Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?

Chữa đau dạ dày bằng gừng với 3 cách thực hiện hiệu quả

Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Top 10 thuốc dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Cách làm tỏi đen ngâm mật ong chữa đau dạ dày đúng nhất

Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?

7 mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời hiệu quả không cần thuốc

Tình trạng đau dạ dày xuất hiện khi bệnh nhân gặp phải một số vấn đề liên quan đến dạ dày hoặc đường tiêu hóa. Những cơn đau này thường diễn ra từng đợt, từ âm ỉ tới dữ dội, nhất là khi bạn đang đói bụng. Để kiểm soát hiệu quả triệu chứng phiền toái, mời bạn theo dõi 7 mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời trong bài viết sau.

7 mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời hiệu quả không cần thuốc

Ngay khi phát hiện những biểu hiện bất thường của cơ thể liên quan đến hệ tiêu hóa, bệnh nhân cần chủ động thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và chữa bệnh kịp thời. Chỉ khi nắm vững căn nguyên của vấn đề này, bác sĩ mới có thể vạch ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể.

Bên cạnh việc tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tự cải thiện triệu chứng bằng cách áp dụng những mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời, hiệu quả dưới đây.

1. Mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời bằng trà gừng

Củ gừng vị cay, tính ấm, giàu hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Nhờ đó, vị thuốc này có thể xoa dịu những cơn co thắt cũng như hỗ trợ chữa lành viêm loét ở niêm mạc dạ dày.

Mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời bằng trà gừng
Trà gừng có thể xoa dịu những cơn co thắt cũng như hỗ trợ chữa lành viêm loét ở niêm mạc dạ dày.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 10g gừng tươi
  • Rửa sạch nguyên liệu, vớt ra để ráo, bỏ vỏ và cắt mỏng
  • Hãm gừng tươi trong 1 ly nước sôi khoảng 15 phút
  • Đợi trà nguội bớt, uống thay nước lọc hàng ngày
  • Dùng trước bữa ăn

Lưu ý, vì củ gừng tính nóng nên các bệnh nhân bị trĩ, táo bón nên hạn chế áp dụng mẹo dân gian này.

2. Mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời bằng bột nghệ và mật ong

Củ nghệ có khả năng điều trị thành công nhiều bệnh lý về dạ dày. Với hoạt chất curcumin, loại dược liệu này giúp giảm đau, bảo vệ niêm mạc dạ dày và chữa lành tổn thương vô cùng hiệu nghiệm.

Mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời bằng bột nghệ và mật ong
Mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời bằng bột nghệ và mật ong

Trong khi đó, với nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, mật ong nguyên chất mang đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Đây chính là vị thuốc cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà người bệnh không thể bỏ qua.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất và 2 muỗng cà phê tinh bột nghệ
  • Hòa hai nguyên liệu vào nước ấm, khuấy đều
  • Uống nước bột nghệ – mật ong hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ

3. Mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời bằng hoa cúc La Mã

Với đặc tính kháng khuẩn cực mạnh, hoa cúc La Mã có công dụng an thần, đẩy lùi những cơn co thắt ruột và dạ dày, kích thích giãn cơ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa cũng như cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu.

Mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời bằng hoa cúc La Mã
Hoa cúc La Mã có công dụng an thần, đẩy lùi những cơn co thắt ruột và dạ dày, kích thích giãn cơ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu.

Cách thực hiện

  • Hãm hoa cúc La Mã khô với nước sôi
  • Uống trà lúc đau dạ dày hoặc trước khi đi ngủ
  • Thưởng thức khi còn ấm

4. Mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời bằng lá bạc hà

Lá bạc hà giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Do đó, loại thảo dược này có thể giảm đau và phòng chống hiện tượng co thắt dạ dày.

Lá bạc hà
Lá bạc hà giúp giảm đau và phòng chống hiện tượng co thắt dạ dày.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị vài lá bạc hà tươi
  • Rửa sạch, xay nhuyễn nguyên liệu
  • Chắt lấy tinh chất, lọc bỏ bã
  • Dùng nước cốt bạc hà khi cơn đau xuất hiện

5. Mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời bằng nước/sữa ấm

Đây là một trong những mẹo dân gian an toàn, đơn giản, tiện lợi nhất, có thể áp dụng bất cứ lúc nào, tại bất kỳ nơi đâu. Nhiệt độ ấm áp phù hợp có thể kiểm soát tốt các cơn co thắt.

Sữa ấm
Nhiệt độ phù hợp của sữa ấm có thể kiểm soát tốt các cơn co thắt.
  • Uống nước ấm: Khi bị đau dạ dày, người bệnh hòa một ít muối biển vào ly nước ấm, khuấy đều, sau đó uống từng ngụm chậm rãi.
  • Uống sữa ấm: Bạn pha 1 ly sữa ấm ít đường và dùng từ từ từng ngụm, không uống quá nhiều (điều này sẽ kích thích dạ dày tăng cường tiết dịch vị).

6. Mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời bằng cách chườm nóng

Đây là phương pháp tận dụng nhiệt độ cao để xử lý nhanh gọn triệu chứng đau dạ dày khi chúng đột ngột xuất hiện. Dưới tác dụng của nhiệt độ thích hợp, các cơ vùng bụng sẽ được thư giãn nhẹ nhàng, từ đó xoa dịu cơn đau và tăng cường lưu thông khí huyết.

Chườm nóng
Chườm nóng là phương pháp tận dụng nhiệt độ cao để xử lý nhanh gọn triệu chứng đau dạ dày.

Cách 1

  • Chuẩn bị 1 túi giữ nhiệt, 1 chai thủy tinh chứa đầy nước nóng hoặc 1 chiếc khăn sạch nhúng nước ấm
  • Chườm túi giữ nhiệt/chai thủy tinh/khăn ấm lên vị trí khó chịu trên vùng bụng cho đến khi cơn đau dịu đi

Cách 2

  • Chuẩn bị một chút muối biển, rang nóng và bọc lại trong khăn sạch
  • Nhẹ nhàng chườm khăn chứa muối nóng lên vùng bụng bị đau cho tới khi muối nguội, sau đó rang muối lại rồi chườm tiếp

7. Mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thời bằng cách massage

Các động tác massage đơn giản này giúp giảm đau nhanh chóng, hạn chế hiện tượng co thắt dạ dày và thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở bụng.

Massage bụng
Các động tác massage đơn giản này giúp giảm đau nhanh chóng.

Cách thực hiện

  • Chồng hai bàn tay lên bụng, xoa bóp nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ
  • Khi xoa bóp, bạn dùng lực vừa phải và cố gắng thở bằng bụng thật lâu
  • Hãy nằm ngửa để dễ dàng thực hiện
  • Có thể xoa bóp bằng dầu gió nhằm tăng cường hiệu quả

Một số lưu ý khi áp dụng mẹo giảm đau dạ dày

Tuy giúp cải thiện cơn đau dạ dày ngay lập tức nhưng 7 mẹo dân gian trên không thể điều trị triệu chứng tận gốc. Để hỗ trợ chữa bệnh và ngăn ngừa tái phát, bệnh nhân cần ghi nhớ những vấn đề sau:

  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức khi phát hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến dạ dày và hệ tiêu hóa
  • Lựa chọn dược liệu tự nhiên tươi sạch, an toàn, lành tính và ngâm rửa cẩn thận trước khi sử dụng nhằm phòng tránh ngộ độc
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học: làm việc vừa sức, tập luyện điều độ, nghỉ ngơi đúng giờ
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý: uống nhiều nước, tăng cường bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng chất, chia nhỏ bữa ăn, kiêng cữ đồ ngọt, thức ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc, nước ngọt có ga…
  • Nằm yên hoặc ngồi xuống thoải mái khi cơn đau dạ dày xuất hiện

Bài viết đã cung cấp kiến thức hữu ích về các mẹo giảm đau dạ dày tức thời an toàn, đơn giản. Lưu ý, những cách làm này chỉ có tác dụng đẩy lùi triệu chứng một cách tạm thời và không thể giảm đau lâu dài, triệt để. Vì vậy, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chăm sóc – điều trị hiệu quả, kịp thời.

Cùng chuyên mục

Đau dạ dày đi ngoài lỏng

Đau dạ dày đi ngoài lỏng (Tiêu chảy): Cách khắc phục

Đau dạ dày đi ngoài lỏng là tình trạng hầu như tất cả những người bệnh đều gặp phải. Tuy không quá trầm trọng nhưng nó khiến người bệnh mệt...

Thuốc dạ dày Nhất Nhất có tốt không? Giá bao nhiêu?

Dạ dày Nhất Nhất là thuốc điều trị có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, được sử dụng trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày...

Thuốc dạ dày Tuệ Tĩnh

TPCN Dạ Dày Tuệ Tĩnh: Công dụng và giá bán

Dạ dày Tuệ Tĩnh là Thực phẩm chức năng (TPCN) được nghiên cứu và điều chế hoàn toàn tại Việt Nam. Sản phẩm đem đến tác dụng kiểm soát nhanh...

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Thực tế việc dùng thuốc Tây y đều ít...

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đau dạ dày vào ban đêm không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể. Nếu không tiến hành khắc...

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Thuốc dạ dày Esomeprazol: Thành phần, công dụng, lưu ý

Thuốc Esomeprazol thuộc nhóm ức chế bơm proton, thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày do tăng tiết dịch vị như trào...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn