Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y có hiệu quả không?

Rối loạn lo âu lan toả là gì? Cách nhận biết và điều trị

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Cách chẩn đoán và điều trị

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia

Cách phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm qua các dấu hiệu

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Cách phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm qua các dấu hiệu

Áp lực, căng thẳng hay sang chấn tâm lý đều là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh tâm lý nguy hiểm như trầm cảm hay rối loạn lo âu. Đây cũng là hai bệnh rất dễ nhầm lẫn do thường có các triệu chứng cơ bản giống nhau khiến việc điều trị đi sai hướng. Cân phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm chính xác để có hướng cải thiện và loại bỏ bệnh an toàn và nhanh chóng nhất.

Cách phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm qua các dấu hiệu

Thống kê cho thấy tỷ lệ người mắc các bệnh như trầm cảm hay rối loạn lo âu đang không ngừng tăng và gây ra rất nhiều hệ lụy xấu xung quanh, điển hình là gia tăng số nạn nhân tự tử để tìm kiếm sự giải thoát cho bản thân. Điểm chung của cả trầm cảm và rối loạn lo âu chính sự thay đổi của các chất dẫn truyền thần kinh trong não như serotonin, dopamine và epinephrine đã dẫn đến sự thay đổi cảm xúc, hành vi theo hướng tiêu cực dần.

phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm
Trầm cảm và rối loạn lo âu thường có dấu hiệu khá giống nhau nên cần phân biệt chính xác

Bên cạnh đó cả hai bệnh rối loạn tâm thần này đều làm sức khỏe ngày càng suy giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tim mạch, huyết áp, suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống mỗi người nên cần có biện pháp càng sớm càng tốt. Tuy nhiên các triệu chứng giữa hai bệnh lý này thường có các biểu hiện khá giống nhau, không quá rõ ràng hoặc thường chồng chéo lên nhau rất khó phát hiện.

Bởi cả hai đều được đặc trưng bằng sự tiêu cực và màu sắc u buồn trên toàn cảm giác, nếu không hiểu rõ sẽ rất dễ nhầm lẫn nếu tự mình chẩn đoán hai vấn đề tâm lý này. Nhìn chung một số triệu chứng điển hình có thể giúp phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm rõ ràng như bao gồm

Trầm cảmRối loạn lo âu
Dấu hiệu của trầm cảm được đặc trưng bởi khí sắc u buồn, người bệnh luôn trong trạng thái lầm lì, xa cách với mọi người, cảm thấy như cuộc sống này vô cùng đau khổ với họ. Không có điều gì có thể làm họ người trầm cảm vui lên giống như họ sẽ không bao giờ nhìn thấy được ánh sáng của cuộc đời.

  • Luôn cảm thấy buồn rầu, nỗi buồn dai dẳng, không còn nhìn thấy niềm vui, họ có thể khóc bất cứ lúc nào, nhất là khi ở một mình
  • Cảm giác tội lỗi, luôn đổ lỗi cho bản thân, cho rằng mình vô dụng
  • Tuyệt vọng khi nghĩ về tương lai, luôn cảm thấy không có ánh sáng hy vọng ở phía trước
  • Cảm giác cạn kiệt năng lượng, không còn sức lực, không muốn làm bất cứ việc gì khác
  • Không có hứng thú với các hoạt động xung quanh cho dù trước đó từng rất thích
  • Khó khăn khi đi vào giấc ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Phản ứng chậm chạp và trì trệ
  • Không có chút năng lượng nào ngay trong các hoạt động thường ngày
  • Không muốn ăn uống, mất khẩu vị, chán ăn đôi khi trở nên ăn quá nhiều
  • Trạng thái buồn bã, suy giảm khí sắc thường gây đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp và cũng gặp các vấn đề về tiêu hóa
  • Luôn có những suy nghĩ tiêu cực, tự làm đau bản thân, chẳng hạn rạch tay chân, đập đầu vào tường để làm giảm cảm giác tội lỗi, giảm những áp lực, sự tuyệt vọng vô hình bên trong tâm trí
  • Không muốn giao tiếp nói chuyện với ai, thường tự cô lập bản thân
  • Có suy nghĩ tự tử để giải thoát bản thân
Triệu chứng của rối loạn lo âu là trạng thái lo âu, nghi ngờ mọi thứ xung quanh một cách quá mức. Bất cứ điều gì cũng khiến họ lo lắng dù vốn dĩ đó không phải là điều đáng lo. Một sự việc bình thường cũng khiến họ trở nên suy nghĩ, băn khoăn, nghĩ về những điều xấu và không dám thực hiện. Trạng thái lo âu cứ đeo đẳng mọi vấn đề trong cuộc sống người bệnh.

  • Cảm giác lo lắng, bồn chồn, vô vọng khi nghĩ về tương lai
  • Trong mọi sự việc luôn suy nghĩ theo một hướng tiêu cực, sợ sẽ xảy ra những sự việc nguy hiểm, chết chóc
  • Không thể tập trung hoàn thành việc gì đó luôn thường trực cảm giác lo lắng sợ hãi
  • Lo âu khiến họ có xu hướng chạy trốn, run rẩy, sợ hãi
  • Từ chối các hoạt động do khó khăn khi đưa ra quyết định và hay nghĩ về những điều tồi tệ
  • Dễ gặp ác mộng, căng thẳng, giật mình khi ngủ
  • Căng cứng cơ bắp, luôn trong tình trạng mệt mỏi
  • Ăn ít do lo lắng quá nhiều và thường xuyên gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa
  • Có các phản ứng chạy trốn nhanh chóng
  • Thở nhanh, thở dốc, thở nông, thường trong tình trạng hoảng sợ quá mức, đổ mồ hôi hột, người nóng bừng
  • Thường gặp các vấn đề thực thể như tim mạch, huyết áp do trong trạng thái căng thẳng hồi hộp quá mức hay gặp các rối loạn tiêu hóa
  • Lo lắng theo hướng tiêu cực, thường làm đau bản thân nếu xuất hiện trạng thái lo âu cực độ, nhưng không nguy hiểm bằng trầm cảm, có thể là bứt tóc hay bấm ngón tay vào da để giảm lo lắng
  • Thường cố gắng tránh xa những nơi đông người hay những sự vật, sự việc có thể làm kích hoạt cảm giác lo lắng của người đó
  • Có xu hướng tự tử trong trạng thái lo âu hoảng loạn quá mức

Bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân của trầm cảm và rối loạn lo âu, từ người trẻ đến người già, từ phụ nữ cho tới nam giới kể cả những người vốn có tinh thần khỏe mạnh. Đặc biệt cả hai bệnh lý này đều không thể tự khỏi mà cần có biện pháp can thiệp sớm và đúng cách, phải điều trị trong thời gian rất dài mới thực sự đem lại kết quả tốt. Do đó phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm là nguyên tắc hàng đầu để việc điều trị có hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên các dấu hiệu giúp phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần thực hiện những chẩn đoán chuyên khoa, những bài test kiểm tra theo đúng quy định với bác sĩ chuyên môn thì mới đảm bảo chính xác tuyệt đối.

Trầm cảm và rối loạn lo âu có thể mắc bệnh cùng lúc không?

Trầm cảm và rối loạn lo âu hoàn toàn có thể mắc bệnh cùng lúc khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều. Trầm cảm có thể khiến người đó cảm thấy lo lắng hơn và ngược lại những người thường xuyên trong trạng thái lo âu cũng thường tự tách biệt mình với xung quanh và dễ mắc chứng trầm cảm. Thống kê cho thấy có đến 40% bệnh nhân mắc chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm.

phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm
Trầm cảm và lo âu hoàn toàn có thể mắc cùng lúc và gây ra nhiều hệ lụy trầm trọng

Khi các triệu chứng bệnh chồng chéo lên nhau và các cảm xúc không thể giải tỏa được sẽ khiến tinh thần người bệnh luôn trong trạng thái trì trệ, hoảng loạn, ngày càng trở nên xa rời cuộc sống và cô lập bản thân mình với xung quanh. Đồng thời người bệnh cũng có thể gặp rất nhiều các vấn đề sức khỏe trầm trọng khác như các bệnh lý mãn tính, bệnh về tim mạch, bệnh về huyết áp hay hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm khác.

Rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm cũng làm tăng nguy cơ tự tử ở người bệnh hơn do bản thân họ ngày càng mất kiểm soát, không còn là chính mình. Cảm xúc đau khổ và tiêu cực ngày càng xâm chiếm tâm trí, điều khiển các hành vi của họ và cuối cùng họ chọn cách tiêu cực nhất là tự tử để giải thoát cho những khổ đau của bản thân. Thực tế đã cho thấy rất nhiều trường hợp tự tử thương tâm do không được phát hiện và điều trị các vấn đề tâm lý kịp thời.

Phòng tránh trầm cảm và rối loạn lo âu

Nhìn chung cả trầm cảm và rối loạn lo âu đều liên quan đến các vấn đề gây căng thẳng, áp lực trong cuộc sống mà bản thân người bệnh không biết cách làm thế nào để giải tỏa. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, kể cả những người mà bình thường ai cũng cho rằng họ rất ổn, rất yêu đời nhưng sâu trong tiềm thức của họ là những trái tim đang dần vụn vỡ.

phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm
Thay đổi lối sống lành mạnh, biết các thư giãn tinh thần là cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh tâm lý nguy hiểm này

Rất khó để có thể phát hiện các bệnh lý này trong giai đoạn sớm vì các triệu chứng thường diễn biến khá âm thầm. Bản thân mỗi người cần có các biện pháp tự chăm sóc sức khỏe tinh thần và phòng tránh bệnh từ sớm để bảo vệ cho chính mình. Một số biện pháp giúp phòng tránh nguy cơ gặp phải các vấn đề tâm lý như

  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức
  • Lên kế hoạch để cân bằng thời gian làm việc và giải trí, tránh để tâm trí luôn trong trạng thái căng thẳng
  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày là biện pháp vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa giúp loại bỏ những năng lượng tiêu cực ra khỏi tâm trí
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là các loại chất xơ, vitamin trong trái cây, rau củ hằng ngày
  • Dành thời gian luyện tập thiền và yoga hằng ngày, đây là liệu pháp được đánh giá rất hiệu quả trong việc thanh lọc tâm lý, loại bỏ phiền muộn, tìm được điểm cân bằng trong cuộc sống. Đồng thời đây cũng là liệu pháp rất tốt cho sức khỏe trong việc hít thở, cải thiện hệ thống tim mạch, tuần hoàn, tốt cho trí não
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, kết hợp thêm các loại nước trái cây, nước ép rau củ để bổ sung vitamin hằng ngày
  • Nghe nhạc và đọc sách giúp tăng cường sự tập trung và trí não
  • Học các giải tỏa tâm trí thông qua các hoạt động đơn giản hằng ngày như dọn dẹp nhà cửa, học vẽ, học thêu..
  • Tìm kiếm niềm vui trong những công việc hay cơ hội mới chẳng hạn thay đổi ngoại hình, phong cách ăn mặc, đổi kiểu tóc, đổi nơi ở
  • Chia sẻ tâm sự với những người thân trong gia đình hay bạn bè thân thiết để loại bỏ những điều tiêu cực và có hướng giải quyết trong từng vấn đề hiệu quả hơn
  • Cố gắng hướng đến giải quyết vấn đề theo một cách tích cực, nhìn nhận sự việc theo nhiều phía để thấy cuộc đời vẫn còn rất nhiều điều tươi sáng hơn.

Cần phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm chính xác để có kết quả điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất. Mỗi người cần bắt đầu thay đổi một lối sống khoa học lành mạnh hơn, yêu thương bản thân mình mỗi ngày, học cách cho đi và nhận lại để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm này.

Cùng chuyên mục

Bệnh rối loạn lo âu có chữa được không?

Bệnh rối loạn lo âu có chữa được không? Phương pháp nào hiệu quả

Bệnh rối loạn lo âu có chữa được không hay nên điều trị bằng cách nào để đem đến hiệu quả tốt nhất là băn khoăn của rất nhiều người...

Thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang có tốt không? Thành phần, công dụng thế nào? Mua ở đâu? (Chi tiết)

Thuốc chữa mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang có tốt không? Thành phần, công dụng thế nào? Mua ở đâu? (Chi tiết)

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang chữa mất ngủ của Nhất Nam Y Viện kể từ khi ứng dụng vào điều trị đã nhận được sự quan tâm của...

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Dùng thuốc là phương pháp chính trong điều trị rối loạn lo âu bên cạnh trị liệu tâm lý. Mục đích của sử dụng thuốc là cải thiện cảm xúc...

điều trị rối loạn lo âu bao lâu thì khỏi

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Do đây là chứng rối loạn xảy ra phổ biến...

Hay bồn chồn lo lắng quá mức, trương lực cơ tăng, mất khả năng thư giãn là những triệu chứng đặc trưng của bệnh

Rối loạn lo âu lan toả là gì? Cách nhận biết và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh lý tâm thần thường gặp, nếu không sớm được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể chuyển biến thành...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn