Nâng mũi cấu trúc cùng với vị bác sĩ tài giỏi làm mũi cực kỳ đẹp

Bị viêm xoang có nâng, sửa mũi được không? Bác sĩ giải đáp

Nâng Mũi Sụn Tự Thân Đẹp Như Mơ Ước Khi Thực Hiện Ở Bác Sĩ Tài Năng

Nâng mũi bằng chỉ Ultra V Lift có bền không? An toàn không?

Nâng mũi tuyệt đẹp trọn đời chỉ sau 45 phút thực hiện

Nâng mũi sụn nhân tạo có vĩnh viễn không? Giải đáp

Nâng mũi S Line đẹp ngay sau 60 phút thực hiện

Cách chườm đá sau khi nâng mũi giúp mau lành

Da mũi mỏng có nâng mũi được không? Giải đáp

Chỉnh sửa mũi bị lệch: Phương pháp và chi phí cần biết

Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng nguyên nhân do đâu? Nên làm gì?

Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng do đâu, có nguy hiểm không, nên làm thế nào là lo lắng của rất nhiều người đang gặp phải tình trạng này. Trên thực tế, để mũi chính thức hoàn thiện nhất phải kéo dài từ 3- 6 tháng, do đó đôi khi tình trạng sưng vẫn có thể kéo dài. Tuy nhiên nếu xuất hiện cả các triệu chứng chảy dịch, tím mũi thì bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng nguyên nhân do đâu?

Sau nâng mũi, hiện tượng mũi bị sưng kèm theo đau nhức là hết sức bình thường do đã đụng chạm “dao kéo” vào cấu trúc mũi và đưa các chất liệu mới vào tại đây. Thông thường, tình trạng sưng có thể kéo dài từ 1-2  ngày, đôi khi là 7 ngày hay cho tới khi cắt chỉ. Tuy nhiên vẫn có những người nâng mũi hai tháng vẫn sưng nên vô cùng lo lắng.

Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng
Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng là nỗi lo lắng của rất người sau khi thực hiện các thủ thuật làm đẹp

Tùy từng tình trạng sưng và các triệu chứng kèm theo để khẳng định nó có nguy hiểm hay không. Tuy nhiên có thể tạm xác định tình trạng sưng kéo dài sau khi nâng mũi có thể liên quan đến các nguyên nhân sau

Do kỹ thuật nâng mũi phức tạp

Đáp ứng nhu cầu làm đẹp ngày càng nhiều của không chỉ các chị em mà còn của phái mạnh, ngày càng có thêm nhiều phương pháp nâng mũi ra đời. Tùy thuộc vào từng nhu cầu, mong muốn và chi phí của khách hàng mà lựa chọn các phương pháp khác nhau, tuy nhiên đều có điểm chung là nếu muốn duy trì dáng mũi lâu dài thì cần phải can thiệp sâu vào cấu trúc mũi.

Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng
Kỹ thuật nâng mũi quá phức tạp có thể khiến thời gian phục hồi lâu hơn nên tình trạng mũi sưng cũng có thể kéo dài

Ví dụ với các phương pháp sử dụng sụn tự thân, bác sĩ phải tiến hành lấy sụn từ tai, từ vách ngăn mũi sau quá trình chỉnh sửa khử trùng mới có thể tiến hành bóc tách và đưa vào cấu trúc mũi. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nó đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật và hiểu biết từ bác sĩ. Nếu kết hợp với sụn nhân tạo như nâng mũi cấu trúc thì quy trình còn phức tạp hơn rất nhiều.

Do đó, nếu thực hiện không đúng quy trình kỹ thuật, gặp các bác sĩ có tay nghề kém thì có thể làm thời gian hồi phục mũi lâu hơn. Ví dụ như với nâng mũi cấu trúc xương, do có “động chạm” đến phần xương mũi nên cần phải có thời gian sưng và phục hồi lâu do xương phải cần một thời gian để phục hồi tái tạo hoàn toàn.

Với các phương pháp đơn giản hơn nếu chỉ cần nâng bán cấu trúc hay đặt một loại sụn thì thời gian phục hồi có thể ngắn hơn. Bởi thế nếu thực hiện các phương pháp này bác sĩ sẽ luôn thông báo trước là thời gian sưng sẽ lâu hơn bình thường nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Với trường hợp này mặc dù có sưng nhưng thực tế là sưng khá nhẹ, bạn có thể chỉ cảm thấy hơi đau nhức, căng cứng mũi ngoài ra không có triệu chứng bất thường nào khác. Tuy nhiên nếu sưng quá 2 tháng mà có các triệu chứng bất thường thì hãy liên hệ với bác sĩ để xem xét và xử lý kịp thời.

Do tính chất cơ địa

Một số thông tin cũng cho rằng những người có da mũi quá dày, lỗ chân lông to, da dầu nhờn nhiều cũng có nguy cơ sưng mũi lâu hơn. Hay những người có đầu chóp mũi to nhiều cũng có thời gian sưng mũi rất lâu, thậm chí có những người mũi bị sưng cứng hơn 3 tháng, thậm chí còn sưng to hơn lúc mũi chưa phẫu thuật nhưng vẫn là phản ứng tự nhiên không quá nguy hiểm.

Sau bất kỳ phẫu thuật nào, quá trình phục hồi sẽ trải qua hai giai đoạn là viêm phù mềm và viêm nề cứng. Thường tình trạng viêm phù mềm hay sưng chỉ kéo dài trong 1- 2 tuần đầu còn viêm cứng lại có thể kéo dài đến cả năm. Đối với những người có cơ địa lành thì thời gian này có thể rút ngắn hơn, đôi khi còn không có dấu hiệu sưng rõ ràng.

Nhưng với những người có “cơ địa dữ” thì ngược lại. Khả năng phục hồi kém hơn đặc biệt với các vết thương hở và sự tác động vào cấu trúc mũi như nâng mũi. Do đó thời gian mũi bị sưng thường kéo dài lâu hơn, nếu không chú ý kỹ đôi khi còn xuất hiện cả tình trạng chảy mủ nguy hiểm.

Thực tế dù nói là do “cơ địa dữ” nhưng chưa có bất cứ khái niệm thuật ngữ nào để diễn tả chính xác tính trạng này. Có thể nói nó thường liên quan đến sự nhạy cảm của da hay các yếu tố như lưu thông máu kém, chế độ dinh dưỡng không ổn định, mắc một số bệnh lý như tiểu đường.. Do đó giải quyết phần nào đó tình trạng này có thể hỗ trợ khả năng phục hồi nhanh hơn.

Ngoài ra cũng cần chú ý rằng những người có cơ địa dữ thường rất dễ để lại sẹo, kể cả khi đã thay đổi chế độ dinh dưỡng sinh hoạt. Do đó những người có cơ địa này cần cực kỳ chú ý xem xét khi nâng mũi và cần có các chế độ chăm sóc hậu phẫu an toàn nghiêm túc, lâu dài gấp đôi những người bình thường để đảm bảo an toàn.

Do vận động mạnh sau nâng mũi

Sau nâng mũi hay bất cứ dạng phẫu thuật nào, các bác sĩ đều khuyến khích người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn để giúp các vết thương mau hồi phục, sức khỏe cũng ổn định hơn. Với nâng mũi, do cần đưa các vật liệu mới vào làm sụn để đẩy mũi cao hơn nên trong những ngày đầu cấu trúc này còn rất lỏng lẻo, bác sĩ thường phải dùng các băng gạc cố định lại để tránh viêm nhiễm và ổn định dáng tạm thời.

Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng
Vận động quá mạnh làm ảnh hưởng đến cấu trúc mũi cũng có thể khiến mũi bị sưng lâu hơn

Thời gian chính thức để chất liệu mũi đưa vào và cấu trúc mũi thực sự ” kết nối” hoàn toàn với nhau còn tùy thuộc vào từng phương pháp và cơ địa, nhưng thường cũng từ 3- 6 tháng trở nên. Dù trong 10 ngày đầu bạn đã có thể tiến hành cắt chỉ, mũi đã dần vào form dáng mong muốn nhưng nó còn khá lỏng lẻo và dễ bị tổn thương.

Nếu trong thời gian này bạn tham gia các hoạt động vận động mạnh, đôi khi dù chỉ là chạy bộ vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới dáng mũi, một trong số đó là khiến mũi bị sưng và lâu phục hồi. Vận động mạnh thường kèm theo thở gấp, lưu thông máu kém ổn định, dễ va chạm đến cấu trúc mũi nên làm mũi bị sưng lâu hơn, đôi khi cũng có thể kéo dài đến 2 tháng.

Bên cạnh đó, những hoạt động như nằm đè lên, mang vác vật nặng hay việc quan hệ tình dục cũng đều là các hoạt động nên hạn chế khi cấu trúc mũi chưa thực sự lành hẳn. Người bệnh nên ưu tiên tiên việc nghỉ ngơi và hoạt động nhẹ nhàng, tránh những hoạt động có thể làm tổn thương tới cấu trúc mũi trong giai đoạn này.

Tương tự như trên, nếu sau nâng mũi 2 tháng vẫn sưng, chỉ có cảm giác đau nhức nhẹ thoáng qua mà không có dấu hiệu bất thường như chảy mủ hay mũi tím bầm thì bạn chưa cần quá lo lắng. Nhưng để đảm bảo hơn vẫn nên xin thêm tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ.

Do chế độ chăm sóc hậu phẫu không đảm bảo

Dù là người có cơ địa lành hay dữ nhưng nếu có chế độ chăm sóc hậu phẫu không đảm bảo thì vẫn có thể làm mũi có triệu chứng sưng viêm lâu ngày. Do đó tốt nhất bạn nên chú ý các vấn đề kiêng khem, đặc biệt trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày để hạn chế tình trạng sưng viêm và biến chứng có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, một số người khi thấy có tình trạng sưng viêm lâu ngày thường tự đi mua thuốc uống để giảm đau, giảm sưng. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm và có thể khiến mũi sưng viêm lâu hơn.

Thời gian kiêng khem cần ít nhất 2 tuần hoặc tốt hơn là nên kéo dài đến khi cấu trúc mũi thực sự hoàn chỉnh, đặc biệt với những người có cơ địa dữ, dễ để lại sẹo. Một số thực phẩm mà người sau nâng mũi nên kiêng ăn như thịt bò, rau muống, trứng, lạc, một số loại hải sản.. hoặc bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn đến từ bác sĩ chuyên môn để đảm bảo.

Ngoài ra, chế độ sinh hoạt chăm sóc thường ngày cũng liên quan rất nhiều đến mũi bị sưng viêm. Bạn nên vệ sinh mũi thường xuyên, che chắn mũi trước khi ra ngoài theo hướng dẫn từ bác sĩ. Tránh vận động mạnh nhưng không nên nằm một chỗ để giúp quá trình phục hồi của mũi theo đúng dự định.

Tốt nhất trong thời gian 2 tháng mà mũi vẫn chưa hết sưng và không có triệu chứng bất thường nào khác thì bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn kiêng phù hợp cho tới khi mũi thực sự hoàn chỉnh.

Mũi bị nhiễm trùng

Đây chính là biến chứng có thể xuất hiện mà bất cứ người nâng mũi nào cũng vô cùng lo lắng. Nếu mũi bị nhiễm trùng có thể thấy rõ với nhiều dấu hiệu bất thường như mũi sưng phù, đau nhức trầm trọng, khó thở, mũi có màu tím, chảy nước mũi nhiều, có dịch mủ kèm theo sốt cao hoặc nhiều rất nhiều dấu hiệu nguy hiểm khác.

Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng
Mũi sưng kèm theo bầm tím, chảy dịch mủ có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng

Mũi bị nhiễm trùng có thể do rất nhiều nguyên nhân như dị ứng không phù hợp với chất liệu độn, do quy trình phẫu thuật không đảm bảo yếu tố vô trùng sát khuẩn hoặc cũng có thể do chất lượng tay nghề của bác sĩ quá yếu kém. Với những triệu chứng nhiễm trùng liên quan đến các yếu tố này thường xuất hiện khá nhanh chóng, có thể sau vài ngày phẫu thuật nên bạn có thể phát hiện ra sớm hơn.

Như đã nói phía trên, chế độ chăm sóc hậu phẫu cũng chính là nguyên nhân khiến mũi bị nhiễm trùng. Ví dụ như không che chắn mũi khiến mũi bị nhiễm bẩn, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập hay ăn các thức ăn khiến mũi bị đùn lên thành sẹo và gây hoại tử. Để nước dính vào mũi hay vệ sinh mũi sai cách cũng là nguyên nhân khiến mũi bị nhiễm trùng sưng viêm trong nhiều ngày.

Với trường hợp này nếu phát hiện sớm, dấu hiệu nhiễm trùng chưa quá trầm trọng có thể được điều trị bằng kháng sinh để loại bỏ các ổ vi khuẩn. Tuy nhiên nếu tình trạng nhiễm trùng nặng, mũi có dấu hiệu hoại tử có thể phải tiến hành phẫu thuật để rút sụn ra, mũi có thể dị dạng và rất khó để chỉnh sửa dáng mũi đẹp hoàn toàn như trước.

Làm gì khi nâng mũi 2 tháng vẫn sưng

Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng có thể do rất nhiều nguyên do và không phải nguyên do nào cũng nguy hiểm. Thông thường nếu chỉ xuất hiện tình trạng sưng viêm với các cơn đau thoáng qua thì bạn có thể không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu có các triệu chứng bất thường như mũi sưng tím, chảy dịch, khó thở, sốt cao, choáng váng, mũi có dấu hiệu cong lệch, tình trạng sưng đau ngày càng trầm trọng thì bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ.

Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng
Tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ chính xác nhất

Tốt nhất, để đảm bảo hơn nếu triệu chứng sưng kéo dài thì bạn vẫn nên liên hệ và đến trực tiếp với các cơ sở thẩm mỹ đã thực hiện để được hỗ trợ tốt nhất. Tuyệt đối không tự ý chẩn đoán và mua thuốc điều trị tại nhà có thể làm tình trạng sưng trầm trọng hơn lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Trong trường hợp bác sĩ thông báo không có vấn đề gì bất thường nhưng bạn vẫn cảm giác sưng đau thì có thể tham khảo một số phương pháp sau

  • Chườm đá lạnh: đây là phương pháp có thể giảm đau giảm sưng đơn giản nhất là không cần dùng thuốc. Theo đó cách chườm đá như sau, bạn chỉ cần bọc một cục đá nhỏ vào một tấm vải sạch và chườm nhẹ lên mũi trong khoảng 15 phút. Có thể bôi thêm một ít dầu dừa hay vaseline lên mũi trước khi chườm để hạn chế nguy cơ bỏng lạnh và giúp mũi dễ chịu hơn.
  • Massage mũi: phương pháp này vừa giúp giảm đau, vừa giúp lưu thông máu tuần hoàn để mũi dễ chịu và đẩy nhanh tốc độ hồi phục hơn. Tuy nhiên nên chú ý massage thật nhẹ nhàng vì sau hai tháng mũi vẫn chưa thực sự lành hẳn.
  • Uống thuốc: bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để giảm sưng giảm đau như thuốc  Long Huyết, thuốc giảm đau Efferalgan.. tuy nhiên cần có sự cho phép từ bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: bạn nên ưu tiên nghỉ ngơi nơi thoáng mát, tránh để quạt hay điều hòa thổi thẳng vào người, có thể nằm kê cao đầu sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn rất nhiều.
  • Uống nhiều nước: uống nước sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả, hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng hơn. Bạn nên ưu tiên uống nước ấm hoặc có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ để bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Để phòng tránh tình trạng nâng mũi 2 tháng vẫn sưng tốt nhất vẫn là tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để làm đẹp. Tại đây bạn có thể đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, chất liệu mũi cũng như yếu tố vô trùng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Chế độ hậu phẫu cũng được hướng dẫn chi tiết hơn để ngăn ngừa các biến chứng xuất hiện trong quá trình chăm sóc tại nhà.

Đồng thời các cơ sở thẩm mỹ sẽ không chỉ đem đến cho bạn những dáng mũi đẹp tuyệt vời mà còn có trách nhiệm bảo vệ khách hàng trong những trường hợp không mong muốn. Do đó với tình trạng mũi sưng có dấu hiệu viêm nhiễm sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng nguyên nhân do đâu. Tốt nhất bạn vẫn nên liên hệ với các cơ sở thẩm mỹ để được hỗ trợ và xử lý kịp thời, đảm bảo nhan sắc và sức khỏe của bạn.

Cùng chuyên mục

Nâng mũi có ăn chuối được không

Nâng mũi có ăn chuối được không? Giải đáp

Nâng mũi có ăn chuối được không, ăn như thế nào cho đúng cách là băn khoăn của rất nhiều người. Chuối là thực phẩm vừa thơm ngon lại rất...

Phẫu thuật cắt cánh mũi có đau không?

Phẫu thuật cắt cánh mũi có đau không? Có để lại sẹo không?

Phẫu thuật cắt cánh mũi là một trong những phương pháp thẩm mỹ đang rất phổ biến hiện nay khi mà kỹ thuật y học cũng như các công nghệ...

Sau nâng mũi mấy ngày tháo băng?

Sau nâng mũi mấy ngày tháo băng? Bác sĩ giải đáp

Sau nâng mũi mấy ngày tháo băng, cách chăm sóc sau đó như thế nào được rất nhiều đang có nhu cầu này quan tâm. Theo các bác sĩ, sau...

Cánh mũi to và dày làm sao để thu gọn lại cho đẹp?

Cánh mũi to và dày làm sao để thu gọn lại cho đẹp?

Sử dụng trụ chống, trang điểm 3D, massage trực tiếp lên mũi,... là những giải pháp khắc phục cánh mũi to và dày, giúp bạn sở hữu một dáng mũi...

Kẹp nâng mũi Nose Up

Kẹp nâng mũi Nose Up hiệu quả không? Giá bán, cách dùng

Trong thời gian gần đây đang rộ lên thông tin về một sản phẩm dụng cu nâng mũi và có rất nhiều quảng cáo cũng như các ý kiến trái...

Nâng Mũi L Line Đẹp Sau 60 Phút Thực Hiện

Nâng mũi L line cao tây cho vẻ đẹp hiện đại và sang trọng,  là giải pháp giúp khắc phục các khuyết điểm trên vùng mũi như mũi thấp, tẹt,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn