện nay rất nhiều người gặp phải và đang có xu hướng trẻ hóa với số lượng người trẻ mắc bệnh ngày càng nhiều. Lúc này đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu và sưng to trên cột sống nơi vị trí bị thoát vị. Bệnh có liên quan đến rất nhiều nguyên nhân như tuổi tác, chấn thương, di truyền hay do sinh hoạt dinh dưỡng kém khoa học.

Rách vòng xơ đĩa đệm
Các giai đọa của thoát vị đĩa đệm với dấu hiệu nguy hiểm tăng dần

Theo đó, thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn, tùy thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, bao gồm

  • Giai đoạn 1: bắt đầu bước vào giai đoạn thoái hóa đĩa đệm. Lúc này đĩa đệm mới chỉ có các dấu hiệu đơn giản như biến dạng bao xơ ngoài, các cơn đau mới chỉ thoáng qua, thỉnh thoảng tê nhức chân tay nhưng hết ngay sau đó. Vì thế thường không có nhiều người phát hiện ra bệnh trong giai đoạn này
  • Giai đoạn 2: Lúc này bao xơ bên ngoài đã bị tổn thương nhiều hơn và gây biến dạng khiến các nhân nhầy có xu hướng lồi ra ngoài, các cơn đau khi đứng lên ngồi xuống hay chuyển động tại cột sống cũng xuất hiện nhiều hơn khiến người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi khi làm việc hay lúc mới ngủ dậy.
  • Giai đoạn 3: Lúc này bao xơ đã bị rách hẳn, các triệu chứng bắt đầu rõ ràng và ngày càng trầm trọng hơn. Các nhân nhầy lúc này đã thoát hẳn ra bên ngoài đồng thời chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh nó khiến người bệnh thường xuyên phải chịu những cơn đau nhức trên cột sống và các cơ quan lân cận như tay, chân hay đùi.
  • Giai đoạn 4: Lúc này các nhân nhầy không chỉ chèn ép lên các dây thần kinh mà còn di trú sang các cơ quan lân cận khiến cơn đau lan ra trên toàn thân. Người bệnh lúc này có nguy cơ bại liệt rất cao hoặc gặp những khó khăn trong việc vận động nếu không được điều trị nhanh chóng và đúng cách.

Trong đó, rách vòng xơ đĩa đệm được coi là một trong những giai đoạn gần cuối của thoát vị đĩa đệm. Hầu hết các bệnh nhân đều phát hiện bệnh trong giai đoạn này vì các dấu hiệu lúc này mới thực sự rõ ràng. Thời gian chuyển biến từ giai đoạn 3 đến giai đoạn cuối cực kỳ nhanh, vì vậy người bệnh cần nhanh chóng điều trị để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Rách vòng xơ đĩa đệm
Rách vòng xơ đĩa đệm nằm trong giai đoạn 3 của thoát vị đĩa đệm và tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Triệu chứng đặc trưng của giai đoạn này bao gồm

  • Đau nhức liên miên ở các khu vực bị thoát vị ( thường là cổ hay thắt lưng)
  • Việc chuyển động, đặc biệt là xoay người hay xoay cổ gặp nhiều khó khăn.
  • Cơn đau lan sang khu vực cánh tay, bắp tay chân, hay chạy dọc theo các dây thần kinh
  • Thường xuyên cảm thấy châm chích ở cơ bắp, đồng thời cơ bắp yếu dần
  • Dần mất khả năng vận động.

Những cơn đau nhức thường có xu hướng trầm trọng hơn đặc biệt khi cúi hay xoay người, người bệnh chỉ có thể nằm do việc vận động đã ngày càng bị hạn chế. Việc đi vệ sinh hay hắt hơi đôi khi cũng làm người bệnh cảm thấy đau nhói. Tốt nhất ngay khi phát hiện có các triệu chứng bất thường với những cơn đau nhức diễn ra thường xuyên để có thể cải thiện và khắc phục kịp thời.

Rách vòng xơ đĩa đệm nguy hiểm không?

Rách vòng xơ đĩa đệm cực kỳ nguy hiểm bởi nó có thể di chuyển sang giai đoạn cuối cực kỳ nhanh chóng. Tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng đi khám bệnh ngay ma thường chủ quan chỉ đến khi việc vận động ngày càng gặp khó khăn thì bệnh đã biến chứng sang giai đoạn cuối sẽ rất khó để điều trị, người bệnh có nguy cơ cao bị bại liệt.

Rách vòng xơ đĩa đệm
Rách vòng xơ đĩa đệm không chỉ gây ra những cơn đau nhức toàn thân mà còn có thể khiến người bệnh bị bại liệt nếu không được điều trị kịp thời

Hầu như khi đã bị rách vòng xơ đĩa đệm khiến các các nhân nhầy thoát ra ngoài thì việc phục hồi lại sức khỏe như ban đầu là rất khó. Nếu nhân nhầy chưa tràn ra hết và cơ thể có sức đề kháng tốt, có khả năng tự tái tạo đĩa đệm thì người bệnh có thể phục hồi sức khỏe bằng một số loại thuốc kết hợp với vật lý trị liệu để có thể cải thiện phần nào chức năng vận động.

Tuy nhiên hầu hết khi đã tới giai đoạn này thì việc tự tái tạo đĩa đệm thường rất thấp. Càng để lâu không điều trị thì các cơn đau càng trầm trọng hơn, các khớp dần bị bào mòn, dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày sẽ dẫn tới tê liệt. Từ đó dẫn đến nguy cơ bại liệt nửa người hoặc có thể toàn nhân nếu các nhân nhầy di cư quá rộng.

Như vậy có thể thấy rách vòng xơ đĩa đệm vô cùng nguy hiểm dù là mức độ nặng hay nhẹ. Mặt khác việc điều trị bệnh này thường cần thời gian lâu dài với các loại thuốc chống viêm giảm đau và có thể bị phụ thuộc vào thuốc nếu không sử dụng đúng cách khiến người bệnh ngày càng mệt mỏi và suy nhược sức khỏe nhiều hơn.

Rách vòng xơ đĩa đệm có chữa được không

Với nền y học ngày càng hiện đại ngày nay thì vẫn có thể điều trị được rách vòng xơ đĩa đệm nhưng không thể đảm bảo khả năng phục hồi hoàn toàn sức khỏe nhưng trong giai đoạn đầu. Tùy thuộc vào từng tình trạng và mức độ rách của vòng xơ đĩa đệm để chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp.

Thường với những giai đoạn chưa quá nguy hiểm, việc điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu thường được ưu tiên nhiều hơn để hạn chế tối đa nguy hiểm cho người bệnh.Tuy nhiên nếu bệnh đã tiến triển quá nhanh chóng và nặng nề có thể bắt buộc phẫu thuật cắt bỏ và thay thế đĩa đệm nhân tạo để hỗ trợ chức năng vận động của người bệnh lâu dài hơn.

Sử dụng thuốc Tây y

Mục đích của việc dùng thuốc Tây Y chính là nhằm mục đích giảm đau, kháng viêm, ngăn chặn tình trạng sưng viêm tại các vùng đĩa đệm bị tổn thương, từ đó hỗ trợ cải thiện bệnh. Lưu ý mục đích của việc dùng thuốc không mạnh tính chất chữa trị hoàn toàn bệnh mà chỉ có tác dụng giảm đau. Vì thế vẫn cần phải kết hợp thêm các phương pháp khác để phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.

Rách vòng xơ đĩa đệm
Các nhóm thuốc giảm đau Paracetamol thường được chỉ định nhằm giảm các triệu chứng đau nhức cho người bệnh

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị rách vòng xơ đĩa đệm bao gồm

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol là nhóm thuốc thường được chỉ định đầu tiên để làm giảm cơn đau nhức mệt mỏi của người bệnh.  thường được sử dụng để giúp bệnh nhân giảm tình trạng đau nhức. Tuy nhiên nếu thường xuyên dùng nhóm thuốc này gây nhờn thuốc hoặc cơ địa không thể đáp ứng được thuốc thì có thể được chỉ định dùng kết hợp với thuốc giảm đau gây nghiện Opioid.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Có tác dụng chống viêm, giảm sưng viêm tại vùng đĩa đệm bị tổn thương. Nhờ đó những cơn đau cũng thuyên giảm và có thể hạn chế tình trạng nóng rát tại các khu vực đĩa đệm hư tổn.
  • Thuốc giãn cơ: Thoát bị đĩa đệm thường kèm theo tình trạng khó vận động do chân tay bị co thắt, cứng cơ vì thế nhóm thuốc giãn cơ thường được chỉ định để cải thiện tình trạng này.
  • Tiêm thuốc Corticoid: Trong trường hợp các cơn đau quá trầm trọng mà dùng thuốc đường uống không có tác dụng có thể được chỉ định dùng thuốc đường tiêm đưa thuốc trực tiếp vào các rễ thần kinh quanh khu vực nhân nhầy chèn ép để làm giảm cơn đau nhanh chóng nhất.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Trong trường hợp các nhân nhầy chèn ép lên các rễ thần kinh quá mức có thể được chỉ định Pregabalin và Gabapentin nhằm ngăn cản quá trình tái hấp thu chất dẫn truyền thần kinh để giảm đau hiệu quả.

Tuy nhiên việc dùng các loại thuốc trong thời gian liên tục thường không được khuyến khích nhiều vì không thực sự tốt cho cơ thể. Đặc biệt với các loại thuốc giảm đau thường có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung, nóng trong người hay rối loạn tiêu hóa. Vì vậy người bệnh sau dùng thuốc nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

Người bệnh khi dùng thuốc cần chú ý đảm bảo đúng liều lượng thuốc được chỉ định, tuyệt đối không quá lạm dụng thường xuyên bởi nó sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra lạm dụng thuốc quá mức trong thời gian dài còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tại thận hay dạ dày.

Dùng phương pháp Đông Y

Các bài thuốc Đông y thường được khuyên dùng với các trường hợp thoát vị đĩa đệm mới khởi phát bởi thường cho hiệu quả cải thiện rất lâu dài. Còn với các tình trạng Rách vòng xơ đĩa đệm người bệnh thường được khuyên sử dụng một số phương pháp hỗ trợ khác như xoa bóp, ấn huyệt nhằm giảm đau và giảm áp lực trong cuộc sống sẽ cho hiệu quả cả thiện bệnh nhanh chóng hơn.

Ngoài ra phương pháp này còn giúp cho máu huyết hưu thông, làm thư giãn các cơ bắp, từ đó giảm cảm giác tê bì chân tay giúp việc vận động đạt kết quả tốt hơn. Người bệnh vẫn có thể dùng các bài thuốc đông y từ thảo dược để bồi bổ cơ thể, tuy nhiên do lúc này việc dùng thuốc Tây y thường được ưu tiên nhiều hơn, nếu dùng cả hai loại thuốc có thể gây tương tác thuốc khiến việc điều trị không có kết quả.

Với những cơn đau trầm trọng đến đột ngột, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm nóng hay chườm lạnh để giảm đau thay vì dùng các loại thuốc giảm đau cũng đem đến hiệu quả rất tốt mà lại an toàn hơn cho sức khỏe.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ là phương pháp cuối cùng được chỉ định khi các phương pháp còn lại không đem lại hiệu quả tốt, tuy nhiên phẫu thuật cũng không giúp khả năng vận động của người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn như ban đầu.

Rách vòng xơ đĩa đệm
Phẫu thuật thường là phương pháp cuối được chỉ định khi việc điều trị bằng các phương pháp khác không còn tác dụng để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra

Một số phương pháp thường được dùng nhiều trong điều trị rách vòng xơ đĩa đệm bao gồm

  • Phẫu thuật hở: đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống nhằm mục đích hút các nhân nhầy bị thoát ra ngoài không cho chèn ép lên các dây thần kinh đồng thời xử lý các khối thoát vị lệch ra khỏi đĩa đệm nhờ đó có thể giảm tình trạng đau đớn. Phương pháp này tuy có chi phí khá thấp tuy nhiên lại tồn tại một số biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm trùng, mất máu hoặc có thể gây tổn thương dây thần kinh.
  • Phẫu thuật nội soi: Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn nên có độ an toàn cao, thời gian phẫu thuật khá ngắn mà thời gian phục hồi cũng khá nhanh chóng nên được khá nhiều người sử dụng. Tuy nhiên chi phí nội soi cũng khá cao và đòi hỏi chuyên môn tốt nên chỉ có thể thực hiện ở các bệnh viện lớn.
  • Phẫu thuật bằng laser: Với phương pháp này người ta sẽ sử dụng tia laser có tần số phù hợp để giải quyết các bao xơ bị rách. Tuy nhiên thưởng chỉ phù hợp với các tình trạng nhẹ và cần có hệ thống thiết bị máy móc kỹ thuật hiện đại, chi phí cũng rất cao nên không phải sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu.

Sau phẫu thuật người bệnh còn phải kết hợp với chế độ ăn uống ổn định, dinh dưỡng tốt, sinh hoạt tốt và thường xuyên luyện tập các bài thể dục phù hợp thì mới có thể duy trì và cải thiện tình trạng đĩa đệm lâu dài. Nếu người bệnh vẫn giữ các thói quen xấu như cũ thì vẫn có nguy cơ cao bị tái phát với mức độ trầm trọng hơn rất nhiều.

Phòng tránh rách bao xơ đĩa đệm

Để hạn chế các nguy cơ biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe thì tốt nhất bạn nên có các biện pháp phòng tránh bệnh này ngay từ đầu. Những phương pháp phòng tránh Rách vòng xơ đĩa đệm vô cùng đơn giản, chỉ cần bắt đầu từ chính việc thay thói quen và sinh hoạt mỗi ngày. Kèm theo đó là thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để xương khớp thêm dẻo dai và chắc khỏe.

Rách vòng xơ đĩa đệm
Bổ sung đầy đủ canxi sẽ giúp xương chắc khỏe và dẻo dai hơn

Cụ thể, những phương pháp mà bạn cần chú ý như sau

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết, đặc biệt là canxi, vitamin D,..Với trẻ em và người lớn tuổi có thể bổ sung thêm các loại canxi hay sữa canxi để giúp xương thêm chắc khỏe.
  • Chú ý điều chỉnh các tư thế nằm, ngồi, mang vác vật nặng, hạn chế gù lưng hay thường xuyên gây áp lực lên cột sống khiến cho cột sống bị tổn thương.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, có thể tra theo BMI để kiểm tra
  • Không nên ngồi trong một tư thế quá lâu. Với những người làm công việc văn phòng có thể đứng lên đi lại nhẹ nhàng để xương khớp được thư giãn thoải mái hơn.
  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày tùy theo tình trạng sức khỏe. Những bộ môn như dưỡng sinh, yoga thường giúp xương khớp dẻo dai và khỏe mạnh hơn rất phù hợp cho những người bị thoát vị trong giai đoạn đầu.
  • Nếu bị các chấn thương về xưng trước đó nên điều trị triệt để và chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe xương khớp nhiều hơn.
  • Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây bệnh.

Rách vòng xơ đĩa đệm có thể phát triển và biến chứng trong thời gian ngắn, vì vậy người bệnh cần nhanh chóng điều trị để hạn chế các nguy cơ ngày. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên đi khám bệnh ngay nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào cho sức khỏe.

Cùng chuyên mục

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? GIẢI ĐÁP

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? GIẢI ĐÁP

"Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?" là thắc mắc được nhiều người quan tâm trong quá trình điều trị bệnh lý. Bởi tình dục được xem...

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm - Bài thuốc hay ít người biết

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm – Bài thuốc hay ít người biết

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những bài thuốc hay ít người biết đến. Các hoạt chất có trong dược liệu này có tác dụng...

thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Biểu hiện và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất trong nhóm những bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh tuy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn