Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y có hiệu quả không?

Rối loạn lo âu lan toả là gì? Cách nhận biết và điều trị

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Cách chẩn đoán và điều trị

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu thì khỏi?

Có nên dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu?

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia

Cách phân biệt rối loạn lo âu và trầm cảm qua các dấu hiệu

Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Xem “[Phim ngắn] Mầm Sống – Liệu chúng ta có đang yêu thương con đúng cách?” của Tâm Lý NHC chúng ta mới giật mình nhận ra, áp lực học tập, sự kỳ vọng quá mức và sự thiếu cảm thông của cha mẹ thật sự có thể đẩy con trẻ đến bờ vực tuyệt vọng. Chúng ta luôn nghĩ rằng mình đã cho con những điều tốt nhất thế nhưng lại chưa bao giờ thấu hiểu, cảm thông trước những áp lực mà con trẻ – những “mầm sống” non nớt của chúng ta đang gánh chịu.

Mầm sống trước áp lực học đường và xã hội

Học tập là một phần thiết yếu của cuộc sống nhưng học quá nhiều lại không hề tốt như chúng ta nghĩ. Là phụ huynh, ai cũng mong con mình có một tương lai hạnh phúc. Tuy nhiên, chúng ta cũng mong muốn con sẽ có nền tảng vững chắc, kiến thức vững vàng để phát triển rạng rỡ trong tương lai. Điều này vô tình khiến phụ huynh đặt nhiều kỳ vọng lên vai con trẻ.

Trẻ càng lớn áp lực càng cao

Trẻ càng lớn áp lực học tập lại càng nhiều. Đặc biệt, trẻ trong độ tuổi chuyển cấp là đối tượng chịu áp lực học tập nghiêm trọng nhất. Áp lực không chỉ đến từ chương trình học tập mà còn đến từ kỳ vọng, mong muốn của các bậc phụ huynh.

Mầm sống - Trẻ càng lớn, áp lực học tập càng cao, rất nhiều trẻ stress, trầm cảm do áp lực học tập
Trẻ càng lớn, áp lực học tập càng cao, rất nhiều trẻ stress, trầm cảm do áp lực học tập

Một nghiên cứu tại TP HCM, Hà Nội và Lạng Sơn cho thấy, tỉ lệ rối loạn lo âu ở học sinh lên đến gần 20%. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội, vấn đề mà nhiều học sinh gặp phải trước hết là stress, sau đó là trầm cảm và rối loạn lo âu, trong đó, có khoảng 56.8% học sinh Việt Nam bị stress.

Trẻ không chỉ học cho tương lai chính bản thân mình mà còn học để không phụ sự kỳ vọng của cha mẹ. Nhiều học sinh cho biết bản thân phải học ngày học đêm, đôi khi đến 2, 3 giờ sáng vẫn phải ngồi học vì bài vở chưa xong. Nếu không học thì không theo kịp bạn bè sẽ nhận lấy ánh mắt thất vọng từ phụ huynh.

Điểm số cao vẫn chưa đủ

Đa số phụ huynh cho rằng trẻ em bây giờ quá mong manh, yếu đuối, là thế hệ “bông tuyết” dễ tan vỡ. Chúng ta luôn cố gắng, nỗ lực tin rằng bản thân đang cho con một cuộc sống đủ đầy, quần áo đẹp cũng cho, điện thoại máy tính cũng đầy đủ, ấy vậy mà, chỉ có việc học thôi cũng không làm không xong.

Thế nhưng, thực tế thì thế hệ trẻ hiện nay chịu nhiều áp lực hơn so với thời chúng ta rất nhiều. Ở thời đại này, điểm số cao thôi là chưa đủ, điểm số không còn là quy chuẩn mà các con cần đạt được để đảm bảo có một tương lai tương sáng.

Học sinh bây giờ, ngoài điểm số cao thì còn phải thông thạo ngoại ngữ, phải liên tục cập nhật công nghệ mới, phải năng động, sáng tạo, thậm chí phải hát hay, chơi thể thao giỏi thì mới được đánh giá cao.

Ngoài ra, trẻ còn áp lực bởi việc làm quen, kết bạn và duy trì mối quan hệ bạn bè. Con có thể bị đánh đập, trấn lột, “tẩy chay”, cô lập thậm chí bị bêu rếu trên mạng xã hội. Trong xã hội hiện nay, chúng ta khó có thể hình dung được sự phức tạp của môi trường học đường và bạo lực học đường.

Sự kỳ vọng quá mức của gia đình và xã hội khiến trẻ em – những mầm non tương lai của chúng ta dường như đang bị bóp nghẹt trong áp lực. Trẻ đến trường với tinh thần mệt mỏi và “lê lết” về nhà với trạng thái uể oải, mất năng lượng. Trẻ dường như không có thời gian để nhận ra bản thân thích gì, muốn làm gì.

Con nhà người ta…

Kết quả học tập con không tốt, cha mẹ thường rầy la, mắng nhiếc, không hề quan tâm đến sự cố gắng nỗ lực của trẻ. Đây là một thực trạng được đề cập đến trong video “mầm sống”. Cha mẹ luôn bận rộn với guồng quay của công việc, đến sinh nhật cũng chỉ mình con ngẩn ngơ với chiếc bánh kem tự mua, ngay cả một bữa ăn cùng cha mẹ hay đơn giản là việc được cha mẹ đưa đi học cũng là điều xa vời.

Mầm sống - Thay vì an ủi, vỗ về, chúng ta lại mắng nhiếc, phủ nhận sự nỗ lực, cố gắng của trẻ
Thay vì an ủi, vỗ về, chúng ta lại mắng nhiếc, phủ nhận sự nỗ lực, cố gắng của trẻ

Không chỉ vậy, có một nỗi áp lực vô hình trong học tập mà rất nhiều trẻ gặp phải chính là câu so sánh “con nhà người ta”. Con nhà người ta có điểm số cao, thông minh, tài năng và luôn là đối tượng được mang ra so sánh, tạo áp lực với trẻ.

Có một thực trạng rất phổ biến hiện nay chính là cha mẹ luôn cho rằng bản thân vất vả cố gắng tất cả là vì tương lai của con, đã cho con những điều tốt nhất, vậy mà chỉ có việc học cũng làm không xong. Con học không tốt, kết quả kém chính là “bôi tro trát trấu” vào mặt cha mẹ.

Thế nhưng, ít cha mẹ nào hiểu được, khi kết quả học tập kém, chính đứa trẻ mới là người buồn và cần được an ủi nhất. Con đã cố gắng rất nhiều, đã dành nhiều thời gian cho việc học tập, thế nhưng kết quả lại không như kỳ vọng của trẻ. Con buồn bã, chán nản, lẽ ra cần được động viên, an ủi, ngược lại lại bị rầy la, quát mắng.

Điều cha mẹ muốn và điều con muốn – liệu có giống nhau?

Nhịp sống hiện đại kéo theo vô vàn áp lực lên con người. Vòng xoáy công việc, nhịp sống hối hả khiến nhiều cha mẹ phải không ngừng cố gắng, nỗ lực để làm việc. Không có thời gian nghỉ ngơi thư giãn, càng không có thời gian quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng của con cái.

Cha mẹ nào cũng muốn tốt cho con, cho rằng lựa chọn, định hướng của mình dành cho con là tốt nhất. Thế nhưng, đôi khi chúng ta không cân nhắc đến nguyện vọng, mong muốn của trẻ. Thậm chí nhiều cha mẹ dù khẳng định mình tôn trong lựa chọn và mong muốn của con nhưng nhiều phụ huynh vẫn đang vô tình áp đặt điều mình nghĩ là tốt nhất cho con.

Mầm sống - Đôi khi, cha mẹ thậm chí không hề quan tâm ý kiến mà đã tự quyết định tương lai con trẻ
Đôi khi, cha mẹ thậm chí không hề quan tâm ý kiến mà đã tự quyết định tương lai con trẻ

Khi con đường con lựa chọn không phải là mong muốn của cha mẹ, chúng ta thường phản ứng gay gắt. Không thể lý giải được vì sao trẻ phản ứng quyết liệt trước định hướng của cha mẹ, khi mà lựa chọn này mới là tốt nhất cho tương lai của con.

Sự phát triển trí tuệ cần đi đôi với thể chất và tinh thần

Có một sự thật là chúng ta đang tạo cho con trẻ quá nhiều áp lực. Trong khi đó lại không dành cho chúng sự thấu hiểu, cảm thông phù hợp, đúng cách. Sự kỳ vọng quá mức và các áp lực của xã hội hiện đại đang được chuyển dời từ cha mẹ sang con cái, khiến con trẻ – những mầm sống của xã hội bị bóp nghẹt trong tuyệt vọng và áp lực học tập.

Chúng ta mải miết đi tìm những giá trị xa xôi mà quên mất rằng hạnh phúc, niềm vui của con trẻ đôi khi chỉ là sự quan tâm, thấu hiểu của cha mẹ. Sự phát triển trí tuệ của trẻ cần đi đôi với sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần.

Mầm sống cần được ươm từ khu vườn hạnh phúc

Hãy cho con một gia đình ấm áp, hạnh phúc, tràn ngập tình thương. Hạnh phúc đơn giản chỉ là sự quan tâm của cha mẹ, là lời động viên an ủi khi thất bại, vấp ngã, là những bữa cơm gia đình đầm ấm.

Mầm sống cần được ươm từ khu vườn hạnh phúc, gia đình hạnh phúc là chiếc nôi ươm mầm, giúp con có động lực phát triển, có nền tảng vững chắc để tạo dựng thành công trong tương lai.

Mầm sống - Cần nhiều yếu tố để hạt nảy mầm và phát triển xanh tươi, mạnh mẽ
Cần nhiều yếu tố để hạt nảy mầm và phát triển xanh tươi, mạnh mẽ

Một hạt mầm khỏe, to, chắc, mẩy, không sứt sẹo, sâu bệnh thì mới có tỷ lệ nảy mầm và phát triển tốt. Mầm sống chỉ xanh tươi, phát triển khi điều kiện sống thuận lợi, phù hợp. Cũng giống như con trẻ, phải khỏe mạnh về thể chất, hạnh phúc về tinh thần, thì mới phát triển tốt về trí tuệ.

Sự phát triển trí tuệ của trẻ cần đi đôi với sự phát triển thể chất và tinh thần. Thành công và hạnh phúc phải luôn song hành thì cuộc sống của trẻ mới có ý nghĩa, con mới tìm được niềm vui và động lực để cố gắng, nỗ lực.

Bắt đầu từ đâu để con thành công và hạnh phúc?

Để con được thành công và hạnh phúc, trước hết, chúng ta cần đề ra “chiến lược” và các nguyên tắc cần thực hiện. Cần cân nhắc sở trường, năng lực và mong muốn của trẻ, không nên lấy mong muốn của bản thân để áp đặt cho trẻ.

Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, hãy để trẻ được là chính mình, biết trân trọng những giá trị của bản thân. Thành công chỉ đơn giản là con được sống khỏe mạnh, được tự do khám phá, và thỏa sức với đam mê của mình.

Cho con hạnh phúc không phải là chăm bẵm, nâng niu, đáp ứng tất cả những điều con mong muốn. Làm như vậy chỉ khiến con trẻ nên kém cỏi, nhút nhát, ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân.

Điều chúng ta cần làm là cho con tình thương, dạy con tự lập, để con biết cảm thông trước khó khăn của cha mẹ. Từ đó thấy được trách nhiệm của bản thân. Hãy cho trẻ quyền được lựa chọn, con cần phải tự đưa ra quyết định và tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình.

Con cần có “quyền được sai” bởi vì trong cuộc đời, không ai có thể tránh được đôi lần thất bại. Thất bại, vấp ngã sẽ là bài học đắt giá, cần thiết cho quá trình trưởng thành của trẻ.

Trẻ cũng cần được dạy kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi mong muốn của cha mẹ không phù hợp với nguyện vọng của trẻ, con cần học được cách giải quyết bằng đối thoại để giải quyết vấn đề. Không nên giữ kín trong lòng dẫn đến lo âu, trầm cảm hay chọn các giải pháp tiêu cực như bỏ nhà đi, tự tử.

Chung tay vì một thế hệ hạnh phúc

Mầm sống cần đủ nước và đủ nắng để vươn mình phát triển. Cũng giống như con trẻ cần sự yêu thương của gia đình và sự hỗ trợ của xã hội để gặt hái thành công trong tương lai. Cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội để con có một môi trường phát triển thuận lợi.

Mầm sống - Sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội sẽ giúp trẻ có một tương lai tốt đẹp
Sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội sẽ giúp trẻ có một tương lai tốt đẹp

Gia đình cần quan tâm, tạo điều kiện, dạy trẻ kỹ năng, kiến thức. Xã hội cần chú trọng đến công tác bảo vệ, giáo dục, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh để trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Sự kết nối của cha mẹ và con cái rất cần thiết. Làm bạn với con tưởng chừng đơn giản nhưng lại khó hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Rất nhiều cha mẹ gặp khó khăn trong việc nắm bắt tính cách và trò chuyện cùng con, nhất là trẻ trong độ tuổi dậy thì.

Khi gặp khó khăn hoặc không thể kết nối với con, cha mẹ có thể tham gia các chương trình hỗ trợ cha mẹ quản lý cảm xúc và đồng hành cùng con, từ đó giúp con phát triển lành mạnh. Sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý sẽ là trợ lực tốt nhất để phụ huynh hiểu và giúp đỡ con trong quá trình phát triển.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cùng chuyên mục

trầm cảm tuổi 17

“Trầm cảm” – Cơn ác mộng tuổi 17 và phương pháp trị dứt điểm không dùng thuốc

Chúng ta của tuổi 17, đều thoả sức mơ ước và hồn nhiên đón nhận sự trưởng thành sẽ đến. Nhưng không phải ai cũng may mắn thoát khỏi rào...

Trầm cảm ẩn

Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu) là gì? Dấu hiệu và cách chữa

Trầm cảm ẩn là một trong các dạng trầm cảm không điển hình được che giấu với các biểu hiện đau nhức cơ thể, đau đầu, nhức mỏi chân tay,...

Chữa trầm cảm bằng thiền

Chữa trầm cảm bằng thiền: Giải pháp an toàn hiệu quả cao

Chữa trầm cảm bằng thiền là giải pháp được rất nhiều chuyên gia khuyến khích vì thực sự mang đến những kết quả tuyệt vời lại cực kỳ tốt cho...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn