Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Phản xạ Moro và sự vặn mình của trẻ sơ sinh – Mẹo cần biết

Trẻ sơ sinh hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe khiến mẹ lo lắng, nhất là khi trẻ xuất hiện phản xạ Moro và sự vặn mình. Đây là hiện tượng bình thường trong những năm đầu đời, tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Tham khảo bài viết sau đây để có thể giúp trẻ nhanh khắc phục được tình trạng này.

Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời luôn phải trải qua những thay đổi khá lớn về cơ thể. Thời gian này trẻ cũng phải đối mặt với những tác động từ môi trường bên ngoài vì chúng khác rất nhiều so với môi trường bên trong bụng mẹ. Chính vì thế, trẻ sơ sinh thường xảy ra các phản xạ với những hiện tượng này, phổ biến nhất là phản xạ Moro.

Phản xạ Moro là gì?
Trẻ phải đối mặt với những tác động từ môi trường bên ngoài vì chúng khác rất nhiều so với môi trường bên trong bụng mẹ. Chính vì thế, trẻ thường xảy ra các phản xạ với những hiện tượng này, phổ biến nhất là phản xạ Moro.

Phản xa Moro có thể hiểu là một loại phản xạ do trẻ bị giật mình. Tình trạng này có thể biểu hiện rõ nhất trong lúc trẻ đang ngủ. Theo đó, giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng rất nhiều nếu tình trạng này xảy ra quá nhiều.

Bởi lẽ, Moro sẽ hay diễn ra đột ngột, điều này khiến trẻ bị cử động tay chân, có dấu hiệu hít mạnh. Thông thường, phản xạ sẽ làm cho trẻ mở rộng cánh tay và chân sau đó khép lại và trở về tư thế ban đầu.

Phản xạ Moro thường xảy ra qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này trẻ sẽ  rơi vào cảm giác như đang rơi tự do. Vì thế, cử động của trẻ là nâng hoặc duỗi tay chân, một số trẻ có thể thở dóc và bắt đầu tỉnh giấc, quấy khóc.
  • Giai đoạn 2: Khi phản xạ kết thúc trẻ sẽ trở lại trạng thái bình thường hoặc ở tư thế tương tự như thai nhi trong bụng.

Nguyên nhân gây ra phản xạ Moro và sự vặn mình ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh. Không có bất cứ tài liệu nào cho thấy vấn đề chủ yếu nào gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, một số trẻ thường xuất hiện phản xạ khi gặp một số trường hợp được nêu sau đây. Cha mẹ nên chú ý để có thể giúp trẻ khắc phục nhanh chóng.

Nguyên nhân gây ra phản xạ Moro và sự vặn mình ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh. Không có bất cứ tài liệu nào cho thấy vấn đề chủ yếu nào gây ra tình trạng này.

Như đã nói, trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với thế giới bên ngoài, chính vì thế trẻ sẽ luôn có những phản xạ với các tác nhân này. Nếu thấy trẻ thường xuyên giật mình quấy khóc trong lúc ngủ thì có thể do một trong số các nguyên nhân sau đây:

  • Tiếng ồn lớn: Trẻ khi ngủ ở những nơi có tiếng ồn quá lớn sẽ làm cho trẻ hay vặn mình. Bên cạnh đó, trẻ được mẹ ẵm bồng mà không có điểm tựa chắc chắn, đồng thời trẻ bị đặt bất ngờ xuống giường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
  • Tâm lý của trẻ: Trẻ sơ sinh trong lúc ngủ có cảm giác lo sợ, lo lắng sẽ dễ gây ra phản xạ Moro và sự vặn mình. Điều này xảy ra khi trẻ gặp phải ác mộng, phụ huynh lúc này cần chú ý dỗ dành trẻ để trẻ có thể ngủ ngon trở lại.
  • Thay đổi môi trường: Phản xạ Moro và sự vặn mình của trẻ sơ sinh được các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do trẻ bị thay đổi từ môi trường tử cung của mẹ ra bên ngoài. Đây là phản ứng của trẻ với môi trường để bảo vệ bản thân trước những tác nhân gây hại khác nhau. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá lo lắng vì chúng có thể sẽ tự biến mất sau một thời gian.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, thay đổi ánh sáng và bị người khác tác động trong khi ngủ cũng có thể làm cho trẻ mắc phải tình trạng này. Vì thế, bạn nên đảm bảo các vấn đề này không tác động nhiều đến trẻ để hạn chế tối đa những ảnh hưởng làm cho giấc ngủ của trẻ bị quấy rối.

Biểu hiện của phản xạ Moro và sự vặn mình của trẻ sơ sinh

Phản xạ Moro thường xuất hiện vào những năm đầu đời do trẻ phải tập thích nghi với môi trường khác. Cha mẹ cần lưu ý về biểu hiện của trẻ để có thể biết cách khắc phục tình trạng này để giúp trẻ có được một giấc ngủ trọng vẹn hơn.

  • Những cơn phản xạ phản xạ Moro và sự vặn mình của trẻ sơ sinh thường xảy ra trong lúc ngủ khi nghe thấy những tiếng động lạ. Lúc này, trẻ sẽ có cảm giác như đang bị rơi từ trên cao xuống đất.
  • Tình trạng này dẫn đến các động tác của trẻ bị ảnh hưởng như duỗi thẳng tay chân, ngón tay và cả cánh tay. Đồng thời, trẻ sẽ có biểu hiện cong lưng, thậm chí là cố gắng chạm đầu xuống vùng ngực.
  • Lúc này, trẻ có thể sẽ giật mình và quấy khóc dữ dội.
  • Nhịp thở nhanh, tim đập mạnh và có thể biểu hiện qua làn da bị ửng đỏ và tình trạng tăng huyết áp.

Phản xạ Moro và sự vặn mình có nguy hiểm không?

Phản xạ Moro và sự vặn mình của trẻ sơ sinh thường xuất hiện phổ biến vào tháng thứ 4 và 5. Những cơ phản xạ này thông thường xuất phát từ bản năng tự vệ của trẻ với các tác nhân lạ từ môi trường, đây được xem là một trong các trẻ tự phòng vệ để bảo vệ bản thân.

Phản xạ Moro và sự vặn mình có nguy hiểm không?
Phản xạ Moro và sự vặn mình của trẻ sơ sinh thường xuất hiện phổ biến vào tháng thứ 4 và 5.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp Moro có thể không mất đi mà sẽ diễn biến phức tạp hơn. Lúc này, cha mẹ nên chú ý sắp xếp thời gian đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám sớm nhất để có thể điều trị kịp thời.

Tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể, nếu phản xạ này không tự mất đi có thể dẫn đến một số biến chứng làm ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của trẻ khi lớn hơn.

  • Trẻ trở nên nhút nhát và luôn ở trong trạng thái lo lắng và sợ hại khiến trẻ dần trở nên nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc giao tiếp và hòa nhập với những người bạn cùng độ tuổi. Hơn nữa, trẻ sẽ có biểu hiện không thích thay đổi, khả năng thích nghi và tự lập kém.
  • Mất kiểm soát, thường xuyên chịu đựng trong cảm giác lo sợ khiến cho trẻ trở nên tăng động và phản ứng thái quá hơn. Đồng thời, trẻ sẽ trở nên dể phấn kích, khó kiểm soát được hành vi và lời nói khi lớn hơn.
  • Tình trạng này cũng có thể làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ khiến trẻ dễ bị các virus xâm nhập gây ra một số bệnh như ho, cảm lạnh. Bên cạnh đó, trẻ có thể bị dị ứng và rất dễ mắc phải các chứng bệnh liên quan đến tai mũi họng.
  • Sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến thị lực kém, khả năng tiếp nhận âm thanh cũng không còn nhạy bén. Trẻ cũng có thể thường xuyên xuất hiện triệu chứng chóng mặt và buồn nôn.

Trên thực tế, nếu phản xạ Moro và sự vặn mình của trẻ diễn ra trong những năm đầu đời thì cha mẹ không nên quá lo lắng vì đây chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường. Phản xạ thường xảy ra trong một thời gian ngắn và thường làm trẻ tỉnh giấc quấy khóc.

Điều này có thể gây ra một số phiền phức khiến cho người mẹ phải thức dậy cùng bé. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện cùng với một số triệu chứng bất thường khác thì bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra sức khỏe.

Mẹo cần biết để phòng tránh phản xạ Moro và sự vặn mình

Hạn chế và phòng ngừa phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh là một điều rất cần thiết. Điều này sẽ giúp trẻ sớm khắc phục được tình trạng giật mình trong khi ngủ, từ đó khiến trẻ ngủ ngon hơn, đảm bảo cho quá trình hình thành và phát triển của trẻ diễn ra tốt hơn. Bạn có thể tham khảo một số mẹo sau đây để có thể giúp trẻ nhanh chóng khắc phục tình trạng này.

Mẹo cần biết để phòng tránh phản xạ Moro và sự vặn mình
Những trẻ hay mắc phải phản xạ Moro và sự vặn mình khi được vận động nhiều có thể cải thiện được tình trạng này và tăng sức đề kháng, rất tốt cho cơ thể.
  • Đặt trẻ ngủ ở vị trí cố định: Thông thường các bậc cha mẹ thường sẽ dỗ trẻ ngủ trên tay và sẽ đặt lại lên nôi hoặc giường khi trẻ đã ngủ. Các chuyên gia cho rằng, việc này có thể gây cho trẻ trạng thái không an toàn. Bởi lẽ, việc di chuyển và thay đổi tư thế của trẻ trong lúc ngủ có thể làm trẻ mất an toàn. Vì thế, nếu bạn dỗ trẻ ngủ trên tay hãy đảm bảo đặt trẻ nhẹ nhàng, đầy đủ điểm tựa, tránh việc thả tay quá đột ngột sẽ gây cảm giác sợ hãi ở trẻ.
  • Tập cho trẻ hoạt động nhiều vào ban ngày: Việc này giúp cho trẻ kiểm soát tốt các cử động tay chân của mình. Hơn nữa, những trẻ hay mắc phải phản xạ Moro và sự vặn mình khi được vận động nhiều có thể cải thiện được tình trạng này và tăng sức đề kháng, rất tốt cho cơ thể.
  • Quấn khăn cho trẻ: Giải pháp này giúp trẻ có thể hạn chế được tình trạng giật mình trong khi ngủ và hạn chế tỉnh giấc vào ban đêm. Mẹ nên lưu ý lựa chọn những loại vải mềm mại, chất liệu an toàn để đảm bảo da trẻ không bị kích ứng khi sử dụng.
  • Chú ý đến không gian ngủ của trẻ: Nên đảm bảo nơi trẻ ngủ thoải mái và không có bất kỳ tiếng ồn nào xảy ra.

Trên đây là những vấn đền liên quan phản xạ Moro và sự vặn mình của trẻ sơ sinh. Hi vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Cha mẹ nên chú ý theo dõi trẻ nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường xảy ra cùng với các triệu chứng này thì nên báo ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Cùng chuyên mục

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em: Bệnh nguy hiểm chớ xem thường

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em xuất hiện khi muỗi vằn đốt khiến bé sốt cao đột ngột và kéo dài liên tục. Bệnh nếu không được điều trị...

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị dứt điểm an toàn

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là tình trạng da đầu trẻ xuất hiện nhiều mảng sần sùi. Chúng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây bết dính,...

Các biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh mẹ cần phát hiện sớm

Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có đến hơn 1 triệu trẻ sơ sinh tử vong vì viêm phổi. Điều này có thể cho thấy đây là một...

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng an toàn, nhanh chóng

Sốt là triệu chứng thường gặp cho trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng an toàn và hiệu quả nhất...

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày: Hệ tiêu hóa gặp vấn đề?

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến phụ huynh lo lắng rằng đây có phải một triệu chứng bất thường và liệu hệ tiêu hóa của con...

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy do đâu? Có đáng lo?

Trẻ sơ sinh thường xuyên gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa khiến cha mẹ lo lắng, đặc biệt là tình trạng đi ngoài có bọt...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn