Nâng mũi cấu trúc cùng với vị bác sĩ tài giỏi làm mũi cực kỳ đẹp

Bị viêm xoang có nâng, sửa mũi được không? Bác sĩ giải đáp

Nâng Mũi Sụn Tự Thân Đẹp Như Mơ Ước Khi Thực Hiện Ở Bác Sĩ Tài Năng

Nâng mũi bằng chỉ Ultra V Lift có bền không? An toàn không?

Nâng mũi tuyệt đẹp trọn đời chỉ sau 45 phút thực hiện

Nâng mũi sụn nhân tạo có vĩnh viễn không? Giải đáp

Nâng mũi S Line đẹp ngay sau 60 phút thực hiện

Cách chườm đá sau khi nâng mũi giúp mau lành

Da mũi mỏng có nâng mũi được không? Giải đáp

Chỉnh sửa mũi bị lệch: Phương pháp và chi phí cần biết

Mới nâng mũi nên ăn gì? Kiêng gì để mũi mau lành

Thực đơn ăn uống tác động không nhỏ đến tiến độ phục hồi sau khi sửa mũi. Trong đó, nắm bắt vấn đề Mới nâng mũi nên ăn gì? Kiêng gì? là cơ sở để dễ dàng xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. 

mới nâng mũi nên ăn gì
Mới nâng mũi nên ăn gì và kiêng gì?

Mới sửa mũi/ nâng mũi nên ăn gì?

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ giúp cải thiện chiều cao của sống mũi và khắc phục một số khuyết điểm như đầu mũi tròn dày, lỗ mũi lớn, cánh mũi bè, kém thon gọn,… Phương pháp này giúp nam và nữ giới sở hữu ngay dáng mũi thon gọn, thanh thoát và giúp khuôn mặt trở nên ưa nhìn hơn.

Tuy nhiên sau khi thực hiện nâng mũi, bạn cần chú ý xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp. Việc bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh có thể đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tái tạo và làm giảm phản ứng viêm đỏ ở vùng mũi.

Theo các chuyên gia, sau khi nâng mũi, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

1. Uống đủ nước

Sau khi nâng mũi, cơ thể dễ mất nước do mũi tăng tiết dịch. Vì vậy, bạn nên bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày để thúc đẩy vết thương ở mũi nhanh lành và giúp giảm hiện tượng sưng đỏ, nóng rát ở vùng mũi.

mới nâng mũi nên ăn gì
Sau khi nâng mũi, nên bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày để bù nước cho cơ thể

Hơn nữa, quá trình phẫu thuật mũi còn khiến cơ thể dễ mất nước, uể oải và mệt mỏi. Do đó, việc bổ sung đủ nước trong thời gian này là vô cùng cần thiết. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung nước khoáng, nước ép trái cây để bù nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

2. Các loại quả mọng

Các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, mâm xôi, nho, lựu,… rất tốt cho quá trình phục hồi sau khi nâng mũi. Hầu hết các loại quả này đều chứa nhiều nước, axit amin, vitamin và khoáng chất. Các thành phần dinh dưỡng trong quả mọng giúp đẩy nhanh tốc độ liền vết thương, hạn chế tình trạng vết thương mưng mủ và hình thành sẹo thâm, sẹo lồi.

mới nâng mũi nên ăn gì
Bổ sung các loại quả mọng vào chế độ dinh dưỡng giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi vết thương

Bên cạnh đó, các loại quả này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như anthocyanin, quercetin, beta-carotene và vitamin C (ascorbic axit). Với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, các loại quả mọng có vai trò phục hồi vết thương, ổn định cấu trúc mũi và giúp mũi lên form chuẩn đẹp.

3. Các loại rau củ

Trong thời gian phục hồi sau khi nâng mũi, bạn nên bổ sung các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, ớt chuông,… vào chế độ ăn hằng ngày. Các loại thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có kết cấu mềm, dễ nhai và không gây bùng phát cơn đau ở mũi trong quá trình ăn uống.

mới nâng mũi xong nên ăn gì
Rau xanh và các loại củ là nhóm thực phẩm nên bổ sung sau khi sửa mũi

Bên cạnh đó, vitamin, khoáng chất và tinh bột từ các loại rau, củ có thể cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào, hỗ trợ phục hồi sức khỏe và giảm mệt mỏi sau khi phẫu thuật nâng mũi. Mặc dù không tác động trực tiếp đến cấu trúc mũi nhưng thể trạng khỏe mạnh giữ vai trò không nhỏ trong việc phục hồi vết thương.

4. Các loại cá béo

Các loại cá béo như cá thu, cá ngừ, cá hồi,… là nhóm thực phẩm nên bổ sung sau khi nâng mũi. Các loại cá này cung cấp hàm lượng protein vừa phải, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, protein còn kích thích khả năng tổng hợp collagen của da – thành phần quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương và ổn định cấu trúc mũi.

mới nâng mũi xong nên ăn gì
Các loại cá béo cung cấp Omega 3 – loại axit béo có tác dụng chống viêm và giảm sưng đau

Ngoài ra, Omega 3 trong các loại cá béo còn có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa viêm nhiễm. Loại axit béo này còn có vai trò thúc đẩy hoạt động miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm ở vùng mũi. Tuy nhiên, bạn cần tránh sử dụng các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kình, cá bơn, cá chỉ vàng, cá mập,…

5. Thực phẩm giàu vitamin E và C

Vitamin E và C có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi vết thương ở vùng mũi. Vitamin E giúp làm dịu hiện tượng viêm, đẩy nhanh quá trình liền vết thương và ngăn ngừa sẹo. Ngoài ra, loại vitamin này còn có tác dụng làm mềm da và hạn chế phản ứng nóng đỏ.

Trong khi đó, vitamin C (Ascorbic acid) có tác dụng tăng sản xuất collagen và elastin – cả 2 thành phần cần thiết trong quá trình liền sẹo. Đặc biệt, vitamin C còn ức chế sự tăng sinh quá mức của melanin (tế bào sắc tố) và hạn chế tối đa tình trạng thâm sạm ở vết thương.

Các loại thực phẩm giàu vitamin E và C nên bổ sung sau khi nâng mũi, bao gồm cam, quýt, bưởi, dâu tây, rau bina, rau cải xanh, hạt dẻ, quả bơ, các loại dầu thực vật,…

6. Thực phẩm giàu probiotic (lợi khuẩn)

Thực phẩm giàu probiotic (sữa chua) là nhóm thực phẩm lành mạnh. Không chỉ có tác dụng cân bằng môi trường sinh lý của đường ruột, loại thực phẩm này còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương và ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm.

Ngoài ra, sữa chua còn cung cấp cho cơ thể nhiều khoáng chất và nguồn đạm dồi dào, giúp phục hồi thể trạng và cải thiện sức khỏe sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi.

7. Các loại ngũ cốc

Các loại ngũ cốc như gạo lứt, đậu xanh, yến mạch, đậu đỏ,… là nhóm thực phẩm nên bổ sung sau khi nâng mũi. Các loại thực phẩm này rất tốt cho quá trình phục hồi vết thương và nâng cao sức khỏe. Hơn nữa, các món ăn từ ngũ cốc có kết cấu khá mềm, dễ nhai và hoàn toàn không ảnh hưởng đến cấu trúc vùng mũi.

Tuy nhiên, bạn cần tránh sử dụng các loại ngũ cốc có tiền sử dị ứng và gạo nếp. Gạo nếp có thể gây ra tình trạng mưng mủ vết thương, dẫn đến tăng nguy cơ viêm nhiễm, lở loét và hình thành sẹo.

Sau nâng mũi nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh các loại thực phẩm lành mạnh, bạn cần kiêng cử một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng, mưng mủ sau khi nâng mũi. Sử dụng các loại thực phẩm này có thể khiến vết thương chậm lành và ảnh hưởng không nhỏ đến dáng mũi sau khi chỉnh sửa.

Vì vậy để đảm bảo mũi lên form chuẩn đẹp và hạn chế tình trạng viêm nhiễm, hình thành sẹo, bạn cần kiêng cử một số loại thực phẩm sau:

1. Kiêng thịt gà và gạo nếp

Thịt gà và gạo nếp là các loại thực phẩm dễ gây sưng viêm và mưng mủ – đặc biệt là sau khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ. Dùng các loại thực phẩm này quá nhiều có thể khiến vết thương ở mũi phù nề, mưng mủ, tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo.

mới nâng mũi nên kiêng gì
Cần kiêng cử các món ăn từ thịt gà trong 14 – 30 ngày sau khi nâng mũi

Vì vậy, bạn nên tránh dùng thịt gà và gạo nếp trong 14 ngày nếu thực hiện các phương pháp nâng mũi không phẫu thuật và cần hạn chế trong 30 ngày nếu thực hiện phẫu thuật nâng mũi.

2. Kiêng cử hải sản

Hải sản luôn nằm trong danh sách các loại thực phẩm cần kiêng cử sau khi nâng mũi. Mặc dù giàu dinh dương nhưng nhóm thực phẩm này có tính hàn nên rất dễ gây ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ. Nếu ăn quá nhiều, vết thương ở vùng mũi có thể bị sưng nề, mưng mủ và để lại sẹo thâm sạm, ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình.

mới nâng mũi nên kiêng gì
Hải sản – Nhóm thực phẩm cần kiêng cử sau khi can thiệp các phương pháp nâng mũi

Bên cạnh đó, hải sản (trừ cá) cũng là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng. Sau khi nâng mũi là thời điểm khá nhạy cảm. Vì lúc này, cơ thể đang “quen dần” với sụn nhân tạo, chỉ nâng, filler,… Do đó, bổ sung các loại hải sản trong thời gian này có thể kích thích phản ứng dị ứng bùng phát mạnh. Tình trạng dị ứng có thể khiến khoang mũi sưng nề và ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc mũi sau khi phục hồi hoàn toàn.

3. Sau khi nâng mũi nên kiêng cử thịt bò, rau muống

Thịt bò, rau muống là các loại thực phẩm dễ gây sẹo lồi và sẹo thâm. Vì vậy sau khi nâng mũi, bạn cũng cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này. Để tránh hình thành sẹo xấu, nên kiêng cử tuyệt đối thịt bò và rau muống trong ít nhất 1 tháng sau khi nâng mũi.

4. Các loại thực phẩm khô, cứng

Sau khi nâng mũi, cấu trúc mũi cần ít nhất 1 tháng để hồi phục hoàn toàn. Trong thời gian này, cần tránh tuyệt đối các tác động cơ học lên vùng mũi như dụi mũi, nhéo mũi, trang điểm,… Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các loại thực phẩm có kết cấu khô và cứng.

mới nâng mũi nên kiêng gì
Các loại thực phẩm khô, cứng có thể tác động đến cấu trúc mũi và ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ hồi phục

Khi sử dụng các loại thực phẩm này, khớp hàm phải hoạt động liên tục dẫn đến tác động gián tiếp đến vùng mũi. Mặc dù không thực sự phổ biến nhưng đã có không ít trường hợp bị lệch vẹo mũi do ăn các loại thực phẩm khô, cứng và dai ngay sau khi nâng mũi.

5. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Như đã đề cập, tình trạng dị ứng có thể khiến mũi bị phù nề và tác động không nhỏ đến dáng mũi sau khi hồi phục. Để mũi lên form đẹp, bạn cần tránh các loại thực phẩm có tiền sử dị ứng. Ngoài ra, nên hạn chế các nhóm thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, mè, đậu phộng, nấm,…

Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc sau khi nâng mũi

Trong những năm gần đây, nhu cầu nâng mũi có xu hướng tăng lên đáng kể. Vì nằm ở vị trí trung tâm nên khi khuyết điểm ở mũi được cải thiện, khuôn mặt sẽ trở nên thu hút và hấp dẫn hơn trước rất nhiều.

Tuy nhiên để mũi lên form chuẩn đẹp, bạn cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc:

  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học để tránh tình trạng vết thương chậm lành, mưng mủ và viêm nhiễm. Đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi, tái tạo vết thương và giúp cấu trúc mũi ổn định nhanh hơn.
  • Hạn chế tối đa các tác động cơ học lên mũi như dụi mũi, trang điểm, đeo khẩu trang quá chặt, đeo kính nặng, nằm sấp, nằm nghiêng,… trong ít nhất 1 tháng đầu sau khi phẫu thuật nâng mũi.
  • Ngoài ra, nên kiêng để vết thương tiếp xúc với nước trong 7 ngày đầu. Để vệ sinh vết thương, nên dùng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch chuyên dụng được bác sĩ chỉ định.
  • Sau khi phẫu thuật nâng mũi, phần mũi và hàm mặt có thể bị đau nhức, sưng nề và gây ra không ít khó khăn khi ăn uống. Tuy nhiên, bạn không nên nhịn ăn hoặc ăn uống kiêng khem quá mức. Tình trạng này khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phục hồi.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hay dùng thêm loại thuốc khác nếu không có chỉ định. Vì một số loại thuốc giảm đau và chống viêm có thể làm tăng nguy cơ chảy máu vùng mũi khiến cấu trúc mũi bị ảnh hưởng và giảm hiệu quả thẩm mỹ của phương pháp.
  • Cuối cùng, nên tái khám theo lịch hẹn để được cắt chỉ, đánh giá tốc độ hồi phục và xử lý nếu có vấn đề phát sinh.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Mới nâng mũi nên ăn gì, kiêng gì?” và đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình chăm sóc sau khi nâng mũi. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đọc có thể xây dựng thực đơn ăn uống khoa học để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và giúp mũi lên form đẹp, chuẩn.

Cùng chuyên mục

Bác sĩ thẩm mỹ Hồ Phi Nhạn

Tìm hiểu về đầu mũi to với bác sĩ chuyên khoa Hồ Phi Nhạn

“Đầu mũi to, sống mũi thấp, cánh mũi bè là khuyết điểm mũi thường thấy của người châu Á nói chung, và người Việt Nam nói riêng. Những khuyết điểm...

Nâng mũi sụn Nanoform

Nâng mũi sụn Nanoform có tốt không? bác sĩ giải đáp

Kỹ thuật nâng mũi bằng sụn Nanoform là công nghệ thẩm mỹ hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội trong việc chỉnh hình dáng mũi. Phù hợp áp dụng...

Nâng mũi uy tín Hà Nội bác sĩ Bùi Văn Cường

Thảo luận cùng Ths.Bs Bùi Văn Cường về công nghệ và xu hướng nâng mũi cao tây

Ths.Bs Bùi Văn Cường - Giám đốc chuyên môn và điều hành Thẩm mỹ viện Hương Giang, đã thực hiện 12.000 ca nâng mũi hàng năm, từng công tác và...

Nâng Mũi Giá Bao Nhiêu Ở Bác Sĩ Nổi Tiếng?

Nâng mũi giá bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào địa chỉ làm đẹp và phương pháp thực hiện, với chi phí tổng thể dưới 70 triệu đồng cho chiếc mũi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn