4 loại thuốc bôi trị nấm da đầu phổ biến, nhiều người sử dụng

5 bệnh nấm da thường gặp – Cách phân biệt và điều trị

10 loại dầu gội trị nấm da đầu hiệu quả có bán tại nhà thuốc

11 cách trị nấm da đầu dân gian cho hiệu quả bất ngờ

Thuốc trị nấm da đầu nizoral tốt không? Cách sử dụng

Trị nấm da đầu bằng phương pháp tự nhiên với 8 thảo dược hiệu quả

Nấm da đầu gây rụng tóc – Cách điều trị và phục hồi tóc

Nấm da đầu ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa tái phát

Cách trị nấm da đầu bằng nước muối đơn giản nhưng hiệu quả

Nấm da đầu có lây không? Các biện pháp phòng ngừa

Nấm da tay, chân: Nguyên nhân, Cách chữa trị, phòng ngừa

Nấm da tay chân là một dạng bệnh da liễu thường gặp với đặc trưng là tình trạng ngứa ngáy ở tay, chân, da khô ráp bong tróc khiến người bệnh vừa khó chịu vừa đau đớn. Bệnh thường do nguồn gốc nấm gây ra, có thể tái phát nhiều lần và khả năng lây nhiễm cao. Vì vậy cần sớm điều trị dứt điểm các triệu chứng này để ngăn ngừa các biến chứng không tốt cho da cũng như sức khỏe người bệnh.

Nấm da tay, chân là gì?

Bệnh nấm tay, chân thường xuất hiện kèm theo những cơn ngứa trên da, có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, kẽ ngón tay, chân gây ra rất nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt cho người bệnh. Nguồn gốc gây bệnh chủ yếu là các loại nấm ký sinh dưới da vả bùng phát khi có một số tác động, đặc biệt là môi trường ẩm ướt trên da.

nấm da tay
Nấm da tay chân thường được đặc trưng bằng tình trạng da ngứa ngáy, tróc vảy rất khó chịu

Nấm có thể sống ký sinh dưới da từ 6-9 tháng, sau đó mới bắt đầu bùng phát mạnh mẽ khiến người bệnh khó có thể điều trị dứt điểm nguồn gốc gây bệnh. Có khá nhiều biến thể của bệnh nấm da tay chân được biết đến với một số cái tên khác như hắc lào, tổ đỉa

Các triệu chứng cơ bản của bệnh nấm da thường khá giống với bệnh chàm hay vảy nến, tuy nhiên đây hoàn toàn là các bệnh khác nhau. Nấm da có nguồn gốc gây bệnh từ nấm trong khi chàm xuất hiện sự gia tăng các kháng nguyên trong huyết tương (IgE) và các tế bào lympho còn rất nhiều yếu tố tạo thành chưa được xác định rõ. Người bệnh cần phải xác định chính xác bệnh thì mới có hướng điều trị phù hợp và nhanh chóng.

Đồng thời, do nguồn gốc gây bệnh từ nấm nên bệnh có khả năng lây lan khá cao. Nấm ký sinh trong cơ thể không làm bùng phát bệnh nhanh mà ủ bệnh từ từ, vì thế đôi khi người bệnh không biết đâu là nguyên nhân gây bệnh chính xác để có biện pháp điều trị phù hợp.

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm

  • Ban đầu da xuất hiện triệu chứng ngứa nhẹ trên một vùng da như lòng bàn tay, chân, mu bàn tay, chân, đôi khi có thể xuất hiện trong các kẽ tay, kẽ chân hay khuỷu tay
  • Da cảm thấy nóng rát, châm chích khá khó chịu.
  • Có dấu hiệu nứt nẻ tróc vảy.
  • Khi nấm bùng phát mạnh mẽ hơn sẽ làm xuất hiện các vùng da mẩn đỏ, có viền đậm màu hơn vùng da lành xung quanh
  • Có thể xuất hiện mụn nước, mụn mủ, làm hôi chân..
  • Kéo thành những mảng da dày sừng bong tróc, da khô nứt nẻ gây đau rát, có thể làm chảy máu.

Nấm da không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn làm bong tróc da khiến da trở nên thô ráp, đau đơn, đôi khi còn làm chảy máu. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra sẹo hay bội nhiễm nặng hơn. Người bệnh cần kiên trì điều trị kết hợp với việc thay đổi lối sống khoa học vệ sinh mới có thể điều trị dứt điểm tình trạng này.

Nguyên nhân gây nấm da

Nguyên nhân gốc gây nấm da là do nấm Dermatophytes. Nấm này được hình thành từ những sợi nấm có kích thước rất nhỏ, sau đó chúng mới dần liên kết và tạo thành từng bụi nấm. Sau một thời gian, khi nấm đã phát triển đến một thời điểm nhất định sẽ trở nên già cỗi và hình thành bào tử. Đây chính là nguyên nhân gây xuất hiện các đốm trắng hay đỏ đổi màu hoàn toàn so với da bình thường cùng tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

nấm da tay chân
Nguồn gốc gây bệnh có liên quan đến nấm Dermatophytes., tuy nhiên cần có thê một số yếu tố tác động mới làm bùng phát bệnh

Dù nấm ký sinh trên da nhưng cần có những yếu tố tác động thì nấm mới có thể sinh sôi quá mức và bùng phát bệnh trên da. Các yếu tố có thể làm nấm da sinh sản phát triển mạnh hơn bao gồm

  • Chân tay thường ẩm ướt mồ hôi, nhất là những người bị tiết mồ hôi quá mức do tuyến mồ hôi khiến da tay chân luôn ẩm ướt. Đây là môi trường phát triển mạnh nhất của các loại nấm da.
  • Người vệ sinh chân tay kém sạch sẽ.
  • Người do tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với các môi trường nhiều bụi bẩn và hóa chất như công nhân xây dựng
  • Người thường xuyên làm việc trong môi trường dưới nước như nông dân, đặc biệt là những người làm ở môi trường nước bị ô nhiễm nhưng lao công, người làm vệ sinh môi trường
  • Người làm nội trợ thường tiếp xúc với các hóa chất dạng nhẹ như xà phòng, nước rửa bát, nước lau nhà..
  • Những người đi chân trần trên đất hoặc các khu vực bị ô nhiễm
  • Người có cơ địa nhạy cảm
  • Người tiếp xúc với các loại chó mèo không được vệ sinh sạch sẽ bởi nấm cũng có thể ký sinh trên chúng.
  • Người sử dụng một số thực phẩm gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa hay những người tiếp xúc với môi trường có chứa chất gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, mạt rệp.
  • Thường xuyên lạm dụng thuốc kháng sinh hay các loại thuốc ức chế hệ miễn dịch cũng có thể gây ra tình trạng này.
  • Dùng chung đồ với người bệnh nấm da trước đó cũng làm tăng nguy cơ bị nấm da tay chân do tay thường tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật này.

Các yếu tố này đều có thể kích thích nấm bùng phát mạnh mẽ, đồng thời gây ra cảm giác ngứa rát khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi khó chịu.

Đặc biệt các yếu tố vệ sinh có liên quan nhiều đến sự phát triển của nấm da nhất. Nấm rất ưa những nơi ẩm thấp, mất vệ sinh nên nếu gặp yếu tố thuận lợi này chúng có thể làm xuất hiện các triệu chứng sớm hơn 6-9 tháng với nhiều triệu chứng có biểu hiện nguy hiểm hơn. Vì thế người bệnh cần sớm phát hiện chính xác nguyên nhân làm bệnh bùng phát để có hướng xử lý kịp thời.

Bệnh nấm da tay, chân có nguy hiểm không

Về bản chất nấm da tay chân là một bệnh lành tính không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên các triệu chứng ngứa rát lại khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy đau rát rất khó chịu. Đặc biệt về đêm cơn ngứa thường có xu hướng bùng phát dữ dội hơn do lúc này nhiệt độ trở nên hanh khô khô khiến nấm hoạt động mạnh hơn.

Tình trạng này khiến người bệnh mất ngủ, sức khỏe cũng suy giảm nhanh chóng hơn, tinh thần xuống cấp cũng khiến làm việc kém hiệu quả.

Vùng da ngứa ngáy nứt nẻ nếu bị làm trầy xước có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm khiến các vi khuẩn hay virus có hại khác xâm nhập gây bội nhiễm  khiến bệnh trầm trọng hơn. Đồng thời tình trạng này cũng có thể để lại sẹo trên da vừa xấu xí vừa tốn nhiều chi phí hơn để điều trị.

nấm da tay chân
Nấm da tay chân tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh.

Bên cạnh đó, mức độ nguy hiểm của bệnh nấm da tay chân còn nằm ở nguy cơ lây nhiễm cao. Bệnh có thể lây nhiễm qua việc tiếp xúc da trực tiếp, dùng chung đồ vật với người bị nhiễm bệnh trước đó. Các nấm mới này có thể kích thích các mầm bệnh ẩm trước đó bùng phát mạnh mẽ và gây ra nhiều dấu hiệu nguy hiểm hơn.

Đặc biệt với những người có hệ miễn dịch suy giảm như bệnh nhân HIV/AIDS thì khả năng chữa dứt điểm bệnh là rất thấp. Bệnh thường xuyên tái phát khiến người bệnh không chỉ mệt mỏi mà còn có nguy cơ mắc thêm rất nhiều bệnh truyền nhiễm khác khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng.

Điều trị nấm da tay chân

Việc điều trị nấm da tay chân có hiệu quả hay không cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nguyên nhân mắc bệnh, tình trạng bệnh, dùng các loại thuốc nào cũng như chế độ chăm sóc sức khỏe ra sao. Điều trị bệnh cần phải kết hợp giữa các loại thuốc cùng chế độ chăm sóc tại nhà thì mới có thể cải thiện và phòng tránh tái phát hiệu quả

Xử lý tại nhà

Ngay khi thấy các dấu hiệu của nấm da tay, chân xuất hiện, người bệnh cần thực hiện ngay một vài phương pháp để ngăn chặn sự lây lan của bệnh sang các trị trí khác trên cơ thể cũng như lây sang những người lành. Nếu thực hiện đúng cách từ thời điểm bệnh mới chỉ khởi phát người bệnh có thể cải thiện bệnh nhanh chóng mà không cần dùng thuốc

nấm da tay chân
Rửa tay bằng xà phòng có thể tiêu diệt nấm tạm thời phòng tránh nguy cơ lây nhiễm

Các biện pháp xử lý tại nhà người bệnh cần chú ý bao gồm

  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ, nếu chưa có dấu hiệu lở loét hay nứt nẻ có thể dùng xà bông để rửa vì xà bông có thể tiêu diệt được nấm và một số loại vi khuẩn. Nhớ chú ý rửa cả kẽ tay, chân và lau khô sau khi rửa.
  • Hạn chế chạm vào vùng da nghi bị nhiễm nấm
  • Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh hoặc để vùng tay bị nhiễm nấm chạm vào các khu vực khác trên cơ thể để tránh lây nhiễm.
  • Hạn chế làm việc hay đi giày, tất, bao tay có thể cọ xát vào la làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
  • Có thể ngâm với nước muối ấm để giảm ngứa.
  • Cố gắng giữ tay chân luôn được khô ráo, không để ẩm ướt vì đây là môi trường giúp cho nấm phát triển mạnh mẽ nhất

Nếu tình trạng nhiễm nấm vẫn phát triển với mức độ năm nề hơn trong 1-2 tuần, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện da liễu để được khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp và chính xác nhất.

Dùng thuốc Tây

Với tình trạng nấm ngoài da, người bệnh sẽ được chỉ định sinh thiết vùng da nhiễm tổn thương để xác định loại nấm gây bệnh cũng như tình trạng bệnh. Hầu hết các bệnh da liễu sẽ không cần phải can thiệp ngoại khoa mà sẽ được chỉ định một số loại thuốc ức chế nấm để điều trị tại nhà. Trong một số trường hợp nghi ngờ có bội nhiễm hoặc nấm tấn công nặng, người bệnh có thể được chỉ định ở lại để theo dõi thêm.

nấm da tay chân
Ketoconazaol thường được chỉ định trong điều trị các triệu chứng nấm ngoài da gây ngứa ngáy

Một số loại thuốc trị nấm da thường được chỉ định bao gồm

  • Thuốc Ketoconazole: thuốc dùng dưới dạng viên uống có tác dụng ức chế hầu hết các loại nấm ngoài da, kể cả nấm chân tay. Thuốc được điều chế dưới dạng viên uống có tác dụng ức chế tổng hợp ergosterol, nhờ đó có thể kìm hãm sự phát triển của các vi nấm và làm giảm triệu chứng ngứa rát nhanh chóng.
  • Thuốc Itraxcop: Thuốc có khả năng ức chế sự hoạt động của một số loại nấm hoặc vi khuẩn, có tác dụng cực tốt với những người bị suy giảm hệ miễn dịch
  • Thuốc Clotrimazole : Thường được điều chế dưới dạng gel để bôi ngoài da. Sử dụng thuốc có thể ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lây lan nhanh chóng. Thường sau 3- 4 tuần các triệu chứng nấm trên da đã nhanh chóng biến mất.
  • Thuốc Dipolac G: Được chỉ định sử dụng để ngăn ngừa viêm nhiễm, chống sưng tấy và ức chế sự phát triển của mầm bệnh. Thuốc thường được chỉ định dùng dưới dạng bôi trên tay chân để hạn chế tình trạng lây lan trên diện rộng.

Người bệnh có thể được chỉ định dùng kết hợp cả nhóm thuốc đường uống và thuốc bôi để có thể giảm các triệu chứng ngứa rát, ngăn ngừa viêm nhiễm nhanh chóng.

Tuy nhiên người bệnh cần chú ý phải đảm bảo theo đúng liệu trình được bác sĩ đưa ra, không được tự ý dùng thêm các loại thuốc khác vì có thể gây tương tác qua lại giữa một số nhóm thuốc. Trong khi đó việc dừng thuốc sớm có thể tăng nguy cơ nhờn thuốc khiến nấm chưa được tiêu diệt triệt để, khiến bệnh có nguy cơ tái phát cao rất khó điều trị.

Đối với dạng thuốc đường bôi người bệnh nhớ chú ý làm sạch vùng da bôi thuốc trước để đảm bảo da được thẩm thấu được nhiều hoạt chất tốt nhất. Ngoài ra nếu trước hoặc trong thời gian dùng thuốc trị nấm da nếu có cần dùng thêm các loại thuốc để điều trị các bệnh lý khác người bệnh cần sớm thông báo với bác sĩ để có phương hướng điều trị thích hợp, tránh các tác dụng phụ khác.

Điều trị tại nhà

Với các trường hợp nấm tay chân không quá nguy hiểm, người bệnh thường được chỉ định điều trị tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản. Các phương pháp này dù cho hiệu quả lâu hơn các loại thuốc tuy nhiên khả năng điều trị dứt điểm bệnh cũng không hề kém mà lại an toàn cho da và sức khỏe hơn các loại thuốc.

Các phương pháp này đa phần tận dụng tính chất cuả một số loại thảo dược tự nhiên, nhờ đó có thể làm dịu cảm giác ngứa rát, hỗ trợ tái tạo vùng da bị tổn thương hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn.

Một số phương pháp người bệnh có thể áp dụng bao gồm

Ngâm tay chân với nước lá trầu không

Khả năng kháng khuẩn chống viêm của lá trầu không hẳn không còn quá xa lạ. Tinh dầu có trong thảo dược này có thể ức chế được sự sinh sản của một số loại nấm và vi khuẩn trên da hiệu quả. Đồng thời một số chất cũng giúp làm se lại các vết thương trên da, nhờ đó có thể làm lành các vùng da bị nhiễm nấm nhanh chóng.

nấm da tay chân
Ngâm chân với nước lá trầu không có thể hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng ngứa ngáy viêm nhiễm nhanh chóng

Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản

  • Dùng một nắm lá trầu không, nên chọn lá tươi còn nguyên vẹn không bị rách hay sâu
  • Rửa sạch lá trầu không với nước, ngâm cùng muối loãng để loại bỏ các tạp chất khác.
  • Cho trầu không vào nước đã được đun sôi trong khoảng 20 phút, để nước nguội bớt rồi cho thêm vào hạt muối rồi đem ngâm chân tay
  • Ngâm và massage chân tay khoảng 15- 20 phút. Rửa sạch lại với ấm
  • Lau khô chân tay.
  • Thực hiện mỗi ngày một lần để có thể loại bỏ nấm nhanh chóng.

Dùng rượu rau răm

Rau răm ngâm rượu đem đến tác dụng như một loại thuốc sát khuẩn cực mạnh có thể ức chế được sự phát triển và lây lan của một số loại nấm hay vi khuẩn. Đồng thời bài thuốc này cũng làm kích thích các mầm bệnh xuất hiện cùng một lúc, từ đó có thể tiêu diệt bệnh tận gốc, ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái phát.

Các thực hiện như sau

  • Dùng 3 nắm rau răm tươi rửa sạch, cắt khúc.
  • Ngâm rau răm trong 100ml rượu trắng trong bình thủy đã được sát khuẩn.
  • Đậy kín nắp và ngâm trong khoảng 7 ngày thì có thể đưa ra sử dụng.
  • Làm sạch vùng da bị nấm, sau đó dùng bông gòn thấm rượu đắp lên da trong khoảng vài phút.
  • Bôi ngày 2- 3 lần để thấy tình trạng nhiễm nấm trên tay chân thuyên giảm đáng kể.

Dùng tỏi

Có rất nhiều bài thuốc dùng tỏi để điều trị các triệu chứng nhiễm nấm hay vi khuẩn trên da. Hoạt chất allicin chiếm thành phần chính trong tỏi có tác dụng như một chất kháng sinh cực mạnh có thể tiêu diệt các vi khuẩn hay nấm có hại. Với tình trạng nhiễm nấm nặng làm xuất hiện mụn nước hay chảy mủ thì tỏi có thể giải quyết vấn đề này nhanh chóng, ngăn ngừa viêm nhiễm tối đa.

nấm da tay
Tỏi và rượu tỏi có thể tiêu diệt nấm và các vi khuẩn gây bệnh trên da nhanh chóng

Cách 1: Dùng nước ép tỏi

  • Dùng 2- 3 tép tỏi, tùy khu vực da nhiễm nấm nhiều hay ít
  • Tỏi bóc vỏ ép thành nước
  • Làm sạch vùng da bị nhiễm nấm
  • Dùng bông gòn thấm nước ép rồi bôi lên vùng da bị nhiễm nấm khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Lưu ý với cách này không nên thấm quá nhiều lớp nước tỏi hay giữ trên da quá lâu vì có thể khiến da có cảm giác bị bỏng rát.

Cách 2: Làm rượu tỏi

  • Tỏi bóc vỏ, thái lát, đem ngâm cùng khoảng 100ml rượu trắng trong bình thủy trong khoảng 7 ngày.
  • Làm sạch vùng da bị nhiễm nấm
  • Dùng bông gòn thấm rượu rồi thoa một lớp mỏng lên da tay, chân bị nhiễm nấm.
  • Bôi ngày 2- 3 lần để thấy tình trạng nấm da tay chân thuyên giảm nhanh chóng.

Dùng dầu dừa

Để làm dịu cảm giác ngứa rát châm chích trên da thì dầu dừa chính là lựa chọn hợp lý nhất. Dầu dừa không chỉ có tác dụng kháng khuẩn mà còn có thể hỗ trợ làm lành vết viêm loét nhanh chóng, nhờ đó có thể cải thiện tình trạng nứt nẻ bong tróc trên da.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, người bệnh chỉ cần dùng vào giọt dầu dừa thoa và massage nhẹ nhàng lên vùng da bị nhiễm nấm. Để khô tự nhiên mà không cần rửa lại. Thực hiện ngày 2-3 lần để hạn chế tình trạng da tróc vảy nứt nẻ nhiều hơn.

Phòng tránh nấm da tay chân

Hầu hết nấm da luôn tồn tại tiềm ẩn dưới da, tuy nhiên mức độ nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lối sống của mỗi người có đảm bảo hay không. Mỗi người nên ưu tiên phòng tránh bệnh ngay từ đầu để ngăn ngừa mọi triệu chứng nguy hiểm trên da có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Các biện pháp để phòng tránh tình trạng nấm da tay chân bao gồm

  • Giữ vệ sinh tay chân luôn đảm bảo sạch sẽ, hạn chế tình trạng để da bị ẩm ướt
  • Rửa tay bằng xà phòng hay nước sát khuẩn khi vừa đi từ ngoài trời, vừa làm việc xong hay có tiếp xúc với các vật lạ.
  • Dưỡng ẩm tay chân bằng các loại kem dịu nhẹ.
  • Tránh xa các nhóm thực phẩm có thể gây dị ứng như tôm cá, trứng, sữa, các loại đậu
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất trong gia đình như xà bông, nước rửa chén. Tốt nhất nên dùng găng tay cao su để hạn chế các tác động lên da.
  • Với những người làm công việc ngoài trời hay làm nông thường tiếp xúc với đất cát hay nguồn nước ô nhiễm nên thực hiện nghiêm túc các chỉ định trong trang phục bảo hộ.
  • Cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm dưỡng da.
  • Uống nhiều nước hơn, có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây hay rau củ
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thông qua các loại thực phẩm như thịt, cá, trái cây, rau củ để tăng cường hệ miễn dịch
  • Giữ ấm cơ thể, chân tay nhất là vào những ngày trời hanh khô.

Nấm da tay, chân tuy không quá nguy hiểm nhưng nó gây rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và tinh thần của mỗi người bệnh. Vì thế cần đề cao tinh thần phòng tránh bệnh để ngăn ngừa nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm này. Đừng quên thường xuyên đi khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện ra các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn.

Cùng chuyên mục

Nấm da đầu: Nguyên nhân, Dấu hiệu và cách trị tận gốc

Nấm da đầu không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu, đầu có mùi hôi khiến người bệnh thường mang tâm lý tự ti ngại ngùng khi giao tiếp. Bệnh có...

10+ Thuốc trị nấm da tốt nhất giúp điều trị bệnh nhanh chóng

10+ Thuốc trị nấm da tốt nhất giúp điều trị bệnh nhanh chóng

Thuốc trị nấm da thường được chỉ định trong chữa trị các bệnh ngoài da khởi phát do nấm như nấm da đầu, da thân, nấm móng, nấm bẹn, hắc...

Trị nấm da đầu bằng bia chỉ là mẹo, không thể thay thế thuốc đặc trị

Trị nấm da đầu bằng bia có thực sự hiệu quả?

Sử dụng bia để trị nấm da đầu là một trong những phương pháp điều trị an toàn, đơn giản, dễ thực hiện được nhiều người lựa chọn. Bởi lẽ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn