Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Cách dùng rượu gừng nghệ sau sinh đúng chuẩn cho mẹ bỉm

Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi: Bé đang bị gì?

Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp?

Sau sinh kinh nguyệt không đều tháng có tháng không do đâu?

Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp?

Khi vừa chào đời, nhất là trong tháng đầu tiên, em bé sơ sinh chưa có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể như những trẻ em lớn hơn. Vấn đề này trở nên đặc biệt quan trọng nếu trẻ được sinh thiếu tháng. Vậy nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là an toàn và phù hợp? Mời bạn cùng Vimed tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Nhiệt độ phòng là thuật ngữ mô tả khoảng nhiệt độ nhất định trong một không gian kín đáo mà con người cảm thấy thoải mái và quen thuộc. Thông thường, nhiệt độ phòng dao động trong khoảng 18 – 23 độ C (tương đương 64 – 73 độ F). Điều kiện khí hậu nước ta có xu hướng thay đổi thất thường: nắng nóng vào ban ngày và se lạnh lúc về đêm. Do đó, việc điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là hợp lý?

Trong suốt thai kỳ 9 tháng 10 ngày, thai nhi luôn được sưởi ấm toàn diện bởi thân nhiệt của người mẹ, ở mức 37,5 – 38 độ C. Nếu sinh đủ tháng với sức khỏe ổn định và được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt của em bé sẽ dao động trong khoảng 36,5 – 37,5 độ C. Thông thường, khi được mặc quần áo, đội mũ, mang bao tay, vớ chân và đắp chăn đầy đủ, trẻ có thể chịu được nhiệt độ phòng khoảng 25 – 28 độ C.

Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là hợp lý?
Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là hợp lý?

Như vậy, nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là an toàn và hợp lý nhất? Theo các chuyên gia, vấn đề này phụ thuộc vào lứa tuổi của bé:

  • Dưới 2 tháng tuổi: 26 – 28 độ C
  • 2 tháng – 12 tháng: 16 – 20 độ C

Thông thường, nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh lý tưởng nhất là 26 – 28 độ C, đồng thời độ ẩm cần thiết là 40 – 60%. Nhằm đảm bảo an toàn, cha mẹ nên chỉnh nhiệt độ từ 26 độ C trở lên, hạn chế quạt máy, gió trời, gió điều hòa ở nơi bé nằm. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần giữ cơ thể con em luôn khô ráo, sạch sẽ, không bị thấm ướt bởi mồ hôi hay nước tiểu. Khi cảm thấy trẻ nóng hoặc đổ nhiều mồ hôi, độc giả hãy gỡ bỏ lớp quần áo hoặc chăn mền bên ngoài, sau đó kiểm tra lại sau vài phút. 

Bạn có biết, nhiệt độ phòng trên 27 độ C có thể dẫn đến nguy cơ đột tử rất cao ở nhũ nhi 2 – 6 tháng tuổi? Vào những ngày nắng ấm, chị em nên kéo rèm cửa và mở hờ một cánh cửa sổ trong phòng ngủ của bé. Những chiếc gối chèn và gấu bông có thể tích nhiệt bên trong, khiến bé dễ bị nghẹt thở. Do đó, cha mẹ hãy đặt chúng ở ngoài nôi của trẻ.

Trong những ngày nắng nóng gay gắt, phụ huynh có thể bật quạt điện trong phòng ngủ của bé. Tuy nhiên, bạn nhớ đặt quạt xa chỗ bé nằm, tuyệt đối không cho luồng gió mát hướng thẳng vào con. Bên cạnh đó, cha mẹ cần kiểm tra nhiệt độ phòng thường xuyên để kịp thời điều chỉnh. Nếu thời tiết trở nên lạnh hơn, chị em đừng vội vàng bọc con bằng quá nhiều lớp quần áo dày cộm. Đối với những trường hợp này, bạn nên cho bé mặc một đồ ngủ có chân và chỉ cần khoác thêm một lớp áo mỏng bên ngoài.

Nếu trẻ dưới 1 tuổi, người đọc không nên cho con ngủ chung với chăn mền. Thay vào đó, bạn có thể dùng một chiếc túi ngủ không mũ có kích thích và trọng lượng phù hợp với con yêu. Mền gối và chăn bông dễ làm bé nghẹt thở, nhất là khi trẻ đang tập lật. Thêm vào đó, cha mẹ tránh đặt bình nước nóng hay bình giữ nhiệt trong nôi của trẻ (kể cả khi trời lạnh). Ngoài ra, bạn cũng nên kê nôi tránh xa các thiết bị sinh nhiệt (ví dụ lò sưởi).

Có nên điều chỉnh nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bằng máy điều hòa không?

Để đảm bảo nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh luôn ở mức cân bằng, ổn định, các bậc phụ huynh có thể sử dụng máy điều hòa không khí. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, việc lạm dụng máy điều hòa có thể gây gia tăng nguy cơ viêm phổi, viêm hô hấp trên, viêm tiểu phế quản… cho con.

Có nên điều chỉnh nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bằng máy điều hòa không?
Để đảm bảo nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh luôn ở mức cân bằng, ổn định, các bậc phụ huynh có thể sử dụng máy điều hòa không khí.

Khi cho bé nằm trong phòng điều hòa, người mẹ không nên để cơ thể con yêu tiếp xúc trực tiếp với luồng hơi lạnh từ thiết bị. Điều này khiến con dễ dàng lạnh người và mắc bệnh. Thêm vào đó, phụ huynh cần đắp một tấm chăn mỏng khi trẻ đang ngủ.

Nếu nằm trong phòng điều hòa quá lâu, bé dễ bị khô da, mất nước, khô niêm mạc hô hấp và gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp. Vì vậy, thời gian mẹ và bé ở trong phòng điều hòa tối đa là 2 – 3 tiếng/lần. Cứ sau mỗi 2 – 3 tiếng, chị em nên đưa bé vào không gian có nhiệt độ bình thường trong khoảng 10 – 15 phút. Đây cũng chính là thời điểm thích hợp để phòng con được thông khí và đón nắng. 

Các chuyên gia khuyến cáo, khi điều chỉnh nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bằng máy điều hòa, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Duy trì nhiệt độ phòng thật hợp lý

Lúc để bé nằm trong phòng điều hòa, người mẹ cần chú ý đến nhiệt độ phòng, không để không gian bên trong và môi trường bên ngoài chênh lệch nhiệt độ quá nhiều. Nhiệt độ phù hợp dành cho trẻ sơ sinh là 30 – 32 độ C. Trong khi đó, nhũ nhi có thể thích nghi dễ dàng ở 28 – 29 độ C. Khi bé lớn hơn nữa, bạn có thể giảm nhiệt độ phòng xuống còn 26 – 27 độ C.

Sau khi điều chỉnh nhiệt độ của máy điều hòa, chị em nên kiểm tra xem nhiệt độ thực tế trong phòng đã thực sự phù hợp với con chưa. Nếu chưa, bạn cần chủ động gia giảm cho đến khi cảm thấy con trẻ thoải mái, không lạnh da thịt và không đổ mồ hôi.  

Phòng tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở em bé 2 – 4 tháng tuổi. Khi đó, cơ thể trẻ vẫn còn nhạy cảm, yếu đuối, hệ miễn dịch chưa thực sự ổn định. Nguyên nhân của tình trạng đột tử rất đa dạng và khó xác định cụ thể. Tuy nhiên, nhiệt độ quá cao chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ đột tử cao ở trẻ sơ sinh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ có thể duy trì nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh ở mức mát mẻ vừa phải bằng cách sử dụng máy điều hòa để điều chỉnh nhiệt độ, đồng thời đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm ngửa khi ngủ. Nếu bé đòi nằm sấp, bạn không nên kê thêm gối cũng như tránh nằm nệm bông quá lún mềm bởi hai điều này có thể khiến bé nghẹt thở. Người mẹ có thể cho bé bú khi đang ngủ nhằm giảm thiểu nguy cơ đột tử.

Phụ huynh tuyệt đối không để luồng hơi lạnh phả trực tiếp lên người con. Tốt nhất, bạn nên đặt giường trẻ lệch sang một bên, hoàn toàn nằm ngoài tầm thổi của quạt gió hay máy điều hòa. Hơn nữa, máy điều hòa nên được bố trí trên tường cao với luồng gió tỏa đều, không bật chế độ chĩa thẳng vào một góc nào cụ thể. Ngoài ra, bạn chỉ cần thường xuyên theo dõi cảm nhận của trẻ và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, đồng thời không cần thiết phải tắt – bật máy điều hòa nhiều lần mỗi đêm.

Giữ ấm cho trẻ đúng cách

Khi nghỉ ngơi trong phòng điều hòa, phái đẹp cần lưu ý mặc nhiều lớp quần áo khác nhau cho con. Thay vì để bé mặc một bộ đồ thật dày dặn và nặng nề, mẹ hãy khoác lên người con nhiều lớp quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát và có thể bao phủ trọn vẹn cẳng chân, cánh tay của bé. Nếu phát hiện trẻ bị nóng, chị em có thể cởi bớt 1 – 2 lớp áo bên ngoài. Trái lại, nếu con bị lạnh người, bạn có thể mặc thêm một lớp áo ngoài thoải mái. 

Giữ ấm cho trẻ đúng cách
Người mẹ hãy mặc cho con nhiều lớp quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát và có thể bao phủ trọn vẹn cẳng chân, cánh tay của bé.

Để hạn chế tình trạng bé nhiễm hơi lạnh từ máy điều hòa, các bậc phụ huynh nên sử dụng nón, bao chân, bao tay cho con. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc cẩn thận dựa trên nhiệt độ phòng hiện tại. Nếu nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh đang ở mức vừa phải thì điều này không thực sự cần thiết.

Bên cạnh đó, người mẹ hãy chọn cotton làm chất liệu chăn mền cho con (thay vì nỉ, len hoặc bất cứ loại chất liệu không thấm hút mồ hôi nào khác). Khi đắp chăn cho bé, chị em cần cố định mép chăn sao cho gương mặt bé không bị chăn che phủ.

Dưỡng ẩm cho làn da bé

Không khí lạnh khô của máy điều hòa có thể khiến da bé khô, nứt và sần sùi. Do đó, chị em nên thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm cho con. Bên cạnh kem dưỡng, bạn có thể sử dụng tinh dầu dừa, dầu olive nhằm hạn chế tổn thương và duy trì độ ẩm cho làn da bé.

Áp dụng quy tắc 3 phút

Để trẻ không bị sốc nhiệt khi tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường bên trong và bên ngoài phòng điều hòa, phụ huynh cần tắt máy lạnh hoặc mở cửa phòng trước 3 phút và cho bé vui chơi gần đó. Sau một khoảng thời gian ngắn, khi bé đã quen dần với không khí bên ngoài, bạn mới ẵm con ra khỏi phòng.

Sử dụng máy điều hòa diệt khuẩn

Sau một đêm đóng kín cửa phòng và bật máy điều hòa, vào buổi sáng hôm sau, lúc tắt máy lạnh, cha mẹ nên mở tung toàn bộ cửa lớn và cửa sổ trong khoảng 1 – 2 tiếng để đón gió mát vào phòng. Bởi điều này hỗ trợ khử khuẩn phòng ốc một cách an toàn và nhanh chóng.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn những dòng máy điều hòa tích hợp chức năng diệt khuẩn, chủ động vệ sinh máy lạnh định kỳ 3 – 6 tháng/lần nhằm loại bỏ vi khuẩn, khói bụi cũng như một số tác nhân gây ra hiện tượng dị ứng. Khi ngủ ngon và đủ giấc, con em bạn sẽ luôn phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh.

Ngoài ra, một trong những câu hỏi phổ biến nhất của nhiều chị em phụ nữ là: “Trẻ bị viêm đường hô hấp có nên nằm phòng máy điều hòa không?” Các chuyên gia nhận định, trên thực tế, khi nhiệt độ phòng điều hòa càng thấp thì độ ẩm càng thấp. Không khí trở nên khô hơn đáng kể.

Điều này khiến tình trạng của bé tệ đi, nhất là khi phòng ốc quá nhiều bụi bặm, máy điều hòa không được vệ sinh thường xuyên hoặc bé bị viêm mũi dị ứng bẩm sinh. Trong những trường hợp này, phụ huynh cần kiểm soát độ ẩm ở mức 40 – 60% cũng như tự giác vệ sinh máy điều hòa định kỳ. Theo thống kê, đa số ca ho, sổ mũi xuất phát từ hiện tượng lây nhiễm virus từ người này sang người khác, hiếm khi bắt nguồn từ máy lạnh.

Chú ý độ ẩm

Một trong những hạn chế lớn nhất của máy điều hòa nhiệt độ là trong quá trình hoạt động, thiết bị này khiến không khí trở nên khô hơn. Do đó, niêm mạch mũi của bé dễ bị khô, nứt nẻ và chảy máu. Đây chính là lý do vì sao khi sử dụng máy điều hòa cho trẻ, người mẹ cần kết hợp mở cửa sổ và dùng thêm quạt thông gió. Điều này đảm bảo không khí trong phòng luôn luân chuyển, không bị khô bí khó chịu. Máy tạo độ ẩm là giải pháp hoàn hảo để khắc phục vấn đề (nhưng tương đối tốn kém).

Chú ý độ ẩm
Máy tạo độ ẩm là giải pháp hoàn hảo để khắc phục vấn đề (nhưng tương đối tốn kém).

Một số lưu ý khi duy trì nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh

Để con trẻ có được một giấc ngủ thoải mái, ngon lành, cha mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng trong khoảng 16 – 20 độ C (một số tài liệu ghi nhận 16 – 24 độ C). Thay vì hoàn toàn tin tưởng vào khung nhiệt độ hiển thị trên máy điều hòa, độc giả hãy tìm mua dụng cụ đo độ ẩm – nhiệt độ chuyên dụng và đặt trong phòng bé để xác định chính xác những trị số này. Bên cạnh đó, bạn cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Đảm bảo phòng ốc luôn sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế tối đa bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí.
  • Kiêng cữ di chuyển trẻ sơ sinh liên tục từ địa điểm này sang địa điểm khác, kể cả di chuyển ngay trong ngôi nhà của chính bạn bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường xung quanh có thể khiến trẻ bị sốc nhiệt, từ đó gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
  • Tránh để nhiều người ra vào thăm nom em bé sơ sinh vì điều này rất dễ lây lan virus, vi khuẩn. 
  • Tối giản hóa đồ đạc trong phòng ngủ của con nhằm giảm thiểu nơi trú ngụ của vi khuẩn, bụi bặm. 
  • Tránh lạm dụng máy điều hòa, mẹ và bé chỉ nên nghỉ ngơi trong phòng điều hòa tối đa 2 – 3 tiếng/lần.
  • Không để quạt máy, máy điều hòa hướng thẳng về chỗ nằm của bé (đặc biệt là vùng mặt và đầu).
  • Tạo độ ẩm bằng máy tạo độ ẩm hoặc luôn đặt 1 thau nước trong phòng.
  • Tắt điều hòa, mở tung cửa sổ khoảng 2 lần/ngày để đảm bảo không khí trong phòng bé luôn thông thoáng, trong lành.
  • Thân nhiệt của trẻ sơ sinh không giống như người lớn bởi các quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể con diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn hẳn chúng ta. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng khi bé bị lạnh người, thở nhanh, tim đập mạnh. Thông thường, đây là dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang tản nhiệt nhiều hơn và phát triển từng ngày.

Bài viết đã giải đáp cặn kẽ thắc mắc hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh: “Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là hợp lý và an toàn?” Hy vọng với những kiến thức ngắn gọn, hữu ích trên, cha mẹ có thể chăm sóc con trẻ dễ dàng, đúng cách hơn. Chúc bé luôn khỏe mạnh và thông minh!

Cùng chuyên mục

Sau sinh kinh nguyệt không đều tháng có tháng không do đâu?

Sau khi sinh kinh nguyệt không đều là hiện tượng khiến rất nhiều chị em băn khoăn, lo lắng. Tình trạng này gây khó khăn cho những gia đình muốn...

Hạch sữa là gì? Nguy hiểm không? Kiến thức dành cho mẹ bỉm

Hạch sữa là gì? Nguy hiểm không? Kiến thức dành cho mẹ bỉm

Hạch sữa hay tình trạng tắc tia sữa nổi hạch sau sinh thường phổ biến ở những mẹ bỉm sữa. Hiện tượng này không chỉ gây rắc rối trong việc...

Phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách do đâu? Có đáng lo?

Phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách là một tình trạng không quá phổ biến nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Vấn đề này có thể xuất...

Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi: Bé đang bị gì?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi khi ăn, ngủ, thay tã là hiện tượng sinh lý bình thường, phổ biến khi bé được khoảng 5 - 6 tuần...

Cách dùng rượu gừng nghệ sau sinh đúng chuẩn cho mẹ bỉm

Rượu gừng nghệ hạ thổ thường được làm khi gia đình có phụ nữ mang thai để dùng sau khi sinh mẹ khỏe, mau lấy lại vóc dáng nhất. Cách...

Nghỉ ngơi sau khi sinh mổ

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Hiện nay, sinh mổ là biện pháp sinh nở an toàn được nhiều thai phụ tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, sau ca mổ, cơ thể người mẹ cần nhiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn