Bệnh huyết trắng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, cách điều trị

Trị huyết trắng bằng phèn chua với 3 cách cực đơn giản

10+ Cách trị bệnh huyết trắng tại nhà an toàn hiệu quả

Huyết trắng vón cục như bã đậu là do đâu? Nguy hiểm không?

Bài thuốc từ rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng

Ra huyết trắng nhiều có phải có thai không? Giải đáp

Rau ngổ chữa bệnh huyết trắng có thực sự hiệu quả? Giải đáp

Ra huyết trắng khi mang thai và các nguyên nhân có thể gặp

9 cách trị huyết trắng dân gian từ các vị thuốc thảo dược

Ra huyết trắng vón cục và ngứa là bệnh gì? Làm sao hết

Ra huyết trắng khi mang thai và các nguyên nhân có thể gặp

Ra huyết trắng khi mang thai có thể là dấu hiệu báo động tình trạng viêm nhiễm ở “cô bé. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ, vì thế người mẹ cần lưu ý để có thể thăm khám và điều trị kịp thời.

Ra huyết trắng khi mang thai
Ra huyết trắng khi mang thai là một hiện tượng sinh lý khá thường gặp

Ra huyết trắng khi mang thai là gì?

Hiện tượng vùng kín ra huyết trắng (hay còn gọi khí hư) xảy ra ở phần lớn thai phụ trong thời gian mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng giữa. Huyết trắng này thực chất là dịch nhầy có màu trắng trong, bình thường dịch sinh lý này có tác dụng bảo vệ vùng kín khỏi nguy cơ viêm nhiễm. Ở phụ nữ mang thai, huyết trắng đôi khi có thể có màu hơi ngả vàng. 

Lượng khí hư này ra nhiều hay ít tùy theo từng giai đoạn chu kỳ mang thai. Huyết trắng thực chất không có hại mà ngược lại, dịch huyết trắng còn có tác dụng giữ ẩm, cân bằng nồng độ pH cho âm đạo, từ đó giúp tạo điều kiện thuận lợi để tinh trùng dễ dàng di chuyển vào tử cung khi trứng rụng.

Nguyên nhân ra huyết trắng khi mang thai

Phụ nữ mang thai thường bị ra huyết trắng nhiều hơn so với bình thường, đây cũng là dấu hiệu giúp nhận diện những bất thường nơi âm đạo. Tử cung và cổ tử cung của thai phụ sẽ có sự thay đổi kích thước chuyển biến qua từng thời kỳ để thích ứng với sự phát triển của bào thai. Từ đó mà lượng huyết trắng cũng sẽ tiết ra nhiều hơn để đảm bảo cho sự giãn nở của vùng kín và âm đạo. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của bà bầu trong thai kỳ.

Nguyên nhân sinh lý

Ra huyết trắng khi mang thai
Huyết trắng có màu đục, hơi đặc như lòng trắng trứng là huyết trắng sinh lý bình thường

Huyết trắng bình thường có màu trong, hơi đục tựa như lòng trắng trứng. Ngược lại nếu màu sắc và kết cấu bất ổn có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý khác. Tình trạng ra huyết trắng khi mang thai còn đến từ nhiều nguyên nhân khác như:

  • Do hormone estrogen và lưu lượng máu trong cơ thể mẹ bầu  tăng trong thai kỳ khiến khí hư ra nhiều hơn, nhằm bảo vệ các cơ quan trong khu vực sinh sản tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm qua đường âm đạo.
  • Nồng độ hormone thay đổi trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối dẫn đến nhu cầu sinh lý tăng lên, khí hư tiết ra nhiều hơn để giúp người mẹ thỏa mãn các vấn đề sinh lý dễ dàng hơn.
  • Về cuối thai kỳ, phần đầu của thai nhi sẽ nhích xuống vùng xương chậu nhiều hơn, và điều này đòi hỏi vùng dưới của người mẹ cần nhiều chất bôi trơn hơn nữa.
  • Nếu như hiện tượng khí hư có kèm theo máu ở những tuần cuối thai kỳ, khả năng đây là dấu hiệu bung nút nhầy chuẩn bị chuyển dạ mà người mẹ nên lưu tâm để đến bệnh viện kịp lúc.
  • Do thói quen vệ sinh vùng kín của nhiều chị em thay đổi, thường xuyên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh vùng kín khiến môi trường pH tự nhiên thay đổi. Từ đó lượng khí hư tiết ra nhiều hơn.
  • Nếu như chị em vệ sinh vùng kín không đúng cách, mặc quần áo bó sát, hoặc không thường xuyên thay băng vệ sinh thì cũng dễ dẫn đến khả năng tiết ra khí hư nhiều hơn. 
  • Bên cạnh đó, nếu như mang thai mà bà bầu thường xuyên thức khuya, stress, căng thẳng hoặc gặp phải những vấn đề về tâm lý thì nội tiết tố cũng bị ảnh hưởng khiến huyết trắng ra nhiều hơn.
  • Ngoài ra một số nguyên nhân khác đề từ các vấn đề viêm nhiễm bên trong cơ quan sinh dục, sinh sản,… mà kết hợp với những biểu hiện bất thường khác mà thai phụ có thể nhận diện sớm để tiến hàng kiểm tra, thăm khám.

Nguyên nhân bệnh lý

Ra huyết trắng khi mang thai
Nếu như huyết trắng có mùi và khiến thai phụ khó chịu thì nguyên nhân có thể là do bệnh lý

Huyết trắng ở mỗi phụ nữ có thể ra nhiều hay ít tùy theo từng giai đoạn của chu kỳ mang thai. Nếu như bình thường, huyết trắng có nhiều lợi ích như: giúp tăng cường khả năng bảo vệ âm đạo,  giữ ẩm, cân bằng độ pH tự nhiên ở âm đạo. Đối với phụ nữ trong giai đoạn thụ thai, huyết trắng còn giúp tạo điều kiện thuận lợi để tinh trùng vào tử cung khi trứng rụng.

Tuy nhiên như đã đề cập, nếu như tình trạng bệnh huyết trắng thất thường kèm theo những dấu hiệu nghi ngờ viêm nhiễm thì chị em cần thăm khám và điều trị ngay. Cảnh giác khi ra huyết trắng khi mang thai do viêm nhiễm vùng kín cũng được các bác sĩ khuyến cáo trong thai kỳ của người mẹ. Sau đây là những căn bệnh phụ khoa thường gặp ở bà bầu có biểu hiện huyết trắng ra nhiều.

Nhiễm nấm Candida albicans

Tình trạng viêm vùng kín do nấm Candida albicans không hiếm gặp. Thực chất đây là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến nhất ở chị em trong mọi độ tuổi, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Những biểu hiện ban đầu của bệnh thường là: khí hư có màu trắng đục, vón cục như sữa chua, không có mùi hôi nhưng người bệnh sẽ cảm thấy ngứa rát ở âm hộ. Nguyên nhân gây viêm nhiễm do nấm chủ yếu là do vệ sinh vùng kín chưa đúng cách, lạm dụng kháng sinh kéo dài, phụ nữ mang thai hoặc suy giảm miễn dịch rất dễ mắc phải căn bệnh này..

Ra huyết trắng khi mang thai
Theo dõi các thay đổi của huyết trắng để sớm nhận biết những dấu hiệu bệnh bất thường

Viêm vùng kín do tạp trùng

Tạp trùng là một trong những nguyên nhân khiến khí hư ra nhiều và có thể biến đổi về màu sắc. Nếu thai phụ nhận thấy huyết trắng có màu vàng hoặc xám, loãng như nước, có mùi hôi tanh thì khả năng nhiễm tạp trùng đã ở mức độ tương đối nặng. Nguyên nhân thường là do vấn đề vệ sinh, do thụt rửa sâu trong âm đạo hoặc quan hệ tình dục không an toàn vô tình đưa vi khuẩn vào trong đường âm đạo. Từ đó gây mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo, khiến cơ quan này bị viêm ngứa dai dẳng.

Do nhiễm trùng roi Trichomonas

Trùng roi Trichomonas gây ra nhiều triệu chứng viêm nhiễm âm đạo, trong đó có bệnh viêm âm đạo và viêm vùng kín ở phụ nữ mang thai. Biểu hiện thường gặp khi nhiễm Trichomonas tương tự như nhiễm nấm, tuy nhiên khí hư sẽ ngả sang màu hơi vàng hoặc xanh, dịch tiết loãng và có bọt. Và tình trạng viêm gây ngứa rát âm đạo. sẽ khiến người bệnh rất phiền hà.

Những bệnh lý ở tử cung

Huyết trắng ra nhiều cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ở tử cung như: viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung hoặc ung thư cổ tử cung. Khi đó huyết trắng của người bệnh sẽ có màu sữa đục, kèm theo mùi hôi khó chịu. Nghiêm trọng hơn, các vấn đề bên trong cổ tử cung còn có thể gây xuất huyết, nhiễm trùng cho người bệnh. Vì thế nếu như huyết trắng tiết ra nhiều hơn và kèm lẫn máu hoặc mủ thì nên cảnh giác trước những nguy cơ này.

Nhận biết các dấu hiệu ra huyết trắng khi mang thai

Ra huyết trắng khi mang thai
Phụ nữ mang thai dễ mắc phải các nguy cơ viêm nhiễm vùng kín

Tuy nhiên, tình trạng huyết trắng ra nhiều có thể rơi vào 2 trường hợp dưới đây:

Dấu hiệu bà bầu ra huyết trắng bình thường

Ra huyết trắng khi mang thai là một dấu hiệu thay đổi về sinh lý bình thường. Nếu người mẹ khỏe mạnh thì huyết trắng là những dịch nhầy có màu trắng trong hoặc trắng đục, gần giống như nước mũi trong, tương tự như lòng trắng trứng. Huyết trắng bình thường không có màu sắc hay mùi hôi. Mặc dù huyết trắng có thể xuất hiện nhiều hơn bình thường nhưng lượng dịch này tiết ra nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào hormone trong cơ thể mẹ bầu.

Ở những mẹ bầu mang thai tháng cuối, khi vùng kín ra nhiều khí hư cũng không nên quá lo lắng. Bởi vì chất nhầy cổ tử cung sẽ được sản xuất nhiều hơn, đủ để kết dính với nhau tạo nên nút nhầy. Bằng cách này có thể giúp bảo vệ thai nhi khỏi nhiễm khuẩn. Khi gần đến lúc sinh, lượng chất nhầy này sẽ thoát ra qua đường âm đạo của mẹ để bôi trơn giúp em bé chào đời dễ dàng.

Dấu hiệu ra huyết trắng khi mang thai bất thường

Những biểu hiện ra huyết trắng khi mang thai bất thường rất dễ nhận biết. Thông qua màu sắc và mùi bất thường của khí hư mà thai phụ có thể nhận biết được bệnh lý. Theo các chuyên gia, những vấn đề viêm nhiễm vùng kín xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ trong chu kỳ mang thai. Sau đây là những dấu hiệu giúp nhận biết:

  • Nếu như huyết trắng ra nhiều bất thường đến mức ướt quần lót  nhưng không kèm theo mùi hôi hay màu sắc khác biệt thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự điều tiết quá mức dịch nhờn ở âm đạo.
  • Ở đối tượng phụ nữ mang thai dưới 37 tuần, Cần thận trọng nếu như huyết trắng ra nhiều kèm theo vết màu hồng, bởi đây có thể là dấu hiệu bà bầu bị viêm cổ tử cung.
  • Huyết trắng có màu trong nhẹ, nhầy và màu ngả hồng có thể là chất nhầy ở cổ tử cung, nếu chất nhầy này thoát ra ngoài thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy người mẹ có thể chuyển dạ sau đó.
  • Nếu như huyết trắng có mùi hôi, có màu ngả xanh hoặc vàng, dấu hiệu này cho thấy nguy cơ nhiễm ký sinh trùng âm đạo.
  • Trường hợp huyết trắng vón cục, đục như sữa bột, mùi tanh, cùng với các triệu chứng ngứa, khó chịu khi đi tiểu hoặc khi quan hệ cho thấy bà bầu bị nhiễm trùng âm đạo.

Ra huyết trắng khi mang thai khi nào cần điều trị?

Ra huyết trắng khi mang thai
Nếu như số lượng huyết trắng ra nhiều và có mùi hôi thì thai phụ nên đi điều trị càng sớm càng tốt

Với những trường hợp ra huyết trắng khi mang thai thông thường sẽ không cần đến điều trị. Thai phụ nên theo dõi thay đổi của dịch tiết vùng kín, nếu như huyết trắng bình thường và không có mùi hay màu sắc khác biệt thì có thể yên tâm không có vấn đề gì đáng ngại.

Ngược lại, khi huyết trắng ra nhiều và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thì thai phụ nên điều trị sớm. Bệnh huyết trắng trong thai kỳ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, khi bệnh tái diễn liên tục sẽ gây những phiền toái, khó chịu cho chị em phụ nữ. Khi bệnh tiếp tục tái diễn sẽ ảnh hưởng không ít đến đời sống sinh hoạt vợ chồng. Vì thế cần điều trị sớm để bệnh không tái phát.

Cần điều trị huyết trắng nếu như tình trạng bệnh ngày càng nặng, tác động xấu đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Ở phụ nữ mang thai, tình trạng này rất nguy hiểm vì không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn tác động xấu đến thai nhi. Người mẹ có khả năng đối mặt với những biến chứng thai kỳ như doạ sảy thai, sinh non, thậm chí là nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Khi thấy lượng huyết trắng tiết ra nhiều hơn mức bình thường, khí hư có mùi khó chịu hay màu sắc bất thường thì nên thăm khám ngay. Điều này giúp cho thai kỳ của người mẹ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

Điều trị và phòng tránh ra huyết trắng khi mang thai

Làm gì khi ra huyết trắng trong thai kỳ?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra huyết trắng khi mang thai mà có những cách điều trị khác nhau. Thông thường những dấu hiệu ra huyết trắng sinh lý sẽ không phải điều trị mà chỉ cần chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách hơn. Sau đây là những cách đối phó với tình trạng này:

  • Nếu như chất nhầy cổ tử cung tăng tiết dịch, tuy nhiên sức khỏe người mẹ vẫn bình thường, không có biểu hiện viêm ngứa thì nên sử dụng băng vệ sinh để giữ vùng kín sạch sẽ. Đồng thời thay đổi quần lót 2 lần/ngày tránh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại phát triển.
  • Trong thời gian ra huyết trắng, thai phụ cần tuyệt đối giữ cho vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ, độ pH ổn định sẽ không tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm. 
  • Không nên quan hệ tình dục trong thời gian bị ra huyết trắng nhiều, nếu như giao hợp thì chị em nên lưu ý vệ sinh từ trước ra sau. Bằng cách này các vi trùng hay vi khuẩn bẩn không xâm nhập được đến cô bé.
Ra huyết trắng khi mang thai
Vệ sinh vùng kín và thường xuyên giặt quần lót để đảm bảo không có vi khuẩn phát triển gây bệnh
  • Không nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh vùng kín trong thời gian bị bệnh huyết trắng, bởi vì lúc này vùng kín đang mẫn cảm nên nếu lạm dụng dung dịch vệ sinh này sẽ gây ảnh hưởng đến độ cân bằng pH tự nhiên trong âm đạo.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại khăn giấy hoặc khăn ướt lau vùng kín có mùi thơm, hoặc dùng các loại sữa tắm, dung dịch vệ sinh,  xịt khử mùi âm đạo có mùi hương hóa học.
  • Không nên lo âu, căng thẳng, điều này sẽ khiến nội tiết trong cơ thể tahi phụ mất cân bằng, từ đó làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin như rau củ quả, các loại trái cây, uống nhiều nước để bổ sung sức đề kháng. Ngoài ra thai phụ cũng hạn chế các loại thực phẩm cay hoặc sử dụng thực phẩm lên men quá nhiều.
  • Điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh trong thai kỳ nếu không được sự cho phép của bác sĩ chuyên môn.
  • Đối với các bệnh lý phụ khoa trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ về cách vệ sinh, chăm sóc vùng kín, cũng như việc sử dụng các loại thuốc hay dung dịch vệ sinh vùng kín.
  • Không áp dụng các bài thuốc dân gian trị viêm vùng kín, các bài thuốc rửa hay thuốc xông từ lá cây, thuốc gia truyền,…. điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng hơn.
  • Tuân theo lịch khám thai định kỳ, chú ý đến các biểu hiện sức khỏe để đảm bảo người mẹ và thai nhi luôn được bảo vệ một cách tốt nhất.

 Phòng tránh bệnh huyết trắng khi mang thai

Nguyên tắc phòng tránh các bệnh lý phụ khoa nói chung hay tình trạng huyết trắng ra nhiều trong thai kỳ cơ bản là vấn đề vệ sinh. Thai phụ nên lưu ý trong những tháng đầu mang thai cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, trước và sau khi quan hệ tình dục hay sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra cần hạn chế thụt rửa âm đạo thường xuyên, chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài.

Trong thai kỳ, thai phụ cũng không nên mặc đồ lót bẩn, chật chội và với chất liệu bí bức. Thay vào đó cần chọn những loại quần áo lót có chất liệu thấm hút mồ hôi. Ngoài ra không nên mặc các loại quần có chất vải cứng, thô. Thời gian mang thai, chị em cũng cần lưu ý quan hệ tình dục an toàn để phòng ngừa viêm nhiễm.

Huyết trắng khi mang thai là hiện tượng sinh lý phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Trong trường hợp huyết trắng là do viêm nhiễm, nhiều trường hợp không điều trị khỏi dẫn đến vô sinh, ung thư cổ tử cung. Vì thể ở trong thai kỳ, nếu thai phụ nhận thấy có những triệu chứng nghi ngờ ung thư phụ khoa như huyết trắng có màu và mùi bất thường, chảy máu âm đạo hay đau vùng chậu thì nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Bài viết liên quan:

Cùng chuyên mục

Ra huyết trắng vón cục và ngứa là bệnh gì?

Ra huyết trắng vón cục và ngứa là bệnh gì? Làm sao hết

Trong nhiều bệnh lý phụ khoa, người phụ nữ có thể gặp phải tình trạng ra huyết trắng vón cục và ngứa. Khi không điều trị sớm thì vùng kín...

huyết trắng đặc như keo

Huyết trắng đặc như keo: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Huyết trắng đặc như keo là triệu chứng bất thường nữ giới tuyệt đối không được chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo các căn bệnh phụ...

bệnh huyết trắng nên ăn gì và kiêng gì

Bệnh huyết trắng kiêng ăn gì để kiểm soát?

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng với quá trình khắc phục tình trạng tiết dịch âm đạo bất thường. Nữ giới cần nắm rõ bệnh huyết...

ra huyết trắng vón cục như bã đậu

Huyết trắng vón cục như bã đậu là do đâu? Nguy hiểm không?

Phụ nữ không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng ra huyết trắng vón cục như bã đậu. Bởi đây thường là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ...

chữa bệnh huyết trắng tại nhà

10+ Cách trị bệnh huyết trắng tại nhà an toàn hiệu quả

Song song với điều trị y tế, có thể áp dụng các cách trị bệnh huyết trắng tại nhà. Đây là giải pháp đơn giản, giúp cải thiện tình trạng...

trị huyết trắng bằng phèn chua

Trị huyết trắng bằng phèn chua với 3 cách cực đơn giản

Trị huyết trắng bằng phèn chua có tác dụng làm sạch vùng kín, giảm cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Hơn nữa, phèn chua còn giúp ức chế hoạt...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn