Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách trị dứt điểm

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt hiệu quả [Hướng dẫn A-Z]

Nổi mụn nước ngứa ở chân tay là bệnh gì? Làm sao hết?

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì để bệnh không tái phát?

10 bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả từ thảo dược dân gian

Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không?

Top 5 Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không hiệu quả

5 Cách chữa tổ đỉa bằng tỏi giúp teo mụn nước, giảm ngứa hiệu quả

Ngứa Kẽ Ngón Tay, Ngón Chân: Nguyên Nhân Và Cách Trị Nhanh Khỏi

9 thuốc bôi trị tổ đỉa tốt nhất giúp lành bệnh nhanh chóng

Ngứa Kẽ Ngón Tay, Ngón Chân: Nguyên Nhân Và Cách Trị Nhanh Khỏi

Ngứa kẽ ngón tay, ngón chân có thể liên quan đến rất nhiều bệnh da liễu như ghẻ, tổ đỉa hay nấm da và gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh. Bệnh do nhiều yếu tố gây nên và có thể nguy cơ tái phát rất cao. Tham khảo ngay các cách điều trị tận gốc hiệu quả nhất cho người người bệnh.

Ngứa kẽ ngón tay, ngón chân do đâu?

Ngứa kẽ ngón tay hay ngón chân là triệu chứng thường gặp ở rất nhiều đối tượng, nhất là những người thường xuyên làm các công việc chân tay hay tiếp xúc nhiều với các chất độc hại. Thực chất đây không phải là một bệnh lý mà là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đã mắc một số bệnh lý da liễu. Hầu hết tình trạng này không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh.

Ngứa kẽ ngón tay
Ngứa kẽ ngón tay ngón chân là triệu chứng thường gặp ở nhiều người có liên quan đến rất nhiều nguyên nhân

Những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ngứa kẽ ngón tay ngón chân bao gồm

  • Mắc bệnh ngoài da: Một số bệnh lý ngoài da như bệnh chàm, ghẻ, hắc lào, lang ben, viêm da dị ứng,nấm da hay tổ đỉa đều có triệu chứng chung là ngứa. Tình trạng ngứa có thể xuất hiện trên toàn cơ thể, kể cả các vùng kẽ ngón chân, ngón tay
  • Nhiễm nấm, giun, khuẩn ở nước bẩn: Tiếp xúc với vùng nước bẩn trong thời gian dài hoặc đất cát có thể dẫn đến tình ngứa kẽ ngón chân ngón tay nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Ngón chân ngón tay thường rất tích tụ bụi bẩn lại tạo điều kiện cho nấm hoặc các vi sinh vật ký sinh tấn công. Nguyên nhân này thường xuất hiện ở các vùng quê hoặc những người làm trong môi trường bị ô nhiễm kéo dài.
  • Bị côn trùng tấn công: Trong nọc của các loại côn trùng thường có chất độc tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ngứa rát có thể trong một khu vực bị đốt nhưng đôi khi lan khắp người. Đặc biệt nếu người bệnh gãi thì tình trạng ngứa rát càng dữ dội và có thể lan ra nơi tay có chứa độc tiếp xúc.
  • Dị ứng với mạt bụi, phấn hoa, lông động vật: Các triệu chứng dị ứng cũng được đặc trưng bằng cơn ngứa khắp người. Đặc biệt các dạng dị ứng với bụi, phấn hoa hay lông động vật thường dễ bám vào tay chân và dính vào các khe nhỏ hẹp như kẽ chân kẽ tay gây nên cơn ngứa.
  • Dị ứng thức ăn: Những người có cơ địa dễ dị ứng nếu ăn phải các thực phẩm giàu đạm như tôm, cua, trứng, sữa cũng rất dễ bị các cơn ngứa làm phiền.
  • Da quá khô: Vào mùa đông, da trở nên ngứa ráp dữ dội hơn là do sự hanh khô khiến da nhạy cảm và nứt nẻ. Đặc biệt tay là nơi thường để lộ ra ngoài và tiếp xúc với không khí nhất nên cơn ngứa cũng xuất hiện nhiều hơn.

Ngứa kẽ ngón tay ngón chân có nguy hiểm không?

Nhìn chung hầu hết các nguyên nhân gây ra tình trạng này đều do các yếu tố bên ngoài tác động bên ngoài da, vì thế về bản chất nó không quá nguy hiểm. Tuy nhiên do nó có liên quan đến một số bệnh lý có thể do nấm hay một số vấn đề bên trong cơ thể gây nên nếu không điều trị sớm có thể biến chứng thành mãn tính hoặc bội nhiễm và gây khó chịu cho người bệnh đến suốt đời.

Ngứa kẽ ngón tay
Ngứa kẽ ngón chân có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đã mắc một số bệnh lý ngoài da như tổ đỉa hay nấm da

Ngứa kẽ ngón tay ngón chân có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh sau

  • Bệnh ghẻ: Ngón tay ngón chân là khu vực rất được ghẻ yêu thích ký sinh vì nơi này rất dễ nhiễm bẩn do nhiều người không chú ý kỳ cọ. Khi bị ghẻ ký sinh, người bệnh có cảm giác ngứa ngáy dữ dội đặc biệt về ban đêm vì đây là lúc chứng hoạt động sinh sản mạnh mẽ nhất.
  • Bệnh tổ đỉa: Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa đặc trưng nhất chính là tình ngứa ngáy kèm theo các  hạt mụn nước nhỏ li ti sâu dưới da tại kẽ tay, kẽ chân. Mụn nước có thể xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành từng mảng, nếu gãi làm dịch chảy ra khiến vùng ngứa ngáy càng lan rộng.
  • Nấm kẽ chân: Nấm kẽ chân có nguyên nhân do nhóm nấm Epidermophyton floccosum thường ký sinh dưới da có sự sinh sôi lượng mạnh mẽ gây ngứa dữ dội. Đặc biệt vùng kẽ tay kẽ chân thường có độ ẩm thấp hơn, lại ít được chú ý vệ sinh sạch sẽ nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Nhất là với người hay đi tất, giày nóng nực nấm càng sinh sôi mạnh mẽ hơn. Đặc biết nấm có khả năng lây lan khá mạnh có thể thông qua việc đi chung giày, tất hay dép..

Các bệnh lý ngoài da thường có tính chất tái phát khá cao. Kèm theo có người bệnh thường xuyên gãi ngứa vào các khu vực này có thể làm da lở loét, tăng nguy cơ để lại sẹo và một số viêm nhiễm khác nguy hiểm hơn.

Bên cạnh đó, cơn ngứa cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh rất nhiều. Nhất là khi cơn ngứa bùng phát về đêm có thể khiến người bệnh mất ngủ mệt mỏi, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc trầm trọng. Vì vậy cần phải điều trị các triệu chứng này càng sớm càng tốt,

Đối tượng nào dễ bị ngứa kẽ ngón tay ngón chân

Ngứa kẽ ngón tay ngón chân thường do các yếu tố xâm nhập ngoài da tác động, vì vậy thường những người làm việc hoặc sinh hoạt thường xuyên ở môi trường ẩm ướt hay ô nhiễm thường dễ mắc bệnh hơn. Các đối tượng thường dễ bị ngứa kẽ ngón tay ngón chân bao gồm

  • Trẻ em ở khu vực nông thôn thường tiếp xúc với đất cát, bụi bẩn, nước bẩn từ ao hồ sông suối
  • Người làm nông nghiệp thường phải tiếp xúc với đất cát hay làm việc dưới mương, ruộng, đầm lầy..
  • Người làm việc ngoài trời thường xuyên phải đi giày dép, ủng làm đổ mồ hôi nhiều
  • Những người sống trong môi trường ô nhiễm
  • Công nhân xây dựng, bốc vác ở môi trường ẩm ướt, nhiều nước, chất độc hại.
  • Những người làm nội trợ thường xuyên phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa chén
  • Người vệ sinh thân thể kém sạch sẽ

Điều trị ngứa kẽ ngón tay ngón chân

Tùy vào từng tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng ngứa kẽ ngón tay ngón chân có thể tự mất hoặc không. Thường với các bệnh chàm, tổ đỉa có liên quan đến các vấn đề tự miễn thì có thể tự biến mất nhưng lại rất dễ tái phát, khó điều trị tận gốc. Trong khi đó các bệnh như ghẻ hay dị ứng cần phải thực hiện một số biện pháp điều trị nhưng nguy cơ tái phát lại thấp hơn.

Hầu hết với tình trạng này người bệnh không cần thực hiện các can thiệp ngoại khoa mà chỉ cần dùng một số loại thuốc điều trị tại nhà kết hợp với việc thay đổi một lối sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp hơn là có thể cải thiện bệnh đáng kể.

Xử lý tại chỗ

Nếu thấy tình trạng ngứa ngáy kéo dài, người bệnh cần nhanh chóng áp dụng một số phương pháp điều trị tại chỗ để cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa viêm nhiễm để hỗ trợ việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Ngứa kẽ ngón tay
Rửa sạch tay chân với nước sạch để loại bỏ các vi khuẩn hay nấm trên da nếu có

Những biện pháp mà người bệnh cần thực hiện ngay bao gồm

  • Rửa sạch tay chân với nước sạch, nếu vùng da bị ngứa chưa bị trầy xước thì nên rửa với xà phòng hoặc nước diệt khuẩn.
  • Giữ cho vùng kẽ tay kẽ chân luôn được khô ráo, hạn chế dính nước, nhất là nước bẩn
  • Hạn chế gãi ngứa hay làm trầy xước vùng kẽ tay chân bị ngứa
  • Hạn chế việc đi tất, giày hay bao tay làm kẽ tay chân đổ mồ hôi nhiều hơn gây viêm nhiễm hay ngứa rát.
  • Tránh xa các yếu tố nghi ngờ là nguyên nhân gây ngứa.
  • Không dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh.
  • Ngâm tay chân với nước muối ấm

Nếu tình tình trạng ngứa ngáy vẫn bùng phát dữ dội hay đến ngay bệnh viện da liễu để được khám và có biện pháp điều trị phù hợp hơn.

Dùng thuốc

Với tình trạng ngứa ngáy này, chủ yếu người bệnh sẽ được chỉ định nhóm kháng histamin để giảm các triệu chứng ngứa ngáy cùng một số nhóm thuốc ức chế hệ miễn dịch tùy nguyên nhân. Người bệnh có thể được dùng cả dạng thuốc bôi và thuốc uống để ngăn ngừa tốt nhất các tổn thương có thể gây ra trên da.

Ngứa kẽ ngón tay
Người bệnh có thể được chỉ định một số nhóm thuốc dạng bôi hoặc uống để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, ngăn ngừa viêm nhiễm nặng hơn

Người bệnh cần chú ý khi dùng các loại thuốc bôi cần phải làm sạch vùng da bị ngứa trước khi bôi. Cố gắng để thuốc khô trên da rồi mới làm các công việc khác da có thể hấp thụ tối ưu các dưỡng chất nhất. Ngoài ra việc dùng thuốc cần phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thêm các loại thuốc khác hoặc dừng thuốc sớm vì sẽ làm tăng nguy cơ nhờn thuốc rất cao.

Ngoài ra nếu đang điều trị một bệnh lý nào khác người bệnh cũng cần phải thông báo với bác sĩ vì một số loại thuốc có thể thương tác với nhau khiến việc điều trị không có hiệu quả mà lại gây ra những nguy hiểm khác cho người bệnh.

Các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị ngứa kẽ ngón chân ngón tay bao gồm

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Thường được dùng dưới dạng thuốc bôi có thể loại bỏ cơn ngứa ngáy nhanh chóng và ức chế một số loại nấm hay vi khuẩn nếu có một cách vô cùng nhanh chóng. Ngoài ra thuốc còn giúp loại bỏ tế bào chết, kích thích sản sinh tế bào mới hơn nên thường được dùng điều trị các triệu chứng này trong một số trường hợp. Tuy nhiên do corticoid thường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như bào mòn da, làm khô da nên thường ít được dùng hơn, nhất là hạn chế đối với trẻ em.
  • Thuốc kháng histamin: Các cơn ngứa ngáy khó chịu có thể là do sự phóng thích quá mức của histamin, vì vậy nhóm thuốc kháng histamin thường được chỉ định dùng cho một số trường hợp mắc các bệnh tự miễn để ức chế quá trình sản sinh chất trung gian gây ngứa ngáy trên da. Tuy nhiên cũng tương tự corticoid, nhóm thuốc này cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi buồn ngủ . Người bệnh có thể khắc phục bằng cách dùng nhóm kháng hisramin thế hệ 2 đã được điều chế loại bỏ các tác dụng phụ không tốt cho người bệnh. Một số loại thuốc thường được chỉ định Claritin, Hydroxyzine hay Benadryl, Cyclizin
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Nếu tình trạng ngứa ngáy được gây ra có liên quan tới các vấn đề rối loạn miễn dịch thì cần phải dùng nhóm thuốc này mới có kết quả tốt. Nhóm thuốc này cũng có thể gây ra số tác dụng phụ nên người bệnh cần phải lưu ý khi sử dụng.
  • Kem dưỡng ẩm: Với các triệu chứng ngứa kẽ ngón tay ngón chân mới khởi phát, người bệnh có thể được chỉ định dùng một số loại kem dưỡng ẩm để cải thiện các triệu chứng. Một số loại kem dưỡng được dùng như Eucerin hoặc vaseline, kem dưỡng có chứa thành phần như hydrocoritisone, calamine.
  • Một số loại thuốc khác: Trong trường hợp ngứa ngáy kéo dài mãn tính, hay nhiễm trùng người bệnh có thể được chỉ định Hexamidine dạng dung dịch hoặc  kẽm Oxide 10%… Nếu nghi ngờ có bội nhiễm người bệnh sẽ được chỉ định một số nhóm kháng sinh để tiêu diệt nấm hay vi khuẩn bên trong cơ thể.

Thường việc dùng thuốc chỉ được chỉ định trong thời gian ngắn, khoảng 1-2  tuần mà thôi. Nếu ngời bệnh nhận thấy việc dùng thuốc không đem lại kết quả tốt cần nhanh chóng ngưng thuốc và thông báo cho bác sĩ để có hướng điều trị khác phù hợp.

Điều trị tại nhà

Hầu hết các loại thuốc điều trị các triệu chứng này đều gây ra một số tác dụng trực tiếp hoặc lâu dài khiến người bệnh khá mệt mỏi trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó việc dùng thuốc cũng không thực sự tốt cho sức khỏe, vì vậy người bệnh nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.

Nếu tình trạng ngứa ngáy không liên quan đến các vấn đề bệnh lý người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà để giảm cải thiện tình trạng này. Tuy các phương pháp này có kết quả lâu hơn nhưng lại có ưu điểm là cực kỳ an toàn, tốt cho cả da va sức khỏe của người dùng. Vì thế nếu tình trạng ngứa kẽ ngón tay ngón chân không quá trầm trọng thì phương pháp này sẽ được ưu tiên hơn cả.

Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp sau đây

Dùng tỏi

Tỏi là một dược liệu thường được ứng dụng trong các bài thuốc dân gian để điều trị rất nhiều bệnh, trong đó có cả các bệnh liên quan đến triệu chứng ngứa ngáy trên da. Do trong tỏi có chất allicin có tác dụng như một chất kháng sinh cực mạnh có thể nhanh chóng ức chế được cơn ngứa đồng thời loại bỏ những vi khuẩn hay nấm gây bệnh trên da an toàn.

Ngứa kẽ ngón tay
Nước ép từ tỏi có thể làm tăng khả năng kháng khuẩn chống viêm, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh hiệu quả

Một số nghiên cứu cũng cho thấy các tinh chất từ tỏi có thể loại bỏ được tình trạng nấm móng, thối móng, kích thích móng mới mọc nhanh và chắc khỏe hơn.

Cách dùng tỏi trị ngứa kẽ ngón tay ngón chân như sau

  • Bóc bỏ vỏ tỏi, ép lấy nước cốt
  • Rửa sạch vùng kẽ ngón tay ngón chân bị ngứa rồi lau khô. Có thể ngâm qua với nước muối ấm một lượt để tăng tác dụng điều trị.
  • Bôi nước cốt tỏi vừa ép được vào nơi bị ngứa.
  • Để nước tỏi thấm vào da khoảng 10 – 15 phút đến khi khô lại thì rửa lại kẽ ngón tay, ngón chân với nước ấm.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần để các triệu chứng này thuyên giảm nhanh chóng.

Tuy nhiên người bệnh nhớ chú ý không nên bôi quá nhiều lớp tinh dầu tỏi lên da hoặc bôi lên da quá lâu, vì tỏi có tính nóng có thể khiến vùng da tiếp xúc bị bỏng rát. Ngoài ra bạn cũng có thể cho thêm chanh hoặc dấm có tính acid để tăng tác dụng điều trị.

Dùng muối

Muối cũng có tính sát khuẩn khá cao nên thường được dùng trong điều trị một số tình trạng ngứa rát trên da. Dùng nước muối ấm để ngâm tay chân có thể làm dịu cảm giác ngứa kẽ tay chân nhanh chóng. Nguyên liệu trị bệnh này lại vừa đơn giản, dễ làm mà chi phí lại rất rẻ.

Cách thực hiện như sau

  • Dùng khoảng 2 -3 thìa muối hạt. Nếu không có muối biển có thể dùng muối hạt có thể dùng loại muối đã được tinh chế như bình thường.
  • Đun khoảng 500ml nước ấm cho muối vào rồi để cho nguội bớt.
  • Rửa sạch chân tay trước khi ngâm nước.
  • Ngâm chân tay trong 10- 25 phút rồi lau khô các kẽ tay kẽ chân.
  • Dùng thêm kem dưỡng ẩm để bảo vệ làn da tốt hơn.
  • Thực hiện ngày 1-2 lần để vừa thư giãn và cải thiện tình trạng ngứa kẽ ngón tay ngón chân hiệu quả.

Dùng lá ổi

Trong lá ổi có chứa có rất nhiều hoạt chất có thể kháng khuẩn chống viêm, cải thiện tình trạng ngứa rát trên da hay các khu vực kẽ tay kẽ chân rất nhiều quả. Dùng lá ổi có thể hỗ trợ làm lành nhanh chóng các vết thương hở, làm se lại niêm mạc da, tiêu thủng mà không gây ra các tác dụng phụ khác.

Cách thực hiện như sau

  • Dùng một nắm lá ổi, nên chọn loại lá bánh tẻ để có chứa nhiều hoạt chất tốt nhất. Chú ý dùng lá còn tươi, non, không bị sâu bệnh.
  • Đun sôi lá nổi với khoảng 2 lít nước đến khi nước chuyển sang màu xanh đậm rồi tắt bếp để vừa ấm.
  • Rửa sạch kẽ ngón tay ngón chân rồi ngâm vào nước lá ổi nguội bớt trong khoảng 20 phút.
  • Có thể massage chân tay nhẹ nhàng để thư giãn hơn.
  • Rửa sạch lại chân tay với nước ấm.
  • Nên tiến hành ngâm chân tay với nước lá ổi trước khi đi ngủ giúp bạn ngủ bạn ngủ ngon hơn do không còn cơn ngứa.

Dùng dầu dừa

Dầu dừa có tính kháng khuẩn chống viêm khá tốt, nhờ đó có thể ngăn cản sự hình thành viêm nhiễm trên bề mặt các vết thương hở hay những nơi kẽ tay kẽ chân có mụn nước bị vỡ. Axit lauric (bên cạnh axit béo) được chuyển thành monolaurin khi vào đến cơ thể có thể ức chế sự phát triển của một số ký sinh trùng mà còn vi rút, protozoa và nấm. Nhờ đó có thể hỗ trợ cải thiện và điều trị tận gốc cơn ngứa.

Ngứa kẽ ngón tay
Dầu dừa vừa giúp làm dịu da, ngăn ngừa viêm nhiễm đồng thời hỗ trọ làm lành các vết thương hở nếu có

Cách thực hiện như sau

  • Làm sạch vùng kẽ tay kẽ chân, có thể ngâm với nước muối ấm để đem đến tác dụng điều trị tốt hơn.
  • Bôi dầu dừa lên vùng da bị ngứa
  • Để khô tự nhiên mà không cần rửa lại.
  • Thực hiện ngày 1-2 lần.

Sử dụng thuốc Nam để điều trị

Hiện nay, các bài thuốc nam đang được rất nhiều bệnh nhân quan tâm và lựa chọn để điều trị tình trạng ngứa kẽ ngón tay, ngón chân do bệnh mề đay, dị ứng gây nên vì ưu điểm trị bệnh tận gốc mà lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn bài thuốc nam nào thì hãy tham khảo bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc BÍ TRUYỀN 150 năm tuổi giúp LOẠI BỎ HOÀN TOÀN ngứa kẽ ngón tay, ngón chân

Từ những năm đầu thế kỷ XIX, các lương y dày dặn kinh nghiệm của dòng họ Đỗ Minh đã bào chế thành công bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh. Trải qua 3 THẾ KỶ lưu truyền, đến nay bài thuốc đang được lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường) kế thừa, nâng tầm phát triển.

Trên thực tế hiện nay, nhiều đơn vị áp dụng công nghệ thế hệ 2, 3 vào làm mới các bài thuốc nam nhằm đẩy nhanh hiệu quả. Tuy nhiên lương y Tuấn vẫn giữ vững phương châm chữa bệnh cốt lõi của YHCT là chữa bệnh TẬN GỐC tuy “CHẬM MÀ CHẮC”. Theo đó, bài thuốc nam Mề Đay Đỗ Minh có liệu trình điều trị hoàn thiện bao gồm:

  • Thuốc đặc trị mề đay: giúp giảm triệu chứng sưng tấy, ngứa ngáy, chống viêm hiệu quả.
  • Thuốc bổ gan dưỡng huyết: Loại thuốc này giúp phục hồi chức năng gan, lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu.
  • Thuốc bổ thận giải độc: Giúp phục hồi chức năng thận và tăng cường sức đề kháng.

CHI TIẾT: Triệt tiêu ngay mề đay, phong ngứa bằng bài thuốc bí truyền 3 thế kỷ nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh

Hiệu quả điều trị mề đay theo từng giai đoạn của bài thuốc BÍ TRUYỀN dòng họ Đỗ Minh
Hiệu quả điều trị mề đay theo từng giai đoạn của bài thuốc BÍ TRUYỀN dòng họ Đỗ Minh

Mỗi bài thuốc nhỏ với tùng công năng khác nhau nhưng khi kết hopwj vào sẽ cho hiệu quả điều trị bệnh CHUYÊN SÂU đúng với cơ chế mà bài thuốc đặt ra ban đầu là: SONG TIÊU- ĐỒNG DƯỠNG. Các bệnh nhân khi đến với nhà thuốc Đỗ Minh Đường sẽ được các bác sĩ thăm khám tình trạng bệnh chuẩn xác, từ đó mới kê khai liệu trình CÁ NHÂN HÓA phù hợp, nhằm mục đích cải thiện được triệu chứng bệnh và nâng cao sức đề kháng tốt nhất cho mỗi bệnh nhân.

Ngoài yếu tố HIỆU QUẢ, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh được nhiều người bệnh tin dùng và đánh giá cao nhờ đảm bảo yếu tố: LÀNH TÍNH, KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ. Bài thuốc được bào chế từ gần 50 loại thảo dược quý, được thu hái trực tiếp tại các vườn thảo dược HỮU CƠ đạt chuẩn GACP-WHO do Đỗ Minh Đường sở hữu. 

Thành phần bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Mỗi vị thuốc trước khi đưa vào bào chế đều được kiểm định cẩn thận về chất lượng và thành phần dược tính. Nhà thuốc CAM KẾT bài thuốc không trộn lẫn dược liệu trôi nổi, tân dược hay chất bảo quản vào. Nhờ đó, bài thuốc đảm bảo AN TOÀN , không gây tác dụng phụ cho mọi đối tượng sử dụng kể cả người già, trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai, sau sinh cho con bú,…

Suốt 150 năm ứng dụng trong điều trị bệnh thực tiễn, Mề Đay Đỗ Minh đã giúp ++150.000 trường hợp bệnh nhân THOÁT KHỎI triệu chứng ngứa kẽ ngón tay, ngón chân hoặc toàn thân dai dẳng do bệnh mề đay, dị ứng gây ra. Đa số người bệnh đều để lại phản hồi tốt và những lời cảm ơn sau khi kết thúc liệu trình điều trị.

ĐỌC NGAY: Phản hồi của người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Đây là bài thuốc ĐỘC QUYỀN của nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường, chỉ được kê đơn và bốc thuốc sau khi có kết quả thăm khám chính xác tình trạng bệnh. Mọi người bệnh nếu đang gặp tình trạng mề đay, mẩn ngứa hãy đến trực tiếp nhà thuốc để được tư vấn MIỄN PHÍ liệu trình phù hợp.

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình  
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh

Ngứa kẽ ngón tay ngón chân là tình trạng vô cùng phổ biến mà hầu hết ai cũng đã tưng gặp phải. Nếu có thể phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh người bệnh có thể điều trị bệnh nay nhanh chóng mà không cần dùng đến các loại thuốc Tây. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi thấy cơ thể các các triệu chứng bất thường để có thể sớm điều trị tận gốc bệnh, ngăn ngừa nguy cơ tái phát hay lây lan bệnh nguy hiểm.

Cùng chuyên mục

7 thuốc bôi trị tổ đỉa tốt nhất giúp lành bệnh nhanh chóng

9 thuốc bôi trị tổ đỉa tốt nhất giúp lành bệnh nhanh chóng

Các loại thuốc bôi trị tổ đỉa tốt nhất hiện nay được sử dụng phổ biến như thuốc bôi chứa corticoid, cồn BSI, thuốc tím, Hope’s relief, Keratinamin… Các loại...

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng muối cực đơn giản tại nhà

Trị bệnh tổ đỉa bằng muối là một trong những cách làm được phần đông người bệnh biết đến và áp dụng tương đối rộng rãi. Bởi vì, bản chất...

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Giải đáp

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Giải đáp

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để giải đáp vấn đề này, các chuyên gia đã đưa ra nhận...

Top 5 Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không hiệu quả

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được rất nhiều người sử dụng. Bởi lẽ, cách chữa này có nguyên liệu dễ tìm, chi...

Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không?

Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không?

Bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh về da liễu thường gặp, bệnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nhưng các triệu chứng...

Các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả từ thảo dược dân gian

10 bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả từ thảo dược dân gian

Chữa bệnh tổ đỉa bằng các bài thuốc dân gian được áp dụng phổ biến, giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm đồng thời giảm nguy cơ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn