Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Nổi mề đay do HIV và các dấu hiệu nhận biết chính xác

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Nổi mề đay sưng môi là do đâu? Cách xử lý hiệu quả

Nổi mề đay sưng môi là tình trạng da liễu thường xuất hiện phổ biến. Các triệu chứng bệnh lý khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, yếu tố di truyền, tác dụng phụ của thuốc điều trị,… Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách.

Nổi mề đay sưng môi là gì? Có nguy hiểm không?

Nếu bệnh nổi mề đay mẩn ngứa chỉ ảnh hưởng đến bề mặt da thì tình trạng sưng môi hay phù mạch sẽ tác động đến tầng hạ bì, mô dưới niêm mạc và niêm mạc môi.

Trường hợp nổi mề đay và sưng môi có thể khởi phát cùng lúc và thường liên quan đến các phản ứng dị ứng, tác dụng phụ của thuốc điều trị, không dung nạp thức ăn hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng dị ứng như phấn hoa, nọc độc côn trùng, lông vật nuôi,…

Thông thường tình trạng nổi mề không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Các triệu chứng có xu hướng tự thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày và không để lại biến chứng nặng nề.

Trong một số trường hợp, các triệu chứng bệnh lý có thể gây sưng họng, sưng lưỡi dẫn đến tình trạng khó thở, nghiêm trọng hơn có thể gây sốc phản vệ. Lúc này người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, những trường hợp bị nổi mề đay sưng môi tái phát nhiều lần nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bởi tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn.

Nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay sưng môi

Nổi mề đay sưng môi là hiện tượng viêm do các chất lỏng tích tụ dưới môi trong thời gian dài. Tình trạng thường liên quan mật thiết với các yếu tố như:

  • Các chất gây dị ứng trong không khí: Một số dị nguyên trong không khí như mạt bụi, phấn hoa, không khí ô nhiễm,… tồn tại trong môi trường có thể gây dị ứng. Khi tiếp xúc trực tiếp có thể khởi phát triệu chứng nổi mẩn đỏ, sưng phù và kèm theo một số biểu hiện đường hô hấp.
  • Tác động từ môi trường: Thời tiết thay đổi đột ngột, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, thường xuyên tắm nước nóng, mặc quần áo bó sát, cơ địa đổ nhiều mồ hôi,… cũng là một trong những nguyên nhân gây khởi phát triệu chứng nổi mề đay ở môi hoặc khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Dị ứng thực phẩm: Việc dung nạp một số nhóm thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng dị ứng như đậu phọng, động vật có vỏ, đậu nành, quả mọng, một số loại đậu, trứng, sữa,… sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát triệu chứng bệnh lý
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Lạm dụng thuốc điều trị có thể dẫn đến phát sinh các tác dụng phụ, trong đó điển hình là tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa như Penicillin, Aspirin, Ibuprofen, Naproxen Natri, thuốc huyết áp.
  • Các bệnh lý tiềm ẩn: Tình trạng nổi mề đay sưng môi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiền ẩn như viêm gan B, C, rối loạn miễn dịch, nhiễm vi nấm, nhiễm trùng, nổi mề đay do HIV, các bệnh liên quan đến tuyến giáp, bệnh ung thư.
Nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay sưng môi
Tình trạng nổi mề đay sưng môi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiền ẩn như viêm gan B, C, rối loạn miễn dịch, nhiễm vi nấm, nhiễm trùng, nổi mề đay do HIV

Y học hiện nay vẫn chưa thể xác định cụ thể căn nguyên gây ra tình trạng nổi mề đay nói chung, nhất là các trường hợp nổi mề đay chuyển sang giai đoạn mãn tính. Do đó, thuật ngữ mề đay vô căn được dùng để chỉ tình trạng này.

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay sưng môi

Nổi mề đay sưng môi đặc trưng bởi tình trạng phát ban đỏ kèm theo phù nề dưới da. Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể khởi phát ở những vị trí khác trên cơ thể như bàn tay, ở mắt, bàn chân,…

Trường nghiêm trọng hơn, hiện tượng phù mạch có thể khởi phát ở những bộ phận nhạy cảm như bộ phận sinh dục. Ngoài ra, tình trạng sưng môi có thể không gây ngứa ngáy, nổi mề đay trên bề mặt da.

Dưới đây là một số triệu chứng lâm sàng thường gặp:

  • Sưng họng hoặc lưỡi
  • Khó thở
  • Khàn giọng
  • Đau dạ dày
  • Có thể không ngứa hoặc ngứa ngáy dữ dội

Trong một số trường hợp nổi mề đay có mức độ nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời có thể gây sốc phản vệ, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện khi nhận thấy các biểu hiện sau:

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay sưng môi
Nổi mề đay sưng môi đặc trưng bởi tình trạng phát ban đỏ kèm theo phù nề dưới da
  • Hiện tượng phù mạch xuất hiện đột ngột và trở nên nặng nề
  • Khó thở hoặc không thể thở
  • Có biểu hiện choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu

Phương pháp chẩn đoán nổi mề đay sưng môi

Để nhận biết được mức độ cũng như các yếu tố liên quan đến hiện tượng nổi mề sưng môi, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng thông qua tổn thương da và các biểu hiện đi kèm cũng với tiền sử bệnh lý của bệnh nhân.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thông tin các loại thuốc đang sử dụng (nếu có) nhằm xác định tình trạng này có phải do dị ứng thuốc điều trị hay không.

Triệu chứng nổi mề đay sưng môi cũng có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân cung cấp thông tin bệnh sử của những thành viên trong gia đình.

Bên cạnh chuẩn đoán lâm sàng, bác sõ có thể tiến hành phương pháp chuẩn đoán cận lâm sàng thông qua các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm chích da: Để thực hiện kỹ thuật xét nghiệm này, bác sĩ sẽ sử dụng mẫu nhỏ chất gây dị ứng tiêm vào da người bệnh và quan sát các biểu hiện trên da. Từ đó xác định được tác nhân gây nổi mề đay
  • Xét nghiệm máu: Kỹ thuật này sẽ giúp bác sĩ xác định được mức độ phản ứng của hệ miễn dịch với các chất gây dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng có thể kiểm tra được nồng độ của các dị nguyên có liên quan đến yếu tố di truyền.

Cách xử lý nổi mề đay sưng môi hiệu quả

Thông thường, tình trạng nổi mề đay sưng môi có xu hướng tự thuyên giảm mà không cần điều trị y tế. Các triệu chứng sẽ cải thiện trong vòng 24 – 72 giờ và không để lại các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngáy, sưng ở môi sẽ khiến ngườ bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, cũng như chức năng thẩm mỹ. Để cải thiện các triệu chứng nổi mề đay sưng môi, bạn có thể căn cứ vào mức độ bệnh lý, từ đó áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp.

1. Áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà

Với các trường hợp sưng môi do nổi mề đay mới khởi phát và tổn thương da ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà như:

Liệu pháp chườm lạnh: Để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng phù trên môi do nổi mề đay gây ra, người bệnh có thể sử dụng khăn lạnh chườm lên môi, liệu pháp này còn hạn chế tình trạng cào gãi, chà xác gây trầy xước.

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng: Để làm giảm nguy cơ nổi mề đay sưng môi tiến triển nặng nề, người bệnh cần tránh xa các tác nhân có nguy cơ gây bệnh cao như phấn hoa, côn trùng, lông động vật, thực phẩm gây dị ứng, thuốc điều trị. Trong trường hợp bạn nghi ngờ triệu chứng nổi mề đay có liên quan đến các loại thuốc đang sử dụng, hãy thông báo với bác sĩ điều trị để được khám và điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp.

Tránh tiếp xúc dưới ánh nắng quá lâu: Người bệnh nên hạn chế hoạt động ngoài trời vào thời điểm nắng nóng. Cần che chắn kỹ, mang khẩu trang trước khi ra ngoài.

Tham khảo các thuốc chống ngứa không kê toa: Nếu tình trạng ngứa ngáy, sưng môi ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, gây khó chịu, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sử dụng một số loại thuốc không kê đơn có tác dụng kháng histamin như Loratadine, Diphenhydramine, Cetirizine,… Tuy nhiên, các loại thuốc đường uống này có thể gây ra một số tác dụng phụ như mất tập trung, buồn ngủ,…

Áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà
Để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng phù trên môi do nổi mề đay gây ra, người bệnh có thể sử dụng khăn lạnh chườm lên môi

2. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Trong các trường hợp nổi mề đay sưng môi có triệu chứng nghiêm trọng, hoặc tái phát nhiều lần, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp kiểm soát tình trạng bệnh như:

  • Các loại thuốc chống ngứa: Để khắc phục các triệu chứng nổi mề đay sưng môi, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc kháng histamin kê đơn. Hoạt chất trong thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm sưng viêm và một số biểu hiện đi kèm.
  • Thuốc chống viêm: Với những trường hợp nổi mề đay có mức độ nghiêm trọng, bác sĩ da liễu có thể sử dụng các loại thuốc chứa Corticosteroid đường uống nhằm khắc phục nhanh chóng các triệu chứng bệnh lú. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến phát sinh tác dụng không mong muốn, do đó người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có chỉnh định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Nhóm thuốc ức chế hệ miễn dịch: Thuốc thường được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng các loại thuốc điều trị trên. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc vì có thể tác động gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định về liều dùng cũng như tần suất sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Trong các trường hợp nổi mề đay sưng môi có triệu chứng nghiêm trọng, hoặc tái phát nhiều lần, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp kiểm soát tình trạng bệnh

3. Xử lý trong tình huống khẩn cấp

Trong trường hợp, tình trạng nổi mề đay có biểu hiện sốc phản vệ, đe dọa tính mạng của người bệnh. Lúc này bạn cần được đưa đến bệnh viện và xử lý kịp thời.

Để kiểm soát các biểu hiện sốc phản vệ, ngăn ngừa biến chứng, bác sĩ có thể sử dụng Epinephrine tiêm trực tiếp vào đùi của người bệnh. Đối với những trường hợp có tiền sử sốc phản vệ, bạn có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về hướng xử lý đúng cách trong trường hợp khẩn cấp.

Phòng ngừa nổi mề đay sưng môi hiệu quả

Bệnh nổi mề đay nói chung và nổi mề đay sưng môi nói riêng thuộc bệnh lý mãn tính, có xu hướng tái phát nhiều lần. Do đó, sau điều trị người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa giúp hạn chế bệnh bùng phát nhiều lần ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.

  • Để phòng ngừa tình trạng nổi mề đay gây sưng môi tốt nhất, bạn cần xác định chính xác tác nhân gây kích thích phản ứng, đồng thời tránh xa các dị nguyên có nguy cơ gây kích ứng.
  • Vệ sinh cá nhân đúng cách, đồng thời lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc rõ ràng, có chiết xuất từ tự nhiên, không chứa các thành phần gây dị ứng. Bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu để được tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng da.
  • Tránh cào gãi, chà xác lên vùng da bị tổn thương, bởi hành động này chỉ giúp khắc phục cơn ngứa tạm thời nhưng sẽ có thể gây trầy xước, chảy máu làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm.
  • Bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước lọc mỗi ngày giúp cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, hỗ trợ đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp thanh lọc cơ thể tốt hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạng, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho cơ thể và hỗ trợ làm lành tổn thương da do mề đay gây ra.
  • Người bệnh tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng thuốc và thời gian điều trị.

Nổi mề đay sưng môi thông thường sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh lý, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Top 4 Cách chữa mề đay bằng lá tía tô hay nhất mau khỏi bệnh

Chữa mề đay bằng lá tía tô là mẹo dân gian đơn giản, an toàn nhưng lại cho hiệu quả cao, giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian và...

Bị mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân là do đâu? Làm sao hết?

Bị mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân là do đâu? Làm sao hết?

Bị mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân có thể là biểu hiện của một số bệnh ngoài da như bệnh mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa,...

Trẻ sơ sinh bị nổi mề đay và những điều cha mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị nổi mề đay và những điều cha mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị nổi mề đay là tình trạng phổ biến, các triệu chứng bệnh lý gây khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng...

Hay bị ngứa nổi mề đay vào buổi tối có sao không?

Hay bị ngứa nổi mề đay vào buổi tối: Cách trị và ngừa tái phát

Hay bị ngứa nổi mề đay vào buổi tối là triệu chứng thường gặp của căn bệnh mề đay. Tình trạng này gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống,...

Ngứa khắp người không rõ nguyên nhân - Cơ thể bị bệnh gì?

Ngứa khắp người không rõ nguyên nhân – Cơ thể bị bệnh gì?

Ngứa khắp người nhưng không rõ nguyên nhân là tình trạng bất thường về da liễu mà rất nhiều người mắc phải. Những cơn ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng...

Cách chữa mề đay tại nhà với 9 vị thuốc dân gian

Cách chữa nổi mề đay tại nhà với 9 vị thuốc dân gian

Chữa mề đay tại nhà bằng cách tận dụng dược tính của các vị thuốc dân gian để giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, giảm sưng viêm, đau...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn