Các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả?

7+ Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? Có nên uống thuốc?

Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Top 10 thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ em và người lớn tốt nhất

9 căn bệnh về đường tiêu hoá thường gặp, không nên chủ quan

Bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi?

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn: Nguyên nhân, cách xử lý, phòng ngừa

Men tiêu hoá có tác dụng gì? Nên uống men tiêu hoá khi nào?

Men tiêu hóa là một hỗn hợp các enzym khác nhau, có tác dụng chuyển hóa thức ăn và hỗ trợ ổn định đường ruột do bị rối loạn. Dùng đúng cách và đúng liều lượng sẽ giúp loại enzym này phát huy đúng mục đích sử dụng. Ngược lại, dùng sau cách hay lạm dụng có thể làm ảnh hưởng đến đường ruột, thậm chí khởi phát một số triệu chứng tiêu cực không tốt cho sức khỏe.

Men tiêu hóa là gì?
Tìm hiểu những thông tin liên quan đến men tiêu hóa: Khái niệm, thành phần, công dụng và cách sử dụng

Men tiêu hóa là gì?

Men tiêu hóa hay còn được gọi là enzym tiêu hóa. Bản chất của loại enzym này là protein có vai trò phân rã thức ăn được tiếp thụ thành dạng nhũ tương để lớp nhung mao của ruột dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, sau đó được vận chuyển đến hệ thống máu, cung cấp năng lượng cho việc phát triển và phục hồi cơ thể. 

Trong trường hợp, cơ thể không thể tự tổng hợp men hoặc không đủ lượng thì men tiêu hóa lại được hiểu là một sản phẩm chức năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Lúc này có thể hiểu một cách đơn giản, men tiêu hóa là một hợp chất giúp tăng phản ứng hóa học trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Các loại men tiêu hóa được bổ sung ngoài cơ thể có thể được bào chế dưới dạng viên uống, dạng bột và dạng nước. Trong đó, dạng bột là sản phẩm khá phổ biến nhất hiện nay.

Phân loại men tiêu hóa

Men tiêu hóa được các nhà nghiên cứu phân thành 3 loại chính sau:

  • Amylases: Loại men này được tìm thấy ở trong nước bọt và tuyến tủy của con người. Đây là loại enzym có vai trò biến dạng tinh bột sang các dạng đường đơn giản (chẳng hạn như glucose);
  • Proteases: Loại men này sẽ được tiết ra bởi ruột, tuyến tụy và dạ dày. Chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc biến đổi và phân tách đạm hay protein thành peptide và amino acid. Bên cạnh đó, loại enzym này cũng được cơ thể tiết ra khi bụng đói giúp cân bằng đường ruột và hỗ trợ giảm viêm;
  • Lipases: Loại enzym này được tiết ra từ miệng, dạ dày và tuyến tụy. Vai trò của chúng là biến đổi, phân tách chất béo hay mỡ thành acid béo cùng một phân tử glycerol.

Ngoài 3 loại men tiêu hóa trên vẫn còn có nhiều loại men khác ít được biết đến nhưng có vai trò khá quan trọng đối với cơ thể, như:

  • Lactase: Là một loại enzym có mặt trong ruột non với tác dụng chuyển đổi đường sữa khó hấp thụ thành các dạng đường mà cơ thể dễ dàng hấp thụ được;;
  • Pectinase: Đây là một loại enzym tiêu hóa có mặt trong rất nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Chúng đảm nhiệm chức năng phá vỡ, phân tách những carbohydrate và chất xơ khó tiêu của thực vật thành các dạng thức giúp có thể dễ dàng tiêu thụ;
  • Alpha – galactosidase: Loại enzym được lấy từ rau xanh và những loại đậu, có công dụng tiêu hóa carbohydrate;
  • Bromelain và men papain: Hai loại enzym tiêu hóa này được bổ sung từ quả dứa và đu đủ. Khi vào cơ thể, chúng giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn;
  • Cellulase và men hemicellulase: Hai loại men tiêu hóa này có tác dụng quan trọng trong quá trình phân tách và chuyển hóa các carbohydrate và chất xơ thành những dạng phân tử dạng đơn mà cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ được. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển hóa còn giải phóng đồng thời những chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như glucose, vitamin, khoáng chất thiết yếu và chất chống oxy hóa.

Thành phần của men tiêu hóa là gì?

Tùy vào mỗi loại men tiêu hóa mà có thành phần cụ thể phục vụ cho mục đích sử dụng. Dưới đây là thành phần của 4 loại men phổ biến nhất:

– Men protein:

Thành phần chính của men protein là trypsin, chymotrypsin và carboxypolypeptidase. Đây đều là những chất có công dụng giải phóng protein thành các acid amin cần thiết cho cơ thể. Nếu so sánh với các loại men khác thì đây là một loại men tiêu hóa rất phổ biến vì có thể được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau như: biếng ăn, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa:

– Men lipid:

Men lipid có thành chính là lipase, phospholipase và cholesterol esterase. Trong đó, lipase có công dụng là phân giải triglycerid trong thức ăn ở môi trường ruột, chất phospholipase giúp phân giải tất cả các loại phospholipid trong thức ăn, chất cholesterol esterase giúp phân giải este trong cholesterol thành acid béo và sterol dễ hấp thụ. Ngoài ra, loại men tiêu hóa này còn giúp cơ thể kiểm soát tốt một số vấn đề về tim mạch, tiểu đường và béo phì.

– Men glucid:

Maltase là thành phần chúng của men glucid với công dụng phân tách và chuyển hóa tinh bột ở dạng sống thành dạng maltose.

– Men sữa:

Thành phần chính có trong men sữa là caseinogen và một lượng Ca++ vừa đủ. Loại men này có công dụng giải phân protein trong sữa thành dạng kết tủa. Trẻ em dưới 4 tuổi là đối tượng thường dùng men sữa vì dạ dày của con trẻ còn non yếu.

Những công dụng nổi bật của men tiêu hóa

Hiện có không ít công trình nghiên cứu khẳng định men tiêu hóa rất có lợi cho sức khỏe của hầu như đối tượng. Lý do hàng đầu là do enzym tiêu hóa này có chứa các thành phần cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe đường ruột. Một số công dụng nổi bật như:

  •  Hấp thụ tốt các dưỡng chất: Là một trong những công dụng tiêu biểu của men tiêu hóa. Khi sử dụng đủ lượng men tiêu hóa, cơ thể sẽ hấp thụ đủ lượng chất cần thiết từ thức ăn và hạn chế các vấn đề liên quan đến đường ruột;
  • Cải thiện vấn đề liên quan đến rối loạn đường ruột: Enzym tiêu hóa giúp quá trình phân tách và tiêu thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm tại đường ruột và dạ dày được dễ dàng. Nhờ đó là triệu chứng rối loạn tiêu hóa dần được cải thiện;
  • Phòng tránh các bệnh đường ruột: Dùng men tiêu hóa sẽ giúp ruột hoạt động tốt hơn, hấp thụ hết các dưỡng chất được tiêu thụ và tránh đào thải toàn bộ thức ăn ra ngoài. Ngoài ra, loại enzym tiêu hóa còn giúp ngăn ngừa những tổn thương có thể xảy ra ở đường ruột, nhất là tình trạng niêm mạc ruột;
  • Hỗ trợ đối tượng mắc bệnh ung thư: Men tiêu hóa không có tác dụng chữa ung thư nhưng có thể giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, nhóm đối tượng này cần hết sức thận trọng nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Điển hình nhất là mất cảm giác ngon miệng, giảm hấp thụ dinh dưỡng.
Công dụng của men tiêu hóa
Men tiêu hóa có công dụng hỗ trợ cải thiện các vấn đề liên quan đến đường ruột và phòng ngừa bệnh đường ruột phát sinh

Phân biệt men tiêu hóa và men vi sinh

Trên thực tế, men tiêu hóa và men vi sinh là hai khái niệm khác nhau nhưng nhiều người còn nhầm lẫn và chưa phân biệt được công dụng của hai loại men này. Việc phân biệt không đúng sẽ dẫn đến hiện tượng dùng sản phẩm không đúng mục đích, không đúng cách, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

Như vừa được đề cập, men tiêu hóa thực chất là enzym tiêu hóa với tác dụng phân hủy thức ăn thành các dạng dưỡng chất, đồng thời giúp các dạng dưỡng chất này hấp thụ nhanh vào máu. Đối tượng sử dụng enzym tiêu hóa còn bị giới hạn, chủ yếu là đối tượng bị thiếu enzym, có hệ đường ruột yếu kém hoặc người có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thêm một lưu ý khi dùng loại enzym này là không sử dụng lâu dài bởi vì lạm dụng sẽ làm mất cơ chế tự sinh enzym của cơ thể.

Trong khi đó, men vi sinh còn được gọi là probiotics, có tác dụng bổ sung các lợi khuẩn có lợi cho đường ruột. Đồng thời, lấy lại sự cân bằng cho hệ vi sinh, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như rối loạn đường ruột, tiêu chảy, táo bón,… Ngược với men tiêu hóa, men vi sinh hoàn toàn dùng được cho lộ trình dài mà không làm mất đi cơ chế tự sinh của có thể.

Những đối tượng nên và không nên dùng men tiêu hóa

Nhận định từ chuyên gia y tế, người lớn và trẻ nhỏ đều dùng được. Tuy nhiên, những đối tượng sau cần dùng theo chỉ định của bác sĩ:

  • Người có hoạt động enzym tiêu hóa bị rối loạn, nhất là trẻ em vì đối tượng này hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và lượng enzym tiết ra không đủ;
  • Người giảm tiết enzyme;
  • Người mắc chứng thiểu toan;
  • Người giảm toan trong dạ dày;
  • Người bị viêm dạ dày thể teo đét;
  • Người bị rối loạn tiêu hóa do lạm dụng rượu bia, chất kích thích và thuốc kháng sinh;
  • Người bị nhân xơ hóa hay tổn thương vĩnh viễn tuyến nước bọt, viêm tụy mãn tính, mắc hộ chứng ruột ngắn, bị xơ gan,…
Đối tượng dùng được men tiêu hóa
Trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa hoặc lượng enzym tiêu hóa không tiết ra đủ có thể cân nhắn dùng men tiêu hóa

Song song, một số đối tượng khác được khuyến cáo không được dùng men tiêu hóa, bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi vì hệ tiêu hóa chưa ổn định;
  • Người bị tăng tiết acid dạ dày, mắc bệnh viêm tụy, có vấn đề về đại tràng không nên dùng men tiêu hóa. Bởi vì những đối tượng này đang dư thừa lượng men và có hiện tượng phân sống. Việc bổ sung enzym tiêu hóa sẽ khiến hiện tượng phân sống xảy ra liên tục, hoạt tính của các enzym hoạt động mạnh gây phá hủy thành ống tiêu hóa, từ đó khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Người bị tiêu chảy, đi đại tiện phân sống, phân lẫn máu, có triệu chứng đau bụng kèm theo hoặc nôn ra máu;
  • Người bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm độc hoặc bỏng acid.

Còn nhiều đối tượng khác không được dùng men tiêu hóa chưa được cập nhật đầy đủ tại đây. Do đó, bạn cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe hiện tại để nhằm tránh một số phát sinh không may xảy ra.

Nên dùng men tiêu hóa như thế nào là đúng cách?

Sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, bạn cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt một số chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc nhà sản xuất. Vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Men tiêu hóa cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, nhất là khi sử dụng cho trẻ nhỏ.

Trên thực tế, phần lớn các loại men tiêu hóa đều được bào chế dưới tác dụng phá vỡ cấu trúc phân tử của thức ăn để tạo thành dưỡng chất giúp cơ thể hấp thụ. Vì thế, thời điểm thích hợp để dùng loại enzym này theo khuyến nghị của chuyên gia y tế là trước bữa ăn từ 30 – 60 phút. Nếu muốn tối đa hóa hiệu quả của chất bổ sung này thì bạn nên dùng với thực phẩm đồng yếu tố. Chẳng hạn như dùng men amylose trước khi ăn cơm hoặc mì hay dùng men lactose trước khi uống sữa hay các sản phẩm từ sữa,…

Tuyệt đối không được dùng men tiêu hóa khi bụng đói. Bởi lúc này, dạ dày hoàn toàn trống rỗng, nếu tiếp một lượng enzym sẽ làm thay đổi nồng độ acid trong dạ dày, điều này có thể gây kích ứng niêm mạch dạ dày, thậm chí gây viêm loét.

Cách dùng men tiêu hóa
Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để biết rõ hơn cách dùng và lộ trình sử dụng men tiêu hóa

Thêm một lưu ý khác, men tiêu hóa không được phép sử dụng với lộ trình dài. Thông thường, lộ trình tối đa dùng men loại enzym này là 2 tuần. Một số trường hợp có thể dùng hơn 2 tuần nếu có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi việc lạm dụng không những gây phản tác dụng, không đem lại thêm lợi ích gì mà còn làm thay đổi chức năng cơ quan tiêu hóa theo chiều hướng tiêu cực.

Dùng men tiêu hóa có tác dụng phụ không?

Ghi nhận từ báo cáo mới nhất cho biết, việc bổ sung enzym tiêu hóa từ thực phẩm chức năng là rất nhỏ nếu dùng đúng cách và đúng liều lượng. Trường hợp dùng sản phẩm lạm dụng hoặc không đúng chỉ dẫn, có khả năng bạn gặp phải một số triệu chứng bất thường. Điển hình như:

  • Gây kích ứng trên da như phát ban da;
  • Đau dạ dày, đau nhiều ở vùng thượng bị;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Tiêu chảy kéo dài.
Tác dụng phụ khi dùng men tiêu hóa
Dùng men tiêu hóa không đúng liều lượng, lạm dụng hoặc dùng không đúng cách có thể khiến bạn bị tiêu chảy kéo dài

Nếu không may gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng trên, điều đầu tiên bạn nên làm là tạm ngưng việc sử dụng sản phẩm. Sau đó, tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hỗ trợ.

Tóm lại, men tiêu hóa được xem là sản phẩm hỗ trợ ổn định đường ruột với công dụng chính là chuyển hóa thức ăn sang các dạng năng lượng cho cơ thể, chủ yếu là chất bột, đạm đường và chất béo. Khi sử dụng, bạn cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề nhằm tránh các phát sinh không may xảy ra. Tốt hơn hết, bạn nên trao đổi trực tiếp với chuyên gia y tế để hiểu rõ hơn bản chất của sản phẩm này, nhất là khi có ý định cho trẻ nhỏ sử dụng.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cùng chuyên mục

Rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hoá là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề mà bất cứ ai cũng từng gặp với các triệu chứng điển hình như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.. Tuy đây không...

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ 3 tháng tuổi và những điều cần biết

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ 3 tháng tuổi khiến trẻ không chịu ăn uống, táo bón hoặc tiêu chảy dẫn tới tụt cân nhanh, bé quấy khóc nhiều khiến...

thuốc hỗ trợ tiêu hoá

Top 10 thuốc hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ em và người lớn tốt nhất

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề có thể gặp ở tất cả mọi người, từ trẻ em đến người lớn và gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến...

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? Có nên uống thuốc?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì, có thực sự nên uống thuốc hay không là nỗi niềm của bất cứ phụ huynh nào khi thấy con bị...

cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà

7+ Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Áp dụng các cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà có thể giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa làm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn