Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách trị dứt điểm

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt hiệu quả [Hướng dẫn A-Z]

Nổi mụn nước ngứa ở chân tay là bệnh gì? Làm sao hết?

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì để bệnh không tái phát?

10 bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả từ thảo dược dân gian

Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không?

5 Cách chữa tổ đỉa bằng tỏi giúp teo mụn nước, giảm ngứa hiệu quả

Top 5 Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không hiệu quả

Ngứa Kẽ Ngón Tay, Ngón Chân: Nguyên Nhân Và Cách Trị Nhanh Khỏi

9 thuốc bôi trị tổ đỉa tốt nhất giúp lành bệnh nhanh chóng

Nổi mụn nước ngứa ở chân tay là bệnh gì? Làm sao hết?

Nổi mụn nước ngứa ở chân tay là tình trạng khá phổ biến xảy ra ở nhiều người, kèm theo các biểu hiện ngứa ngáy, tiết dịch khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Vậy hiện tượng nổi mụn nước ngứa ở chân tay là bệnh gì? Làm sao hết? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nổi mụn nước ngứa ở chân tay là bệnh gì? Làm sao hết?
Nổi mụn nước ngứa ở chân tay là bệnh gì? Làm sao hết?

Nổi mụn nước ngứa ở chân tay là bệnh gì?

Khi có hiện tượng nổi mụn nước ngứa ở chân tay có thể bạn đang mắc phải các vấn đề về da liễu, đó là khi cơ thể phản ứng với các chấn thương hoặc nhiễm trùng gây ra.

Tuy nhiên, có một số trường hợp bị rối loạn hệ thống miễn dịch, dẫn đến các bệnh viêm nhiễm tự miễn dẫn đến xuất hiện các dấu hiệu nổi mẩn ngứa, phát ban,…Một số bệnh liên quan đến tình trạng này bao gồm:

Bệnh viêm da tiếp xúc

Bệnh khởi phát khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường. Bệnh có dấu hiệu nhận biết đặc trưng là nổi mẩn ngứa hoặc mụn nước, thường bộ phận tay chân sẽ có nguy cơ tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh nhiều nhất nên tình trạng nổi mụn nước cũng rất hay xuất hiện ở khu vực này.

Viêm da tiếp xúc được chia thành 2 loại như sau:

  • Viêm da tiếp xúc do dị ứng: Bệnh thường gây ra vết thương phồng rộp trên da, ngứa ngáy ở vùng da tiếp xúc. Một trong các nguyên nhân phổ biến gây viêm da tiếp xúc dị ứng là do tiếp xúc với các hóa chất, xà phòng có chất tẩy rửa cao, trang sức,…
  • Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Bệnh xuất hiện khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, viêm da tiếp xúc ánh sáng đi kèm với các biểu hiện nổi mẩn ngứa, mụn nước gây ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, sử dụng kem chống nắng không phù hợp cũng là một trong các nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn.

Bệnh chàm eczema

Bệnh chàm eczema là tình trạng da bị mất dần độ ẩm, trở nên khô ráp, nứt nẻ, dễ bị kích ứng có thể dẫn đến sưng phù và tiết dịch, chảy máu. Bệnh có thể ảnh hưởng bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Nhưng đa phần các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện ở vùng da có nếp gấp, vùng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như tay, chân, mặt.

Bệnh chàm gây nổi mụn nước ngứa ở chân tay
Bệnh chàm gây nổi mụn nước ngứa ở chân tay

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh chàm, các phương pháp điều trị sẽ tập trung vào kiểm soát các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát. Việc áp dụng phương pháp điều trị phù hợp sẽ tránh được các biến chứng phát sinh như viêm da thần kinh, hen suyễn, mất ngủ.

Bệnh ghẻ

Nguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ là do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei. Chúng sẽ xâm nhập vào da, làm tổ và sinh sản dưới da gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mụn nước, tiết dịch và lây lan sang các vùng da khác. Cơn ngứa dữ dội vào ban đêm vì đây là thời gian hoạt động của các ký sinh trùng này.

Người bị bệnh ghẻ thường có các triệu chứng nổi mụn nước theo cùng cụm hoặc các u hạt nhạt màu. Khi ghẻ đóng vảy, các lớp vỏ dày bắt đầu xuất hiện trên da, dưới da lúc này là nơi các ký sinh trùng đẻ trứng. Bệnh thường tập trung ở các khu vực như kẻ tay, kẻ chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay.

Bệnh ghẻ thường kéo dài dai dẳng và hay tái lại, mỗi đợt bùng phát bệnh sẽ kéo dài từ 2 tuần đến 6 tháng. Để điều trị bệnh tận gốc, người bệnh cần loại bỏ những con rệp và trứng ghẻ ra khỏi da. Bên cạnh đó, cần thường xuyên vệ sinh cá nhân, các vật dụng như chăn, gối,…để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là một trong các nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mụn nước ngứa ở chân tay. Bệnh tổ đỉa là một trường hợp của bệnh chàm. Bệnh khởi phát kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước sâu trong da khiến người bệnh khó chịu. Các tổn thương thường khu trú ở chân, tay, lòng bàn tay, bàn chân.

Nổi mụn nước ngứa ở chân tay là triệu chứng của bệnh tổ đỉa
Nổi mụn nước ngứa ở chân tay là triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Bệnh tiến triển thành 3 giai đoạn chính, các triệu chứng cũng bệnh tồn tại từ 3 đến 4 tuần sau đó sẽ thuyên giảm dần. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tổ đỉa. Do đó, bệnh thường xuyên tái lại, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Dị ứng thuốc điều trị

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị các bệnh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó có tình trạng nổi mẩn ngứa, mụn nước trên cơ thể. Phát ban do thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể hoặc lan rộng toàn thân. Nhưng phổ biến của tình trạng này là nổi mụn nước ở tay chân.

Các loại thuốc có nguy cơ gây ra dị ứng cao như thuốc kháng sinh, thuốc Penicillin, thuốc thuộc nhóm Sulfa. Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc điều trị, nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường bạn nên ngừng dùng thuốc và gặp bác sĩ điều trị để được theo dõi và điều chỉnh thuốc phù hợp.

Các phương pháp chữa trị mụn nước ngứa ở chân tay

Có rất nhiều phương pháp điều trị tình trạng nổi mụn nước ngứa ở chân tay mang lại hiệu quả tích cực. Bạn có thể áp dụng các loại thuốc Tây theo hướng dẫn của bác sĩ, phương pháp quang trị liệu.

Đối với trường hợp tình trạng nổi mụn nước nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà, mẹo dân gian để kiểm soát tình trạng ngứa ngáy tốt hơn, tránh lan rộng sang các khu vực da khác.

Điều trị bằng thuốc Tây

Khi có dấu hiệu nổi mụn nước ngứa chân tay, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một số loại thuốc điều trị để kiểm soát các triệu chứng hiệu quả.

Điều trị bằng thuốc Tây
Điều trị bằng thuốc Tây

Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định với những trường hợp nặng, có nguy cơ bị bội nhiễm.
  • Thuốc mỡ chứa corticoid và kem dưỡng ẩm: Có công dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy, phục hồi các tế bào da bị tổn thương và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: Các loại thường được áp dụng như Elidel, Protopic, Steroid,…Bạn cũng nên lưu ý trong thời gian dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Trong quá trình dùng thuốc Tây điều trị, bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, nghiêm túc điều trị không được tự ý thêm bớt thuốc vì có thể gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng đến kết quả trị liệu, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Ngoài áp dụng điều trị bằng thuốc, trường hợp bị nổi mụn nước ngứa ở chân tay có tiến triển nặng sẽ được áp dụng phương pháp quang trị liệu. Với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị.

Tuy nhiên, quang trị liệu chưa được sử dụng phổ biến vì có nguy cơ gây ra các tác dụng cao cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Điều trị tại nhà

Song song với điều trị nổi mụn nước ngứa ở chân tay bằng thuốc Tây, bạn có thể kết hợp với các biện pháp chữa trị tại nhà để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Dưới đây là một số cách chữa trị tại nhà bạn có thể tham khảo:

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc. Vì vậy, đây là một biện pháp điều trị nổi mụn nước ngứa chân tay tại nhà được đánh giá cao. Bạn có thể tham khảo một số loại kem dưỡng ẩm như Alavert, Lubriderm, Vaseline, Benadryl,…

Ngoài ra, bạn có thể làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy bằng cách dùng các loại tinh dầu tự nhiên như tràm trà, oải hương bôi lên vùng da bị bệnh để cung cấp độ ẩm và hỗ trợ chữa lành tổn thương da.

Sử dụng muối biển

Muối biển có công dụng sát khuẩn, làm sạch da, cải thiện các cơn ngứa do nổi mụn nước gây ra. Khi sử dụng muối biển bôi trực tiếp lên da lúc đầu sẽ có cảm giác hơi rát, đó là hiện trạng chung nên bạn không cần quá lo lắng.

Điều trị tại nhà
Điều trị tại nhà

Để áp dụng biện pháp này, bạn cần thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một ít muối biển sạch, không chứa tạp chất.
  • Vệ sinh sạch vùng da bị nổi mụn nước, sau đó dùng muối bôi lên da và massage nhẹ nhàng.
  • Thực hiện mỗi ngày từ 2-3 lần để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
  • Lưu ý, không dùng muối biển bôi lên vùng da có vết thương hở vì sẽ gây đau rát.

Chườm đá lạnh

Chườm lạnh lên vùng da nổi mụn nước là một trong các phương pháp được nhiều người áp dụng và có hiệu quả. Dựa vào nhiệt độ của nước đá có thể làm tê liệt các dây thần kinh, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bạn có thể thực hiện chườm đá đơn giản sau đây:

  • Lấy đá viên cho vào chiếc khăn mỏng đã được làm sạch.
  • Sau khi vệ sinh vùng da bị nổi mụn nước sạch sẽ thì tiến hành chườm đá lên da và kết hợp thư giãn khoảng 15 phút.
  • Áp dụng thực hiện mỗi ngày đến khi mụn nước biến mất.

Tận dụng các dược liệu tự nhiên

Uống nước rau má

  • Chuẩn bị một nắm rau má tươi ngâm nước muối rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Cho rau má vào máy xay nhuyễn rồi lọc lấy nước uống, bạn có thể cho thêm một ít đường để dễ uống hơn.
  • Uống rau má mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị mụn nước ở chân tay hiệu quả.

Đắp gel nha đam

  • Chuẩn bị một nhánh nha đam, gọt vỏ rửa sạch, lưu ý bỏ phần màu vàng gần gốc nha đam vì có thể gây kích ứng da.
  • Dùng muỗng cạo lấy lớp gel thoa lên vùng da bị bệnh và kế hợp massage nhẹ nhàng.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần để mang lại hiệu quả. 
  • Do các thảo dược tự nhiên nên tác dụng nó mang lại cũng sẽ lâu hơn, vì vậy bạn nên kiên trì áp dụng để cải thiện các triệu chứng.

Phòng tránh nổi mụn nước ngứa ở chân tay

Bên cạnh việc điều trị nổi mụn nước ngứa ở chân tay, bạn cũng nên lưu ý các biện pháp để phòng tránh tình trạng này tái lại, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày.

Phòng tránh nổi mụn nước ngứa ở chân tay
Phòng tránh nổi mụn nước ngứa ở chân tay
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân có nguy cơ gây ngứa ngáy, nổi mụn nước như hóa chất độc hại, xà phòng, sữa tắm, kim loại,…
  • Vệ sinh da chân, da tay bằng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, tránh sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng có chất tẩy rửa cao vì có thể gây bào mòn và khô da dẫn đến nổi mụn nước.
  • Đối với người phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, phải tiếp xúc với hóa chất thường xuyên, phải có đồ bảo hộ, găng tay để tránh tình trạng nổi mẩn ngứa, mụn nước.
  • Tránh lạm dụng tắm nước nóng vì có thể gây khô da, nổi mụn nước. Bạn chỉ nên tắm nước mát và nước ấm để đảm bảo độ ẩm tự nhiên cho da.
  • Kết hợp ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tăng cường dung nạp các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tránh căng thẳng, áp lực quá mức vì có thể gây nên các triệu chứng nổi mẩn ngứa, mụn nước. Thay vào đó hãy nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc có thể kết hợp vận động nhẹ nhàng để tăng cường kháng thể chống lại bệnh.

Nổi mụn nước ngứa ở chân tay tuy không nguy hiểm nghiêm trọng nhưng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ của người mắc phải. Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể là nguyên nhân của một số bệnh lý về da liễu. Vì vậy, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị hợp lý.

Cùng chuyên mục

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì để bệnh không tái phát?

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì để bệnh không tái phát?

Bệnh tổ đỉa là bệnh mãn tính nên thường có xu hướng tái phát khi bạn dung nạp các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng, kích ứng cao....

Các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả từ thảo dược dân gian

10 bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả từ thảo dược dân gian

Chữa bệnh tổ đỉa bằng các bài thuốc dân gian được áp dụng phổ biến, giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm đồng thời giảm nguy cơ...

Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không?

Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không?

Bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh về da liễu thường gặp, bệnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nhưng các triệu chứng...

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt hiệu quả [Hướng dẫn A-Z]

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt hiệu quả [Hướng dẫn A-Z]

Lá lốt là thảo dược tự nhiên được biết đến với nhiều công dụng, trong đó có hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Mẹo chữa...

Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách trị dứt điểm

Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách trị dứt điểm

Bệnh tổ đỉa hay chàm tổ đỉa là một trong các bệnh da liễu khiến nhiều người ám ảnh vì các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước ở lòng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn