Bệnh huyết trắng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, cách điều trị

Trị huyết trắng bằng phèn chua với 3 cách cực đơn giản

10+ Cách trị bệnh huyết trắng tại nhà an toàn hiệu quả

Huyết trắng vón cục như bã đậu là do đâu? Nguy hiểm không?

Rau ngổ chữa bệnh huyết trắng có thực sự hiệu quả? Giải đáp

Ra huyết trắng khi mang thai và các nguyên nhân có thể gặp

9 cách trị huyết trắng dân gian từ các vị thuốc thảo dược

Bài thuốc từ rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng

Ra huyết trắng nhiều có phải có thai không? Giải đáp

Ra huyết trắng vón cục và ngứa là bệnh gì? Làm sao hết

Ra huyết trắng màu nâu: Các bệnh phụ khoa có thể gặp

Tình trạng ra huyết trắng màu nâu cảnh báo nhiều nguy hiểm. Trong một số trường hợp, đây có thể chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên nếu nguyên nhân là do bệnh lý ở vùng kín, cơ quan sinh sản thì người phụ nữ cần thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

Ra huyết trắng màu nâu: Các bệnh phụ khoa có thể gặp
Ra huyết trắng màu nâu có thể là dấu hiệu nhận biết các bệnh phụ khoa có thể gặp

Huyết trắng màu nâu là gì?

Thông thường huyết trắng ( hay còn gọi là dịch tiết âm đạo, khí hư ) sẽ có màu trắng trong, có độ sánh tương đối như lòng trắng trứng gà. Huyết trắng là dịch tiết sinh lý bình thường, không có màu hoặc không có mùi. Vai trò của huyết trắng là tạo độ ẩm phù hợp trong âm đạo, đồng thời là “tường thành” bảo vệ các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào vùng kín.  

Khí hư chỉ tiết ra nhiều mỗi khi nữ giới sắp tới chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, khi quan hệ tình dục hoặc đang trong thời gian mang thai. Trường hợp huyết trắng màu nâu có thể không nguy hiểm nếu như không có những biểu hiện bất thường kèm theo. Ngược lại khí hư màu nâu có thể là khí hư có lẫn máu, lúc này người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như đau bụng, đau tức vùng kín, tiểu rắt, ngứa âm đạo… 

Ra huyết trắng màu nâu do đâu?

Huyết trắng màu nâu không hẳn là dấu hiệu của bệnh phụ khoa, trong một số trường hợp người phụ nữ trước và sau khi trải qua chu kỳ kinh, chuẩn bị mang thai cũng có dấu hiệu này. Cụ thể những nguyên nhân sinh lý chủ yếu đến từ:

Nội tiết tố thay đổi

Trong trạng thái bình thường, cơ thể người phụ nữ sẽ điều tiết và đảm bảo nồng độ hormone estrogen ở mức cân bằng. Điều này nhằm đảm bảo sự ổn định cho lớp niêm mạc bên trong nội mạc tử cung. Vì thế, từ nguyên nhân nào đó mà lượng estrogen bị giảm sút sẽ khiến lớp lót của niêm mạc tử cung bị bong tróc và thoát ra ngoài theo dịch tiết âm đạo.

Tương tự như hiện tượng rong kinh, hoặc những tổn thương về vật lý cũng gây chảy máu trong âm đạo thời gian ngắn.  Đây cũng là nguyên nhân khiến cho khí hư chuyển sang màu nâu và không ảnh hưởng đến sức khỏe chị em.

Sau khi hành kinh

Sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt, chị em sẽ nhận thấy dịch tiết âm đạo vẫn còn những vệt tối màu nâu. Đây là các tế bào niêm mạc tử cung còn sót lại được tử cung đẩy ra ngoài theo dịch tiết âm đạo – một hiện tượng sinh lý thông thường của các chị em. Hoặc sau khi hành kinh 1 – 2 ngày thì lớp tế bào này mới bị đào thải ra hết. 

Trong thời gian này, nếu như không chú ý vệ sinh và không sử dụng băng vệ sinh hàng ngày thì vùng kín dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm và tạp khuẩn. Do đó cho đến khi huyết trắng trở về trạng thái bình thường hoàn toàn thì chị em cần vệ sinh bộ phận sinh dục nữ sạch sẽ và đúng cách.

Dấu hiệu mang thai

Ra huyết trắng màu nâu: Các bệnh phụ khoa có thể gặp
Huyết trắng màu nâu là huyết trắng có lẫn máu, đây có thể là dấu hiệu máu báo thai sớm

Dấu hiệu mang thai vào những ngày đầu tiên thụ thai thành công sẽ xuất hiện một ít máu. Đây gọi là máu báo thai, chúng xuất hiện rất ít và thường kèm khí hư, vì thế chị em có thể trông đợi vào biểu hiện huyết trắng có màu nâu để nhận biết có thai. Thông thường biểu hiện này có thể xảy ra trước kỳ kinh và kéo dài 3 – 4 ngày.

Huyết trắng có màu nâu trong ngày rụng trứng

Hiện tượng huyết trắng màu nâu trong ngày rụng trứng không phổ biến và không kéo dài, vì thế rất ít người nhận ra. Theo cơ chế thông thường, vào những ngày rụng trứng giữa chu kỳ thì sẽ xuất hiện một vài đốm nhỏ màu nâu, đây là một số tế bào yếu được loại bỏ khi lớp niêm mạc tử cung dày lên. Điều này cũng không phản ứng bất thường hay nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em.

Do sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Trong một số ít những trường hợp sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, chị em có thể gặp phải hiện tượng rong kinh kéo dài. Thời gian này lượng máu kinh nguyệt có thể ra rất ít, hoặc chỉ là các vệt màu nâu lẫn trong dịch âm đạo liên tục trong cả tháng, thậm chí khí hư còn có hiện tượng máu kinh màu đen. Mặc dù không phải bệnh lý phụ khoa nhưng rong kinh có thể khiến người phụ nữ mệt mỏi và mất máu kéo dài.

Tiền mãn kinh 

Huyết trắng có màu nâu cũng có thể là dấu hiệu cho thấy người phụ nữ sắp bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Bởi vì lúc này, cơ thể người phụ nữ sẽ sản xuất ít estrogen hơn, và điều này khiến cho lớp nội mạc tử cung thiếu ổn định, dễ bong tróc và chảy máu bất thường. Một số dấu hiệu nhận biết giai đoạn tiền mãn kinh của nữ giới là tính tình thay đổi, cơ thể nóng bừng, khó ngủ, dễ cáu gắt, suy giảm ham muốn,…

Ra huyết trắng màu nâu do bệnh lý phụ khoa 

Một số bệnh lý phụ khoa cũng có thể có dấu hiệu khí hư màu nâu. Những vấn đề liên quan đến cơ quan sinh dục hoặc cơ quan sinh sản sẽ thể hiện qua màu sắc khí hư bất thường. Theo các chuyên gia, khí hư màu nâu có thể xuất phát từ những bệnh lý sau:

Bệnh u nang buồng trứng

Ra huyết trắng màu nâu: Các bệnh phụ khoa có thể gặp
Những vấn đề ở buồng trứng có thể làm thay đổi hormone nữ giới và gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo

Tỷ lệ chị em phụ nữ mắc bệnh u nang buồng trứng ngày càng cao, tuy nhiên theo các đánh giá thì căn bệnh này không đến mức đặc biệt nguy hiểm. Ban đầu bệnh sẽ  không có biểu hiện rõ ràng, thậm chí nhiều bệnh nhân có thể trạng tốt sẽ tự xuất hiện các u nang và chúng tự biến mất sau đó. Để bệnh đến giai đoạn nặng thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Khi các nang này vỡ cũng chính là nguyên nhân khiến cho khí hư bị biến đổi màu sắc và người bệnh có thể gặp phải các cơn đau ở vùng xương chậu.

Bệnh viêm âm đạo

Bệnh viêm âm đạo do nấm men, vi khuẩn hoặc các loại tạp trùng gây ra. Căn bệnh này cũng rất phổ biến với chị em phụ nữ trong độ tuổi mang thai, mãn kinh và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Do vi khuẩn xâm nhập mà niêm mạc âm đạo rất dễ bị viêm, nhiễm khuẩn, từ đó dẫn đến chảy máu và tiết ra khí hư màu nâu bất thường.

Những dấu hiệu khác giúp nhận diện viêm âm đạo là tình trạng đau buốt mỗi khi đi tiểu, ngứa và bỏng rát vùng kín, vùng chậu đau tức,…  Viêm nhiễm xuất phát chủ yếu từ việc vệ sinh không đúng cách, vùng kín ẩm ướt, hoặc thông qua quan hệ tình dục. Ngoài dấu hiệu huyết trắng có màu nâu, dịch tiết âm đạo còn có những màu khác như màu xanh hoặc vàng, tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

Lạc nội mạc tử cung

Ở nữ giới, lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân dẫn đến rong kinh và khó thụ thai. Lạc nội mạc tử cung do lớp niêm mạc phát triển rộng và phát triển lan ra ngoài tử cung. Tuy nhiên căn bệnh này sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng đời sống người bệnh, nhưng nếu diễn biến kéo dài rất dễ khiến chị em mệt mỏi do thiếu máu. 

Những triệu chứng mà bệnh gây ra chủ yếu là huyết trắng màu nâu tiết ra bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt, co thắt tử cung, đau tức bụng dưới, đau lúc quan hệ. Ngoài ra nếu bệnh diễn biến nặng sẽ khiến người bệnh buồn nôn, chóng mặt, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa….

Ra huyết trắng màu nâu: Các bệnh phụ khoa có thể gặp
Tình trạng viêm ở tử cung hay nội mạc tử cung thường gây ra hiện tượng lẫn máu trong huyết trắng

Do viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu ở nữ giới thường xảy ra trong giai đoạn phụ nữ từ 35 – 50 tuổi. Viêm vùng chậu chỉ chung những triệu chứng viêm nhiễm nằm tại buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung… Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt tình dục mà còn làm tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh nếu không tiến hành điều trị sớm. Có thể nhận biết dấu hiệu viêm vùng chậu qua những biểu hiện của dịch tiết âm đạo như: huyết trắng có màu nâu, xanh hoặc trắng đục, đau bụng râm ran hoặc đau khi quan hệ.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang (PCOS) được xem là một trong những hội chứng khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em không được ổn định. Đặc biệt, thời gian cách quãng mỗi chu kỳ kinh thường kéo dài hơn 35 ngày và màu sắc khí hư cũng thay đổi do xuất hiện xen lẫn với một số đốm nâu. Ngoài ra, bệnh nhân thường có một số biểu hiện như sắc da sạm đi, đau đầu, thay đổi cân nặng, căng thẳng, lo lắng,…

Thận trọng với khí hư màu nâu ở phụ nữ mang thai

Ở đối tượng phụ nữ mang thai, việc theo dõi những biểu hiện bất thường của dịch tiết vùng kín là rất quan trọng. Bởi nếu khí hư có màu sắc bất thường, khả năng viêm nhiễm, thai ngoài tử cung hay sinh non có thể xảy ra. Cụ thể thai phụ cần lưu ý những điều sau:

Có thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là một biến chứng thai kỳ không người mẹ nào mong muốn. Hầu như mọi trường hợp thai ngoài tử cung đều không phát triển được, phôi thai có thể bị vỡ hoặc được phẫu thuật loại khỏi cơ thể người mẹ. Thai ngoài tử cung tự vỡ sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm tại khu vực phôi phát triển, như buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. 

Hiện tượng thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng thụ tinh ngay trong buồng trứng, cổ tử cung, ống dẫn trứng, một số vị trí khác trong vòm bụng. Ban đầu thai ngoài tử cung phát triển bám vào niêm mạc sẽ khiết vùng kín chị em ra máu nhưng không đáng kể. Kết hợp với khí hư làm huyết trắng có màu nâu. Nếu như phôi thai vỡ, hiện tượng chảy máu sẽ nghiêm trọng hơn và gây ra đau bụng dữ dội, chị em bị chóng mặt, đau tức ở vùng xương chậu, hoặc thậm chí là mất máu, ngất xỉu,…

Dấu hiệu động thai, sảy thai

Ra huyết trắng màu nâu: Các bệnh phụ khoa có thể gặp
Bà bầu nên thận trọng nếu nhận thấy dấu hiệu ra huyết trắng màu nâu trong thai kỳ

Ra huyết trắng màu nâu có thể là một dấu hiệu nguy hiểm cho thấy thai phụ bị động thai. Nếu như hiện tượng này xảy ra sau khi bà bầu quan hệ tình dục, té ngã hoặc có va chạm mạnh, cảm giác đau bụng thì cần đề phòng.

Xuất huyết do động thai sẽ có biểu hiện rỉ máu ở âm đạo với số lượng máu nhỏ giọt. Ngược lại nếu sảy thai, người bệnh sẽ nhận thấy bụng đau dữ dội, máu chảy nhiều, xuất hiện cục máu đông…. Vì thế phụ nữ trong thai kỳ cần cảnh giác khi vùng kín có dịch nâu lạ thường, đặc biệt là khi kèm theo dấu hiệu đau bụng.

 Dịch âm đạo sau sinh

Dịch âm đạo sau sinh có màu nâu là hiện tượng bình thường. Sau khi chị em trải qua thời gian sinh đẻ thì lượng dịch còn lại trong tử cung ( bao gồm nước ối, dịch ối, màu nhau,..) còn sót lại sẽ được tử cung co thắt đẩy ra ngoài hoàn toàn. Lượng dịch này sẽ được loại bỏ kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày, từ dịch tiết màu đỏ, huyết trắng tiết ra sẽ dần chuyển sang màu nâu nhẹ rồi dần biến mất. Tuy nhiên cần đề phòng nếu dịch tiết sau sinh có mùi hôi, đau bụng, hoặc sản phụ bị sốt. Có thể đây là dấu hiệu sót nhau sau sinh hoặc tục dịch trong tử cung gây viêm nhiễm.

Ra huyết trắng màu nâu có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, huyết trắng màu nâu đỏ có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, hoặc chỉ là dấu hiệu sinh lý thông thường trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai. Người bệnh cần xác định nguyên nhân cụ thể, đối với những trường hợp bệnh lý cần điều trị sớm để bệnh không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của chị em. 

Ngoài ra, nếu như tình trạng huyết trắng do rong tinh, dịch tiết lẫn máu ra nhiều hơn bình thường. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra tình trạng suy nhược cơ thể, thiếu máu, tinh thần mệt mỏi, ăn uống kém, giảm ham muốn tình dục. Đặc biệt ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, tình trạng rong kinh là một trong những nguyên nhân gây suy nhược phổ biến nhất.

Phụ nữ mang thai khi bị ra huyết trắng có lẫn máu nên cảnh giác trước nguy cơ thai ngoài tử cung, thai lưu, động thai hoặc sinh non. Khi nhận thấy huyết trắng có màu nâu cần ngay lập tức đến cơ sở y tế kiểm tra, thăm khám để được theo dõi sức khỏe và có những biện pháp đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

Theo các bác sĩ, chỉ những trường hợp chị em xuất hiện một lượng máu lớn lẫn với khí hư hoặc tình trạng huyết trắng màu nâu kéo dài lâu ngày sẽ cần được theo dõi kỹ lưỡng hơn. Ngoài ra, trong những trường hợp sau người phụ nữ sẽ cần đến bác sĩ để theo dõi: chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, máu kinh nguyệt màu đen, vùng kín có mùi, vùng kín ngứa, đỏ, đau rát khi bình thường và khi quan hệ tình dục, sốt và đau ở bụng dưới hoặc vùng xương chậu….

Tình trạng huyết trắng có màu nâu có thể là một dấu hiệu bệnh phụ khoa nguy hiểm. Do đó bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị đúng cách, không chữa trị tại nhà.

Ra huyết trắng màu nâu phải làm sao?

Ra huyết trắng màu nâu: Các bệnh phụ khoa có thể gặp
Chị em cần thăm khám phụ khoa ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trong dịch tiết âm đạo

Chẩn đoán và điều trị hiện tượng ra huyết trắng có màu nâu được thực hiện bằng nhiều phương pháp. Nếu nhẹ thì chị em có thể chỉ cần điều trị tại nhà, sử dụng thuốc theo chỉ định, hoặc nghiêm trọng hơn sẽ cần phác đồ điều trị tại bệnh viện. Quy trình chẩn đoán và điều trị như sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu giúp xác định nồng độ beta HCG huyết thanh. Từ đó xác định được người phụ nữ có mang thai hay không, cùng lúc đánh giá được những loại vi khuẩn, nấm men hay ký sinh trùng, tạp khuẩn có trong đường âm đạo. 
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu cho biết tỷ lệ mất máu, thiếu máu hoặc giảm thể tích tuần hoàn ở những bệnh nhân bị chảy máu niêm mạc, rong kinh… Nếu nghi ngờ rối loạn chảy máu, cần xét nghiệm thêm để phân biệt buồng trứng đa nang.
  • Chẩn đoán hình ảnh : Phương pháp chẩn đoán cho thấy rõ những tổn thương trong âm đạo, bao gồm siêu âm qua đường âm đạo, siêu âm sàng lọc và nội soi buồng tử cung, siêu âm bơm nước buồng tử cung cho thấy hình ảnh các khối polyp tại lớp niêm mạc.
  • Xét nghiệm mẫu niêm mạc tử cung: Phương pháp này chủ yếu được áp dụng đối với những phụ nữ đã mãn kinh. Phương pháp giúp đánh giá toàn bộ những bất thường bên trong buồng tử cung.

Thăm khám phụ khoa

Thăm khám ban đầu sẽ được thực hiện đối với mọi bệnh nhân, nhằm đánh giá chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực vùng kín và hỏi về tình trạng sức khỏe, bệnh sử của người bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định khám cận lâm sàng bằng cách thực hiện các xét nghiệm. Người bệnh nên tuân thủ các yêu cầu thăm khám ban đầu mới có thể xác định đúng nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Các biện pháp điều trị

Điều trị huyết trắng có màu nâu chỉ áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh lý phụ khoa, hoặc có nguy cơ bệnh lý, thai phụ có nguy cơ tai biến sản khoa. Đối với những trường hợp này sẽ được hướng dẫn điều trị theo phác đồ của bác sĩ đưa ra. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý chữa bệnh tại nhà hay áp dụng các liệu pháp dân gian.

  • Tình trạng dịch tiết màu nâu xuất hiện sau chu kỳ kinh không nguy hiểm, chỉ thường kéo dài trong một hoặc hai ngày sau khi kinh nguyệt kết thúc. Chỉ những trường hợp rong kinh kéo dài trên 1 tuần và kèm theo những dấu hiệu như khó hư có mùi hôi, đau bụng, buồn nôn,… lúc này mới cần điều trị kiểm tra niêm mạc tử cung.
  • Trong một số trường hợp viêm nhiễm ở mức độ nhẹ, chị em sẽ được hướng dẫn chăm sóc vùng kín tại nhà, kết hợp điều trị thuốc kháng sinh dạng đặt hoặc bôi ngoài âm đạo. Việc vệ sinh vùng kín đúng cách có thể giúp bệnh phục hồi hơn 80%. Tuy nhiên cũng không lạm dụng thuốc kháng sinh, không tự ý kéo dài liều thuốc vì có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, hệ miễn dịch tự nhiên bị suy giảm.
  • Trong thời gian khí hư bất thường, chị em nên kiêng quan hệ tình dục. Để phòng bệnh lây nhiễm, cần quan hệ tình dục an toàn có sử dụng các biện pháp bảo vệ, không nên quan hệ mạnh bạo vì có thể gây tổn thương, viêm rách niêm mạc âm đạo tạo điều kiện cho sự viêm nhiễm.

Nhìn chung nếu không có dấu hiệu bất thường nào khác thì hiện tượng huyết trắng có màu nâu có thể chỉ là lượng máu tồn đọng lại trước kỳ kinh nguyệt hoặc sau kỳ kinh nguyệt. Đảm bảo theo dõi kỹ nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan:

Cùng chuyên mục

Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh? Chuyên gia giải đáp

Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh? Là vấn đề được các chị em phụ nữ rất quan tâm. Bởi giúp chính mình có sự chuẩn bị chu đáo...

trị huyết trắng bằng rau diếp cá

Chữa Trị Huyết Trắng Bằng Rau Diếp Cá Và Lưu Ý Cần Biết

Trị huyết trắng bằng rau diếp cá là mẹo dân gian đơn giản được áp dụng phổ biến. Mẹo chữa này tận dụng dược tính của rau diếp cá để...

trị huyết trắng bằng lá trầu không

5 cách trị huyết trắng bằng lá trầu không hiệu quả, dễ áp dụng

Trị huyết trắng bằng lá trầu không có thể giúp cải thiện tình trạng ra khí hư bất thường, ngứa ngáy và nóng rát vùng kín. Bởi trong thảo dược...

bệnh huyết trắng nên ăn gì và kiêng gì

Bệnh huyết trắng kiêng ăn gì để kiểm soát?

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng với quá trình khắc phục tình trạng tiết dịch âm đạo bất thường. Nữ giới cần nắm rõ bệnh huyết...

huyết trắng đặc như keo

Huyết trắng đặc như keo: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Huyết trắng đặc như keo là triệu chứng bất thường nữ giới tuyệt đối không được chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo các căn bệnh phụ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn