Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Mang thai bao lâu thì bị nghén? Ốm nghén từ tuần thứ mấy?

Mang thai bao lâu thì bị nghén là hiện tượng phổ biến được nhiều chị em quan tâm trong giai đoạn thai kì. Triệu chứng ốm nghén thường mang lại những cảm giác khó chịu và khác nhau ở mỗi người. Theo đó, chứng ốm nghén thường biểu hiện nổi bật nhất là tình trạng buồn nôn và nôn ói.

Ốm nghén khi mang thai là gì?

Ốm nghén là tình trạng hay gặp ở phụ nữ mang thai trong những tháng đầu, nó bao gồm các triệu chứng như: buồn nôn, nôn mửa, mất ngủ,… Các triệu chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày và sẽ kéo theo tình trạng khó chịu, đầy hơi ở bụng. Khi mới bắt đầu có thai thì tình trạng này xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, nó không làm hại gì đến thai nhi nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người mẹ.

Ốm nghén khi mang thai là gì?
Khi mới bắt đầu có thai thì tình trạng ốm nghén xảy ra rất phổ biến

Dựa vào mức độ của các triệu chứng mà người ta chia ốm nghén thành hai loại:

  • Nghén thông thường: Có khoảng 80% các bà bầu bị nghén dạng này. Theo đó, các bà bầu trong giai đoạn này thường cảm thấy rất mệt mỏi do các cơn nôn ói. Nhưng tình trạng này chỉ xảy ra ở mức vừa phải, vẫn giữ được thức ăn trong dạ dày. Vì vậy, các sản phụ thường ít bị sụt cân, đồng thời sau một thời gian ngắn, các biểu hiện này sẽ tự động giảm dần rồi biến mất.
  • Nghén nặng: Có rất ít trường hợp mắc phải triệu chứng này khoảng 1 – 1,5%. Trong quá trình bị thai hành, các bà bầu thường bị ốm nghén với mức độ rất trầm trọng vì thế nên thức ăn thường bị tống hết ra ngoài. Đồng thời, các bà bầu thường sẽ bị sụt cân rất nhiều do liên tục nôn ói sau khi ăn và có thể bị giảm từ 1 – 2 kg. Cơ thể bị suy nhược nên các bà bầu thường rất hay mệt mỏi, chống mặt, những biểu hiện này có thể kéo dài cho đến khi sinh nở.

Mang thai bao lâu thì bị nghén? Ốm nghén từ tuần thứ mấy?

Trong suốt quá trình mang thai, hầu hết các bà bầu đều phải trải qua giai đoạn ốm nghén. Vì có sự khác biệt giữa cơ địa và thể trạng mà mỗi bà bầu có thể sẽ bị nghén sớm hoặc muộn, nặng hoặc nhẹ. Trong đó, ốm nghén có thể đi cùng với những triệu chứng như thèm ăn hoặc chán ăn, nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt.

Mang thai bao lâu thì bị nghén? Ốm nghén từ tuần thứ mấy?
Ốm nghén thường có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4 – 6 hoặc trễ nhất là vào khoảng tuần 8 – 12

Ốm nghén là tình trạng gây ra sự gia tăng đột ngột của hormone Gonadotropin được phóng thích ồ ạt từ nhau thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Những biểu hiện này thường có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4 – 6 hoặc trễ nhất là vào khoảng tuần 8 – 12. Một sản phụ bị ốm nghén nặng, kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng, có trường hợp kéo dài suốt cả chu kỳ. sớm

Rất nhiều chị em khổ sở và sợ hãi vì tình trạng ốm nghén khi mang thai. Tuy nhiên, đây chỉ là một hiện tượng bình thường xuất hiện trong thai kỳ. Có những mẹ bầu có cơn ốm nghén chỉ biểu hiện thoáng qua, nhẹ nhàng nhưng có những trường hợp nghén rất nghiêm trọng và kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mẹ. Vì vậy, trong quá trình thai kỳ, các mẹ bầu nên đi kiểm tra sức khỏe định kì, vừa hạn chế được những biến chứng của ốm nghén vừa phát hiện sớm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

Triệu chứng ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén là một biểu hiện không thể thiếu trong quá trình mang thai. Đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu nó diễn ra trầm trọng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu. Vì thế, bạn cần tìm hiểu rõ những biểu hiện để chuẩn bị tâm lý cũng như chế ăn uống phù hợp trước khi bước vào thai nghén.

Triệu chứng ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén là một biểu hiện không thể thiếu trong quá trình mang thai.

Cụ thể, các triệu chứng này bao gồm:

  •  Buồn nôn và nôn: Tình trạng này xảy ra khi có sự kích thích về mùi, vị của các loại thực phẩm như thịt, cá còn sống,… Đây là biểu hiện của thai phụ khi mang thai do tình trạng thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Lúc này, thai nhi đang bắt đầu hình thành và phát triển trong bụng mẹ.
  • Mệt mỏi, mất sức: Trong giai đoạn đầu khi mang thai, các mẹ bầu thường ở trong trạng thái chán nản, không muốn làm gì. Kèm theo đó là các triệu chứng luôn bị chóng mặt, hoa mắt, nặng hơn là sụt cân vì không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Lúc này, các sản phụ nên cố gắng ăn uống để bồi bổ cơ thể và tránh suy nhược.
  • Không ăn uống được: Sự nhạy cảm với các mùi vị của thức ăn khiến các mẹ bầu ăn không ngon và thường tỏ ra rất chán ăn. Họ thường rất sợ cảm giác buồn nôn khi ngửi thấy những mùi này. Nhiều bà mẹ cố gắng ăn cho đủ chất nhưng lại bị nôn ra hết, tình trạng này xảy ra nhiều lần sẽ làm cho cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Vì vậy, các bà mẹ nên tìm hiểu thêm những biện pháp hỗ trợ để việc ăn uống không còn là nổi ám ảnh khi mang thai.
  • Sốt, ho: Đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến khi ốm nghén. Lúc này, mẹ bầu không nên tự ý uống thuốc cảm và tuyệt đối không dùng bất cứ phương pháp giảm bệnh nào mà không được sự cho phép của bác sĩ. Một số loại thuốc, nếu dùng không phù hợp và đúng cách thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng sảy ngoài ý muốn. Vì thế, bạn nên đi khám trực tiếp ở bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được nghe tư vấn uống thuốc và chỉ định các loại thuốc dành riêng cho bà bầu.

Ngoài ra, các mẹ bầu còn có thể gặp phải một số các triệu chứng như: đầy bụng, tụt huyết áp, nhức đầu,… Lúc này, bạn hãy dành thời gian nhiều hơn để nghỉ ngơi, thư giãn thật nhiều, tránh làm việc quá sức để cơ thể không bị suy nhược.

Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mặc dù ốm nghén là một trong những biểu hiện khiến các bà mẹ cảm thấy rất khó chịu trong quá trình mang bầu. Tuy nhiên, cơ chế này xuất hiện là một điều tự nhiên mang lại cho thai nhi trong bụng rất nhiều lợi ích.

Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ốm nghén xuất hiện là một điều tự nhiên mang lại cho thai nhi trong bụng rất nhiều lợi ích.

Theo các nghiên cứu chuyên môn cho rằng, những bà mẹ từng trải qua các ốm nghén trong thai kỳ thì em bé sinh ra sẽ có chỉ số thông minh cao hơn những em bé khác. Đồng thời, những em bé này ít có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, cân nặng và chiều dài sẽ vượt trội hơn. Hơn nữa, chứng ốm nghén còn là biểu hiện của phản ứng thích nghi để bảo vệ thai nhi trong bụng mẹ. Bởi khi các mẹ bầu nôn ói, các độc tố sẽ theo đó đi ra ngoài, giải phóng khỏi cơ thể bé, hạn chế trẻ sơ sinh bị khô da.

Ngoài ra, ốm nghén trong giai mang thai có thể giúp hạn chế tỉ lệ sảy thai trong thời gian đầu so với các bà mẹ không hề xảy ra hiện tượng này. Các nhà khoa học tin rằng, ốm nghén chính là cơ chế bảo vệ thai nhi trước những rủi ro không mong muốn. Hiện tượng ốm nghén thông thường xuất hiện từ 6 và kết thúc ở tuần 12 đối với những người bình thường, đây là khoảng thời gian não bộ thai nhi đang được hình thành, do đó nhiều chuyên gia cho biết, ốm nghén có thể ảnh hưởng tốt đến chỉ số IQ của em bé sau này.

Ốm nghén trong quá tình mang thai có nguy hiểm?

Hầu như trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường trải qua các giai đoạn với nhiều mức độ khác nhau. Ốm nghén tùy thuộc vào hormone điều hòa tuyến sinh dục và thông thường nó không gây nguy hiểm gì cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trên thực tế, một số mẹ bầu phải đối mặt với những hiện tượng ốm nghén nghiêm trọng và kéo dài quá mức bình thường. Những điều này hoàn toàn có thể gây hại nguy hiểm đến sức khỏe người mẹ và thai nhi.

Ốm nghén trong quá tình mang thai có nguy hiểm?
Hầu như trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường trải qua các giai đoạn với nhiều mức độ khác nhau.

Nếu trường hợp thai nghén của bạn kèm theo những dấu hiệu sau đây thì nên đến ngay bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Cân nặng giảm xuống 5% tổng khối lượng cơ thể.
  • Nôn ra máu.
  • Trần cảm.
  • Thấy ảo giác.
  • Có các dấu hiệu mất nước do khó khăn trong ăn uống dẫn đến đi tiểu ít hoặc khó tiểu.
  • Mất ngủ, mệt mỏi, không thể ăn uống bất cứ thứ gì kể cả nước lọc.
  • Cơ thể yếu ớt, không có sức sống.
  • Không thể tập trung làm việc một cách bình thường.
  • Căng thẳng kéo dài.

Ốm nghén quá nặng có thể khiến cơ thể người mẹ bị ảnh hưởng rất trầm trọng, vì thế bạn không nên chủ quan. Lúc này, các bà mẹ cần đi khám bác sĩ ngay, đôi khi cần nhập viện để thực hiện các phương pháp hỗ trợ truyền chất dinh dưỡng vào cơ thể.

Lưu ý khi bị ốm nghén trong quá trình mang thai

Các triệu chứng thai nghén luôn gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt cũng như công việc của người mẹ. Nhưng đây chỉ là những biểu hiện tạm thời và sẽ khỏi nhanh khi thai nhi dần phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh việc chữa trị ốm nghén, bạn cần tuân thủ thêm một số nguyên tắc sau đây để hạn chế tình trạng ốm nghén khi mang thai:

  • Không để bụng rỗng vào buổi sáng. Ngay sau khi thức dậy, bạn hãy ăn một ít bánh mì hoặc bánh quy.
  • Chia nhỏ các bữa ăn từ 6 – 7 bữa trong một ngày với một lượng ít, làm như thế sẽ giảm được tối đa chứng buồn nôn khi mang thai.
  • Nên dùng những món ăn nhạt như chế độ ăn kiêng bao gồm chuối, gạo, táo, bánh mì nướng và trà. Các loại thực phẩm này rất ít chất béo vì vậy giúp thai phụ dễ dàng tiêu hóa hơn, hạn chế được tình trạng nôn ói.
  • Không nên uống nước sau bữa ăn mà nên đợi từ 20 – 30 phút hãy uống.
  • Nuế uống nước lọc mà bạn vẫn cảm thấy buồn nôn thì bạn nên đổi sang các loại thức uống từ hoa quả hoặc trà thảo mộc như: nước cam, chanh, trà gừng.
  • Không nên ăn đồ ăn quá cay, các món được muối chua, lên men.

Hiện tượng mang thai kèm với ốm nghén chỉ là triệu chứng tạm thời. Phần lớn các mẹ bầu có thể khỏi khi bước vào giai đoạn thứ hai của thai kỳ. Vì vậy, các bà mẹ không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là hãy theo dõi tình trạng của mình, nếu có bất kỳ biểu hiện lạ nào thì nên báo ngay cho bác sĩ. Chúc các mẹ bầu có thật nhiều sức khỏe.

Cùng chuyên mục

12 nguyên nhân khiến mẹ bầu ra dịch nâu khi mang thai

Ra dịch màu nâu khi mang thai do đâu? Nguy hiểm không?

Ra dịch màu nâu khi mang thai liệu có nguy hiểm không? Đây là một trong những thắc mắc phổ biến nhất của các chị em trong suốt thai kỳ. ...

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm: Cách chăm sóc, điều trị

Nhận biết sớm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu chủ động được trong cách chăm sóc và điều trị. Trường hợp...

Bà bầu bị đau bụng bên phải ngang rốn có phải dấu hiệu động thai?

Đau bụng luôn là một trong những triệu chứng khiến các bà bầu lo lắng trong quá trình thai kỳ. Tình trạng này có thể là cảnh báo bởi một...

Đi tiểu nhiều lần có phải mang thai? [GIẢI ĐÁP]

Đi tiểu nhiều lần có phải mang thai? cũng là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ khi gặp tình trạng đi tiểu quá nhiều lần trong ngày....

Bà bầu khạc đờm ra máu có sao không? Nguy hiểm không?

Bà bầu khạc đờm ra máu có sao không là thắc mắc của rất nhiều người. Tình trạng này thường xảy ra khi thời tiết trở lạnh và thường là...

8 Thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu vừa tốt vừa an toàn

Canxi là khoáng chất thiết yếu rất cần cho cơ thể của bà bầu. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai thường khiến cho người phụ nữ bị thiếu hụt...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn