Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Giải đáp

Thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất của thế giới [Cập nhật]

Bệnh vảy nến da đầu: Thuốc và cách trị hiệu quả

Móng tay bị rỗ là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y – Phương pháp an toàn hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất

7 cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà giúp giảm triệu chứng

Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

Những món ăn trị vảy nến giúp ngăn ngừa và cải thiện bệnh

Hiện nay, bệnh vảy nến chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, bệnh nhân chỉ có thể cải thiện triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy trên bề mặt da bằng cách điều chỉnh lối sống và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Mời độc giả cùng chúng tôi điểm danh 10 món ăn trị vảy nến thơm ngon, bổ dưỡng trong bài viết dưới đây.

Người bệnh vảy nến nên ăn gì, kiêng gì?

Vảy nến là bệnh lý da liễu lành tính liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch. Một thống kê cho thấy, khoảng 2 – 3% dân số thế giới đang mắc phải vấn đề này. Các chuyên gia cho biết, bệnh vảy nến không lây lan trực tiếp mà được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Dấu hiệu nhận biết của chứng bệnh này bao gồm: ngứa ngáy, nổi mẩn, sưng đỏ, bong tróc da, xuất hiện vảy bạc… ở khuỷu tay, đầu gối. Tình trạng này khiến bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và tự ti về ngoại hình của bản thân. Nếu diễn tiến khó lường, bệnh vảy nến có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận, hư thận, tăng huyết áp, béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, rối loạn chuyển hóa lipid.

Người bệnh vảy nến nên ăn gì, kiêng gì?
Người bệnh vảy nến nên ăn gì, kiêng gì?

Độc giả có thể hỗ trợ kiểm soát và đẩy lùi căn bệnh này bằng cách tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu omega-3: Omega-3 là một loại axit béo không no tồn tại trong sữa, cá béo, quả hạch, ngũ cốc, rau củ, dầu thực vật… Dưỡng chất này có thể duy trì độ ẩm, củng cố mức độ săn chắc làn da, tiêu trừ gốc tự do, cải thiện thị lực, phát triển não bộ và giảm thiểu rủi ro mắc bệnh tim mạch cũng như một số bệnh lý mạn tính khác.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất kẽm: Kẽm là một trong những khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể. Chất dinh dưỡng này có thể tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, protein, điều hòa hoạt động của tế bào da, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương và cải thiện chức năng miễn dịch. Ngoài ra, kẽm còn có khả năng chống viêm, sát trùng, giảm kích ứng. Bệnh nhân nên bổ sung chất kẽm từ tôm, hàu, mực, sò, hạnh nhân, gan động vật.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể. Chất dinh dưỡng này có thể làm chậm quá trình lão hóa, tiêu diệt gốc tự do, tăng cường sức đề kháng, củng cố màng lipid, thúc đẩy quá trình sản xuất collagen tự nhiên và bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại. Vitamin C có nhiều trong táo, kiwi, chanh, cam, quýt, lựu, dưa hấu, dâu tây…

Ngoài ra, bạn cần nghiêm túc kiêng cữ một số loại thực phẩm như:

  • Rau củ thuộc nhóm nightshade (nấm, ớt, cà chua, cà tím, khoai tây, khoai mỡ, khoai lang, củ cải, rau cần tây, tiêu đen…): Một số hoạt chất từ các loại rau củ này có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa và kích thích phản ứng viêm của cơ thể.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa (trà sữa, sữa tươi, phô mai, kem sữa, sữa chua…): Thành phần axit arachidonic và casein protein của sữa tươi sẽ kích thích các phản ứng viêm nhiễm (chẳng hạn viêm dây thần kinh ngoại biên), đồng thời dẫn đến triệu chứng ngứa ngáy.
  • Thực phẩm nhiều đường: Khi được cơ thể hấp thụ, thực phẩm nhiều đường sẽ phá hủy protein cấu trúc của da (collagen và elastin), từ đó khiến làn da nhăn nheo, dễ bị lão hóa và suy giảm sức đề kháng. Mặt khác, thành phần glucose từ đường tinh chế cũng gây tăng sinh insulin (một trong những tác nhân làm bệnh tình càng thêm trầm trọng).
  • Thực phẩm có thể gây dị ứng: Cơ chế sinh bệnh vảy nến có mối quan hệ mật thiết với phản ứng dị ứng (hoạt động quá mẫn) của hệ miễn dịch. Do đó, người bệnh nên hạn chế dung nạp nhóm thực phẩm có thể gây dị ứng như: hải sản, đậu phộng, lúa mì, thịt bò, trứng gà, đậu nành…
  • Thực phẩm không chứa gluten: Gluten, một loại protein trong lúa mì, chính là dưỡng chất hàng đầu khiến bệnh vảy nến càng thêm nghiêm trọng. Vì vậy, bạn hãy chủ động cắt giảm tối đa gluten trong lúa mạch, lúa mì, mì sợi, nước sốt, mì ống, bánh mì, gia vị…
  • Thực phẩm chế biến (thịt chế biến sẵn, rau củ đóng hộp, thực phẩm đóng gói, thực phẩm nhiều muối – đường – chất béo): Với hàm lượng calo cao, thực phẩm chế biến có thể gây ra hội chứng rối loạn chuyển hóa, tình trạng béo phì, một số căn bệnh mạn tính khác và kéo theo hiện tượng viêm nhiễm mạn tính toàn thân.
  • Thức ăn chiên xào, nhiều gia vị và nhiều dầu mỡ: Nếu được chế biến bằng dầu cũ, các món ăn này sẽ khiến chúng ta bị bệnh mỡ máu, béo phì, ung thư. Các chất béo trong thực phẩm cũng có thể khiến làn da bị mất ẩm, khô lại, bí tắc lỗ chân lông, từ đó thúc đẩy căn bệnh vảy nến trở nên tồi tệ và tái phát thường xuyên.
  • Rượu bia và các chất kích thích: Chất cồn trong bia rượu sẽ cản trở quá trình giải độc diễn ra bên trong cơ thể, nhất là đối với những bệnh nhân vảy nến. Hơn nữa, những thức uống này cũng khiến làn da khô hơn bình thường. Đây chính là điều kiện thuận lợi để bệnh lý hình thành và phát triển. Ngoài ra, thói quen lạm dụng rượu bia và các chất kích thích còn khiến sức đề kháng suy giảm nhanh chóng và đi kèm nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

10 món ăn trị vảy nến thơm ngon, bổ dưỡng

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh vảy nến. Các chuyên gia khuyến cáo, để nhanh chóng khỏi bệnh, bệnh nhân cần ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin C, folate, kẽm beta caroten, chất chống oxy hóa… Dưới đây là danh sách 10 món ăn trị vảy nến quen thuộc, đơn giản mà bạn có thể thêm ngay vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

1. Canh khổ qua

Khổ qua (mướp đắng) tính mát, vị đắng, có công dụng thanh nhiệt – giải độc, cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết và nâng cao hệ miễn dịch.

10 món ăn trị vảy nến thơm ngon, bổ dưỡng
Khổ qua có công dụng thanh nhiệt – giải độc, cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết và nâng cao hệ miễn dịch.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 3 trái khổ qua, 30g đậu hũ, 20g mộc nhĩ, 200g miến, hành lá và gia vị
  • Rửa sạch và nạo bỏ ruột và hạt của khổ qua
  • Ngâm khổ qua trong nước muối pha loãng
  • Rửa sạch đậu hũ
  • Ngâm mộc nhĩ và miến cho mềm, vớt ra để ráo
  • Băm nhuyễn miến, mộc nhĩ, đậu hũ, sau đó ướp gia vị vừa ăn
  • Vớt khổ qua ra, để ráo nước
  • Nhồi hỗn hợp miến, mộc nhĩ và đậu hũ vào trái khổ qua
  • Hầm mềm khổ qua trên lửa nhỏ
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Trang trí với hành lá băm nhuyễn
  • Thưởng thức canh khổ qua với cơm nóng

2. Canh rau má

Đông y quan niệm, với tính mát, vị đắng, rau má có thể thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt, trị viêm họng, làm đẹp da, giảm mụn nhọt, ngừa rôm sảy, chữa lành vết thương, xóa mờ sẹo, xoa dịu căng thẳng, mệt mỏi.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 50g thịt nạc băm, 200g rau má và gia vị cần thiết
  • Rửa sạch rau má với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo, xắt nhỏ
  • Tẩm ướt thịt xay với gia vị và một chút tiêu, trộn đều
  • Bắc chảo, phi thơm hành tỏi thơm, xào săn thịt xay, đảo đều tay
  • Cho vào chảo chút nước lọc để thịt ẩm và mềm
  • Đổ thịt vào nồi, thêm rau má và một lượng nước vừa đủ
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Múc canh ra tô
  • Trình bày món ăn
  • Thưởng thức canh rau má với cơm nóng

3. Canh bí đao

Với thành phần vitamin, chất xơ và khoáng chất phong phú, bí đao giúp thanh nhiệt, nâng cao thị lực, bảo vệ sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung năng lượng, cải thiện nhận thức và nuôi dưỡng làn da.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 200g bí đao, 4 chân gà, hành hoa, rau mùi và gia vị
  • Sơ chế chân gà, rửa sạch, vớt ra để ráo
  • Rửa sạch bí đao với nước muối pha loãng, rửa sạch, vớt ra để ráo, cắt miếng vừa ăn
  • Hầm chân gà lấy nước ngọt
  • Cho thêm bí đao vào nồi nước dùng
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Múc canh ra tô
  • Trình bày món ăn với hành hoa
  • Thưởng thức canh bí đao với cơm nóng

4. Canh atiso

Atiso là loài thực vật có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải thuộc miền Nam Châu Âu. Thực phẩm này theo chân người Pháp du nhập vào nước ta vào thế kỷ XX và được trồng chủ yếu ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo…

Cây atiso có khả năng điều hòa nồng độ cholesterol, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giữ nước, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp cùng một số vấn đề về gan và rất tốt cho bệnh nhân vảy nến.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 50g thịt vịt, 200g bông atiso tươi và gia vị cần thiết
  • Rửa sạch và tách cánh bông atiso, vớt ra để ráo
  • Sơ chế thịt vịt, rửa sạch
  • Hầm kỹ thịt vịt để lấy nước dùng
  • Thêm bông atiso vào nồi, chỉnh lửa nhỏ
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Múc canh ra tô
  • Trình bày món ăn
  • Thưởng thức canh atiso với cơm nóng

5. Canh khoai tím

Khoai tím có tác dụng giải độc, mát gan, bổ âm, dưỡng huyết, cải thiện huyết áp, bổ sung chất xơ, có lợi cho đường huyết và cải thiện triệu chứng vảy nến hiệu quả.

Canh khoai tím - Những món ăn trị vảy nến giúp ngăn ngừa và cải thiện bệnh
Canh khoai tím là một trong những món ăn trị vảy nến giàu giá trị dinh dưỡng.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 200g tôm tươi, 500g khoai tím và gia vị cần thiết
  • Gọt vỏ khoai tím, rửa sạch, cắt miếng, hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn
  • Sơ chế tôm tươi, bóc vỏ, rút chỉ, rửa sạch rồi băm nhuyễn
  • Bắc chảo nóng, phi thơm hành tỏi, xào săn thịt tôm
  • Nấu sôi thịt tôm với 500ml nước lọc
  • Cho khoai tím vào khi nước sôi, chỉnh lửa nhỏ
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Múc canh ra tô
  • Trình bày món ăn
  • Thưởng thức canh khoai tím với cơm nóng

6. Canh rau bình bát

Rau bình bát (mảnh bát, miểng bát, bát bát, dưa dại) là loại rau mọc hoang trên các thửa ruộng, mảnh đồi tại nhiều quốc gia Châu Á. Y học cổ truyền cho biết, rau bình bát tính mát, vị ngọt, có thể nhuận táo, thanh phế, giải độc, sinh tân dịch, chủ trị miệng khô khát, bí tiểu, tiểu buốt, vảy nến, mụn nhọt…

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 100g tép đồng xay nhuyễn, 250g rau bình bát tươi non và gia vị cần thiết
  • Rửa sạch rau bình bát với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo, xắt nhỏ
  • Bắc chảo nóng, phi thơm hành tỏi, xào săn thịt tép
  • Nấu sôi thịt tép với một lượng nước vừa đủ
  • Thêm rau bình bát vào
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Múc canh ra tô
  • Trình bày món ăn
  • Thưởng thức canh khoai tím với cơm nóng

7. Canh chua cá kèo

Canh chua cá kèo có thể tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Do đó, món ăn này rất tốt cho những người da dầu hoặc các bệnh nhân bị vảy nến thể đồng tiền, thể giọt.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 30g cà chua, 50g trái khóm/me chua, 100g giá đỗ, 250g cá kèo và gia vị cần thiết
  • Sơ chế cá kèo, rửa sạch và vớt ra để ráo
  • Rửa sạch trái khóm, cà chua và giá đỗ
  • Xắt miếng cà chua và trái khóm
  • Bắc chảo nóng, phi thơm hành tỏi
  • Xào khóm, cà chua và giá đỗ thật đều tay
  • Nấu sôi các nguyên liệu trên với 1 lít nước
  • Thêm cá kèo đã chuẩn bị vào nồi
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Múc canh ra tô
  • Trình bày món ăn
  • Thưởng thức canh chua cá kèo với cơm nóng

8. Rau diếp cá sốt cà chua

  • Chuẩn bị 2 trái cà chua, 50g thịt bằm, 100g rau diếp cá, 100g dưa leo và gia vị cần thiết
  • Rửa sạch cà chua, rau diếp cá và dưa leo với nước muối pha loãng
  • Xắt lát dưa leo
  • Tấm ướp thịt xay
  • Sốt thịt xay với cà chua
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Thưởng thức món rau diếp cá sốt cà chua với cơm nóng

9. Giò heo tiềm thuốc Bắc

Món ăn này giúp nhuận phế, bổ huyết, mát gan, bồi bổ cơ thể, cải thiện tình trạng vảy nến và nâng cao hệ miễn dịch.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 móng giò heo, 10g cúc hoa, 12g bạch thược, 12g mạch môn, 12g đương quy, 12g xuyên khung, 12g sinh địa và gia vị cần thiết
  • Sơ chế móng giò, rửa sạch, vớt ra để ráo và các miếng vừa ăn
  • Hầm nhừ móng giò với thuốc Bắc
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Thưởng thức giò heo tiềm thuốc Bắc với cơm nóng

10. Chè đậu xanh

Đậu xanh giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm cân, hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa đột quỵ và các bệnh mạn tính, hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh tim, điều hòa lượng đường trong máu và làm chậm tiến triển của bệnh vảy nến.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 50g bột sắn dây, 50g nha đam cắt hạt lựu, 150g đậu xanh bóc vỏ, đường và dầu chuối
  • Ngâm đậu xanh trong vòng 30 phút
  • Ướp đường nha đam
  • Nấu đậu xanh với một lượng nước vừa đủ
  • Thêm đường vào nồi khi đậu xanh đã chín mềm
  • Hòa bột sắn dây với nước sạch, khuấy đều, sau đó đổ từ từ vào nồi chè
  • Cho nha đam vào, khuấy đều
  • Nấu chè thêm 5 phút rồi tắt bếp
  • Múc chè ra chén
  • Thưởng thức khi còn ấm
Chè đậu xanh
Chè đậu xanh – món ăn thanh nhiệt, giải độc thơm ngon và quen thuộc

Một số lưu ý khi điều trị bệnh vảy nến

Hiện nay, căn bệnh này chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, để cải thiện triệu chứng, bệnh nhân cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể
  • Sử dụng thuốc bôi ngoài nhằm hạn chế tình trạng viêm da và bong tróc
  • Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân – béo phì
  • Tăng cường bổ sung hoa quả, rau xanh, thịt cá và ngũ cốc vào chế độ dinh dưỡng
  • Cẩn trọng với các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: thịt bò, thịt gà, hải sản…
  • Tránh xa đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, thực phẩm đóng hộp, món ăn chiên xào
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với chiết xuất thiên nhiên an toàn, dịu nhẹ
  • Tắm gội sạch sẽ mỗi ngày và thường xuyên thay quần áo
  • Bảo vệ da trước khi ánh nắng mặt trời bằng cách thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận
  • Kiêng cữ thuốc lá, rượu bia, cà phê, trà đặc và các chất kích thích
  • Chọn mặc trang phục rộng rãi, khô ráo, thoáng mát và hút ẩm tốt
  • Luyện tập thể dục thường xuyên (yoga, tập thiền, bơi lội, đi bộ…)
  • Tuyệt đối không tác động thô bạo lên vùng da bị nhiễm trùng

Với 10 món ăn trị vảy nến đơn giản, dễ làm trên, hy vọng bài viết đã cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích và thiết thực. Điều trị vảy nến là một hành trình lâu dài và khó khăn. Do đó, bệnh nhân cần kiên trì tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, xây dựng lối sống lành mạnh và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học.

Cùng chuyên mục

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng với 4 cách hiệu quả

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng với 4 cách hiệu quả

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn, dễ dàng thực hiện và mang đến kết quả khả quan. Với đặc tính...

Bệnh vảy nến có di truyền không?

Bệnh vảy nến có di truyền không? Giải đáp

Bệnh vảy nến có di truyền không là băn khoăn của rất nhiều người đã và đang mắc bệnh này khi có ý định lập gia đình hay sinh con...

Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà

Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà có thực sự hiệu quả

Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền miệng vì vừa an toàn, không tác dụng phụ lại cho kết...

dầu gội trị vảy nến da đầu

10 loại dầu gội trị vảy nến da đầu được đánh giá tốt nhất

Vảy nến da đầu là tình trạng gặp ở rất nhiều người với các triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, xuất hiện các mảng trắng bong tróc trên da...

Vảy phấn hồng hay bệnh vảy nến hồng là bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi từ 10 - 35

Bệnh vảy nến hồng là gì? Cách nhận biết và điều trị

Vảy nến hồng còn gọi là vảy phấn hồng, một trong những bệnh da liễu thường gặp, có khoảng 3% dân số thế giới mắc phải căn bệnh này. Tại...

Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không

Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không?

Bệnh vẩy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không là thắc mắc và nỗi lo của rất nhiều người vì sợ ảnh hưởng đến việc sinh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn