Nâng mũi sụn nhân tạo có vĩnh viễn không? Giải đáp
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Nâng mũi sụn nhân tạo có vĩnh viễn không là điều mà những người đã và đang có ý định thực hiện phương pháp làm đẹp này băn khoăn. Thực tế thời gian duy trì dáng mũi bằng sụn nhân tạo cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chất liệu sụn, cơ địa, phương pháp nâng mũi và tay nghề của bác sĩ.
Nâng mũi sụn nhân tạo có vĩnh viễn không?
Nâng mũi bằng sụn nhân tạo là phương pháp làm đẹp phổ biến hiện nay, theo đó bác sĩ sẽ rạch một đường trên mũi là đưa vào đó vật liệu độn nhân tạo để cải thiện dáng mũi. Ưu điểm của phương pháp này là khá nhanh chóng, hầu hết chỉ cần một lần phẫu thuật nếu sử dụng sụn nhân tạo 100%. Đồng thời dáng mũi do sụn nhân tạo cũng khá đẹp và tự nhiên nên được rất nhiều người lựa chọn.
Để giải đáp chính xác việc nâng mũi bằng sụn nhân tạo có vĩnh viễn không cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chất liệu sụn, cơ địa, tay nghề bác sĩ hay việc chăm sóc hậu phẫu. Không ai có thể đảm bảo rằng sụn nhân tạo có thể vĩnh viễn bởi vì một lý do nào đó như cơ địa người bệnh sụn có thể co rút trong bài năm, dù đã chọn loại sụn chất lượng.
Theo các bác sĩ, thường nâng mũi bằng sụn nhân tạo có thể duy trì từ 3- 5 năm, nếu chăm sóc tốt kết hợp với vật liệu sụn cao cấp thì có thể duy trì dáng mũi lên tới 20- 25 năm hoặc cũng có thể hơn. Trong trường hợp bạn thực hiện một số phương pháp nâng mũi có kết hợp với sụn tự thân như nâng mũi S line thì thời gian duy trì dáng mũi này có thể kéo dài lâu hơn cho sụn tự thân có độ tương thích cao với cơ thể.
Hay nói cách khác với câu hỏi “Nâng mũi sụn nhân tạo có vĩnh viễn không” thì đáp án chính xác là không thể đảm bảo chính xác. Do đó nếu có ý định thực hiện nâng mũi bằng phương pháp này bạn cần tham khảo thật kỹ ý kiến từ bác sĩ để có thể đảm bảo thực hiện được đúng nhu cầu và mong muốn làm đẹp của bạn.
Thực tế, dù các phương pháp làm đẹp có tối ưu đến mấy, dù là dụng sụn tự thân nhưng bạn vẫn cần thường xuyên đến bệnh viện theo dõi kiểm tra thường xuyên và cần can thiệp một chút để dáng mũi luôn đảm bảo hoàn hảo nhất. Hơn nữa đã là vật liệu nhân tạo thì rất khó để có thể hoàn toàn “hòa làm một” với cấu trúc mũi nên chắc chắn không thể nào có thể duy trì vĩnh viễn.
Dù vậy nhưng xét về mức độ cải thiện khuyết điểm dáng mũi và chi phí cũng như mức thời gian duy trì dáng mũi tối đa thì phương pháp này cũng rất đáng để nhiều người chọn lựa.
Các yếu tố giúp duy trì hiệu quả nâng mũi sụn nhân tạo
Như đã nói phía trên, thời gian có thể duy trì dáng mũi liên quan đến rất nhiều yếu tố. Đáp ứng hoàn hảo các yếu tố này chính là cách để có thể giữ dáng mũi lâu bền, không có biến chứng hay các dị dạng khác ảnh hưởng đến nhan sắc của những người sau khi sửa mũi.
Các yếu tố liên quan đến thời gian duy trì dáng mũi bao gồm
Chất liệu sử dụng
Với nền công nghiệp thẩm mỹ phát triển hiện đại như ngày nay, ngày càng có thêm nhiều chất liệu độn mũi được nghiên cứu và đưa vào sử dụng như silicon, Softxil , Surgiform, PureForm… Chất liệu càng cao cấp thì chi phí càng cao nhưng hiệu quả duy trì cũng lâu hơn rất nhiều.
Đồng thời việc sử dụng các chất liệu cao cấp cũng giúp đảm bảo an toàn, hạn chế những biến chứng khác có thể xảy ra nhất có thể. Bạn đừng nên vì tiết kiệm chi phí hay tiếc tiền mà lựa chọn những vật liệu độn mũi quá rẻ, kém chất lượng bởi chúng không chỉ rút ngắn thời gian duy trì mũi mà còn tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như tụt sống mũi hay hoại tử.
Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo về một số loại chất liệu độn mũi phổ biến nhất dưới đây
- Sụn Silicon: đây là loại sụn phổ biến nhất và cũng lâu đời nhất trong các sụn nhân tạo. Ưu điểm của loại sụn này là có thể định hình dáng mũi khá tốt, có độ dẻo nên có thể giúp mũi trông rất tự nhiên. Tuy nhiên loại sụn này lại không thể bám dính hoàn toàn vào sống mũi nên thường chỉ có thể duy trì tối đa là 10 năm nếu cơ địa tốt. Trong trường hợp chăm sóc không đúng cách thì chỉ khoảng 2 năm là sụn bắt đầu có dấu hiệu biến chứng, tụt sống hay lộ sóng.
- Sụn Gore-Tex: đây cũng là vậy liệu được khá nhiều người lựa chọn hiện nay do có tính bám dính và tạo hình tốt hơn silicon nên có thẻ cải thiện được khá nhiều khuyết điểm của mũi. Những người muốn nâng mũi cao hơn cũng được khuyến khích chọn vật liệu này. Thời gian duy trì của chất liệu này thường chỉ chỉ tối đa 10- 15 năm, tuy nhiên có những trường hợp cần phải loại bỏ sụn sớm do chất liệu này tiêu hoa và bám dính chặt vào mũi làm biến dạng mũi.
- Sụn Surgiform: đây là một trong những loại sụn được đánh giá rất cao hiện nay với nhiều ưu điểm trong cả việc cải thiện khuyết điểm và thời gian duy trì dáng mũi. Độ tương thích của vật liệu này khá cao, khả năng bám dính tốt nên Surgiform có thể duy trì được rất lâu, thậm chí có thể kéo trèn trên 30 năm nếu có chế độ chăm sóc tốt.
- Sụn Softxil : Với những người có cơ địa nhạy cảm nhưng muốn nâng mũi thường được khuyến khích nên chọn chất liệu này bởi nó có độ tương thích gần như với mọi cơ địa. Với những người đã phẫu thuật mũi hỏng khiến mũi bị biến dạng nếu dùng chất liệu này vẫn có thể lấy lại một dáng mũi tự nhiên hài hòa hơn. Đồng thời Softxil cũng được đánh giá là có thể duy trì được cực kỳ lâu, có thể từ 20 – 30 năm hoặc hơn nếu có lối sống khoa học.
- Sụn PureForm: chất liệu này được làm hoàn toàn từ 100% từ ePTFE – chất liệu thường được sử dụng trong làm mạch máu nhân tạo, do đó có độ tương thích gần như hoàn hảo với cơ địa và bám dính cực chắc vào cấu trúc mũi. Các chuyên gia đánh giá, phương pháp này có thể duy trì ít nhất trong 10 năm, thậm chí là trên 30 năm nếu biết cách chăm sóc hợp lý.
Do phương pháp nâng mũi
Có rất nhiều phương pháp nâng mũi như nâng mũi S line ; L line hay cấu trúc 4d đều dùng chất liệu sụn nhân tạo để định hình dáng mũi. Tuy nhiên cần chú ý rằng việc lựa chọn dáng mũi không phải theo sở thích mà còn cần phụ thuộc vào hình dáng khuôn mặt, cơ địa để tìm ra các phương pháp thích hợp nhất.
Ví dụ với những người có da mũi mỏng, không thể chọn lựa các phương pháp nâng mũi quá cao như L line, lại kết hợp dùng hoàn toàn sụn nhân tạo bởi sẽ gây ra tình trạng bóng đỏ và lộ sóng mũi nhanh chóng. Tình trạng này nếu không can thiệp kịp thời sẽ khiến mũi có nguy cơ bị hoại tử làm hỏng chất liệu độn và biến dạng mũi.
Mặt khác với những người có dáng mũi ngắn cũng không thể dùng hoàn toàn sụn nhân tạo để chỉnh sửa các khuyết điểm bởi vật liệu này không thể kéo dài mũi. Do đó nếu lựa chọn sai phương pháp thực hiện, sai dáng mũi sẽ không chỉ khiến cho thời gian duy trì dáng mũi đẹp vô cùng ngắn mà còn gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và cả thẩm mỹ của bạn.
Do cơ địa
Cơ địa mà một trong những yếu tố tác động nhiều nhất đến hiệu quả duy trì dáng mũi sau phẫu thuật. Thường trước khi tiến hành nâng mũi bán sẽ được thực hiện rất nhiều các loại xét nghiệm để kiểm tra mức độ nhạy cảm và phản ứng với các vật liệu độn. Nếu đảm bảo không có bất cứ dấu hiệu dị ứng nào khác mới được phép tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa mũi.
Không ít người sau nâng mũi phải tiến hành phẫu thuật để đưa sụn mũi ra trong thời gian ngắn vì không tương thích với vật liệu. Một số trường hợp khác dù các xét nghiệm dị ứng không có bất cứ triệu chứng nào nhưng thực tế nó vẫn có thể xuất hiện sau đó. Biểu hiện là đào thải vật liệu từ từ khiến chất liệu độ bị biến dạng, tụt sống mũi hay một số biến chứng khác.
Tuy nhiên những người có cơ địa tốt, dễ tiếp nhận các vật liệu cho phép các vật liệu bám dính hoàn hảo vào cấu trúc mũi thì hoàn toàn có thể duy trì được hiệu quả rất lâu. Do đó có những người dù không hẳn sử dụng các vật liệu cao cấp nhất vẫn có thể giữ được dáng mũi đến vài chục năm, hoặc cũng có thể là vĩnh viễn dù có một số thay đổi nhưng không quá đáng kể.
Với các yếu tố cơ địa nếu dùng các vật liệu độn mũi tốt vẫn có thể gây ra tình trạng đào thải. Do đó không thể đảm bảo hoàn toàn việc nâng mũi sụn nhân tạo có vĩnh viễn không bởi các yếu tố liên quan đến cơ địa không thể dự đoán trước.
Do tay nghề bác sĩ
Khả năng tay nghề của bác sĩ không chỉ liên quan đến hình dáng mũi mà còn liên quan trực tiếp đến thời gian duy trì hiệu quả nâng mũi tối đa. Ví dụ với các bác sĩ có chuyên môn kém trong lúc đặt sụn không đảm bảo các vật dụng và sụn đã được khử trùng hoặc đặt lệch, kém chắc chắn, sai cấu trúc sẽ nhanh chóng khiến mũi bị sai lệch và không hòa nhập hoàn toàn được với cấu trúc mũi.
Biểu hiện của tình trạng này chính là mũi bị cong vẹo, lệch, gồ ghề, có dấu hiệu sưng viêm hay hoại tử rất mất thẩm mỹ và nguy hiểm. Ngoài ra nếu là bác sĩ chưa có kinh nghiệm hay có tâm với nghề, tư vấn khiến khách hàng lựa chọn sai phương pháp nâng mũi cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả nâng mũi và gây ra các biến chứng như lộ sống mũi, đầu mũi bóng đỏ xấu xí.
Do đó bạn nên tìm kiếm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín chất lượng để hạn chế các nguy cơ này và cũng là để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và nhanh sắc của chính bạn.
Chăm sóc hậu phẫu
Thường thời gian nâng mũi chỉ mất khoảng 30 – 120 phút tùy phương pháp và kỹ thuật nâng, người bệnh có thể về nhà tự chăm sóc ngay sau đó nên rất nhiều trường hợp đã gặp phải các biến chứng do không biết cách chăm sóc. Sau khi nâng mũi cần ít nhất 1 tháng để các vật liệu có thể hoàn toàn bám dính và cố định tại cấu trúc mũi, và cần đến 3 tháng thì mũi thực sự mới ổn định hoàn toàn.
Tuy nhiên không ít trong quá trình chăm sóc tại nhà có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt kém hợp lý làm mũi bị méo lệch, sưng bầm và biến chứng ngay sau đó. Ví dụ ngay sau phẫu thuật người bệnh ăn các thức ăn nhiều đạm như thịt bò, trứng hay các thực phẩm như rau muống sẽ làm đẩy các mô tế bào tại đây và gây ra sẹo xấu xí.
Mặt khác các tác động sau đó tại mũi như thường xuyên nằm đè lên mũi, ấn mạnh, kéo đẩy mũi đều có thể làm sụn mất khả năng bám dính và thay đổi dáng mũi ngay sau đó. Dù khi mũi đã bám dính và ổn định cấu trúc hoàn toàn trên mũi nhưng bản chất nó vẫn là vật liệu nhân tạo hay là “mũi giả” nên những tác động dù là rất nhỏ tại đây đều có thể dẫn đến tình trạng biến chứng và rút ngắn thời gian duy trì mũi.
Nếu liên quan đến các vấn đề chăm sóc chưa quá trầm trọng, bạn hoàn toàn có thể đến các cơ sở thẩm mỹ để chỉnh sửa lại khá đơn giản. Tuy nhiên nếu đã để mũi bị lệch trong một thời gian dài sẽ rất khó cải thiện bởi vật liệu đã bám chắc vào sống mũi nên rất khó để lấy ra.
Các nhược điểm và biến chứng có thể gặp khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo
Bất cứ các phương pháp nào khi đã can thiệp làm thay đổi cấu trúc cơ thể ban đầu thì đều có thể xảy ra rất nhiều biến chứng. Tìm hiểu về các biến chứng khi sau nâng mũi này sẽ giúp bạn có thể xem xét có nên thực hiện nâng mũi bằng sụn nhân tạo hay không
Không chỉnh sửa được quá nhiều khuyết điểm
Một nhược điểm lớn của phương pháp này chính là không thực sự cải thiện được toàn bộ các khuyết điểm của mũi. Do đó nếu những người có mũi có quá nhiều khuyết điểm có thể phải tốn thêm chi phí để sử dụng thêm sụn tự thân hoặc kết hợp với các phương pháp phẫu thuật khác để mũi được hoàn hảo đúng như ý muốn.
Ví dụ với những người có mũi ngắn, có xương mũi to bè và ghề ghề nếu chỉ sử dụng sụn nhân tạo thì sẽ không đem lại dáng mũi tốt nhất cũng như khó có thể duy trì hiệu quả lâu. Vì vậy nếu thuộc các trường hợp này vẫn muốn sử dụng sụn nhân tạo bạn cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ để có phương pháp cải thiện phù hợp nhất.
Sống mũi quá cao, đơ cứng
Hầu hết sụn nhân tạo chỉ đem đến tác dụng điều chỉnh độ cao của mũi và cải thiện một số khuyết điểm của mũi. Do đó không ít người lạm dụng muốn đẩy sống mũi cao hết mức có thể. Điều này khiến tăng sự ma sát của sụn lên vùng da mũi và gây nên tình trạng mũi bóng đỏ, lộ sóng mũi rất mất thẩm mỹ. Chưa kể mũi bị đẩy lên quá cao thường gây ra cảm giác như mũi xuất phát từ trán khiến khuôn mặt kém hài hòa thanh thoát.
Đồng thời do là vật liệu nhân tạo nên nếu bạn chọn những sản phẩm kém chất lượng, cứng sẽ khiến mũi trông bị thô kệch, đơ cứng kém tự nhiên. Đây cũng là nguyên nhân khiến da mũi bị kéo căng để bao bọc hết sụn mũi lâu ngày gây ra hiện tượng mũi bị sưng tím, bầm đỏ, lộ sóng mũi..Thời gian duy trì dáng mũi ngắn và hầu hết đều cần thực hiện phẫu thuật lấy sống mũi ra để hạn chế các biến chứng.
Hoại tử, nhiễm trùng mũi
Đây là một trong những biến chứng lớn rất dễ xảy ra với những người đang sử dụng sụn nhân tạo bởi cơ địa không thể hoàn toàn tiếp nhận sụn. Tình trạng hoại tử nhiễm trùng có thể xảy ra do quá trình phẫu thuật thiếu đảm bảo về mặt sát trùng và gây ra viêm nhiễm từ bên trong lâu dần thành hoại tử. Nếu trầm trọng sụn mũi có thể bị chọc thủng, lòi ra ngoài ra nhìn vừa xấu xí vừa nguy hiểm.
Ngoài ra nếu cơ địa không tiếp nhận sụn sẽ gây ra quá trình đào thải từ bên trong. Biểu hiện là mũi bị lệch, cong, vẹo từ từ và chỉ có thể giữ trong 1- 2 năm. Mũi nếu bị nhiễm trùng hoại tử khiến cong vẹo không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe có cấu trúc mũi bị thay đổi và làm cản trở việc thở rất nguy hiểm.
Mặt khác một số triệu chứng nguy hiểm hơn bị sụn mũi bị nhiễm trùng nhưng rất khó lấy ra. Đặc tính của các vật liệu sụn cao cấp chính là khả năng bám dính cực kỳ tốt. Do đó nếu trong một thời gian dài bất ngờ xảy ra các biến chứng hay tác động tại đây buộc phải thay sụn mũi nhưng sụn cũ bám dính quá chặt cũng sẽ gây ra rất nhiều trong quá trình điều trị và phục hồi.
Những người gặp các biến chứng sau phẫu thuật nâng mũi bằng sụn nhân tạo vẫn có thể nâng mũi lại sau đó, tuy nhiên không thể đảm bảo hiệu quả về cả tính thẩm mỹ, thời gian duy trì hoàn hảo như ban đầu.
Một số lưu ý để duy trì hiệu quả nâng mũi bằng sụn nhân tạo
Nếu đã đáp ứng tốt các yếu tố chất liệu mũi, khả năng chuyên môn của các bác sĩ phẫu thuật, lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp thì việc duy trì dáng mũi sao cho lâu dài nhất là điều hoàn toàn không thể có. Hầu hết với các yếu tố cơ địa nếu có dị ứng sẽ xảy ra ngay sau khi nâng, còn lại bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng các phương pháp chăm sóc tại nhà.
Quá trình chăm sóc và duy trì nâng mũi cần phải duy trì lâu dài, tạo thành một thói quen chứ không chỉ thực hiện sau hậu phẫu. Bên cạnh chế độ sinh hoạt hạn chế va chạm tới mũi, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng nếu muốn duy trì dáng mũi lâu dài hơn.
Một số vấn đề mà bạn cần chú ý ngay sau khi vừa phẫu thuật
- Hạn chế tối đa các tác động lên mũi như gãi, va chạm hay nằm sấp làm đè lên mũi ngay sau khi vừa phẫu thuật vì có thể tác động làm thay đổi dáng mũi.
- Thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ về các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, chống sưng viêm phù nề, thuốc chống sẹo… tuy nhiên không nên quá lạm dụng khi đau.
- Nên thay băng mũi mỗi ngày để tránh nhiễm trùng. Để đảm bảo hơn bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc trạm xá gần nhất để đảm bảo được sát trùng an toàn hơn.
- Không để mũi dính nước cho tới khi cắt chỉ.
- Nghỉ ngơi hoàn toàn, hạn chế vận động sau 1 – 2 ngày sau phẫu thuật
- Nếu cảm thấy quá đau nhức thì nên chườm đá trong vòng 2 ngày đầu và hạn chế dùng các loại thuốc quá mức. Chú ý dùng túi chườm hoặc khăn sạch để bọc đá, không chườm đá trực tiếp lên mũi sẽ làm nước chảy gây nhiễm trùng.
- Từ ngày thứ 4 trở đi bạn nên thay thế việc chườm lạnh bằng chườm ấm để giảm sưng bầm và tê cứng mũi.
- Nên súc miệng và họng cùng các dung dịch pha sẵn Betadine hay Eludril…khoảng 2 tiếng/ lần.
- Cắt chỉ trong vòng theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Hạn chế việc tháo thanh nẹp và phần băng trên mũi quá nhiều lần, tốt nhất chỉ nên thực hiện khi cần vệ sinh mũi.
- Nên vệ sinh mũi bằng nước cất, bôi thuốc mỡ ngày hai lần vào sáng và tối, chú ý thục hiện nhẹ nhàng.
- Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn và ánh nắng bên ngoài cho tới khi cấu trúc mũi ổn định hẳn. Sau hai tuần có thể bôi kem chống nắng lên mũi nếu cần đi ra ngoài.
- Hạn chế tác động mạnh lên mặt hay các khu vực xung quanh mũi
- Có thể trang điểm sau phẫu thuật nhưng cần tránh tiếp xúc với mũi.
- Tuyệt đối không ăn các thực phẩm gây sẹo lồi như thịt bò, trứng, rau muống; các loại thực phẩm dễ gây ngứa, mưng mủ như tôm, cua, hải sản, thịt gà, đồ nếp, …; các thực phẩm có thể làm thâm vết mổ như trứng, thịt bò..
- Hạn chế các thực phẩm cay nóng; các món ăn quá cứng, hay các đồ ăn có thể gây dị ứng
- Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá, cà phê…hay các chất kích thích khác để làm lành vết thương nhanh hơn.
- Hạn chế các yếu tố có thể gây hắt xì, sổ mũi
- Không đi xông hơi mặt sau ít nhất 4 tuần.
- Không đeo kính hay tham gia các vận động mạnh sau ít nhất 4 tuần
- Không đi bơi lội sau ít nhất 4 tuần.
Thực hiện đầy đủ các phương pháp trên sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi và làm lành cấu trúc mà không gây ra bất cứ các biến chứng nào khác. Khi cấu trúc mũi đã dần hoàn thiện và ổn định bạn có thể tiến hành sinh hoạt như bình thường.
Tuy nhiên để kéo dài tính ổn định và duy trì hiệu quả lâu dài của dáng mũi, bạn vẫn cần chú ý các vấn đề sau
- Hạn chế tối đa các tác động trên mũi như van chạm, chấn thương, nằm đè lên mũi. Việc kéo đẩy mũi vẫn có thể gây ra những tổn thương dù sụn nhân tạo đã bám dính lên sống mũi.
- Nếu bị viêm xoang tái phát sau nâng mũi cần thông báo ngay cho bác sĩ để có thể xử lý kịp thời
- Hạn chế ăn các thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể
- Hạn chế mắc các bệnh lý tại đường hô hấp gây hắt hơi, sổ mũi kéo dài
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua các thực phẩm hằng ngày
- Chọn lựa các môn thể dục thể thao phù hợp, hạn chế tham gia các môn cần vận động mạnh hay có tính đối kháng mạnh
Với những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “Nâng mũi sụn nhân tạo có vĩnh viễn không”. Chú ý lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ uy tín và cách chăm sóc hậu phẫu chính là phương pháp để bạn có thể duy trì dáng mũi hoàn hảo lâu dài nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!