Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

“Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh?” là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Bởi mang thai lần 2 có các điểm khác biệt hơn so với lần đầu tiên, do đó dân gian hay gọi mẹ con so (sinh lần 1) và mẹ con rạ (sinh lần 2) để phân biệt. Theo các chuyên gia đầu ngành, thời gian sinh con ở lần mang thai thứ 2 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp
Theo các chuyên gia đầu ngành, thời gian sinh con ở lần mang thai thứ 2 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Theo các chuyên gia, về vấn đề “Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh?” còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như con thứ 2 bạn sinh mổ hay sinh đẻ, tình trạng sức khỏe của mẹ và bé sẽ quyết định sinh sớm hay sinh muộn. Ngoài ra, thời gian mang thai và sinh con lần thứ 2 không bị ảnh hưởng bởi lần mang thai đầu tiên.

Do đó, nếu tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và cả thai nhi đều ổn định thì sẽ dự sinh ở khoảng 36 đến 40 tuần. Với những trường hợp sinh mổ, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám, căn cứ vào kết quả khám sẽ cho biết ngày dự sinh cũng như quyết định ngày tiến hành mổ.

Ngoài ra, với những mẹ bầu đã từng sinh non, thường sẽ có khả năng sinh non ở lần thứ 2. Do đó, bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa hợp lý, đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi đủ tháng sinh nở. Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu ra máu bất thường, đau bụng dưới khó chịu, lúc này mẹ bầu cần liên hệ với bác sĩ để được tiến hành thăm khám.

Như vậy, thời gian mẹ bầu mang thai lần 2 và dự sinh sẽ diễn ra như bình thường nếu đáp ứng đủ các điều kiện như thể trạng, sức khỏe của mẹ và thai nhi ổn định. Điều cần thiết khi chuẩn bị sinh con lần thứ 2 là người bệnh cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe, những dấu hiệu bất thường trước thời gian dự kiến dự sinh. Nhằm phát hiện và kiểm soát những vấn đề bất lợi cho thai nhi cũng như quá trình sinh nở nhanh chóng.

Những khác biệt khi mang lần 2 so với lần đầu

Bên cạnh thời gian sinh con khi mang thai lần 2, nhiều mẹ bầu quan tâm những khác biệt khi mang thai lần 2 và lần đầu. Bởi điều này sẽ giúp bà bầu chủ động hơn, tạo tâm lý thoải mái hơn so với lần đầu tiên có con. Dưới đây là một số điểm khác biệt trên cơ thể mẹ bầu ở lần mang thai thứ 2 so với lần đầu tiên:

1. Ít triệu chứng ốm nghén hơn nhưng cơ thể mệt mỏi hơn

Khi mang thai lần thứ 2, cơ thể của mẹ bầu đã dần có sự thích nghi, do đó những biểu hiện ốm nghén sẽ giảm dần đi nhưng tình trạng mệt mỏi sẽ tăng lên bởi phải dành thời gian cho bé đầu tiên. Bên cạnh đó, hiện tượng giãn tĩnh mạch có thể trở nên nặng nề hơn, xuất hiện những cơn co thắt với tần suất cao hơn so với lần mang thai trước đó.

Với những trường hợp mang thai lần đầu có thể đi giày cao gót từ 3 – 4cm thì ở lần tiếp theo, mẹ bầu hầu như chỉ có thể mang giày bệt vì tình trạng đau nhức trở nên nặng nề hơn. Hầu hết các mẹ bầu có xu hướng đau nhức xương mu, đau lưng, bị chuột rút và phù nề nhiều hơn. Những biểu hiện này có thể làm suy giảm giấc ngủ ở phụ nữ mang thai, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi.

2. Bụng bầu lộ sớm hơn

Những khác biệt khi mang lần 2 so với lần đầu
Nếu ở lần mang thai đầu tiên, khoảng 4 – 5 tháng bụng bầu của chị em mới lộ rõ thì ở lần thứ 2, khoảng tuần thứ 7 có thể nhìn rõ sự khác biệt ở vòng 2

Nếu ở lần mang thai đầu tiên, khoảng 4 – 5 tháng bụng bầu của chị em mới lộ rõ thì ở lần thứ 2, khoảng tuần thứ 7 có thể nhìn rõ sự khác biệt ở vòng 2. Theo các chuyên gia đầu ngành, nguyên nhân của hiện tượng này có thể do thai nhi lần thứ 2 có xu hướng lớn hơn bé đầu tiên. Tuy nhiên, đa phần là do cơ thể người mẹ sau khi trải qua lần sinh nở đầu tiên đã có dấu hiệu chảy xệ hơn.

3. Mẹ bầu sẽ cảm nhận được thai nhi chuyển động sớm hơn

Khi mang thai lần đầu tiên, mẹ bầu sẽ cảm nhận được thai nhi chuyển động từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Tuy nhiên, trong những lần sau đó, bạn có thể thấy con chuyển động sớm hơn vào tháng thứ 4 hoặc thậm chí là tháng thứ 3 của thai kỳ. Lý giải hiện tượng này, các chuyên gia cho biết, phụ nữ khi mang thai lần thứ 2 sẽ nhạy cảm hơn so với lần đầu tiên nên cảm nhận được chuyển động của con là điều bình thường.

4. Thai thấp hơn so với lần đầu

Ở lần thứ 2 thai sẽ có xu hướng thấp hơn lần đầu tiên. Nguyên nhân chính là do cơ bụng của mẹ bầu bị kéo giãn trong lần có thai đầu nên vào những lần kế tiếp, thai nhi sẽ có xu hướng tụt xuống thấp. Bên cạnh những lợi thế như giúp chị em ăn uống dễ dàng hơn, thoải mái, dễ thở hơn thì tình trạng thai thấp có thể gây ra chứng đi tiểu thường xuyên và bị đau vùng chậu do bị tăng áp lực tại những cơ quan này.

5. Sinh thường dễ hơn

Theo các chuyên gia, khi cơ thể phụ nữ trải qua một lần sinh nở, lúc này cổ tử cung sẽ có xu hướng giãn nhiều hơn. Do đó, khi sinh con ở những lần kế tiếp sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thời gian chuyển dạ cũng sẽ nhanh hơn ở lần đầu, mẹ bầu sẽ hạn chế mất sức. Thông thường, nếu thời gian chuyển dạ ở lần sinh con lần đầu tiên từ 12 – 24 giờ thì ở lần sinh thứ 2 sẽ rút ngắn còn khoảng 6 – 8 giờ. Với những trường hợp mẹ bầu sinh mổ lần đầu, trong lần mang thai tiếp theo có thể chủ động lựa chọn phương pháp sinh mổ sau khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Một số lưu ý trong quá trình mang thai lần 2

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, trong quá trình mang thai lần 2, đồng thời ngăn ngừa những vấn đề phát sinh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Một số lưu ý trong quá trình mang thai lần 2
Tiến hành tiêm ngừa một số vắc-xin khi mang thai lần 2 theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa như vắc-xin cúm, uốn ván, ho gà, bạch hầu, viêm gan B,…
  • Tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về các xét nghiệm như nhóm máu, nước tiểu, rubella, huyết đồ, đường huyết khi đói, sàng lọc hội chứng Down, dung đường của thai kỳ,…
  • Thực hiện tiêm phòng trước khi mang thai là điều cần thiết đối cho cả mẹ vè thai nhi, bao gồm mang thai lần 2. Mẹ bầu cần tiêm phòng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa như vắc-xin cúm, uốn ván, ho gà, bạch hầu, viêm gan B,…
  • Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi như axit folic, canxi, sắt, chất xơ, tinh bột, các nhóm vitamin cần thiết,… Đồng thời, cần tránh xa những loại thực phẩm chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, cay nóng, những thức uống chứa các chất kích thích như bia rượu, nước có gas,…
  • Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý cho bé lớn, giúp con làm quen với sự có mặt của em nhỏ, đồng thời nên tập cho con thói quen ngủ phòng riêng, điều này sẽ giúp con tự lập hơn.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh?” cũng như những thay đổi ở cơ thể người mẹ ở lần sinh thứ nhất và thứ 2. Hy vọng thông tin bài viết sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn trong quá trình mang thai, hạn chế lo lắng, áp lực. Trong trường hợp phát sinh các vấn đề bất thường, cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và kiểm soát kịp thời.

Cùng chuyên mục

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bị cảm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Tuy nhiên lúc này việc...

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO giúp mẹ bầu dễ dàng hơn trong việc theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Bên...

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Với nguồn dinh dưỡng phong phú và dồi dào, giá đỗ có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời: tăng cường mật độ xương, thúc đẩy quá...

phù chân khi mang thai

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Phù chân khi mang thai là triệu chứng rất nhiều bà bầu gặp phải, đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ. Đây là hiện tượng khá phổ biến...

Dấu hiệu mang thai tuần đầu

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Làm thế nào để nhận biết được mang thai ngay sau khi quan hệ nếu không có biện pháp phòng tránh là điều mà các cô nàng cực kỳ băn...

mang thai tháng đầu nên uống sữa gì

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Các bác sĩ khuyến khích phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm canxi và một số khoáng chất qua các loại sữa trong suốt thai kỳ để thai nhi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn