Rối loạn tiền đình ở nam giới: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Khám và chữa rối loạn tiền đình ở bệnh viện nào tốt nhất?

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Những tác hại thường gặp

Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Các thực phẩm tốt nhất

7 Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà không dùng thuốc

Bệnh rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?

Rối loạn tiền đình ốc tai là gì? Triệu chứng, cách chữa

7 Loại lá cây chữa rối loạn tiền đình hiệu quả dễ kiếm

Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình – Lời khuyên từ chuyên gia

Theo thống kê mới nhất cho biết, tỷ lệ người mắc chứng bệnh rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng và mọi đối tượng đều có khả năng mắc phải. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà căn bệnh này có thể tác động ít nhiều đến sức khỏe tổng thể cũng như tâm sinh lý. Vậy, nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình và hạn chế những cơn chóng mặt đột ngột? Chuyên gia sẽ cho bạn đọc một số thông tin hữu ích được cập nhật trong bài chia sẻ dưới đây.

Chuyên gia chia sẻ một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình
Chuyên gia chia sẻ một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình

Nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình? – Lời khuyên hữu ích từ chuyên gia

Rối loạn tiền đình là một trong những bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh tim, huyết áp thấp, căng thẳng quá mức, lạm dụng rượu bia,… Đây được xem là hậu quả của sự rối loạn tích hợp thăng bằng tại bộ máy tiền đình và thần kinh trung ương. Theo thống kê mới nhất cho thấy, có khoảng 35% đối tượng trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này, trong đó, nữ giới chiếm số lượng cao hơn nam giới. Tính đến thời điểm hiện tại, con số này đang không ngừng gia tăng.

Triệu chứng thường gặp nhất của người mắc hội chứng rối loạn tiền đình là dễ chóng mặt, mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng,… Thông thường, triệu chứng này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian ngắn, thậm chí xuất hiện đột ngột khiến người bệnh khó chịu. Theo đó, sức khỏe, chất lượng đời sống và năng suất lao động sẽ bị tác động không hề nhỏ.

Chóng mặt là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh rối loạn tiền đình
Chóng mặt là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh rối loạn tiền đình

Với những hậu quả trước mắt do chứng rối loạn tiền đình gây ra, người bệnh cần sớm nhận thức được và có những giải pháp khắc phục hiệu quả. Tốt hơn, người bệnh không nên bỏ qua những một số giải pháp dưới đây theo lời khuyên của chuyên gia. Đa phần là những liệu pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng và phòng ngừa triệu chứng xuất hiện đột ngột.

Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học

Không riêng gì bệnh rối loạn tiền đình, bệnh nhân cần hết sức chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày. Bởi vì, một chế độ ăn uống khoa học được xem như một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Vì thế, những người bị rối loạn tiền đình cần bổ sung một số dưỡng chất thiết yếu sau trong mỗi bữa ăn:

  • Thực phẩm giàu vitamin B6: Trên thực tế, đối tượng thiếu hụt vitamin B6 thường xuất hiện triệu chứng chóng mặt, buồn nôn,… Các triệu chứng này gần giống như triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. Do đó, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 như: thịt gà, cám táo, chuối, bơ, khoai tây, khoai lang, bí ngô, hạnh nhân,…;
  • Thực phẩm chứa vitamin C: Bổ sung đủ hàm lượng vitamin C sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt,… Tuy nhiên, người bệnh chỉ cần bổ sung lượng vitamin vừa đủ, không nên lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Một thực phẩm giàu vitamin C như: cam, đu đủ, rau cải, bưởi,…;
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Các đối tượng bị xơ cứng tai (triệu chứng thường gặp của người bị rối loạn tiền đình) cần đặc biệt bổ sung thực phẩm giàu vitamin D như: cá, trứng, sữa, đậu nành, ngũ cốc,…
  • Thực phẩm giàu folate: Hướng dương, đậu phộng, các loại rau màu xanh, trái cây họ cam,… là những thực phẩm giàu folate rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình. Dưỡng chất này có thể làm giảm bớt các vấn đề cân bằng ở người lớn tuổi đang gặp vấn đề liên quan đến hệ thống tiền đình.
Một thực đơn ăn uống khoa học không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình
Một thực đơn ăn uống khoa học không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

Ngoài những vitamin trên, người bệnh cũng cần chú ý bổ sung các thực phẩm chứa các khoáng chất khác nhằm đảm bảo cân bằng được chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời, không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo bởi vì đây chính là nguyên nhân khiến cho lượng cholesterol trong máu tăng cao, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Nên ăn thịt nạc, không ăn thịt mỡ, ít ăn thịt đỏ và cần bỏ lớp da khi ăn thịt da cầm. Bổ sung đủ lượng nước theo tiêu chuẩn của chuyên gia. Có thể dùng thêm sữa để tăng sức đề kháng nhưng người bệnh cần lựa chọn sữa tách béo, ít hoặc không đường.

Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học

Duy trì một thói quen sinh hoạt khoa học không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể để và chất lượng đời sống mà còn giúp người bệnh giải quyết một số triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. Vì thế, các chuyên gia y tế hàng đầu đã khuyến khích người bệnh nên duy trì các thói quen sinh hoạt sau:

  • Tăng cường thể dục thể thao mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga, hành thiền, tập dưỡng sinh, đi xe đạp,… Trong những lần tập tập đầu tiên người bệnh nên tập luyện ở mức độ vừa phải, chỉ gia tăng cường độ trong khi sức khỏe dần ổn định. Không nên tập quá nhiều bởi vì điều này có thể khiến cho cơn chóng mặt mặt xuất hiện đột ngột;
  • Tự lên lịch và thực hiện các bài tập hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiền đình tại nhà như: các bài tập cho mắt, bài tập cho đầu và bài tập toàn thân. Ở những lần tập đầu tiên, bạn nên tập cùng bác sĩ hoặc chuyên gia để nắm rõ kỹ thuật cơ bản;
  • Tuyệt đối không thay đổi tư thế đột ngột (đứng lên hoặc ngồi xuống quá đột ngột). Vì điều này sẽ gây ra triệu chứng chóng mặt, cơ thể thăng bằng hay thậm chí là té xỉu;
  • Cần hạn chế lái xe hai.lên xuống cầu thang hoặc leo trèo nếu cảm thấy bản thân không được khỏe;
  • Không nên làm việc quá sức khi sức khỏe chưa cho phép. Đặc biệt là dân văn phòng, cần tránh làm việc quá tải hay ngồi trước máy tính trong thời gian dài. Thi thoảng, bạn nên đứng dậy, đi lại hoặc thay đổi hướng nhìn để giảm áp lực lên thần kinh;
  • Tập thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, không bỏ bữa ra và tránh thức quá khuya để khiến cơ thể kiệt sức hay gây ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn, mất nhận thức,…
Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình nên tập thói quen đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc
Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình nên tập thói quen đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc

Ngâm chân với nước ấm hoặc thảo dược – Liệu pháp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Đây được xem là một trong những liệu pháp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả tại nhà mà mỗi bệnh nhân nên thực hiện thường xuyên.Lý do, chân là một bộ phận có chứa nhiều huyệt đạo quan trọng nhất trên cơ thể. Vì thế, nếu  ngâm chân với nước ấm sẽ giúp điều hòa hệ thần kinh trung ương, làm giảm triệu chứng chóng mặt và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Hơn thế, duy trì thói quen này còn giúp ngăn ngừa cục máu đông, điều hòa khí huyết, tăng quá trình tuần hoàn máu, thải độc cơ thể và phòng tránh ốm vặt.

Mỗi ngày, bạn nên dành khoảng 30 phút trước khi đi ngủ để ngâm chân với nước ấm. Để gia tăng công hiệu, bạn có thể để sử dụng thêm một số dược liệu thiên nhiên như: trà xanh, gừng, tinh dầu tràm hoặc các loại thảo mộc khác để nấu lấy nước ngâm chân. Điều này không những tốt cho sức khỏe của người bệnh rối loạn tiền đình mà còn giúp thư giãn tinh thần và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình? - Ngâm chân với nước ấm mỗi ngày trước khi đi ngủ
Nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình? – Ngâm chân với nước ấm mỗi ngày trước khi đi ngủ

Khi ngâm chân với nước ấm, bạn cần lưu ý một số số vấn đề sau:

  • Nên ngâm chân vào trước 9 giờ tối mỗi ngày. Đây là khoảng thời gian ngâm chân được chuyên gia khuyến cáo rất tốt cho hệ thần kinh. Mỗi lần ngâm chân khoảng 15 đến 30 phút. Tuyệt đối không ngâm chân trước và sau khi ăn 1 tiếng đồng hồ;
  • Nên ngâm chân trong chậu làm bằng gỗ vì gỗ sẽ giúp cách các dưỡng chất trong dược liệu phát huy tối đa công dụng;
  • Cần kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi bắt đầu năm chân. Tuyệt đối không nên ngâm chân với nước quá nóng, vì điều này có thể gây bỏng nhiệt;
  • Đừng quên việc massage nhẹ nhàng hai bàn chân trong lúc ngâm chân để gia tăng điều công dụng điều hòa khí huyết, giúp các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu vào lớp bì;
  • Cần dùng khăn bông khô để lau chân sau khi ngâm. Không nên để chân tự khô vì điều này có thể làm lột da hoặc phát sinh một số vấn đề khác liên quan đến da liễu.

Nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình? – Ấn huyệt, massage để giảm triệu chứng

Có thể bạn chưa biết, bấm huyệt và massage đầu là một trong những phương pháp giúp người bệnh giảm thiểu thanh các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, kém tập trung. Hơn thế, nhờ có sự tác động của lực tay lên huyệt đạo còn giúp lưu thông máu và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Trong việc điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh có thể xoa bóp vùng trán, vùng đầu và ổ mắt. Thực hiện đúng kỹ thuật, người bệnh có thể cảm nhận được hiệu quả. Nếu chưa biết rõ kỹ thuật bấm huyệt và massage trị bệnh, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc kỹ thuật viên có chuyên môn.

Bấm huyệt và massage đầu được xem là liệu pháp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả mà bệnh nhân không nên bỏ qua
Bấm huyệt và massage đầu được xem là liệu pháp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả mà bệnh nhân không nên bỏ qua

Dưới đây là một số bước bấm huyệt và massage trị rối loạn tiền đình:

Bấm huyệt, massage vùng đầu

  • Dùng cả 5 ngón tay nhấn vành tai trên và tản qua các vùng trên đỉnh đầu và tản trở về lại vị trí ban đầu;
  • Massage nhẹ nhàng vùng đầu để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn;
  • Dùng lực nhẹ của các ngón tay gõ quanh vùng trán và vùng đầu của người bệnh.

Bấm huyệt, massage vùng trán

  • Dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt giữa hai lông mày. Sau đó tản lên phía trên đỉnh đầu và sang hai thái dương;
  • Tại thái dương, ấn một lực vừa đủ sao cho vùng này ấm lên để người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu;
  • Tiếp đến, nghiêng người qua một bên, bấm huyệt từ trung tâm trán sang một phần thái dương và ngược lại;
  • Duy trì trong 15 – 20 lần.

Bấm huyệt, massage ổ mắt

  • Dùng hai đầu của ngón tay cái ấn nhẹ và giữ vùng hốc mắt rồi dần dần kéo ngón tay lên và nhấn giữ vùng chân mày khoảng 3 – 5 giây;
  • Kéo ngón tay xéo lên phần đuôi chân mày tản lên đỉnh đầu hai bên.

Mỗi động tác, bạn cần thực hiện khoảng 15 – 20 lần hoặc gia tăng tùy vào tình trạng sức khỏe. Cần miết, day ấn và giữ thật chặt trong khi thực hiện để đạt được kết quả tốt nhất. Tổng thời gian thực hiện các kỹ thuật trên khoảng 7 – 10 phút. Để giúp người bệnh tỉnh táo và thoải mái hơn, bạn nên tắm hoặc ngâm mình với nước ấm.

Dùng thuốc trị rối loạn tiền đình theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Chóng mặt lại triệu chứng điển hình của bệnh rối loạn tiền đình. Trong một số trường hợp, triệu chứng này sẽ xuất hiện đột ngột. Lúc này, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc thông dụng như:

  • Thuốc glucocorticoid có chứa methylprednisolon: Là một loại thuốc chống viêm, dùng cho trường hợp bị chóng mặt do dây thần kinh tiền đình;
  • Thuốc almitrin – raubasin hay betahistin: Là các loại thuốc tăng tuần hoàn não, thường chỉ định sử dụng cho các giai đoạn cấp tính hoặc dùng điều trị duy trì lâu dài;
  • Thuốc ginkgo biloba, piracetam,…: Là các sản phẩm dùng hỗ trợ điều chỉnh suy giảm chức năng tiền đình.

Trong trường hợp xuất hiện triệu chứng chóng mặt kèm ù tai hay mất thăng bằng, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám xác định nguyên nhân trước khi dùng các loại thuốc trên.

Dùng thuốc cải thiện triệu chứng chóng mặt đột ngột theo sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa
Dùng thuốc cải thiện triệu chứng chóng mặt đột ngột theo sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa

Khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh một số tác dụng phụ có thể xảy ra. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc hay gia tăng liều dùng khi chưa có sự cho phép. Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường nào không rõ nguyên nhân, người bệnh cần sớm liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc khác phù hợp.

Rối loạn tiền đình – Khi nào cần khám bệnh?

Chóng mặt thông thường sẽ khác nhiều với chóng mặt do chứng rối loạn tiền đình. Đã có không ít các trường hợp bệnh nhân làm “ngơ” với triệu chứng chóng mặt. Một phần là họ bị nhầm lẫn và xem chúng như triệu chứng thông thường và có khả năng tự khỏi nhanh chóng. Chính vì sự hiểu nhầm này và thụ động trong việc thăm khám đã khiến bệnh tình ngày một trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, nếu thấy xuất hiện triệu chứng chóng mặt kéo dài hoặc nghi ngờ bản thân mắc bệnh rối loạn tiền đình, bạn cần chủ động thăm khám từ sớm để được bác sĩ xác định nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài ra, nếu thấy cơ thể xuất hiện thêm một hay nhiều triệu chứng dưới đây thì bạn cũng nên chủ động thăm khám và điều trị ngay như:

  • Sốt trên 38 độ trở lên;
  • Mắt mờ, nhìn không rõ sự vật, suy giảm thị lực;
  • Giảm thính giác;
  • Tay chân yếu, hay run rẩy;
  •  Kém tập trung, mất ý thức;
  •  Có cảm giác tê các đầu ngón tay, ngón chân;
  •  Thường xuyên xuất hiện cảm giác lảo đảo như muốn té ngã;
  •  Đau tức phần ngực hoặc nhịp tim nhanh hay chậm bất thường.

Các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý nặng như tai biến mạch máu não, u não, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng,… Để nắm rõ tình trạng hiện tại, bạn cần gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc có được câu trả lời nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình. Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc xây dựng và điều chỉnh lối sống lành mạnh, phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại. Hơn hết, người bệnh cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu phương pháp chữa bệnh, phòng tránh bệnh và biện pháp xử lý tạm thời khi lên cơn chóng mặt đột ngột.

THAM KHẢO THÊM:

Cùng chuyên mục

Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì? Nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình ngoại biên là một bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và không phân biệt giới tính. Khi khởi phát, cơ...

Rối loạn tiền đình khi mang thai

Rối loạn tiền đình khi mang thai và cách xử lý

Rối loạn tiền đình khi mang thai khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, dễ bị ngã, luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn,...

bài tập chữa rối loạn tiền đình

10 bài tập chữa rối loạn tiền đình giúp cải thiện hiệu quả

Thường xuyên thực hành các bài tập phù hợp có thể giúp hỗ trợ chữa trị rối loạn tiền đình. Ngoài làm giảm triệu chứng của bệnh thì tập thể...

7 Loại lá cây chữa rối loạn tiền đình hiệu quả dễ kiếm

Phương pháp dùng lá cây chữa rối loạn tiền đình được khá nhiều người áp dụng tại nhà vì nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện đơn giản mà...

chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà

Bệnh rối loạn tiền đình tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không sớm phát hiện và nghiêm túc điều trị. Bên cạnh phương pháp y tế, cần...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn