Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Tìm hiểu phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói

Phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói hiện nay đang được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn áp dụng. Bởi vì cách điều trị này không những an toàn mà còn đem lại hiệu quả cao, giúp trẻ cải thiện ngôn ngữ tốt đồng thời tốn ít chi phí.

Vậy âm ngữ trị liệu cho trẻ được thực hiện như thế nào? Trong quá trình điều trị cần lưu ý những gì? Xin mời quý bạn đọc cùng tạp chí Vimed tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói
Phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói mang lại hiệu quả cao, dễ thực hiện

Âm ngữ trị liệu là gì?

Âm ngữ trị liệu tức là các chuyên gia hay bác sĩ chuyên ngành sẽ áp dụng phương pháp này để tìm ra vấn đề khó khăn mà trẻ đang gặp phải về mặt ngôn ngữ, lời nói, khả năng nhai nuốt, từ đó dần dần khắc phục giúp trẻ cải thiện khả năng nói và phát âm theo hướng tích cực, cụ thể:

  • Khả năng phát âm: Giải quyết các vấn đề chậm nói, mất ngôn ngữ, nói nhiều mà không rõ lời, người đối diện không hiểu, mắc lỗi khi phát âm.
  • Độ trôi chảy: Sau một thời gian áp dụng sẽ cải thiện tình trạng nói lắp, nói ngọng, khó diễn đạt cho trẻ hiệu quả.
  • Độ vang: Không chỉ nói trôi chảy, không vấp mà trẻ còn nói to, phát âm rõ ràng, rành mạch.
  • Vấn đề ở miệng: Sau thời gian luyện tập cải thiện được việc khó nhai nuốt, cho thức ăn vào miệng, chảy dãi, thường xuyên há miệng.

Phương pháp điều trị này được áp dụng phổ biến cho những trường hợp trẻ mắc chứng chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, bệnh bại não, rối loạn phổ tự kỷ, trầm cảm. Hoặc hỗ trợ cho các bệnh nhân gặp biến chứng về khả năng ngôn ngữ sau điều trị các chứng bệnh như chấn thương sọ não, đột quỵ, viêm não.

Phương pháp âm ngữ trị liệu được thực hiện như thế nào?

Phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói có thể thực hiện tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt, bệnh viện hoặc ngay tại nhà. Ngoài các chuyên gia, bác sĩ, giáo viên thì cha mẹ cũng nên hỗ trợ và theo sát để giúp con nhanh chóng cải thiện ngôn ngữ.

Tùy vào từng độ tuổi và mức độ chậm nói của trẻ mà bác sĩ sẽ áp dụng các bài tập nói, phát âm khác nhau. Phương pháp này gồm 2 liệu pháp cơ bản sau:

Liệu pháp Prompt:

Liệu pháp chữa trị này chủ yếu dựa trên tái cấu trúc cơ miệng với những cách thức chủ yếu là tập cho trẻ kiểm soát các vận động cơ ở vùng miệng như hàm, lưỡi, môi. Đồng thời hướng dẫn trẻ làm sao để có thể cảm nhận được vị trí đặt của các bộ phận này chính xác khi phát âm một từ hoặc nói cả câu dài.

Liệu pháp ACC giao tiếp tăng cường và thay thế

ACC hiện đang là một trong những liệu pháp âm ngữ trị liệu mang lại hiệu quả cao được nhiều người lựa chọn áp dụng cho con trẻ. Để thực hiện phương pháp này chuyên gia, người dạy có thể sử dụng thêm một số công cụ hỗ trợ khác nhau, chẳng hạn:

Phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói
Sử dụng hình ảnh, thẻ học hỗ trợ điều trị chứng chậm nói ở trẻ
  • Sử dụng sách vở, tranh ảnh: Sách vở, tranh ảnh, thẻ học là những công cụ tập nói, tập đọc hữu hiệu cho trẻ. Chúng ta nên dạy trẻ chậm nói từ những cách phát âm đơn giản đến phức tạp, nói từ câu ngắn đến câu dài, từ chậm đến nhanh để giúp trẻ tiếp thu và nắm bắt được.
  • Dạy trẻ qua âm nhạc: Ngoài tranh ảnh, sách vở thì chúng ta nên thay đổi hình thức học tập cho trẻ bằng cách chuyển qua âm nhạc. Hãy dạy trẻ bằng những bài hát đơn giản mà trẻ thích, vui nhộn, nhí nhảnh, yêu đời, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Sau khi tập hát cho trẻ thì người hướng dẫn nên yêu cầu trẻ thực hiện lại, điều chỉnh từ từ giúp trẻ cải thiện dần.
  • Sử dụng hành động, cử chỉ: Ngoài âm ngữ trị liệu bằng lời nói thì chúng ta có thể dạy trẻ bằng ngôn ngữ hình thể qua đó trẻ sẽ bắt chước và làm theo. Chẳng hạn chơi trò chơi đoán ý đồng đội, sờ đồ vật đoán tên, tuy nhiên những trò chơi này chỉ nên áp dụng cho trẻ 4 – 5 tuổi. Tuy không phát ra lời nói, nhưng sử dụng ngôn ngữ hình thể giúp kích thích trí não, từ đó trẻ sẽ muốn phát ra những gì mình đang suy nghĩ và dễ dàng bật âm.

Những lợi ích của âm ngữ trị liệu mang lại

Âm ngữ trị liệu (ngôn ngữ trị liệu) là phương pháp điều trị can thiệp trẻ chậm nói phổ biến hiện nay. Áp dụng hợp lý, đúng đắn cách chữa trị này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, cụ thể:

Phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói
Sau quá trình áp dụng phương pháp âm ngữ trị liệu trẻ thường tự tin, thoải mái giao tiếp
  • Cải thiện khả năng giao tiếp xã hội, không còn rụt rè, tự ti, khi lớn lên con sẽ hòa nhập với cộng đồng và việc học tập cũng trở nên dễ dàng hơn.
  • Ngôn ngữ lời nói phát ra rõ ràng, lưu loát, người nghe dễ dàng tiếp thu, khắc phục chứng nói lắp, lặp từ.
  • Giúp trẻ phát triển cảm xúc đối với cuộc sống và con người xung quanh, bao gồm các cảm xúc như vui vẻ, thích thú, cáu giận, buồn bực, chán nản…
  • Với những trẻ mắc chứng khó đọc, khó phân biệt những âm, vần gần giống nhau, sau quá trình áp dụng âm ngữ trị liệu giúp con cải thiện được kỹ năng nghe tốt hơn, phân biệt được các âm khác nhau trong cùng một câu dài.
  • Việc thường xuyên luyện nói, luyện đọc qua sách vở, báo chí, thẻ học cùng những hình ảnh sống động, vui mắt sẽ kích thích sự tò mò, hứng thú với trẻ. Điều này lặp đi lặp lại trong một thời gian dài sẽ tạo thành thói quen trẻ thích đọc sách rất tốt.
  • Không chỉ khắc phục các triệu chứng chậm nói mà việc đọc sách còn giúp rèn luyện trí nhớ, giữ cho não bộ luôn trong tình trạng hoạt động, giảm lão hóa.

Quá trình điều trị âm ngữ trị liệu cho trẻ cần lưu ý gì?

Theo các chuyên gia, việc điều trị chứng chậm nói cho trẻ rất phức tạp, cần kiên trì và có nhiều thời gian thì mới đem lại hiệu quả, giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ. Trong quá trình chữa trị các bậc cha nên lưu ý những điều cơ bản sau:

Phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều Axi folic tốt cho trẻ chậm nói
  • Cần phải điều trị sớm cho trẻ, nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ chậm nói thì tốt nhất nên thực hiện các biện pháp giúp trẻ cải thiện ngay từ khi 12 – 36 tháng tuổi.
  • Nên lựa chọn những bệnh viện chuyên khoa hoặc những trường giáo dục đặc biệt có uy tín bởi vì tại đây sẽ có cơ sở vật chất đảm bảo, thiết bị hỗ trợ hiện đại giúp con học tập và điều trị tốt hơn.
  • Trong phương pháp ACC điều trị bệnh có sử dụng các thiết bị hỗ trợ như máy tính bảng, ti vi, vì vậy có nhiều trường hợp trẻ dễ bị lạm dụng và nghiện. Do đó cha mẹ chỉ nên áp dụng cho trẻ đúng lúc, đúng chỗ và quy định đúng thời gian.
  • Cha mẹ cũng nên tìm hiểu và nắm rõ trẻ chậm nói nên bổ sung gì để bé phát triển ngôn ngữ, từ đó xây dựng cho con một chế độ ăn uống đúng và đủ chất, hỗ trợ con điều trị bệnh và phát triển toàn diện.
  • Cần phối hợp với bác sĩ và hỗ trợ điều trị tại nhà cho trẻ bằng cách thường xuyên tâm sự, chia sẻ, cùng con đọc sách, học đọc, học nói, học vẽ, hát cho con nghe trước khi đi ngủ.
  • Ngoài cùng con học tập, cha mẹ nên giành nhiều thời gian cho con bằng việc đưa trẻ ra ngoài dạo chơi, chơi trong các khu vui chơi, trung tâm thương mại để con được tiếp xúc với nhiều người từ đó khả năng nói của trẻ phát huy tốt hơn.

Trẻ mắc chứng chậm nói một số do khả năng nói của trẻ đến muộn hoặc cũng có thể trẻ đang mắc các bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy nếu thấy trẻ lên 2 nhưng vẫn chưa có khả năng nói những từ đơn giản một âm tiết thì các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám ngay.

Khi biết được nguyên nhân thì mới có thể đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Các bậc cha mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói ngay tại nhà để giúp trẻ cải thiện khả năng nói tốt hơn.

CÁC MẸ NÊN XEM:

Cùng chuyên mục

Bệnh bại não ở trẻ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh bại não ở trẻ để lại hậu quả, gánh nặng lớn đối với cả gia đình và toàn xã hội. Trước tỷ lệ mắc chứng bệnh gia tăng, rất...

Trẻ chậm nói đơn thuần là gì? Biểu hiện và Cách khắc phục

Đã gần 3 tuổi nhưng trẻ vẫn nói được rất ít, dù đây là thời điểm vàng có sự “bùng nổ” về mặt ngôn ngữ. Điều này, khiến các bậc...

Nhận biết tự kỷ qua tiếng khóc, liệu có chính xác?

Trẻ tự kỷ có hay khóc không? Việc chúng ta có thể nhận biết tự kỷ qua tiếng khóc, liệu có chính xác?. Tiếng khóc được biết là phương tiện...

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói: Nguyên nhân & cách khắc phục

Bướng bỉnh, hay cáu giận la hét, hoạt động liên tục không ngồi yên, chậm nói, khó phát âm là những biểu hiện điển hình của chứng trẻ tăng động...

chữa chậm nói cho bé bằng đậu đỏ

Mẹo chữa chậm nói cho bé bằng đậu đỏ đơn giản mẹ đã biết

Trẻ chậm nói luôn là nỗi lo lắng, băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Vấn đề chậm nói ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời có thể...

Chữa chậm nói bằng cá lóc có hiệu quả như đồn thổi?

Chữa chậm nói bằng cá lóc là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng cho con trẻ. Có nhiều trường hợp sau khi thực hiện một thời gian...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn