Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Nên bổ sung gì cho mau lành
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Nâng mũi kiêng ăn bao lâu để mũi nhanh hồi phục nhất là băn khoăn của rất nhiều người đang có ý định thực hiện phương pháp làm đẹp này. Ăn kiêng đúng cách và bổ sung dinh dưỡng hợp lý chính là cách để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng và duy trì được dáng mũi lâu dài vĩnh viễn.
Nâng mũi kiêng ăn bao lâu?
Nâng mũi là tiểu phẫu đơn giản nhằm tác động vào cấu trúc mũi để cải thiện các khiếm khuyết của mũi giúp cho khuôn mặt được hài hòa và thanh thoát hơn. Với các hệ thống cơ sở vật chất hiện đại hiện nay ngày càng có thêm nhiều phương pháp phẫu thuật nâng mũi giúp hạn chế các biến chứng và duy trì thời gian nâng mũi lâu dài vĩnh viễn nhất có thể.
Trên thực tế, thời gian duy trì dáng mũi còn phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề như cơ địa, cách chăm sóc, chất liệu nâng mũi. Đặc biệt cách chăm sóc hậu phẫu đóng vai trò quyết định trong việc duy trì thời gian mũi cũng như có xảy ra biến chứng hay không. Do đó mà rất nhiều người thường băn khoăn chăm sóc hậu phẫu thế nào, ăn kiêng ra sao và cần thực hiện trong bao lâu.
Vì sao cần ăn kiêng sau nâng mũi
Nâng mũi ăn kiêng bao lâu còn tùy thuộc vào từng phương pháp được lựa chọn nâng mũi. Do thực hiện phẫu thuật cần phải tác động vào các cấu trúc mô như rạch da, đưa sụn vào bên trong và có thể có những vết thương hở. Do đó nếu kiêng khem không cẩn thận thì rất có thể sẽ để lại sẹo hoặc gây ra các biến chứng làm mũi bị biến dạng.
Thực tế theo các bác sĩ, việc có hình thành sẹo sau phẫu thuật không thường phụ thuộc vào cơ địa chứ không do ăn uống. Những người có cơ địa độc thì dùng ăn kiêng vẫn có thể xuất hiện sẹo, mưng mủ hoặc gây dị ứng, lâu lành hơn bình thường. Trong khi đó những người có cơ địa lành thì vẫn có thể ăn uống thoải mái mà không sợ bị sẹo.
Tuy nhiên theo quan niệm dân gian khi có những tác động hình thành vết thương hở ngoài da thì nên ăn kiêng để tránh hình thành sẹo. Những thực phẩm thường dễ gây ra tình trạng này như
- Rau muống: Dù đây là một loại rau có tính mát rất tốt cho cơ thể nhưng nó lại làm kích thích cơ thể sản sinh ra các collagen và đẩy thịt lên nhiều hơn, gây ra tình trạng da thừa tại các vết thương thở từ đó hình thành sẹo tại vùng mũi mới nâng.
- Thịt bò hoặc một số loại thịt đỏ: Trong thịt bò có một số chất làm thay đổi sắc tố da, dễ khiến hình thành các vết thương sẫm màu khi đang lên da non.
- Thịt gà: Việc ăn thịt gà có thể làm vết thương lâu lành hơn đồng thời khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Vết phẫu thuật tại mũi có thể bị mưng mủ, viêm nhiễm dễ hình thành các biến chứng nguy hiểm hơn.
- Gạo nếp: Nếp có thể làm sưng phồng tại các vết thương hở ở mũi và khiến tình trạng sẹo lồi nặng hơn. những người bị thương khi ăn nếp cũng có xu hướng yếu hơn bình thường do bản chất của nếp là dính.
- Hải sản: mặc dù trong hải sản có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng tuy nhiên nó lại rất dễ gây dị ứng với nhiều người, đặc biệt có thể làm kích ứng tại các vết thương mới phẫu thuật gây ngứa ngáy và để lại sẹo.
- Lòng trắng trứng gà: tương tự như rau muống, các dưỡng chất trong lòng trắng trứng gà cũng làm sản sinh ra các collagen nhiều hơn và hình thành sẹo.
- Bia rượu và các chất kích thích: Sử dụng các chất kích thích dễ khiến mũi sưng to, phù nề
Do đó tốt nhất ” có kiêng có lành”, sau phẫu thuật nâng mũi bạn vẫn nên ăn kiêng các thực phẩm này để hạn chế nguy cơ biến chứng tại mũi.
Bên cạnh đó, một lý do nữa khiến người nâng mũi cần ăn kiêng chính là do để cố định cấu trúc mũi. Do khi nhai, cơ miệng thường có sự tác động đến mũi. Nếu bạn ăn các món ăn quá cứng, cần phải nhai nhiều có thể đẩy làm lệch các cấu trúc mũi khiến mũi dễ bị lệch do chưa lành hẳn. Như vậy có thể thấy việc có chế độ dinh dưỡng, ăn kiêng phù hợp là vô cùng cần thiết.
Nâng mũi kiêng ăn bao lâu?
Như vậy việc ăn kiêng là cần thiết vậy Nâng mũi kiêng ăn bao lâu là đủ. Nhiều người cho răng sau khi đã tháo nẹp mũi, các vết thương đã lành thì đã có thể ăn uống như bình thường. Tuy nhiên trên thực tế, vết thương ngoài da dù đã lành nhưng chưa thể đảm bảo cấu trúc mũi bên trong đã thực sự liền lại. Đặc biệt với những người có cơ địa xấu thì thời gian cấu trúc mũi liền vào da càng lâu hơn.
Theo đó các bác sĩ khuyến khích tốt nhất sau nâng mũi nên ăn kiêng từ 1- 2 tháng, cho tới khi cấu trúc mũi hoàn thiện hẳn cả trong và ngoài. Riêng nâng mũi kiêng ăn bao lâu với các loại bia rượu, chất kích thích, thuốc lá cần duy trì từ 3- 6 tháng để mũi được ổn định hẳn trước khi sử dụng.
Nâng mũi nên ăn gì để mau lành
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng sau hậu phẫu để dáng mũi có thể duy trì lâu nhất. Do đó tốt nhất người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm sau đây
Ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng
Như đã nói, khi mới nâng mũi việc ăn nhai hay vận động cơ miệng nhiều có thể làm thay đổi cấu trúc mũi gây cong vẹo, do đó tốt nhất bạn nên ưu tiên ăn các thực phẩm dưới dạng mềm, lỏng. Đặc biệt ít nhất trong khoảng 1 tuần đầu bạn chỉ nên dùng các thực phẩm như cháo, súp để dễ ăn nhất. Qua những tuần thứ 2, 3 sau đó có thể ăn cơm nhưng nên ăn cơm mềm hoặc cháo đặc.
Lưu ý bạn nên tự nấu ăn hằng ngày để đảm bảo được các dưỡng chất được nêm nếm và dùng để nấu các thực phẩm, tránh ăn ngoài tiệm có thể khiến cháo quá mặn, quá đặc hay có các thực phẩm không phù hợp với cơ địa người nâng mũi.
Uống nhiều nước
Nước là chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể và cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Theo đó mỗi ngày cần bổ sung ít nhất từ 1,5- 2 lít nước để hỗ trợ sự hoạt động tuần hoàn của cơ thể, hỗ trợ quá trình bài tiết và các hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Đồng thời sau khi nâng mũi, cơ thể thường mất rất nhiều nước nên cần phải bổ sung lượng nước đã mất. Dùng nhiều nước cũng giúp tăng tiết dịch mũi hơn để làm lành vết thương và giảm tình trạng sưng đỏ, nóng rát khó chịu.
Do đó tùy cơ địa, bạn nên bổ sung từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây, nước ép rau củ hay một số loại nước bù khoáng cần thiết. Nhưng vẫn đảm bảo lượng nước lọc bổ sung cần thiết hằng ngày.
Các loại cá béo
Thay vì các loại hải sản và thịt bò, bạn nên bổ sung các loại cá béo. Hàm lượng đạm vừa đủ trong các nhóm thực phẩm này sẽ bổ sung các năng lượng cần thiết để nhanh phục hồi sức khỏe đồng thời giúp vết thương nhanh lành hơn. Trong thực phẩm này cũng có chứa rất nhiều vitamin giúp tăng cường sức đề kháng và giảm nhiễm trùng hiệu quả.
Hàm lượng protein có trong cá béo còn giúp tổng hợp collagen của da ở mức độ ổn định để lên da non nhanh hơn, mũi mau chóng được phục hồi và ổn định cấu trúc mới. Hàm lượng omega 3 có trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá basa còn có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tại các vết thương hở hiệu quả đồng thời tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn
Tuy nhiên cần chú ý tránh các loại cá biển có hàm lượng thủy ngân cao như cá kình, cá bơn, cá chỉ vàng, cá mập,… vừa không tốt cho những người vừa phẫu thuật lại có thể gây viêm nhiễm cao hơn.
Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt
Có hai dạng ngũ cốc mà bạn cần phải phân biệt chính là ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc đã tinh chế. Theo đó ngũ cốc nguyên hạt là dạng còn nguyên vẹn cả ba phần chính là cám, mầm và nội nhũ trong khi đó ngũ cốc tinh chế đã được loại bỏ phần cám và mầm. Do đó ngũ cốc nguyên hạt được đánh giá là có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn bình thường.
Nghiên cứu cũng cho thấy Ngũ cốc nguyên hạt thường có hàm lượng chất chất xơ cao hơn nên rất tốt cho tiêu hóa. Hoạt chất này sẽ giúp cho những người mới phẫu thuật tiêu hóa và hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn để mau chóng phục hồi sức khỏe.
Thực tế bình thường chúng ta thường dùng dạng ngũ cốc tinh chế nhiều hơn do có hình dạng kết cấu đẹp mắt hơn, có thể bảo quản lâu hơn và dễ tìm mua hơn. Ví dụ cho ngũ cốc tinh chế như mì, bánh quy tròn, bánh mì trắng… Nhưng trong quá trình sản xuất ngũ cốc tinh tế sẽ bị làm mất đi một số dưỡng chất cần thiết, điển hình như các vitamin B, sắt và chất xơ.
Như vậy có thể thấy bổ sung các dạng ngũ cốc nguyên cám sẽ tốt hơn dùng các dạng ngũ cốc thường. Bạn có thể tìm mua các loại ngũ cốc này qua các thực phẩm như ngũ cốc hạt, bỏng ngô, bánh mì nguyên hạt, các loại đậu.. Chú ý chế biến món ăn phù hợp để tốt cho sức khỏe.
Sữa tươi
Sau khi nâng mũi bạn sẽ thường có cảm giác đau nhức khó chịu kéo dài, mũi có thể chảy dịch do đó không muốn ăn uống khiến sức khỏe suy giảm, thời gian lành mũi cũng lâu hơn bình thường. Trong trường hợp ăn uống kém, việc dùng sữa để bổ sung các dưỡng chất thay thế sẽ luôn là lựa chọn tuyệt vời nhất.
Không chỉ chứa nhiều dưỡng chất giúp phục hồi sức khỏe, sữa còn giúp nuôi dưỡng các mô bi tổn thương và tái tạo chúng nhanh hơn. Các tế bào mới được tái tạo để làm liền cấu trúc da nhanh chóng, mũi nhanh cố định. Sữa cũng giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Bên cạnh các loại sữa tươi, bạn cũng có thể chọn các loại sữa hạt như sữa đậu nành, sữa óc chó, sữa yến mạch vì có chứa rất nhiều dưỡng chất.
Tuy nhiên một số người thường dễ gặp tình trạng táo bón sau khi uống sữa do sữa làm tăng bài tiết trong phổi. Để giải quyết tình trạng này bạn không nên uống khi bụng đang đói hoặc sử dụng các loại sữa tách béo, sữa chua hay phô mai.
Thực phẩm giàu probiotic (lợi khuẩn)
Probiotic là các chất lợi khuẩn giúp ích cho đường ruột thường có trong sữa chua và một số thực phẩm lên men tự nhiên. Chất này không chỉ kích thích giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, đồng thời còn giúp cơ thể hấp thụ các chất tốt hơn để cơ thể mau chóng phục hồi sức khỏe. Chất này cũng giúp vết thương nhanh lành hơn để bạn có thể tham gia quá trình sinh hoạt như bình thường.
Do sữa chua vốn có nguồn gốc từ sữa tươi nên các vitamin và dưỡng chất trong nó cũng vô cùng dồi dào. Hàm lượng đạm và khoáng chất của sữa chua cũng ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm có thể xảy ra hiệu quả.
Các loại rau có màu xanh đậm
Rau xanh là thực phẩm rất cần thiết cho hệ tiêu hóa, đặc biệt trong các loại rau màu xanh đậm thường có hàm lượng A, C, E, K giúp đông máu hiệu quả hơn để làm lành vết thương nhanh chóng, ngăn ngừa nguy cơ chảy máu.
Một số loại rau xanh bạn nên tăng cường như
- Cải xanh: nhóm rau này giúp thông đờm lợi khí, có thể cải thiện tình trạng nghẹt mũi khó thở do chảy dịch nhiều sau khi nâng mũi. Đồng thời hàm lượng các vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm này cũng giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tại mũi hiệu quả.
- Rau bina: chất diệp lục trong rau chân vịt có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm tại mũi. Hàm lượng sắt trong rau cũng giúp kích thích tạo máu để phục hồi lại lượng máu bị mất trong quá trình phẫu thuật.
- Rau diếp cá: đây là một trong những loại rau có tính kháng khuẩn chống viêm cực mạnh có thể ngăn ngừa các nguy cơ viêm nhiễm xuất hiện gây biến chứng sau khi nâng mũi.
- Bông cải xanh: không chỉ có hàm lượng chất xơ cao, bông cải xanh còn có chứa làm lượng sắt, folate, vitamin K cần thiết cho quá trình tạo máu và phục hồi thể lực.
Theo đó bạn nên bổ sung rau xanh trong các món ăn mỗi ngày. Ngoài ra bạn còn có thể làm các loại nước ép để dễ sử dụng hơn.
Các nhóm rau củ
Rau củ cũng là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn kiêng cho những người mới nâng mũi. Theo đó bạn nên bổ sung các loại rau củ sau
- Cà rốt: không chỉ có hàm lượng chất xơ, eta carotene, các vitamin cao, cà rốt còn có hàm lượng vitamin C rất cao giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn hay mắc một số bệnh lý khác khi cơ thể đang yếu.
- Củ cải đường: với hàm lượng sắt cao, củ cải đường sẽ giúp kích thích các tế bào hồng cầu để đưa đến lượng oxy cần thiết cho cơ thể để tạo ra máu tốt cho cơ thể.
- Khoai tây: các nghiên cứu cho thấy khoai tây có thể giảm đau cực kỳ hiệu quả đồng thời còn có thể cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
Các loại trái cây
Với trái cây, những người mới nâng mũi nên ưu tiên ăn các loại quả mọng nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng cũng như bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Trong các loại trái cây thường có rất nhiều loại vitamin và dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn khi hệ miễn dịch đang bị yếu.
Đồng thời các loại trái cây còn giúp kích thích khẩu vị tạo cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn. Theo đó người bệnh nên bổ trung các loại trái cây sau
- Quả lựu: Lựu là thực phẩm vừa có hàm lượng sắt cao vừa có hàm lượng vitamin C cao giúp sức khỏe sau phẫu thuật phục hồi nhanh chóng
- Dâu tằm: loại trái này vừa giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tiêu hóa đồng thời ngăn ngừa nguy cơ để tại thâm sẹo tại những vết khâu trên mũi. Ngoài ra nó còn có thể bổ sung lượng máu cần thiết để cơ thể khỏe mạnh hơn sau khi phẫu thuật
- Việt quất: có thể làm giảm sưng viêm, cải thiện hệ tiêu hóa để giúp cơ thể hấp thụ được lượng dưỡng chất tối ưu hơn.
Nhóm vitamin E
Vitamin E là hoạt chất vô cùng cần thiết cho tóc, thị lực đồng thời còn thúc đẩy quá trình làm lành vết thương diễn ra nhanh chóng hơn. Hoạt chất này giúp giảm tình trạng sưng viêm để kích thích lên da non và làm lành vết thương hiệu quả.
Đồng thời hoạt chất này cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể khỏe mạnh hơn, hạn chế nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Theo đó sau khi nâng mũi bạn nên bổ sung các thực phẩm như hạt dẻ, quả bơ, các loại dầu thực vật, dâu tây…
Trên đây là những chia sẻ giúp giải đáp sau nâng mũi kiêng ăn bao lâu và ăn uống như thế nào, hy vọng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Sau nâng mũi nếu thấy bất cứ triệu chứng bất thường nào bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!