Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Áp lực mùa thi và con đường dẫn đến trầm cảm của các sĩ tử

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Bệnh trầm cảm ở nam giới: Cách điều trị và phòng ngừa

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y – Giải pháp hiệu quả, ít tác dụng phụ

9 phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống trầm cảm và những lưu ý khi sử dụng

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị hiệu quả

Trầm cảm và tự kỷ khác nhau như thế nào? Cách phân biệt

Trầm cảm và tự kỷ là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau về cơ chế gây bệnh, tiên lượng, biểu hiện hay cả những biến chứng gây ra trên sức khỏe, đời sống. Tuy nhiên rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai chứng bệnh này, đặc biệt ở trẻ em. Cần phân biệt trầm cảm và tự kỷ một cách chính xác để có hướng điều trị kịp thời, tránh những hệ lụy nguy hiểm khác có thể xuất hiện.

Hướng phân biệt trầm cảm và tự kỷ chính xác nhất

Trầm cảm và tự kỷ đều là hai chứng bệnh phổ biến hiện nay có tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, có thể dẫn khiến người bệnh tự tử nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Điểm chung cơ bản của cả hai bệnh này thường là người bệnh có khí sắc u buồn, ít giao tiếp, ít cởi mở với những người xung quanh nên đôi khi có thể gây ra nhầm lẫn, đặc biệt khi xuất hiện ở trẻ em.

phân biệt trầm cảm và tự kỷ
Tử kỷ và trầm cảm đều là hai bệnh nguy hiểm nhưng khác nhau về mọi mặt nên cần phân biệt chính xác

Trên thực tế đây là hai bệnh hoàn toàn khác biệt về mọi mặt, bao gồm cả việc điều trị. Do đó cần có biện pháp phân biệt chính xác để giúp quá trình điều trị đạt kết quả sớm và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số thông tin cơ bản giúp phân biệt trầm và tự kỷ để bạn có thể tham khảo thêm

Khái niệm của trầm cảm và tự kỷ

Khái niệm chính là yếu tố cơ bản nhất để xác định bệnh. Nhìn chung đây đều là các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, tuy nhiên có khái niệm hoàn toàn khác nhau

Trầm cảm

Tự kỷ

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, có bất cứ đối tượng nào. Có rất nhiều nguyên nhân gây trầm cảm nhưng thường do áp lực căng thẳng kéo dài không được giải quyết. Bệnh có thể điều trị được nếu can thiệp sớm bằng các biện pháp y khoa và trị liệu tâm lý.

Thống kê có khoảng 25% dân số bị trầm cảm, bao gồm mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ, người già, người lao động, học sinh sinh viên, phụ nữ sau sinh…

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển tâm thần, có liên quan đến sự rối loạn về nhận thức và hành vi thần kinh. Bệnh xuất hiện bẩm sinh, người bệnh mắc bệnh ngay từ khi ra đời và bắt đầu được bộ lộ từ giai đoạn 12- 36 tháng đầu đời.

Cứ 1000 trẻ thì có 2- 5 trẻ tự kỷ. Bệnh kéo dài suốt đời và không thể điều trị dứt điểm.

Phân biệt trầm cảm và tự kỷ thông qua nguyên nhân gây bệnh

Căn nguyên gây trầm cảm và tự kỷ hoàn toàn khác nhau, một bên do yếu tố tác động từ bên ngoài một bên bên liên quan đến các yếu tố bẩm sinh. Phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng là yếu tố hàng đầu để có thể phân biệt và điều trị bệnh chính xác hơn.

Trầm cảm

Tự kỷ

Nguyên nhân gây bệnh hầu hết liên quan đến các yếu tố tác động từ bên ngoài khiến tinh thần sa sút , mệt mỏi, không thể giải tỏa. Yếu tố di truyền cũng có thể liên quan đến trầm cảm nhưng vẫn cần phải có sự tác động nào đó mới dẫn tới các triệu chứng được bộ lộ rõ nét hơn.

Một số nguyên nhân được cho là có liên quan đến trầm cảm như

  • Áp lực quá lớn từ công việc, học tập, phải làm việc quá sức
  • Những xung đột trong gia đình hay chuyện tình cảm
  • Những sự kiện gây sang chấn tâm lý mà người bệnh không thể quên được
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau thời kỳ sinh nở
  • Người mắc các bệnh lý mãn tính gây đau đớn mỗi ngày
Hầu hết hiện nay chưa thể xác định rõ đâu là nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên tạm thời các nghiên cứu cho rằng có liên quan chủ yếu đến yếu tố di truyền hoặc các tác động từ người mẹ trong thời điểm mang thai.

Cụ thể những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh bao gồm

  • Yếu tố di truyền được coi là nguyên nhân chính
  • Sự tác động trong quá trình mang thai, ví dụ mẹ bị nhiễm virus, lạm dụng quá mức một số loại thuốc, mắc bệnh tuyến giáp hay đái tháo đường
  • Sống trong môi trường ô nhiễm kéo dài trong thời kỳ mang thai
  • Sự bất thường trong cấu trúc não

Phân biệt trầm cảm và tự kỷ thông qua các triệu chứng

Các triệu chứng của tự kỷ đã bắt đầu xuất hiện ngay thời thời điểm 12 tháng tuổi trong khi trầm cảm không phải là một bệnh bẩm sinh nên rất khó để xác định thời điểm có các triệu chứng. Dấu hiệu trầm cảm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, ngay sau các sự kiện khiến tinh thần sa sút trì trệ, chưa kể bệnh có diễn biến âm thầm nên rất khó để xác định thời điểm bắt đầu mắc chứng trầm cảm.

Trầm cảmTự Kỷ
Được đặc trưng bằng khí sắc u buồn, mất hứng thú với cuộc sống, luôn cảm thấy đau khổ, lo âu, sợ hãi, tuyệt vọng kéo dài nên dần trở nên không còn muốn tha thiết với bất cứ điều gì. Các triệu chứng điển hình cụ thể như

  • Luôn cảm thấy buồn bã, lo âu, tuyệt vọng
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ thường xuyên
  • Ăn uống không ngon, mất vị giác
  • Dễ bị cáu gắt, kích động, tức giận
  • Mất tập trung, hay quên
  • Không có hứng thú với mọi thứ xung quanh, kể cả những thứ mà trước đó rất thích
  • Cân nặng giảm sút trầm trọng
  • Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi nặng trĩu, không muốn làm bất cứ việc gì, chỉ muốn nằm một chỗ
  • Muốn khóc và có thể khóc bất cứ lúc nào
  • Không muốn giao tiếp trò chuyện với ai
  • Cảm thấy bản thân đau nhức ở đâu đó những không rõ nguyên nhân thực thể
  • Mất ham muốn tình dục
  • Tự làm đau bản thân để giải tỏa cảm xúc của chính mình
  • Luôn suy nghĩ đến những điều tiêu cực, tự trách móc, dày vò, đổ lỗi cho bản thân
  • Có xu hướng tự tử nếu bản thân mất kiểm soát bởi họ cho rằng tự tử là cách tốt nhất để giải thoát cho chính mình

Trầm cảm thường khó phát hiện do nhiều người thường chủ quan với những cảm xúc muộn phiền của chính mình. Hầu hết khi phát hiện ra bản thân bị trầm cảm thường tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng và cần mất rất nhiều thời gian để điều trị.

Người bị tự kỷ thường bị khiếm khuyết về mặt nhận thức hay hành vi, khó khăn trong tương tác xã hội và ngôn ngữ. Các biểu hiện trầm lặng dễ nhầm tưởng với trầm cảm, tuy nhiên thực tế là do bé không hiểu gì chứ không phải do bé cảm thấy u buồn, tuyệt vọng.

Các dấu hiệu cụ thể như

  • Thờ ơ, lãnh đạm, khép kín, không quan tâm đến cuộc sống, cha mẹ
  • Phát triển chậm hơn về nhận thức và ngôn ngữ so với trẻ đồng trang lứa, chẳng hạn 2 tuổi chưa thể nói được 1 câu hoàn chỉnh
  • Rối loạn giấc ngủ do quá nhạy cảm với ánh sáng hay âm thanh, trẻ dễ bị tiếng ồn làm cho kích thích sợ hãi
  • Chỉ tập trung vào 1 thứ điều đó mà bé thích, thường là đồ vật, ít quan tâm đến con người
  • Lơ khi cha mẹ gọi hoặc phản ứng rất chậm do bé không hiểu cha mẹ muốn nói gì
  • Thiếu các biểu cảm hay khả năng diễn đạt cảm xúc, không hiểu được những biểu đạt như nhăn mặt hay cười từ người khác có ý nghĩa gì
  • Không biết cách giao tiếp, nói chuyện, kết bạn với người khác nên thường tự chơi một mình
  • Dễ bị kích thích, la hét, cáu giận do không biểu đạt được những điều mình mong muốn
  • Có sở thích, hành vi hạn hẹp so với độ tuổi
  • Có xu hướng lặp đi lặp lại một động động tác nào đó trong vô thức chẳng hạn vỗ tay, vỗ đùi, bẻ ngón tay..
  • Không thích sự thay đổi
  • Tự làm đau bản thân nếu không muốn làm gì đó, chẳng hạn tự cào cấu, bứt tóc, đập đầu vào tường
  • Thực hiện các hành vi có thể tự làm hại bản thân do không nhận thức được nguy hiểm

Cần chú ý rằng người tự kỷ không hoàn toàn khiếm khuyết về trí tuệ mà bản thân họ vẫn có một số nhận thức đáng kể. Một số người có thể biết tính toán sớm, biết nói sớm cho dù bản thân họ không hiểu được những gì mà họ đang nói hoặc có các tài năng thiên bẩm về hội họa hay rất nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên bản chất của các lĩnh vực này cần phải được nắm bắt và phát triển đúng cách để bù đắp cho các khiếm khuyết khác, nếu không sẽ nhanh chóng bị lu bởi các thiếu sót của bản thân và không giúp ích được cho cuộc sống người bệnh.

Hệ lụy từ trầm cảm và tự kỷ

nhìn chung cả trầm cảm và tự kỷ đều có điểm chung chính là ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, sức khỏe, các mối quan hệ và  chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mỗi bệnh có một cách biểu hiện khác nhau, mức độ nguy hiểm tùy theo từng giai đoạn nên không thể xác định đâu là bệnh nguy hiểm hơn. Tuy nhiên có thể nói những hệ lụy do tự kỷ gây ra sẽ kéo dài đến suốt cuộc đời.

phân biệt trầm cảm và tự kỷ
Cả trầm cảm và tự kỷ đều ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh và đều có nguy cơ tự tử cao

Người bị trầm cảm nếu điều trị quá muộn có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan tim, dạ dày, phổi, huyết áp.. và làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Từ trầm cảm có thể kéo đến rất nhiều biến chứng rối loạn tâm thần khác đến suốt đời nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Với người tự kỷ có thể được coi là một người khuyết tật, cần có sự hỗ trợ của những người xung quanh, kể cả trong các hoạt động đơn giản thường ngày. Thống kê cho thấy chỉ có khoảng 2% người tự kỷ có thể sống độc lập, còn lại phải sống cùng gia đình, trong đó có đến hơn 1 nửa số đó phải phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình kể cả việc ăn uống, tắm rửa do không điều trị đúng cách.

Mặt khác trong cuộc sống thường ngày, người tự kỷ thường rất dễ bị bắt nạt hay kỳ thị do những hành vi, lời nói bất thường của mình. Khi theo học trong môi môi trường bình thường cũng rất khó theo kịp và khả năng đi làm tại những môi trường tập thể cũng khá thấp. Tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể cải thiện nếu có thể điều trị sớm.

Bên cạnh đó người tự kỷ cũng rất dễ mắc trầm cảm bởi các tâm tư, cảm xúc của họ không thể bộc lộ hết và họ chỉ có thể chìm đắm trong khoảng không của mình nên tinh thần rất dễ bị tù túng, bứt rứt. Thậm chí các nghiên cứu còn cho rằng người bị tự kỷ còn có xu hướng tự tử cao hơn cả người bị trầm cảm, do đó cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp hỗ trợ càng sớm càng tốt.

Hướng điều trị trầm cảm và tự kỷ có gì khác nhau

Mục đích cuối cùng trong việc phân biệt trầm cảm và tự kỷ vẫn chính là để có biện pháp điều trị đúng cách kịp thời. Cả hai bệnh này đều là những bệnh lý vô cùng nguy hiểm, cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh tối đa những hệ lụy nguy hiểm khác có thể xuất hiện.

Trầm cảm

Tự kỷ

Trầm cảm là bệnh có thể chữa được thông qua các biện pháp dùng thuốc hay trị liệu tâm lý để loại bỏ những điều tiêu cực trong nhận thức và hành vi của bệnh nhân. Bệnh sẽ có tiên lượng tốt hơn nếu điều trị sớm để tránh những di chứng trong tiềm thức của bệnh nhân. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 6 tháng trở lên hoặc thậm chí là lâu hơn nếu tình trạng bệnh quá nặng.

Một số phương pháp được áp dụng với bệnh nhân trầm cảm như

  • Dùng thuốc: thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc an thần, thuốc giảm lo âu, thuốc SSRI, chất ức chế monoamin oxydase (MAOIs)… tuy nhiên cần phải hiểu rằng nếu chỉ dùng thuốc thôi sẽ không thể nào điều trị hết bệnh bởi đây là tâm bệnh, không phải bệnh thực thể nên không loại thuốc nào có thể tác động được. Mục đích của việc dùng thuốc chỉ để kiểm soát tạm thời những cảm xúc, hành vi tiêu cực để người bệnh không cảm thấy quá tồi tệ. Mặt khác các loại thuốc này cũng thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ nên không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng.
  • Trị liệu tâm lý: đây là biện pháp được hướng đến chính trong điều trị trầm cảm nhằm tác động đến tâm trí của người bệnh, từ đó hiểu được căn nguyên gây bệnh, giúp bệnh nhân tìm được điểm cân bằng trong cuộc sống và dần tìm lại được ánh sáng cuộc đời. Với những người mắc trầm cảm nhẹ hoàn toàn có thể áp dụng trị liệu mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải tìm được các bác sĩ giỏi, có thể hiểu và kết nối được với bệnh nhân thì mới thực sự có kết quả. Các phương pháp trị liệu thường được áp dụng như tị liệu hành vi, trị liệu nhóm, trị liệu nhận thức hành vi..
  • Điều trị tại nhà: Bản người bệnh cần phải hiểu được các vấn đề bản thân đang gặp phải, từ đó quyết tâm thay đổi cố gắng. Ngoài ra gia đình cũng cần tạo môi trường để người bệnh sớm bình phục. Bên cạnh đó cũng cần thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh, tập thể dục thể thao, biết cách thư giãn và giải tỏa tâm trí để phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát.
Rất  tiếc hiện nay chưa có bất cứ biện pháp nào có thể áp dụng để trị khỏi tự kỷ. Các biện pháp can thiệp chỉ giúp cải thiện phần nào các khiếm khuyết, tăng cường ngôn ngữ và nhận thức để người bệnh có thể hòa nhập được vào cuộc sống bình thường. Không có bất cứ biện pháp nào là tuyệt đối với bệnh nhân tự kỷ. Thời điểm cần bắt đầu điều trị từ 12- 36 tháng đầu đời.

Một số biện pháp thường được áp dụng cho bệnh nhân tự kỷ như

  • Thuốc: chỉ là biện pháp hỗ trợ nhằm giảm một số triệu chứng và tăng cường chức năng não cho người bệnh. Một số nhóm thuốc có thể dùng như thuốc an thần, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, tế bào gốc cho não..
  • Trị liệu tâm lý: nhằm đánh thức tiềm thức giúp người bệnh có những nhận thức, hành vi đúng đắn, phù hợp với cuộc sống. Đồng thời trị liệu tâm lý cũng nhằm phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh tâm lý khác như trầm cảm
  • Học tại các môi trường chuyên biệt: trẻ tự kỷ cần được tham gia học tập ở những môi trường riêng bởi bé thường có khả năng tiếp thu rất chậm, nếu học tại những trường bình thường rất khó theo kịp bạn bè lại còn dễ bị bắt nạt. Được đi học tại các trung tâm cho trẻ tự kỷ sẽ giúp người bệnh được tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng cần thiết, đồng thời có môi trường, điều kiện để phát huy những tiềm năng của bản thân nếu có.
  • Điều trị tại nhà: Gia đình cần luôn chuẩn bị tinh thần là cần bên cạnh và chăm sóc người tự kỷ đến suốt cuộc đời, đồng thời tình yêu thương từ cha mẹ cũng là một trong những liều thuốc tốt nhất với tất cả những người tự kỷ. Gia đình cũng nên tham gia các lớp học dành cho phụ huynh có con bị tự kỷ để biết cách chăm sóc và hỗ trợ cho con tốt hơn.

Hầu hết không có biện pháp nào cụ thể để phòng tránh trầm cảm hay tự kỷ. Mỗi người cần điều chỉnh cho bản thân một lối sống khoa học lành mạnh, yêu thương bản thân mình hơn, người phụ nữ trong giai đoạn mang thai cũng cần chú ý hơn đến sức khỏe để hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh này.

Cả 2 bệnh trên đều vô cùng nguy hiểm nên cần được điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên các cách phân biệt trầm cảm và tự kỷ trên đây chỉ tạm thời đưa ra những dấu hiệu cơ bản, để biết chính xác hơn người bệnh cần được thực hiện các chẩn đoán y khoa tại bệnh viện uy tín. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Đừng quên dành thời gian đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn và có hướng kiểm soát kịp thời.

Cùng chuyên mục

trầm cảm cười là gì

Trầm cảm cười là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị

Hội chứng trầm cảm cười - rối loạn cảm xúc bên trong, nụ cười vui vẻ bên ngoài. Sau tất cả, đây lại là một trạng thái cảm xúc xuất...

yêu người bị trầm cảm

Thách thức khi yêu người bị trầm cảm và lời khuyên cho bạn

Yêu một người bị trầm cảm chính là thách thức rất lớn với bất cứ ai. Ngoài sự yêu thương, đồng cảm và thấu hiểu thì bạn cần trở thành...

trầm cảm nặng

11 Dấu Hiệu Trầm Cảm Nặng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh trầm cảm không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiến triển sang giai đoạn trầm cảm nặng. Lúc này người bệnh phải đối mặt với...

trầm cảm hậu covid

Trầm cảm hậu Covid là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Trầm cảm hậu Covid là một trong những biến chứng thường gặp ở khoảng 63% người sau khi khỏi bệnh Covid. Nó khiến cho người bệnh luôn rơi vào trạng...

chữa trầm cảm bằng thuốc nam

Chữa bệnh trầm cảm bằng thuốc nam với 7 mẹo hay nhất

Chữa trầm cảm bằng thuốc nam là giải pháp an toàn, lành tính và rất dễ áp dụng. Trên thực tế, một số loại cây thuốc nam đã được chứng...

Bố Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Có Dấu Hiệu Bị Trầm Cảm?

Rất nhiều bố mẹ lúng túng và băn khoăn không biết phải làm gì khi trẻ bị trầm cảm. Trước cú sốc này, gia đình khó có thể giữ bình...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn