Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú? Giải đáp
NỘI DUNG BÀI VIẾT
“Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú?” là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú. Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách. Vấn đề mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết được WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) xếp vào nhóm bệnh lý nguy hiểm do muỗi vằn mang mầm bệnh lây nhiễm. Bệnh lý có khả năng lan truyền nhanh chóng và bùng phát thành dịch bệnh. Theo ước tính số trường hợp bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu tăng hơn 30 lần trong 50 năm qua.
Bệnh sốt xuất huyết có thể bùng phát ở mọi đối tượng và có nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh lý khởi phát bởi các biểu thường gặp như:
- Cơn sốt bùng phát đột ngột và rất khó hạ sốt
- Đầu nhức đầu dữ dội
- Đau hốc mắt và các khớp, cơ bắp
- Phát ban trên da
Hiện tượng phát ban do bệnh sốt xuất huyết gây thường tập trung ở bàn chân, bàn tay, cánh tay, chân trong vòng 3 – 4 ngày sau khi khởi phát sốt. Trong một số trường hợp có thể gây chảy máu nhẹ.
Thông thường, các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết sẽ thuyên giảm hẳn sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, lúc này người bệnh có thể gặp vấn đề đông máu. Khi đó, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn xuất huyết nghiêm trọng dẫn đến chảy máu bất thường, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.
Các triệu chứng của bệnh lý có thể xuất hiện sau 5 – 7 ngày bị muỗi vằn nhiễm mầm bệnh đốt. Sau thời gian ủ bệnh có thể khởi phát trong vòng 3 – 14 ngày.
Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú? Giải đáp
“Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú. Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia đầu ngành cho biết, việc mẹ bị sốt xuất huyết vẫn có thể cho con bú.
Trong một số nghiên cứu nhận thấy, nhóm virus gây ra bệnh sốt xuất huyết được tìm thấy trong nguồn sữa mẹ và có nguy cơ lây nhiễm virus. Bên cạnh đó, cũng có ghi nhận trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết được nghi do bú nguồn sữa mẹ đang mắc bệnh lý. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm này chiếm tỷ lệ rất thấp. Theo những đánh giá cho thấy lợi ích từ việc bú sữa mẹ cao hơn so với việc lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết ở trẻ.
Cũng trong một số nghiên cứu khác chỉ ra nguồn sữa mẹ, đặc biệt là sữa non có thể hàm lượng kháng thể chống lại virus gây bệnh sốt xuất huyết cao. Khi trẻ bú mẹ sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ trẻ trước tác nhân gây bệnh này.
Nếu bạn không an tâm khi cho con bú hoặc phải nhập viện theo dõi các biểu hiện bệnh sốt xuất huyết. Lúc này bạn có thể thay thế sữa mẹ, cho bé dùng sữa công thức đến khi cơ thể hồi phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, để dễ dàng hơn trong việc kích thích cơ thể sản xuất sữa, mẹ có dùng những công cụ vắt sữa trong thời gian điều trị bệnh. Sau đó, bạn có thể cho bé trở lại bú sữa mẹ.
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc hiệu điều trị bệnh sốt xuất huyết. Khi mắc bệnh, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa kê toa dùng một số loại thuốc giảm đau và hạ sốt như paracetamol. Đây là loại thuốc có độ an toàn cao đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú. Bên cạnh đó, cần lưu ý tránh sử dụng ibuprofen hay aspirin vì có thể khiến tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành theo dõi tình trạng bệnh lý của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ các triệu chứng khởi phát, sẽ yêu cầu bệnh nhân có nhập viện để điều trị hay không.
Ngoài ra, mỗi người cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết bằng việc tiêu diệt và tránh bị muỗi vằn đốt. Hành động này còn góp phần ngăn ngừa bệnh lý bùng phát thành dịch, lây lan trong cồng động. Mỗi người cần thực hiện công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết như ngủ mùng kể cả ban ngày, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, xung quanh, các vật chứa nước, dùng thuốc chống mũi, kem chống muỗi (lưu ý lựa chọn những sản phẩm phù hợp với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú, trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm).
Một số trường hợp mẹ tránh cho con bú
Bên cạnh vấn đề về bệnh sốt xuất huyết có nên cho con bú không thì bạn cần lưu ý cân nhắc việc cho bé bú sữa mẹ trong những trường hợp sau:
Thời gian mẹ sử dụng các nhóm thuốc kháng sinh
Một số thành phần hoạt chất có trong thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi vị sữa, đồng thời làm giảm hoạt động của tuyến sữa ở mẹ. Việc cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ trong thời gian sử dụng kháng sinh thường sẽ khiến bé sợ mùi sữa mẹ và không tiếp tục bú.
Ngoài ra, một số thành phần có trong thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện và sức khỏe của trẻ sơ sinh. Dù chỉ một lượng nhỏ hàm lượng cũng có thể gây tác động tiêu cực đến cơ thể non nớt của bé.
Mẹ đang mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch và tiểu đường
Theo các chuyên gia đầu ngành, với những trường hợp mẹ bị bệnh liên quan đến tim mạch và tiểu đường cần ngưng cho trẻ bú sữa mẹ. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể đồng thời kết hợp ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh để giúp phục hồi thể trạng nhanh chóng.
Mẹ bị viêm tuyến vú
Với những trường hợp bị viêm tuyến vú sẽ chống chỉ định cho con bú. Bởi khi bệnh lý khởi phát, những vi khuẩn gây bệnh sẽ tấn công vào nguồn sữa mẹ. Nếu tiếp tục cho bé bú sẽ tạo điều kiện cho những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây ra các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.
Mẹ mắc các vấn đề về thần kinh
Trường hợp mẹ bị mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh khi cho bé bú sữa có thể gây ra các tổn thương ở cơ thể bé và phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, trong nguồn sữa của mẹ khi bệnh thần kinh sẽ chứa các thành phần hoạt chất thuốc không tốt cho sức khỏe và sự phát triển tổng thể của trẻ. Từ đó có thể gây ra các triệu chứng ở trẻ như phát ban toàn thân, bé ngủ nhiều, thèm ngủ,…
Mẹ bị bệnh viêm gan B
Sản phụ mắc bệnh viêm gan B cần tránh cho bé sử dụng nguồn sữa của mình. Theo các chuyên gia đầu ngành, chất HbsAg tồn tại trên bề mặt của chủng virus HBV (đây được xem là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm gan B) tồn tại trong máu của sản phụ có nguy cơ lây nhiễm vào tuyến sữa. Từ con đường này có thể xâm nhập vào cơ thể của bé và khởi phát bệnh.
Sau khi người mẹ lao động nặng nhọc
Việc tập luyện, vận động hay lao động nặng nhọc sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản sinh sữa. Theo đó, các chuyên gia đầu ngành đã cho thấy, khi sản sản vận động quá sức có thể khích thích cơ thể tiết ra Acid Lactic (axit sữa). Loại axit này có thể khiến sữa mẹ bị chua và khi trẻ hấp thụ có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó chịu.
Trường hợp mẹ đang xạ trị ung thư
Những trường hợp sản phụ đang tiến hành điều trị bệnh ung thư theo phương pháp xạ trị, cần ngưng cho bé bú sữa mẹ. Bởi điều này có thể làm biến đổi chức năng hoạt động tuyến giáp của trẻ. Sau khi xạ trị mẹ có thể trở lại cho bé bú, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Mẹ tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại
Đây cũng là một trong những lý do tại sao khi mẹ bị bệnh sốt xuất huyết không nên cho bé bú sữa. Bởi trong quá trình diệt trừ muỗi vằn (mầm bệnh gây sốt xuất huyết) với thuốc hóa học hay mẹ làm việc trong môi trường chứa các chất độc hại, ô nhiễm môi trường sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc ở trẻ qua đường sữa mẹ.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú?”. Theo các chuyên gia, việc mẹ bị bệnh sốt xuất huyết vẫn có thể cho bé bú. Tuy nhiên, để đảm đảm an toàn tuyệt đối cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý thực hiện các biện giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!