Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Mang thai 3 tháng giữa có quan hệ được không? An toàn không?

Mang thai 3 tháng giữa có quan hệ được không? Liệu “chuyện ấy” trong thai kỳ có thực sự an toàn cho thai nhi trong bụng mẹ hay không? Một số thông tin dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu yên tâm hơn khi gần gũi với anh xã.

Mang thai 3 tháng giữa có quan hệ được không? An toàn không?

Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, bạn có thể quan hệ bình thường và đều đặn. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên lưu ý về vấn đề sức khỏe bản thân và thai nhi trong bụng. Lựa chọn những tư thế phù hợp để không gây ảnh hưởng cho bé.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, tính từ tuần thứ 14 đến tuần 27, lúc này tứ chi (tay, chân) của bé đã hình thành gần như toàn bộ. Bước qua giai đoạn này hầu hết các mẹ bầu cũng sẽ không còn các triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi nữa. Đây cũng là thời điểm các mẹ sẵn sàng hơn cho những cuộc “yêu” cùng anh xã.

Yên tâm hơn vì trong bụng mẹ, bé đã được bao bọc rất kỹ trong tử cung, bên cạnh đó còn có nước ối giúp chống sốc tự nhiên. Vì thế, trong 3 tháng này khi vợ chồng có quan hệ cũng không tác động nhiều đến bé.

Mang thai 3 tháng giữa có quan hệ được không?
Quan hệ trong 3 tháng giữa thai kì có tốt cho mẹ bầu không?

Đặc biệt, nếu bạn thực hiện đúng cách thì việc quan hệ khi mang thai còn mang lại cảm giác hạnh phúc, thoải mái, đáp ứng được nhu cầu của vợ chồng. Khi quan hệ đạt cực khoái sẽ giúp cơ thể phụ nữ tiết ra hormone giúp giảm mệt mỏi, stress, cân bằng giấc ngủ cho cả mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, “chuyện ấy” có tác dụng tăng sinh kháng thể, tăng cường miễn dịch và ngăn chặn một số bệnh lý nhiễm khuẩn cho thai nhi. Bên cạnh đó, quan hệ tình dục còn giúp kích thích đến quá trình chuyển dạ sớm khi đã đến ngày dự sinh mà mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu sinh.

Phó giáo sư sản phụ khoa Đại học Northwestern cũng từng giải đáp: “Tình dục khi mang thai rất an toàn đối với hầu hết phụ nữ, không có hoặc nguy cơ rất thấp về biến chứng khi mang thai.” Bất ngờ hơn rằng: “Một số người cảm thấy thích thú điều đó khi mang thai nhiều hơn và những người khác thì ít thích hơn”

Các tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa an toàn nhất

Khi bạn đảm bảo sức khỏe thai phụ và thai nhi bình thường thì các chuyên gia khuyến khích việc quan hệ vợ chồng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu và thực hiện các tư thế phù hợp tránh gây tổn thương đến âm đạo.

Mang thai 3 tháng giữa có quan hệ được không?
Các tư thế quan hệ an toàn khi mang thai 3 tháng giữa
  • Tư thế truyền thống: Đây là tư thế giúp mẹ bầu thư giản nhất, đồng thời cũng giúp gia tăng tình cảm của vợ chồng khi mặt đối mặt với nhau.
  • Tư thế cưỡi ngựa: nhiều nghiên cứu đã cho rằng đây là tư thế giúp mẹ bầu dễ đạt được khoái cảm nhất. Ngoài ra tư thế này còn được đánh giá là tốt cho phụ nữ, giúp các khung xương dễ dàng chuyển động. Đặc biệt, sẽ dễ dàng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
  • Tư thế úp thìa ( Spooning): tư thế này được cho là tư thế an toàn nhất cho mẹ bầu vì vùng bụng không bị áp lực đè lên. Ở tư thế này, người vợ nằm hình chữ C, người chồng sẽ nằm và tiếp cận từ phía sau, khiến cả hai đều cảm nhận được sự yên tâm.
  • Tư thế cây kéo: hay còn gọi là tư thế chữ V. Ở tư thế này người chồng sẽ nắm quyền chủ động. Mẹ bầu chỉ cần nằm tận hưởng và thư giản. Lưu ý, đối với mẹ bầu có bầu lớn thì nên đặt một cái gối mỏng dưới lưng, kết hợp nghiêng người sang trái để tránh bị chống mặt.
  • Tư thế Doggy: tư thế này rất được các mẹ bầu yêu thích vì nó là tư thế an toàn nhất. Bên cạnh đó, tư thế Doggy này giúp các mẹ bầu cảm thấy tuyệt vời hơn vì không bị tác động quá nhiều lên vùng lưng và xương chậu. Đây cũng là tư thế để kích thích đến điểm G, khiến phụ nữ đạt được khoái cảm mong muốn.

Quan hệ tình dục tuy mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên các ông bố bà mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề khi lựa chọn các tư thế phù hợp. Đặc biệt cần chú tâm đến một số vấn đề sau:

  • Các ông bố luôn phải vệ sinh dương vật sạch sẽ trước khi quan hệ để tránh tình trạng làm nhiễm trùng âm đạo phụ nữ. Vấn đề này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
  • Trong quá trình mang thai các mẹ bầu khá nhạy cảm với mùi hương. Do đó, các ông bố cũng nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh gây khó chịu cho mẹ bầu. Đồng thời, điều này cũng giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây hại cho cả mẹ và bé.
  • Khi quan hệ, cả hai nên chú ý thao tác nhẹ nhàng và mềm mại để tránh gây tổn thương. Tuyệt đối không quan hệ bằng miệng.
  • Nhớ sử dụng bao cao su để tránh tinh dịch xâm nhập vào âm đạo của phụ nữ, nguy cơ gây sảy thai hoặc sinh non.

Những trường hợp không nên quan hệ trong 3 tháng giữa thai kì.

Tình dục là nhu cầu cần thiết và cũng là mối lo lắng nhạy cảm của các mẹ bầu. Trong thời hiện đại, các mẹ bầu càng được khuyến khích quan hệ trong những tháng thai kì, không những giúp các mẹ thấy thoải mái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kỳ.

Mang thai 3 tháng giữa có quan hệ được không?
Một số trường hợp không được quan hệ khi mang thai

Tuy nhiên, khi quyết định duy trì chuyện chăn gối trong quá trình thai kỳ, các ông bố bà mẹ cũng nên thận trọng nói không với các trường hợp sau:

  • Phụ nữ có tiền sử sảy thai nhiều lần, hoặc sinh non
  • Xuất huyết nhiều trước đó, có vấn đề về tử cung
  • Phụ nữ mắc chứng nhau thai bám thấp hoặc nhau tiền đạo
  • Đang mang song sinh hoặc đa thai
  • Có dấu hiệu rò rỉ  nước ối
  • Cảm thấy khó chịu hoặc đau khi quan hệ
  • Gặp một số biến chứng trong 3 tháng đầu mang thai

Ngoài những lý do trên, nếu đảm bảo thai kì khỏe mạnh bạn có thể duy trì việc quan hệ bình thường.

Trên đây cũng là một số thông tin giúp mẹ bầu an tâm hơn trong vấn đề quan hệ vợ chồng khi mang thai. Các bạn cũng nên tìm hiểu và áp dụng đúng cách để có một thai kì khỏe mạnh.

Cùng chuyên mục

Mang thai tháng thứ 4 có nên uống nước dừa? Nên uống khi nào?

Mang thai tháng thứ 4 có nên uống nước dừa hay không là băn khoăn của rất nhiều bà bầu trong giai đoạn này để đảm bảo sức khỏe tốt...

Top 9 loại thuốc bổ cho bà bầu được bác sĩ khuyên dùng

Phụ nữ có thai là đối tượng cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất nhất để đảm bảo cả quá trình thai kỳ diễn ra thuận lợi, bé...

Vitamin tổng hợp cho bà bầu và những điều cần hết sức lưu ý

Trong quá trình mang thai, bà bầu cần được cung cấp nhiều khoáng chất khác nhau, đặc biệt là vitamin. Đây là cách để người mẹ bổ sung dinh dưỡng...

Bà bầu bị buồn nôn về đêm do đâu? Cách khắc phục

Buồn nôn trong thời gian thai kỳ là vấn đề mà bất cứ bà bầu nào cũng từng gặp phải. Tuy nhiên, một số bà bầu có triệu chứng này...

Bà bầu bị đau bụng bên phải ngang rốn có phải dấu hiệu động thai?

Đau bụng luôn là một trong những triệu chứng khiến các bà bầu lo lắng trong quá trình thai kỳ. Tình trạng này có thể là cảnh báo bởi một...

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm: Cách chăm sóc, điều trị

Nhận biết sớm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu chủ động được trong cách chăm sóc và điều trị. Trường hợp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn