4 loại thuốc bôi trị nấm da đầu phổ biến, nhiều người sử dụng

5 bệnh nấm da thường gặp – Cách phân biệt và điều trị

10 loại dầu gội trị nấm da đầu hiệu quả có bán tại nhà thuốc

11 cách trị nấm da đầu dân gian cho hiệu quả bất ngờ

Thuốc trị nấm da đầu nizoral tốt không? Cách sử dụng

Trị nấm da đầu bằng phương pháp tự nhiên với 8 thảo dược hiệu quả

Nấm da đầu gây rụng tóc – Cách điều trị và phục hồi tóc

Nấm da đầu ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa tái phát

Cách trị nấm da đầu bằng nước muối đơn giản nhưng hiệu quả

Nấm da đầu có lây không? Các biện pháp phòng ngừa

Nấm da đầu gây rụng tóc – Cách điều trị và phục hồi tóc

Nấm da đầu là một dạng viêm nhiễm dưới chân tóc, không chỉ gây ngứa ngáy, tróc vảy, rụng tóc mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nhu cầu thẩm mỹ của người bệnh. Nấm da đầu gây rụng tóc là tình trạng thường gặp, khi chủng nấm phát triển mạnh, nếu không sớm điều trị và có biện pháp chăm sóc phù hợp có thể khiến bệnh ngày một chuyển biến nặng, gây nguy cơ hói đầu cao. 

Nấm da đầu gây rụng là tình trạng thường gặp, chủ yếu do nấm Trichophyton và microsporum gây ra
Nấm da đầu gây rụng là tình trạng thường gặp, chủ yếu do nấm Trichophyton và microsporum gây ra

Tình trạng nấm da đầu gây rụng tóc

Nấm da đầu là bệnh lý nhiễm trùng da đầu, do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh như á sừng, vảy nến… Da đầu thường bị tổn thương do nấm Trichophyton, nấm Pierdraiahortai, trichosporon beigelii hay microsporum xâm nhập và gây bệnh. Một số nguyên nhân khiến bạn dễ bị nhiễm nấm da đầu có thể kể đến như:

  • Thói quen sinh hoạt không tốt: Thường xuyên bận rộn, không có thời gian chăm sóc da đầu, gội đầu vào buổi tối, không sấy khô tóc trước khi đi ngủ, sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bị nhiễm nấm… là những nguyên nhân thường gặp.
  • Do vệ sinh da đầu không sạch sẽ: Da đầu không được vệ sinh sạch sẽ, sẽ khiến bụi bẩn kết hợp với các tế bào chết, mồ hôi tạo điều kiện cho nấm da đầu phát triển. Lúc này, nếu bạn vệ sinh da đầu không đúng cách, cào gãi, chà xát da đầu gây trầy xước sẽ tạo điều kiện cho nấm dễ xâm nhập và tấn công hơn.
  • Lây nhiễm từ động vật: Nếu thú cưng trong nhà không được tắm rửa sạch sẽ, bị các loại nấm xâm nhập, khi bạn tiếp xúc trực tiếp với chúng cũng có thể bị nhiễm nấm. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như nguồn nước bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, môi trường ô nhiễm…

Nấm da đầu không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn gây rụng tóc trong thời gian dài khiến người bệnh thiếu tự tin. Lý do là các chủng nấm này, đặc biệt là nấm dermatophytes, có xu hướng tấn công lớp thượng bì, làm tổn thương nang tóc, khiến tóc giòn, dễ gãy rụng, có thể rụng từng sợi mỗi ngày hoặc rụng từng mảng. Thực tế, nấm da đầu không phải là nguyên nhân gây rụng tóc duy nhất. Rụng tóc cũng xảy ra do gãi, cạy vảy hay do tóc yếu, không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. 

Khi các chủng nấm phát triển mạnh mẽ, da đầu dễ xuất hiện viêm nhiễm, mụn sưng, mụn mủ khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, càng ngứa thì lại càng gãi làm các tổn thương ngày một tăng thêm. Nếu nhiễm nấm T.tonsurans, da đầu sẽ có các chấm đen, tóc bị gãy ở bề mặt da đầu; còn nếu nhiễm nấm M.audouinii làm xuất hiện các mảng tròn màu xám, vùng tóc bị tổn thương bị xén. Nhiễm trùng do dermatophyte thường gây ra sự hình thành kerion khi da đầu xuất hiện phản ứng viêm nặng với chủng nấm này. Kerion gây rụng tóc từng mảng, có thể có mụn mủ hoặc vảy tiết và dễ bị nhầm lẫn với áp xe. 

Cách điều trị rụng tóc do nấm da đầu

Nấm da đầu có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà có cách xử lý khác nhau. Nấm da đầu cần được sớm điều trị và điều trị đúng cách, nếu chủ quan lơ là sẽ khiến bệnh ngày một nặng hơn, thậm chí bạn còn phải đối mặt với nguy cơ hói đầu. Có thể điều trị bằng:

1. Thuốc Tây y

Đối với tình trạng nấm nhẹ, mới khởi phát, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng loại thuốc phù hợp để điều trị. Thường là các loại thuốc bôi có tác dụng giảm ngứa, điều trị viêm nhiễm trên da, loại bỏ triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng đóng vảy do nấm gây ra. Mặc dù những trường hợp này không cần sử dụng thuốc uống nhưng bệnh nhân cũng không nên tự ý mua thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ. 

Thông thường, đa phần các trường hợp nhiễm nấm thường được chỉ định dùng thuốc bôi nấm da đầu ketoconazole. Thế nhưng, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về thời gian, cách sử dụng thuốc. Nếu tình trạng nấm kéo dài, thường xuyên tái phát, thường sẽ kết hợp sử dụng thuốc bôi và thuốc uống. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc hoặc dừng thuốc quá sớm để tránh tình trạng nhờn thuốc gây khó khăn cho việc điều trị.

2. Trị nấm da đầu tại nhà

Song song với việc thăm khám và điều trị nấm da đầu theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp trị nấm da đầu, trị rụng tóc, kích thích mọc tóc tại nhà. Có thể kể đến như:

  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn, sát khuẩn, có thể ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn và các chủng nấm gây hại. lá trầu không cũng giàu chất chống oxy hoá, chất xơ, vitamin có tác dụng ngừa rụng tóc, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe. Bạn có thể lấy 1 vỏ bưởi phơi khô nấu với 20 lá trầu không tươi cùng 3 lít nước, nấu trong 30 phút thì đổ ra chậu, pha với nước mát để gội đầu. 
Lá trầu không có tính sát khuẩn, kháng khuẩn, có thể ức chế sự phát triển của một số chủng nấm gây hại cho da đầu
Lá trầu không có tính sát khuẩn, kháng khuẩn, có thể ức chế sự phát triển của một số chủng nấm gây hại cho da đầu
  • Trị rụng tóc do nấm da đầu bằng hành tây: Hành tây cũng là một trong những nguyên liệu trị nấm da đầu và rụng tóc mà chị em không nên bỏ qua. Nước ép hành tây có tác dụng giảm nguy cơ bội nhiễm, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây nhiễm trùng, cung cấp vitamin C, vitamin B6, vitamin B9, lưu huỳnh giúp bảo vệ nang tóc, thúc đẩy chu kỳ tăng trưởng của tóc, hạn chế tình trạng nấm da đầu gây rụng tóc. Bạn có thể dùng nước ép hành tây hoặc kết hợp hành tây với nha đam, hành tây với dầu dừa để trị rụng tóc đều được. 
  • Trị rụng tóc do nấm da đầu với bồ kết: Bồ kết là thảo dược chăm sóc tóc, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, đen mượt mà chị em nào cũng biết đến. Bồ kết có tác dụng làm sạch da đầu, diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của vi nấm gây hại da đầu. Ngoài ra, bồ kết cũng có tác dụng phục hồi tóc hư tổn, kích thích mọc tóc, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe tự nhiên. Bạn có thể lấy quả bồ kết, nướng trên lửa đến khi có mùi thơm thì đem đập vụn, đun sôi với nước, rồi dùng nước này để gội đầu.

3. Một số lưu ý khi trị nấm da đầu gây rụng tóc

 Khi điều trị nấm da đầu gây rụng tóc, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Cần giữ vệ sinh sạch sẽ, gội đầu hàng ngày, xả nước thật sạch sau khi gội đầu và phải luôn giữ cho tóc khô ráo, đặc biệt, nên làm cho tóc khô sau khi đi ngoài mưa về và sau khi gội đầu. Tránh cào gãi, làm xây xước da đầu để tránh tình trạng nấm da đầu phát triển mạnh
  • Nên đưa thú cưng, vật nuôi khám bác sĩ thú ý định kỳ để kiểm tra xem có bị nhiễm nấm không; tránh dùng chung lược, mũ đội, khăn lau với người nhiều gàu, có biểu hiện của bệnh nấm da đầu.
  • Khi có dấu hiệu da đầu nhiễm nấm, nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để sớm phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, đúng cách. Nếu da đầu có hiện tượng tóc bết, có mùi, ngứa, có mụn đỏ… thì nên sớm thăm khám chuyên khoa da liễu để tìm ra nguyên nhân. 
  • Tuyệt đối không cào gãi mạnh, không tự ý dùng thuốc điều trị, không đội mũ quá lâu, quá chật để không tạo điều kiện cho nấm phát triển và lan rộng hơn.

Cách phục hồi tóc do nấm da đầu gây ra

Nấm da đầu gây rụng tóc là tình trạng thường gặp, sau khi điều trị nấm, bạn cần chú ý hơn trong khâu chăm sóc tóc để hỗ trợ tóc phục hồi. Một số biện pháp phục hồi, chăm sóc da đầu sau nhiễm nấm có thể kể đến như:

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình hồi phục của các nang tóc tổn thương. Khi bị rụng tóc do nấm da đầu gây ra, bạn nên:

  • Tăng cường bổ sung đạm từ cá, trứng, sản phẩm từ sữa, thịt nạc, đậu, đậu hũ, các loại rau xanh… Tóc được hình thành từ đạm, do đó, nếu chế độ ăn của bạn thiếu đạm thì tóc sẽ rất khó để phục hồi cũng như mọc nhiều trở lại.
  • Tích cực bổ sung biotin (vitamin h hay vitamin B7) vì nó có vai trò quan trọng với sức khỏe làn da và mái tóc. Vitamin H có nhiều trong các thực phẩm như thịt, cám mì, cá hồi, trứng, quả bơ, các loại hạt… 
Các thực phẩm giàu biotin rất tốt cho sức khỏe làn da lẫn mái tóc
Các thực phẩm giàu biotin rất tốt cho sức khỏe làn da lẫn mái tóc
  • Bổ sung vitamin A và vitamin C để giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt; thiếu 2 loại vitamin này là lý do khiến tóc bạn yếu và thiếu sức sống. Các thực phẩm giàu 2 loại vitamin này có thể kể đến như rau xanh, ớt chuông, bông cải xanh, cà chua, ổi, khoai lang, cà rốt, cải xoăn, bó đỏ, bí rợ… 
  • Bổ sung axit béo Omega-3 để kích thích mọc tóc, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe. Các thực phẩm giàu Omega-3 có thể kể đến như hạt lanh, hạt óc chó, cá mòi, cá hồi, cá thu… 
  • Uống đủ nước, tốt nhất là 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, hãy mang theo một chai nước suối bên mình, thay thế nước có ga, nước ngọt, rượu bia bằng nước khi có thể. 

2. Thay đổi thói quen chăm sóc tóc

Để nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, tránh rụng tóc, phục hồi tóc hư tổn, bạn cũng cần thay đổi thói quen chăm sóc tóc. Khi chăm sóc tóc, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Chọn loại dầu gội phù hợp, có thể dùng các loại dầu gội trị nấm da đầu như dầu gội selsun, dầu gội Nizoral, Haicneal, Vichy Dercos Anti Dandruff… 
  • Nên dùng dầu xả tóc chuyên sâu 1 lần/tuần để bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, bù nước cho mái tóc hư tổn. Có thể mua dầu xả tóc tại các cửa hàng hoặc dùng các nguyên liệu tự nhiên để chăm sóc tóc tại nhà.
  • Sử dụng lược lông lợn để kích thích da đầu, dưỡng tóc, cải thiện kết cấu sợi tóc, giảm rụng tóc. Tránh dùng lược kim loại, lược lông nhựa và tuyệt đối không nên chải tóc khi tóc còn ướt.
  • Không nên dùng các dụng cụ tạo kiểu tóc bằng nhiệt mà nên hong khô tóc tự nhiên. Việc sấy tóc, uốn tóc, duỗi tóc chỉ khiến sợi tóc yếu, dễ hư tổn, dễ gãy rụng hơn mà thôi. 
  • Bạn nên để xoã tóc hoặc buộc lỏng phía sau lưng, tránh làm các kiểu tóc như đánh rối, buộc chặt sẽ khiến tóc bị kéo căng, làm chậm quá trình mọc tóc, khiến tóc hư hại. 

3. Tự làm mặt nạ chăm sóc tóc

Một số loại mặt nạ chăm sóc tóc tại nhà giúp kích thích mọc tóc có thể kể đến như:

  • Dùng trứng gà: Lấy 2 lòng đỏ trứng gà trộn với 1 muỗng cà phê dầu oliu, đánh tan thành hỗn hợp  sánh mịn. Làm ướt tóc rồi thoa đều hỗn hợp lên tóc, massage nhẹ nhàng, sau 20 phút thì xả sạch lại với nước, lau khô tóc bằng khăn bông mềm.
  • Dùng bã cà phê: Lấy 2 muỗng bã cà phê, 1 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh dầu oliu, trộn đều, làm ướt tóc, thoa đều hỗn hợp lên tóc, ủ trong 20 phút rồi xả sạch với nước.

Tóm lại, có thể thấy nấm da đầu gây rụng tóc là tình trạng thường gặp. Khi bị nấm da đầu, tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Nấm da đầu ở trẻ em

Nấm da đầu ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa tái phát

Nấm da đầu ở trẻ em nếu không có hướng điều trị phù hợp có thể gây ra những tổn thương kéo dài đến khi trưởng thành và ảnh hưởng...

Cách trị nấm da đầu bằng nước muối đơn giản nhưng hiệu quả

Cách trị nấm da đầu bằng nước muối đơn giản nhưng hiệu quả

Trị nấm da đầu bằng nước muối được xem là một trong những cách cải thiện các triệu chứng bệnh lý tại nhà. Ưu điểm của biện pháp này là...

Trị nấm da đầu bằng thuốc Nam

Trị nấm da đầu bằng thuốc Nam với các thảo dược dễ tìm

Nấm da đầu khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, nhiều vảy gầu cùng rất nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh. Tham...

cách trị nấm da đầu dân gian

11 cách trị nấm da đầu dân gian cho hiệu quả bất ngờ

Nấm da đầu dù không gây ra các vấn đề về sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng  rất nhiều đến ngoại hình và thẩm mỹ của người bệnh. Tuy nhiên...

10 loại dầu gội trị nấm da đầu hiệu quả có bán tại nhà thuốc

10 loại dầu gội trị nấm da đầu hiệu quả có bán tại nhà thuốc

Nizoral, Haicneal, Selsun, Thái Dương 7, Lancopharm Exitans Anti Dandruff,... là các loại dầu gội trị nấm da đầu hiệu quả có bán tại nhà thuốc được nhiều người bệnh...

5 bệnh nấm da thường gặp – Cách phân biệt và điều trị

Nấm da là bệnh da liễu phổ biến thường xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau. Ước tính có khoảng 27.3% người mắc phải tình trạng này. Bệnh có thể...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn