Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp
NỘI DUNG BÀI VIẾT
“Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú?” là câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm, nhất là đang trong giai đoạn cho con dùng sữa mẹ. Cảm lạnh tuy là bệnh lý thường gặp, không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nhưng với với những sản phụ đang cho con bú khi mắc bệnh lý có thể hưởng đến sức khỏe của bé. Theo các chuyên gia, virus gây cảm lạnh không có khả năng lây nhiễm qua tuyến sữa mẹ nhưng có nguy cơ lây qua đường hô hấp.
Bệnh cảm lạnh khởi phát do đâu?
Cảm lạnh là một trong những bệnh lý phổ biến liên quan đến đường hô hấp. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý là do sự tấn công virus, chủ yếu là chủng rhinovirus. Bên cạnh đó, các chuyên gia đầu ngành còn tìm ra hơn 200 chủng virus có khả năng làm khởi phát các triệu chứng bệnh cảm lạnh. Đây cũng là nguyên do bệnh lý có thể tái đi tái lại nhiều lần.
Cảm lạnh là căn bệnh truyền nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua đường hô hấp, dịch tiết mũi họng, nước bọt khi người bệnh ho, hắt hơi. Hoặc có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc với những vật dụng chứa virus gây bệnh rồi đưa lên mắt, mũi và miệng.
Hầu hết các trường hợp bị cảm lạnh sẽ tự thuyên giảm hoàn toàn sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, với đối tượng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu nên có khả năng nhiễm bệnh từ mẹ và những người xung quanh bị cảm lạnh. Trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng có thể gây tử vong bởi các biến chứng phát sinh.
Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp
Theo các chuyên gia đầu ngành nhận thấy, virus gây cảm lạnh mẩn cảm với đường hô hấp. Bởi tại đây, chúng có thể bám dính một cách dễ dàng và xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp bị virus bám dính đều gây bệnh.
Virus trước khi tấn công vào cơ thể gây bệnh phải vượt qua các hàng rào bảo vệ trong dịch nhầy ở đường hô hấp. Sau khi vượt qua được, chúng sẽ đi vào máu và làm khởi phát hiện tượng nhiễm virus huyết. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vấn chưa có minh chứng khoa học nào về việc virus cúm có khả năng lây qua đường sữa mẹ.
Để giải đáp vấn đề “Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú?”. Các chuyên gia đầu ngành cho rằng việc mẹ bị bệnh cảm lạnh vẫn có thể tiếp tục nuôi con bằng sữa. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển toàn diện cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, các thành phần dưỡng chất có trong sữa mẹ còn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân bệnh.
Tuy nhiên, như đã đề cập bệnh cảm lạnh có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp. Do đó, khi mẹ mắc bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bé thông qua tiếp xúc, chăm sóc hàng ngày. Vì vậy, lúc này mẹ cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh cảm lạnh lây nhiễm cho con. Đồng thời tiến hành điều trị hợp lý, theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Một số biện pháp chữa bệnh cảm lạnh tại nhà
Cảm lạnh là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp phổ biến và có xu hướng tự thuyên giảm hoàn toàn sau 7 – 10 ngày mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, để khắc phục các triệu chứng khó chịu cũng như rút ngắn thời gian chữa trị để trở lại việc nuôi con bằng sữa mẹ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Tham khảo các loại thuốc không kê đơn
Trên thị trường hiện nay cung cấp các nhóm thuốc điều trị cảm lạnh, tuy nhiên không phải loại nào cũng phù hợp với mẹ bỉm sữa đang trong giai đoạn cho con bú. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa một số loại thuốc không kê đơn, chữa cảm lạnh hiệu quả.
Dưới đây là một số loại thuốc khắc phục các triệu chứng bệnh lý thường được bác sĩ sử dụng:
- Acetaminophen/Paracetamol: Thuốc thường được sử dụng chữa cảm lạnh trong thời gian cho trẻ bú mẹ. Paracetamol chứa thành phần hoạt chất giúp hạ sốt, giảm đau có thể đi vào sữa mẹ nhưng không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
- Ibuprofen: Thuốc có độ an toàn cao đối với sản phụ đang nuôi con với sữa mẹ. Ibuprofen thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid, có tác dụng hạ sốt, giảm đau đầu do cảm lạnh gây ra. Các hợp chất trong thuốc đi vào sữa mẹ an toàn với trẻ sơ sinh nhưng không được khuyến khích với người bị hen suyễn, viêm loét dạ dày.
- Dextromethorphan: Nằm trong nhóm thuốc chữa cảm lạnh phù hợp với đối tượng phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên, với những trường hợp bị bệnh gan, hen suyễn, tiểu đường hay viêm phế quản mãn tính tránh sử dụng dextromethorphan.
- Amoxicillin: Thuốc thường được bác sĩ sử dụng trong điều trị cảm lạnh và bệnh viêm xoang. Những hợp chất có trong Amoxicillin được đánh giá lành tính, an toàn cho mẹ và trẻ sơ sinh, hạn chế phát sinh các tác dụng trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, thuốc thuộc nhóm kháng sinh do đó người bệnh chỉ sử dụng sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất sử dụng.
- Kẽm gluconat: Hợp chất này thường được bác sĩ chuyên khoa sử dụng trong các loại thuốc chữa cảm lạnh, cảm cúm và được tìm thấy ở những dạng chai xịt thông mũi hay viên uống dạng nên. Liều dùng tiêu chuẩn với Kẽm gluconat là 12mg/ ngày và cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
Áp dụng các biện pháp chăm sóc khác
Bên cạnh tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sử dụng các loại thuốc không kê đơn chữa cảm lạnh. Mẹ bỉm sữa có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng. Cụ thể:
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ kết hợp thư giãn để giúp tăng cường sức khỏe, lấy lại sức
- Mỗi ngày súc miệng, súc họng với nước muối pha loãng để tiêu diệt vi khuẩn
- Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch
- Mẹ bỉm sữa có thể pha nước chanh với mật ong nguyên chất uống mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng cháo giảm cảm. Cháo tía tô, cháo hành thái sợi nhuyễn, thêm ít gừng thái sợi vào. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thêm trứng hoặc thịt bằm vào cháo để tăng độ dinh dưỡng của món ăn.
Mẹ bị cảm lạnh cần lưu ý những gì?
Trong khi nguồn sữa mẹ cung cấp những kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ thì những tác nhân từ bên ngoài lại làm tăng khả năng mang mầm bệnh tấn công bé. Do đó, trong thời gian nhiễm bệnh, mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh tay, chân sạch với xà phòng sát khuẩn trước khi tiếp xúc với bé. Điều này sẽ giúp loại bỏ các mầm bệnh có thể lây lan và nhiễm bệnh cho bé. Ngoài ra, những người tiếp xúc trực tiếp với bé cũng cần vệ sinh sạch tay chân với xà phòng.
- Chủ động mang khẩu trang khi cho bé bú, bởi điều này vô cùng quan trọng. Việc mang khẩu trang sẽ giúp hạn chế tối đa sự lây lan của virus gây bệnh cảm lạnh và một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp khác sang cho bé thông qua khô khí, dịch tiết khi hắt hơi hoặc ho.
- Hạn chế gần gũi với con khi bị cảm lạnh sẽ giúp trẻ phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế âu yếm bé, luôn mang khẩu trang khi tiếp xúc với bé để đảm bảo an toàn.
- Trường hợp các triệu chứng bệnh cảm lạnh tiến triển nặng nề. Lúc này bạn cần ngưng cho trẻ bú và thông báo với bác sĩ để được thăm khám và điều trị hợp lý. Đến khi tình trạng sức khỏe ổn định mới cho trẻ bú lại.
Thông tin bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú?” và một số biện pháp cải thiện cũng như lưu ý trong quá trình điều trị bệnh. Theo các chuyên gia đầu ngành, trường hợp mẹ bị cảm lạnh vẫn có thể cho con bú, bởi virus cảm lạnh không lây qua đường sữa mẹ. Tuy nhiên, chủng vius này có thể lây qua đường hô hấp, do đó mẹ cần thận trọng trong quá trình chăm sóc cũng như cho con bú.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!