Nâng mũi đầu mũi bị to có sửa được không? Ở đâu sửa mũi uy tín
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Nâng mũi đầu mũi bị to có sửa được không là băn khoăn của rất nhiều người sau khi sửa mũi hỏng. Nếu tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín thì tình trạng này vẫn có thể cải thiện lại một cách dễ dàng mà không cần tác động quá nhiều. Tham khảo chi tiết ngay tại đây.
Nâng mũi đầu mũi bị to do đâu?
Mục đích của việc nâng mũi là giúp cấu trúc mũi cao hơn, form mũi nhỏ nhắn hơn nhờ đó khuôn mặt cũng trở nên thanh thoát và sắc sảo hơn rất nhiều. Sau nâng mũi những ngày đầu bạn có thể cảm thấy đầu mũi hơn sưng to nhưng đây chỉ là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì bạn không nên chủ quan vì có thể là dấu hiệu của mũi nâng bị hỏng.
Những nguyên nhân khiến sau nâng mũi đầu mũi bị to bao gồm
- Phẫu thuật can thiệp sâu vào cấu trúc mũi: Thường với các kỹ thuật nâng quá phức tạp, đầu mũi bị sưng đau kéo dài là triệu chứng hết sức bình thường do các mô đang liên kết với nhau và gây ra phản ứng này. Có những trường hợp cơ địa dữ có thể bị sưng đầu mũi đến 1 tháng nhưng nếu không kèm theo các dấu hiệu bất thường nào khác thì bạn không cần quá lo lắng.
- Tay nghề bác sĩ kém: kỹ thuật bác sĩ còn yếu kém, chưa thể chưa gọt dũa phần sụn cẩn thận, thiếu chỉnh sửa tại đầu mũi hay chạm đến các mạch máu tại đây cũng là lý do khiến đầu mũi trở nên to bè, thô cứng xấu xí.
- Không chỉnh sửa đầu mũi: Để có một dạng mũi hài hòa hoàn hảo, bạn cần phải tác động không chỉ sống mũi mà còn ở đầu mũi. Do đó mà các phương pháp nâng mũi cấu trúc hay bán cấu trúc được ra đời. Tuy nhiên một số người do chưa đủ kiến thức, có thể là bác sĩ hay người nâng mũi chỉ muốn nâng sửa phần cấu trúc mũi sụn mũi sẽ khiến đầu mũi thiếu hài hòa và gây sưng.
- Cơ địa dữ: Như đã nói những người có cơ địa dữ thường có cơ chế lâu lành vết thương hơn nên thời gian bị sưng cũng có thể kéo dài lâu hơn. Không ít trường hợp mũi có thể bị sưng cứng kéo dài 1- 2 tháng nhưng không hề bất thường
- Chế độ chăm sóc hậu phẫu không đảm bảo: Vận động quá mạnh, để mũi dính nước hay mồ hôi, chạm vào sống mũi nhiều hay vệ sinh mũi không đảm bảo cũng có thể là nguy cơ làm mũi bị sưng kèm theo rất nhiều dấu hiệu nguy hiểm khác.
- Chọn sai phương pháp: Nâng mũi cần phải chọn lựa các phương pháp phù hợp với cấu trúc mũi và hình dáng mặt. Với những người có da mũi quá mỏng, mặt tròn nhưng vẫn muốn nâng mũi cao quá mức có thể làm đầu mũi bóng đỏ, sưng viêm và có nguy cơ cần phẫu thuật lại rất cao.
- Dị ứng với chất liệu độn: Trong trường hợp cơ địa không phù hợp với chất liệu độn sẽ khiến bao xơ co thắt quanh sụn khiến mũi bị sưng cứng nặng, chất liệu sụn bị đào thải đẩy sụn mũi lên khiến không chỉ đầu mũi mà cả mũi đều bị sưng to.
Trong trường hợp đầu mũi sưng to kèm theo các dấu hiệu như mũi bị bầm tím, chảy dịch, đau nhức liên tục, nước mũi có mùi hôi rất có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Bạn cần nhanh chóng liên hệ với các cơ sở thẩm mỹ uy tín để có hướng điều trị và cải thiện kịp thời, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.
Như đã nói, Nâng mũi đầu mũi bị to còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tốt nhất nếu thấy mũi không chỉ sưng mà còn kèm theo đau nhức hay các triệu chứng bất thường khác nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giải quyết kịp thời.
Nâng mũi đầu mũi bị to có sửa được không?
May mắn với tình trạng đầu mũi bị to sau khi nâng mũi hoàn toàn có thể sửa được, kể cả khi có liên quan đến các dấu hiệu nhiễm trùng hay mũi hỏng. Bạn chỉ cần tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để được xem xét và kiểm tra, sau đó tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị an toàn và thích hợp nhất.
Một số cách xử lý khi nâng mũi đầu mũi bị to như sau
Tích cực chườm lạnh
Trong trường hợp đầu mũi bị sưng quá to bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để giảm sưng nhức, khó chịu. Tuy nhiên việc dùng thuốc thường không được khuyến khích quá nhiều vì thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ. Thay vào đó bạn nên tích cực chườm lạnh sẽ vừa giảm sưng nhức vừa tốt cho sức khỏe lâu dài.
Chú ý cách chườm đá đúng cách để không gây viêm nhiễm hay tổn thương tại đây. Theo đó bạn nên bọc đá vào khăn sạch hoặc bịch nilon trước khi chườm lên để tránh nước đá chảy vào các vị trí vết khâu chưa lành. Không nên chườm quá 15 phút. Áp dụng ngày 2- 3 lần hoặc khi có dấu hiệu sưng đau sẽ giúp giảm khó chịu hiệu quả.
Khi mũi đã ổn hơn bạn có thể kết hợp thêm với chườm nóng. Khi cườm nóng sẽ tác động giúp máu huyết lưu thông ổn định, giảm tình trạng xung huyết tại mũi từ đó cải thiện đau nhức sưng viêm đáng kể.
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Sau khi kiểm tra nếu thấy tình trạng mũi sưng không quá nguy hiểm, hầu hết bác sĩ sẽ đều hướng dẫn bạn về nhà tự chăm sóc hoặc dùng thêm một số loại thuốc. Nghỉ ngơi nhiều hơn cũng là phương pháp giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định từ đó thúc đẩy quá trình mũi hồi phục nhanh chóng hơn.
Khi đi đủ, bạn nên chú ý kê cao đầu hơn để giúp mũi dễ thở, hỗ trợ máu huyết tuần hoàn. Nên lựa chọn nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ để tránh làm nhiễm trùng mũi. Chú ý không để quạt hay điều hòa hướng thẳng vào mặt. Vệ sinh chăn gối, mùng mền thường xuyên để tránh các bụi bẩn tại đây làm nhiễm trùng tại mũi.
Có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp
Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng sẽ tham gia vào quá trình phục hồi tại mũi. Do đó bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn để giúp mũi nhanh lành và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu. Chế độ ăn kiêng nên kéo dài trong 1- 2 tuần hoặc đến khi cấu trúc mũi đã lành hẳn để đảm bảo dáng mũi đúng như mong đợi.
Sau nâng mũi, để tránh mũi bị sưng nhức bạn nên chú ý các vấn đề sau đây
- Uống nhiều nước hơn sẽ giúp đào thải độc tố trong cơ thể, từ đó hỗ trợ quá trình làm lành các tổn thương
- Tăng cường bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất có trong các thực phẩm, đặc biệt là các loại rau xanh và trái cây cũng giúp phục hồi sau nâng mũi nhanh chóng hơn.
- Tránh xa các thực phẩm có thể gây đào thải hay để lại sẹo như rau muống, thịt bò, trứng, một số loại đậu hay đồ nếp
- Tránh xa các thức uống có cồn, thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích
- Tránh xa các thực phẩm có thể gây dị ứng cho bản thân
- Chú ý vệ sinh mũi đúng cách bằng nước muối sinh lý hằng ngày, trao đổi kỹ với bác sĩ để biết cách thực hiện chính xác.
- Không nằm đè hay tạo áp lực lên mũi
- Tránh vận động quá mạnh
- Giữ kín vùng mũi khi cần ra ngoài
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
Bạn nên trao đổi kỹ hơn với bác sĩ về các chế độ ăn uống, sinh hoạt để được hỗ trợ chính xác nhất.
Sửa mũi phù hợp
Trong trường hợp có liên quan đến việc mũi bị nhiễm trùng hay hư hỏng có thể phải tiến hành phẫu thuật sửa mũi lại. Bác sĩ có thể chỉ định chỉnh sửa toàn bộ cấu trúc mũi hoặc chỉ cần tiến hành thu nhỏ đầu mũi hay gọt dũa lại sụn mũi nếu chưa được thực hiện cẩn thận trước đó.
Bạn nên chọn những chất liệu độn phù hợp hơn như sụn tự thân hay sụn nhân tạo để giảm tối đa các biến chứng có thể xuất hiện cũng như tăng độ liên kết giữa các mô và sụn mũi hơn. Thường chất liệu tự thân có khả năng tương thích cao nên khả năng biến chứng cũng thấp hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó bạn cũng nên lựa chọn các phương pháp nâng mũi phù hợp hơn, không nên ham hố nâng quá cao mà còn cần phụ thuộc vào cấu trúc mũi, da mũi và khuôn mặt của bản thân. Tốt nhất bạn nên tìm đến những cơ sở thẩm mỹ uy tín để được hỗ trợ tư vấn phù hợp nhất, tránh làm mũi bị hư hỏng nặng hơn.
Nâng mũi đầu mũi bị to nên sửa ở đâu uy tín
Trên thị trường hiện nay không thiếu các trung tâm thẩm mỹ được ra đời nhằm phục vụ nhu cầu làm đẹp ngày càng nhiều. Tuy có nhiều các cơ sở thẩm mỹ uy tín chất lượng nhưng không thiếu những cơ sở vì tham lợi nhuận mà sử dụng các thiết bị phẫu thuật không đảm bảo, chất liệu độn mũi kém chất lượng gây ra nguy cơ nhiễm trùng hoặc hư hỏng cao.
Đặc biệt với những người bị mũi hỏng, Nâng mũi đầu mũi bị to thì càng cần tìm đến các trung tâm thẩm mỹ để sửa hiệu quả nhất, tránh phải phẫu thuật lại nhiều lần. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ các cơ sở này thông qua Fanpage, Website hay thông qua các review thẩm mỹ trước đó. Để rõ hơn bạn có thể đến các cơ thẩm liên hệ và được tư vấn rõ hơn, tham khảo các điều khoản trước khi phẫu thuật để an tâm hơn.
Tuyệt đối không được vì tiếc tiền mà sửa mũi ở những cơ sở thẩm mỹ chui, thực hiện tại gia bởi không thể nào đảm bảo được các yếu tố sát trùng sát khuẩn nên có khả năng nhiễm trùng rất cao. Bên cạnh đó, với những cơ sở thẩm mỹ quá rẻ hay có các điều khoản bất lợi khi cam kết phẫu thuật cho bản thân bạn cũng nên tìm hiểu kỹ hơn trước khi làm đẹp.
Một số trung tâm thẩm mỹ được đánh giá cao về uy tín, hệ thống cơ sở vật chất cao cấp, có nhiều bác sĩ nổi tiếng và có đa dạng các kỹ thuật nâng mũi có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đầu mũi to sau khi nâng như
Viện Thẩm mỹ Dr. Lê Trần Duy
- Địa chỉ: 123 Nguyễn Chí Thanh, Phường 9, Quận 5 , TP.HCM
- Hotline: 0785.184.456 ( Liên hệ để được tư vấn và đặt lịch )
- Zalo: 0785.184.456
- Website: Bsletranduy.com
- Fanpage: FB.com/BS.letranduy
Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam
- Kangnam TPHCM: 666 Cách mạng Tháng Tám, P.5, Q. Tân Bình- TPHCM
- Kangnam Hà Nội: 190 – Trường Chinh – Q. Đống Đa – Hà Nội
- Website: benhvienthammykangnam.vn
- Số điện thoại: 0948 44 99 88 – 024 7300 6466
- Bác sĩ tư vấn (24/7): 1900 6466
Thẩm mỹ Thu Cúc
- Cơ sở 1: 55A – Đường 3/2, Phường 11, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2: 136 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Cơ sở 3: 70 Cầu Giấy, Hà Nội.
- Cơ sở 4: 52 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Hotline: 0964 080 999
- Website: thucucsaigon.vn/
- Fanpage: FB.com/Thammysaigon.thucuc
Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp băn khoăn nâng mũi đầu mũi bị to có sửa được không và nên sửa ở đâu uy tín, an toàn. Thực hiện làm đẹp tại các cơ sở uy tín chính là cách tốt nhất để phòng tránh nguy cơ này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!