Bệnh chàm (Eczema): Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

TOP 10 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất được đánh giá tốt

Nổi mụn nước ở môi là bị gì? Bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không theo dân gian hiệu quả

Chàm đồng tiền là gì? Cách nhận biết và điều trị

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh và các biện pháp điều trị an toàn

Bệnh Eczema ở trẻ em – Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh chàm bìu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

3 Cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa an toàn cho bé tại nhà

Cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi giảm nhanh triệu chứng

Nổi mụn nước ở môi là bị gì? Bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Hiện tượng nổi mụn nước ở môi gây ra các triệu chứng đau rát, sưng môi khó chịu. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, các phản ứng dị ứng hoặc do chấn thương gây ra. Bên cạnh đó, nổi mụn nước ở môi còn có thể là biểu hiện nhận biết của những bệnh lý da liễu cần được điều trị kịp thời. Thông tin bài viết dưới đây sẽ cung cấp các nguyên nhân gây nổi mụn nước ở môi và các phương pháp điều trị hiệu quả, đảm bảo an toàn.

Nổi mụn nước ở môi là bị gì? Bôi thuốc gì nhanh khỏi?
Hiện tượng nổi mụn nước ở môi gây ra các triệu chứng đau rát, sưng môi gây khó chịu

Nổi mụn nước ở môi là bị gì?

Những mụn nước mọc ở môi thường có kích thước và hình dáng đa dạng nhưng các triệu chứng hầu hết đều giống nhau. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là tình trạng cấp hoặc mãn tính. Dưới đây là một số nguyên nhân và các bệnh lý có thể gây ra tình trạng nổi mụn nước ở môi:

1. Bệnh nấm miệng

Bệnh nấm miệng khởi phát do bị nấm Candida xâm nhập và phát triển. Bình thường, loại nấm này sẽ tồn tại ở miệng với số lượng vừa phải. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi nấm Candida sẽ phát triển mạnh và dẫn đến bùng phát các triệu chứng nấm miệng.

Các triệu chứng thường gặp khi bị nấm miệng bao gồm:

  • Xuất hiện những mảng màu trắng đục ở cổ họng, trên lưỡi, mặt trong hai bên má
  • Nổi các mụn nước li ti, có màu đỏ và nứt ở khóe miệng
  • Có cảm giác khó chịu trong miệng hoặc mất vị giác
  • Cảm giác đau khi nuốt hoặc ăn

Bệnh nấm miệng có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào. Trường hợp người có hệ thống miễn dịch suy giảm thường có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn những người bình thường. Hiện nay, các triệu chứng bệnh nấm miệng có thể kiểm soát hiệu quả bằng các loại thuốc kháng nấm.

2. Viêm da cơ địa

Các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở vùng mặt và môi. Tổn thương điển hình viêm da cơ địa là gây nổi các mụn nước tương tự như mụn trứng cá ở môi hoặc mặt. Ngoài ra, bệnh có thể gây nổi sẩn đỏ, khiến da sần sùi ngứa ngáy khó chịu.

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra căn nguyên chính xác gây ra bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc sử dụng các mỹ phẩm chứa corticoid, dùng kem đánh răng có chứa Fluoride có thể dẫn đến tình trạng nổi mụn nước ở môi.

3. Bệnh Herpes ở miệng

Nguyên nhân phổ biến có thể gây nhiễm trùng và hình thành các mụn nước ở môi và miệng và do virus Herpes Simplex. Các mụn nước này thường có kích thước nhỏ và chứa dịch tiết. Những mụn này thường sẽ khiến người bệnh đau rát, khó chịu, tác động trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Bệnh Herpes mở miệng
Nguyên nhân phổ biến có thể gây nhiễm trùng và hình thành các mụn nước ở môi và miệng và do virus Herpes Simplex

Khi các mụn nước do virus này gây ra bị vỡ, dịch tiết ra có thể gây loét ở vùng miệng và môi khiến bạn đau rát. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh lý này thường không gây nguy hiểm và có thể thuyên giảm sau 1 -2 tuần nếu kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách và điều trị cải thiện theo chỉ định của bác sĩ.

4. Bệnh giang mai

Đây là bệnh lý nhiễm vi khuẩn lây qua đường tình dục. Khi khởi phát, bệnh thường xuất hiện các vết đỏ lở loét, không gây ra đau rát ở bộ phận sinh dục hay hậu môn. Tuy nhiên, những mụn nước này có thể phát sinh ở bên trong miệng và môi trên.

Hầu hết các trường hợp bị bệnh giang mai thường có các triệu chứng nhận biết ban đầu nhẹ. Do đó nên nhiều người rất khó nhận ra dấu hiệu của bệnh lý và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, y học sử dụng các loại thuốc kháng sinh để kiểm soát các triệu chứng bệnh giang mai.

Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên môi, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị vì bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

5. Bệnh lở miệng

Bệnh lở miệng đặc trưng bởi các vết loét nhỏ, phản xuất hiện bên trong môi, miệng, hai bên má hoặc nướu răng. Các vết loét thường chứa các dịch lỏng hoặc dịch mủ gây đau rát, khó chịu. Các triệu chứng bệnh thường khởi phát ở thanh thiếu niên và có nguy cơ tái lại.

Các mụn nước do bệnh lở miệng gây ra khiến người bệnh đau rát nhưng không có khả năng lây nhiễm. Những yếu tố dẫn đến tình trạng này thường do các chấn thương ở miệng, dung nạp những thực phẩm như đậu phộng, cà phê, chocolate, cà chua, dâu tây.

Hiện tượng nổi mụn nước ở môi do bệnh lở miệng thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và có xu hướng thuyên giảm sau một tuần nếu bạn có các biện pháp chăm sóc đúng cachs, hạn chế dung nạp các thực phẩm cay nóng.

6. Phản ứng dị ứng

Trong một số trường hợp các phản ứng dị ứng có thể gây ra tình trạng sưng môi, viêm môi, nổi mụn nước nhỏ ở môi. Các yếu tố có thể gây kích phản ứng dị ứng ở môi bao gồm:

Phản ứng dị ứng
Trong một số trường hợp các phản ứng dị ứng có thể gây ra tình trạng sưng môi, viêm môi, nổi mụn nước nhỏ ở môi
  • Các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như: Hải sản, thịt bò, đậu phộng, đậu nành,…
  • Lông động vật hoặc vảy da
  • Các sản phẩm dưỡng môi, son môi có chứa hoạt chất mạnh và Titan 

Những phản ứng dị ứng này thường không có mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp khắc phục và chăm sóc đúng cách tình trạng dị ứng sẽ kéo dài và gây ra các rủi ro. Do đó, khi bị dị ứng bạn nên đến gặp bác sĩ để được theo dõi và xử lý kịp thời.

7. Hạt bã nhờn

Hạt bã nhờn mọc thành cụm có màu trắng hoặc vàng khu trú ở gần môi. Những hạt bã nhờn thường không gây ra cảm giác đau đớn và không có nguy cơ lây nhiễm. Hạt bã nhờn thường có kích thước rất nhỏ, bên trong có chứa dịch nước.

Một số trường hợp tuyến bã nhờn này có xu hướng lan rộng trên môi và các vùng da lân cận. Các hạt bã nhờn thường tập trung ở những mô ẩm như bên trong miệng, lưỡi, bộ phận sinh dục.

Nổi mụn nước ở môi do hạt bã nhờn hầu hết không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Tình trạng này cũng sẽ cải thiện sau một thời gian mà không cần đến sự can thiệp y khoa.

8. Mụn trứng cá

Tình trạng nổi mụn nước ở môi có thể là dấu hiệu của mụn trứng cá. Mụn thường nổi ở đường viền môi và môi. Trong những nốt mụn thường chứa các dịch lỏng có mủ hoặc không và có xu hướng dễ vỡ khi tác động.

Mụn trứng cá ở môi có thể gây đỏ và đau nhức ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như ăn uống của người bệnh. Vệ sinh kém, rối loạn nội tiết tố và lạm dụng mỹ là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở môi.

Mụn trứng cá nếu không được điều trị kịp thời sẽ tác động xấu đến tâm lý và sức khỏe, để lại sẹo thâm khiến người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp. Ngoài ra, mụn trứng cá khi tiến triển ở mức độ nặng có thể ăn sâu vào tế bào và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm trùng huyết.

9. U nang nhầy ở môi

U nang nhầy ở môi là hiện tượng nổi một mụn nước chứa dịch lỏng xuất hiện dưới môi, niêng mạc bên trong miệng hoặc nướu. U nhầy này có thể gây đau rát nhưng thường lành tính và không tác động đến sức khỏe của người bệnh.

 U nang nhầy ở môi
U nhầy này có thể gây đau rát nhưng thường lành tính và không tác động đến sức khỏe của người bệnh

Nguyên nhân dẫn đến hình thành u nhầy ở môi chủ yếu là tắc nghẽn tuyến nước bọt hoach sau chấn thương ở môi. Phần lớn các trường hợp bị nổi mụn nước ở môi do u nhầy thường có thể tự thuyên giảm mà không cần đến can thiệp y tế.

10. Bệnh hạt kê

Bệnh hạt kê là tình trạng xuất hiện các khối nang nhỏ có màu trắng, có thể chứa dịch hoặc không nổi trên bề mặt da. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, tập trung ở vùng má, cằm và mũi. Tuy nhiên, hạt kê cũng xuất hiện xung quanh đường viền môi.

Bệnh lý là hệ quả của các tuyến bã nhờn bị bí tắc và các tế bào chết của da. Các triệu chứng bệnh hạt kê thường không gây đau nhức và không cần can thiệp y tế, những khối nang này sẽ tự biến mất sau vài tháng.

11. Bệnh ung thư miệng

Mặc dù rất ít xảy ra nhưng hiện tượng nổi mụn nước ở môi cũng có thể là biểu hiện của ung thư miệng. Tình trạng này xảy ra khi xuất hiện một khối u phát triển ở niêm mạc miệng hoặc niêm mạc môi.

Các tác nhân làm tăng nguy cơ gây ung thư miệng bao gồm:

  • Sử dụng rượu thường xuyên
  • Hút thuốc lá
  • Là nam giới
  • Tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài

Khi mới khởi phát, ung thư miệng thường gây ra các mụn nước nổi trên môi hoặc các vết loét nhỏ. Những vết loét này sẽ có xu hướng phát triển và lan rộng trong nướu, miệng, lưỡi, hàm. Một số trường hợp mụn nước có thể chuyển sang màu đỏ.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường mà bạn nghi ngờ là ung thư miệng, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm và điều trị phù hợp.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Hầu hết những trường hợp bị nổi mụn nước ở môi đều không gây nguy hiểm và có xu hướng tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y khoa. Tuy nhiên, một số trường hợp tình trạng nổi mụn nước ở môi có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm.

Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện dưới đây bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời:

  • Mụn nước xuất hiện trên môi một thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Ngứa ngáy hoặc kích thích vùng da bị tổn thương
  • Có dấu hiệu sưng miệng hoặc sưng mặt
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Xuất hiện những vết vón cục ở miệng, môi hoặc nướu
  • Đau nhức, tê, hoặc chảy máu ở môi, miệng hoặc nướu
  • Thay đổi giọng nói
  • Răng bị tổn thương
  • Viêm họng, đau họng
  • Những mụn nước ở môi có xu hướng lây lan nhanh chóng

Các biện pháp cải thiện nổi mụn nước ở môi

Dựa vào nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nổi mụn nước ở môi mà bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng này:

Các liệu pháp tự nhiên

Tận dụng các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng làm dịu da, hỗ trợ tái tạo các tế bào mới. Tuy nhiên, các mẹo này chỉ áp dụng cho những trường hợp nổi mụn nước ở môi không có triệu chứng viêm nhiễm, có dịch mủ.

Các liệu pháp tự nhiên
Tận dụng các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng làm dịu da, hỗ trợ tái tạo các tế bào mới

Sử dụng gel nha đam:

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi
  • Rửa sạch, gọt sạch vỏ và lấy lần gel
  • Dùng muỗng cạo lấy phần gel thoa lên vùng da bị tổn thương sau khi đã làm sạch
  • Sau 15 phút dùng nước sạch rửa lại

Dùng mật ong nguyên chất:

  • Chuẩn bị 1 muỗng mật ong nguyên chất
  • Sau khi làm sạch vùng da bị tổn thương thì thoa đều lên
  • Để yên 20 phút thì rửa lại với nước sạch

Sử dụng dưa leo:

  • Chuẩn bị 1 trái dưa leo còn tươi, mọng nước mang đi rửa sạch và thái vài lát mỏng
  • Đắp trực tiếp lên vùng da môi bị nước sau khi đã được vệ sinh sạch
  • Để yên khoảng 20 phút rồi rửa da lại thật sạch với nước

Các biện pháp này cũng rất phù hợp để dưỡng da môi sau quá trình điều trị. Áp dụng thường xuyên không chỉ cung cấp độ ẩm cho môi mà có giúp môi trở nên sáng và khỏe hơn.

Sử dụng thuốc Tây điều trị 

Đối với các trường hợp không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và sử dụng thuốc điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh.

Nổi mụn nước ở môi do nhiễm trùng:

  • Sử dụng các loại thuốc chống nấm điều trị các bệnh như nhiễm trùng nấm, nấm miệng.
  • Các loại thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh giang mai, vi khuẩn.
  • Với trường hợp bị nhiễm virus Herpes sẽ được chỉ định các loại thuốc chống virus.

Nổi mụn nước ở môi do lở miệng:

  • Các loại thuốc giảm đau được bác sĩ sử dụng để cải thiện đau nhức, khó chịu.
  • Các loại thuốc mỡ, kem bôi chứa Corticoid, Fluocinonide, Dexamethasone, Clobetasol.
  • Nước vệ sinh răng miệng chứa Chlorhexidine.

Nổi mụn nước ở môi do viêm da quanh miệng:

  • Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh dạng bôi ngoài da hoặc dạng uống đối với các trường hợp nặng.
  • Một số loại thuốc phổ biến được sử dụng như: Tetracycline, Doxycycline, Erythromycin hoặc Minocycline.
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh dạng bôi ngoài da hoặc dạng uống đối với các trường hợp nặng

Nổi mụn nước ở môi da dị ứng hoặc viêm:

  • Thông thường bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc kháng Histamin để kiểm soát các triệu chứng hiệu quả.

Trường hợp nổi mụn nước ở môi do ung thư miệng:

  • Các phương pháp trị liệu đối với trường hợp bị ung thư miệng thường phức tạp và bắt buộc can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Áp dụng các biện pháp xử lý tại nhà

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể làm giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu bằng một số biện pháp tại nhà như sau:

  • Vệ sinh răng miệng và vùng môi cẩn thận khi bị nổi mụn nước ở môi. Mỗi ngày đánh răng ba lần, dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng, sử dụng các sản phẩm tẩy răng môi phù hợp, tránh gây kích ứng môi sẽ khiến tình trạng nổi mụn nước trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh làm tổn thương da môi hoặc kích ứng môi. Đặc biệt không sử dụng son môi và mặt nạ dưỡng môi trong thời gian điều trị.
  • Sử dụng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh môi giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm và kích ứng.
  • Bạn có thể chườm mát để làm giảm tình trạng sưng viêm, đau rát do nhiễm virus, mụn sưng trên môi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin có trong rau củ, trái cây để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành các tổn thương do các bệnh lý gây ra.
  • Tránh chạm, chà xát hoặc cào gãi vào vùng da bị nổi mụn nước vì có thể khiến da bị tổn thương tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
  • Chen chắn và sử dụng kem chống nắng khi môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Thường xuyên thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần để tránh vi khuẩn gây bệnh xâm nhập dẫn đến nổi mụn nước ở môi.

Tình trạng nổi mụn nước ở môi thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, hiện tượng này là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn không nên chủ quan, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở môi, lúc này nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Cách chữa chàm bằng lá trầu không theo dân gian hiệu quả

Cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không theo dân gian hiệu quả

Chữa bệnh chàm bằng lá trầu không là một trong các mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực. Vậy dùng lá...

Chàm đồng tiền là gì? Cách nhận biết và điều trị

Chàm đồng tiền là gì? Cách nhận biết và điều trị

Chàm đồng tiền là một trường hợp phổ biến của bệnh chàm, các triệu chứng của bệnh thường khởi phát ở nam giới có độ tuổi trung niên. Bệnh kéo...

Bệnh Eczema ở trẻ em - Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh Eczema ở trẻ em – Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh Eczema ở trẻ em thường rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da bã tiết,...Để...

Bệnh chàm (Eczema): Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Bệnh chàm (Eczema): Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Bệnh chàm (Eczema) là một bệnh da liễu mãn tính. Bệnh gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban đỏ, đau rát khiến người bệnh khó chịu. Bệnh tuy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn