Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Với nguồn dinh dưỡng phong phú và dồi dào, giá đỗ có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời: tăng cường mật độ xương, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, điều hòa lượng cholesterol, phòng ngừa các bệnh lý bẩm sinh, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, hạn chế căng thẳng, duy trì hoạt động tim mạch và nâng cao sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ không? Bà bầu cần lưu ý điều gì khi dung nạp loại thực phẩm này? Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây!

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ không?

Giá đỗ là loại rau mầm có thể được tạo ra từ bất kỳ loại đậu nào. Thế nhưng, có hai loại đậu sản xuất giá đỗ phổ biến nhất thế giới là: đậu xanh (vigna radiata) và đậu nành (glycine max). Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt hai loại mầm này thông qua màu sắc đặc trưng không thể nhầm lẫn. 

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ không?
Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ không?

Là mầm của giá đỗ từ đậu xanh có màu xanh ở rìa trong, trong khi lá mầm của giá đỗ từ đậu nành có màu vàng nhạt. Suốt nhiều thập kỷ qua, giá đỗ trở thành một phần quan trọng trong nền văn hóa ẩm thực Trung Đông và Đông Á. Ngày nay, loại rau mầm này đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và là nguyên liệu chế biến món ăn vô cùng quan trọng. 

Giá đỗ là nguồn protein, vitamin tự nhiên và an toàn. Với hương vị giòn ngon thanh mát, chúng ta có thể xào, luộc, nấu canh, thậm chí ăn sống loại rau mầm này. Giá đỗ chứa hàm lượng calo tối thiểu, đồng thời không có chất béo. Cụ thể, thành phần dinh dưỡng bên trong 104g giá đỗ bao gồm:

  • 31 calo
  • 6,2g carbohydrate
  • 3,2g protein
  • 0,2g chất béo
  • 1,9g chất xơ
  • 155 mg kali
  • 63,4mg folate
  • 21,8 mg magie
  • 34,3mg vitamin K
  • 13,7mg vitamin C
  • 0,9mg sắt
  • 0,2mg mangan
  • 0,2mg đồng
  • 0,1mg vitamin B6

Hàm lượng vitamin E cao có công dụng ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch ở thai phụ. Bên cạnh đó, nguồn vitamin C dồi dào của giá đỗ giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích hoạt động của tuyến sữa, ức chế quá trình hình thành các gốc tự do, giảm thiểu nguy cơ sảy thai và xuất huyết sau sinh cũng như phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. 

Đặc biệt, giá đỗ có tác dụng tương tự một hoạt chất sinh học tự nhiên, giúp kiểm soát và cân bằng lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó ngăn ngừa hiệu quả các vấn đề về tim mạch. Với hàm lượng chất béo rất thấp, loại thực phẩm này hoàn toàn không gây ra triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Thêm vào đó, các món ăn từ giá đỗ còn hỗ trợ bà bầu duy trì đầu óc minh mẫn, sáng suốt và tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh những lợi ích tuyệt vời của giá đỗ đối với phụ nữ mang thai, bao gồm:

An thần, tạo giấc ngủ sâu, cải thiện tâm trạng

Bổ sung giá đỗ vào thực đơn ăn uống hàng ngày là một trong những phương pháp giải tỏa áp lực, xoa dịu lo âu và loại trừ căng thẳng vô cùng hiệu nghiệm. Lượng vitamin C trong loại rau mầm này có thể hạn chế nguy cơ mẹ bầu mắc phải các bệnh lý hô hấp thường gặp (như ho, cảm lạnh), đồng thời nâng cao sức đề kháng.

An thần, tạo giấc ngủ sâu, cải thiện tâm trạng
Bổ sung giá đỗ vào thực đơn ăn uống hàng ngày là một trong những phương pháp giải tỏa áp lực, xoa dịu lo âu và loại trừ căng thẳng vô cùng hiệu nghiệm.

Theo một số nghiên cứu, hoạt chất melatonin trong giá đỗ giúp an thần và cải thiện giấc ngủ rất tốt. Khi lượng melatonin bên trong cơ thể tăng lên, phái đẹp cảm thấy buồn ngủ hơn. Các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên ngủ trong không gian có ánh sáng quá chói – gắt vì điều này sẽ ngăn cản quá trình sản sinh melanin, khiến chị em dễ giật mình tỉnh giấc.

Phát triển thị lực

Giá đỗ là thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng có thể tăng cường thị lực cho thai nhi, đảm bảo em bé sơ sinh sở hữu đôi mắt tinh anh, sáng ngời. Vitamin B6 và vitamin B12 góp phần giảm thiểu các tổn thương xảy ra với đôi mắt của người mẹ và thai nhi. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc dung nạp giá đỗ có thể làm chậm quá trình lão hóa của đôi mắt (đặc biệt ở người lớn tuổi).

Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Giá đỗ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm tan và ngăn ngừa sự tích tụ canxi trong máu cũng như tại các động mạch, từ đó hỗ trợ phòng chống bệnh động mạch vành, đồng thời nâng cao sức khỏe tim mạch. Bên cạnh giá đỗ, thai phụ có thể đa dạng hóa thực đơn ăn uống hàng ngày bằng các loại rau củ tươi sạch, bổ dưỡng khác như: húng quế, bắp cải, cải xoăn, ớt chuông, dưa leo, cần tây, xà lách…

Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Giá đỗ có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ mang thai.

Phòng tránh bệnh loãng xương

Trong suốt thai kỳ, bà bầu dễ bị giòn xương, yếu xương và thường xuyên thiếu hụt canxi. Cùng với một số chất dinh dưỡng khác, mangan trong giá đỗ có thể giúp hệ thống cơ – xương – khớp của thai phụ thêm linh hoạt, dẻo dai và chắc khỏe. Ngoài giá đỗ, phái đẹp có thể dùng thêm chuối, tỏi, gạo lứt, đậu tượng, hạnh nhân… để tăng cường sức khỏe xương khớp của bản thân cũng như thúc đẩy sự phát triển hệ xương cân đối, toàn diện cho em bé.

Tăng cường nội tiết tố nữ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng estrogen của giá đỗ cao gấp nhiều lần lượng estrogen trong hạt đậu. Do đó, suốt thời gian mang thai, bên cạnh việc uống bột mầm đậu, độc giả nên thiết lập thói quen ăn nhiều món giá đỗ luộc, xào nhằm cân bằng nội tiết tố nữ cũng như đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Giải độc, thanh nhiệt

Khi mang thai, một số chị em sinh nhiệt và tiêu thụ năng lượng nhiều hơn đáng kể. Đôi khi, bạn cảm thấy nóng bức, mệt mỏi, khó chịu. Lúc này, hãy uống ngay một ly nước giá đỗ luộc để kịp thời thanh lọc cơ thể. Thêm vào đó, nước giá đỗ còn điều trị khản tiếng, ức chế tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa các vấn đề hô hấp.

Nếu trong chế độ ăn uống hàng ngày, phụ nữ mang thai buộc phải dung nạp nhiều loại thực phẩm bẩn thì việc ăn, uống giá đỗ chính là phương án tuyệt vời để giải trừ độc tố bên trong cơ thể. 

Giải độc, thanh nhiệt - Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?
Việc ăn uống giá đỗ chính là phương án tuyệt vời để giải trừ độc tố bên trong cơ thể.

5 sai lầm phổ biến khi bà bầu ăn giá đỗ

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, dồi dào, giá đỗ được coi là loại thực phẩm có khả năng bổ sung khoáng chất cần thiết và cải thiện chất lượng bữa ăn cho một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, nếu không ăn giá đỗ đúng cách, phụ nữ mang thai sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến của phụ nữ mang thai khi ăn giá đỗ.

Xào giá đỗ cùng gan heo

Giá đỗ và gan heo vốn là hai loại thực phẩm kiêng kỵ nhau. Khi được chế biến cùng nhau, chúng sẽ bị mất đi toàn bộ giá trị dinh dưỡng vốn có. Đây là một ví dụ kinh điển của việc ăn giá đỗ không đúng cách. Trên thực tế, 100g gan heo chứa đến 2,5mg đồng và 25mg sắt. Trong khi đó, hàm lượng vitamin C của giá đỗ rất cao. Khi kết hợp với nhau, lượng vitamin C này sẽ tiến hành oxy hóa sắt, đồng, khiến gan heo trở thành chất bã vô dụng, không còn giá trị dinh dưỡng.

Dùng giá đỗ khi đang đói bụng

Giá đỗ có tính hàn. Vì vậy, những người bị lạnh chân tay, đau nhức tay chân và tiêu chảy không nên ăn giá đỗ. Đặc biệt, vì giá đỗ có hàm lượng vitamin C khá cao nên độc giả cần hạn chế dung nạp khi đang đói bụng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày. Việc cố tình ăn nhiều giá đỗ khi đói có thể khiến cơ thể mệt mỏi, khí huyết ngừng trệ, yếu tỳ vị, đau nhức cơ bắp cùng một số vấn đề về đường tiêu hóa.

Ăn giá đỗ sống

Những người bụng yếu dễ bị ngộ độc khi ăn giá sống. Bởi giá đỗ được sản xuất trong nhiệt độ 30 – 35 độ C. Đây chính là môi trường lý tưởng để các vi sinh vật sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Khi ăn giá đỗ sống chưa rửa sạch, người mẹ rất dễ bị nhiễm khuẩn vi sinh vật.

5 sai lầm phổ biến khi bà bầu ăn giá đỗ - Ăn giá đỗ sống - Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?
Khi ăn giá đỗ sống chưa rửa sạch, người mẹ rất dễ bị nhiễm khuẩn vi sinh vật.

Nếu không may gặp phải vi sinh vật có hại, tất nhiên, chị em sẽ bị buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy. Do đó, những người bình thường nên rửa giá sống thật cẩn thận bằng nước muối pha loãng. Trong khi đó, phụ nữ mang thai nên chần sơ loại rau mầm này trước khi sử dụng.

Dùng giá đỗ khi đang uống thuốc

Thanh nhiệt, giải độc là một trong những bản chất nổi bật của giá đỗ. Do đó, việc ăn giá đỗ khi đang uống thuốc khiến thuốc mất đi dược tính ban đầu. Đây chính là lý do vì sao khi trong quá trình điều trị bệnh lý, bạn cần hạn chế bổ sung giá đỗ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Chọn nhầm giá đỗ bẩn, kém chất lượng

Nếu được ngâm ủ theo kiểu truyền thống bằng nước sạch thì giá đỗ rất vệ sinh, an toàn và giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, vì chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc trong quá trình chế biến. Vì vậy, những sợi giá này có đặc điểm trắng sáng, căng tròn, mập mạp, không rễ và trông rất tươi ngon, bắt mắt. 

Thế nhưng, khi đi vào cơ thể, chúng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của người tiêu dùng. Các hóa chất phụ gia như ure urea, nitrit natri và enrofloxacin (nhất là nitrit natri) có khả năng gây ra phản ứng axit ở dạ dày. Đây chính là một trong những tác nhân quan trọng dẫn đến ung thư.

Để lựa chọn loại giá đỗ vệ sinh, tươi sạch, chị em cần lưu ý 4 điểm sau:

  • Hình dáng: Giá đỗ sạch có mùi thơm nhẹ, tươi mới, thon dài, không quá trắng sáng, mập mạp.
  • Màu sắc: Giá đỗ sạch màu vẩn sữa hoặc trắng đục, trong khi giá đỗ bẩn thường có màu sắc tươi sáng hơn.
  • Kích thước: Giá đỗ sạch thon dài hơn hẳn so với giá đỗ hóa chất.
  • Rễ: Phần rễ của giá đỗ sạch khá dài (khoảng 2 – 3 cm) và thanh mảnh như sợi chỉ. Ngược lại, giá đỗ phun thuốc có rễ khá to.
Chọn nhầm giá đỗ bẩn, kém chất lượng - Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?
Nếu được ngâm ủ theo kiểu truyền thống bằng nước sạch thì giá đỗ rất vệ sinh, an toàn và giàu giá trị dinh dưỡng.

Mẹ bầu cần lưu ý điều gì kho ăn giá đỗ?

Giá đỗ là loại rau mầm tươi ngon bổ dưỡng, rất tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách, thực phẩm này có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường cho của mẹ và bé. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe tối đa, bạn cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Không nên dùng chung giá đỗ với gan heo.
  • Ngâm rửa giá đỗ trong nước muối pha loãng thật kỹ trước khi sử dụng.
  • Tuyệt đối không ăn giá đỗ khi đang đói.
  • Tránh ăn giá đỗ lúc đang dùng thuốc Tây.
  • Chế biến giá đỗ cẩn thận, hợp vệ sinh, chần sơ qua nước sôi nếu bạn thích ăn giá sống.
  • Chỉ chọn mua giá đỗ chất lượng từ những nhà cung cấp, siêu thị, cửa hàng lớn và uy tín.
  • Các chị em bị giảm thân nhiệt, lạnh tay chân, đang mắc các vấn đề về đường tiêu hóa không nên ăn giá đỗ.
  • Bổ sung tối đa 550g giá đỗ/ngày.

Như vậy, bài viết đã giải đáp cụ thể thắc mắc: “Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ không?” Tóm lại, đây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng vô cùng phong phú và dồi dào. Do đó, phụ nữ mang thai có thể hoàn toàn yên tâm khi đưa giá đỗ vào thực đơn ăn uống trong suốt thai kỳ (đặc biệt là 3 tháng đầu tiên). Tuy nhiên, độc giả cần tuân thủ một số lưu ý trên nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé. Phái đẹp chỉ có thể hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất thiết yếu trong loại rau mầm tươi ngon này nếu biết dùng giá đỗ đúng cách.

Cùng chuyên mục

Đau họng nghẹt mũi là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp thường gặp nhưng có thể gây nguy hiểm ở bà bầu

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Đau họng nghẹt mũi khi mang thai là tình trạng thường gặp, có thể dễ dàng điều trị và không gây nguy hiểm với sức khỏe. Thế nhưng khi mang...

Bà bầu bị đau xương mông bên phải là do đâu? Nguy hiểm không?

Bà bầu bị đau xương mông bên phải là do đâu? Nguy hiểm không?

Bà bầu bị đau xương mông bên phải là tình trạng phổ biến trong thời gian mang thai, đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân phổ...

Top 5 viên uống bổ sung omega 3 cho bà bầu và lưu ý cần biết

Việc bổ sung đủ lượng omega 3 cho bà bầu đã được chứng minh là đem lại nhiều lợi ích tốt cho sự phát triển trí não, miễn dịch, hệ...

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO giúp mẹ bầu dễ dàng hơn trong việc theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Bên...

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bị cảm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Tuy nhiên lúc này việc...

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

"Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh?" là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Bởi mang thai lần 2 có các điểm khác biệt hơn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn