Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy: Biểu hiện nguy hiểm hay bình thường?

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là một triệu chứng khá phổ biến khiến bé khá ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể gây mất thẩm mỹ nếu điều trị không đúng cách nên phụ huynh cần xử lsy càng sớm càng tốt.

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy do đâu?

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy thường có liên quan đến tình trạng viêm da tiết bã ở trẻ hay chính xác hơn là do tuyến bã nhờn của bé hoạt động quá mức. Lúc này các tế bào chết kết dính lại với nhau quá mức làm cản trở quá trình bong tróc trên da tạo thành các mảng vảy bám bẩn, bong tróc trên cả da đầu hay lông mày của trẻ.

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy
Lông mày trẻ sơ sinh có vảy xuất hiện khi các tuyến bã nhờn của bé hoạt động quá mức, không thoát hẳn ra ngoài được và đóng thành các vảy bám

Do khu vực da đầu hay lông màu là nơi tuyến bã nhờn hoạt động rất mạnh mẽ nên viêm da tiết bã thường xảy ra chủ yếu tại khu vực này. Ngoài ra nó còn xuất hiện tại da sau tai hay hai bên cánh mũi, đôi khi ở cả hán khiến bé khó chịu. Do vùng da tại đây cũng có xu hướng khô ráp hơn kết hợp với các mảng bong tróc làm bé vô cùng ngứa ngáy.

Các nguyên nhân gây bệnh bao gồm

  •  Trong máu của trẻ sơ sinh có thể vẫn còn các nội tiết tố từ mẹ nên cần tuyến bã nhờn có xu hướng mạnh hơn bình thường để loại bỏ hết ra khỏi cơ thể.
  • Trong giai đoạn đầu hệ tiêu hóa của bé cũng chưa thực sự hoàn chỉnh nên không hấp thụ hết các biotin (vitamin B7), các vitamin và các khoáng tố nên chúng thoát ra bên ngoài theo các lỗ chân lông.
  • Nấm men malassezia cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh trên cơ thể. Chúng xâm nhập và phát triển trong bã nhờn cùng với vi khuẩn.
  • Bé bị dị ứng với thực phẩm nào đó như  gluten, các sản phẩm từ sữa cũng có thể gây kích ứng làm tuyến bã nhờn hoạt động quá mức để loại bỏ các yếu tố dị ứng.
  • Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây ra các kích ứng khiến bé bị viêm da tiết bã nổi vảy ngay từ giai đoạn sơ sinh.
  • Bé gặp các kích thích hóa học hoặc thời tiết khô hanh.

Ngoài ra bệnh chàm (Eczema) cũng có thể là yếu tố kích thích bệnh phát triển. Do các rối loạn tối tiết bên trong cơ thể khiến da bị khô tróc, đóng vảy và làm tổn thương trên bề mặt da. Tình trạng này cũng xuất hiện ở cả trên mặt, lông màu hay khuỷu tay. Tuy nhiên nguyên nhân này thường chiếm tỷ lệ ít hơn.

Bệnh lý này xảy ra khá phổ biến, chiếm đến 10 % trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi và khoảng 70% với những trẻ trên 3 tháng tuổi. Với những trẻ trong độ tuổi 1- 2 tuổi thì chiếm số lượng khá ít, chỉ khoảng 7%. Bệnh cũng có thể xảy ra ở những trẻ lớn hơn hay trong độ tuổi trưởng thành nhưng khá ít.

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là bình thường hay nguy hiểm?

Như đã nói , tình trạng lông mày trẻ sơ sinh là các triệu chứng khá bình thường và không quá nguy hiểm. Đa phần tình trạng này sẽ tự hết sau một thời gian ngắn nếu phụ huynh có cách chăm sóc đúng cách, cơ thể đã loại bỏ hết các nội tiết dư thừa và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.Bên cạnh đó, bệnh lý về da này cũng không có yếu tố lây nhiễm nên mẹ cũng không cần quá lo lắng khi chăm sóc bé.

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy
Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là bệnh lý thường gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh và có thể tự biến mất nếu chăm sóc tốt

Tuy nhiên trong một số trường hợp viêm da tiết bã nhờn vẫn kéo dài đến 1- 2 năm là có thể lan rộng ra toàn mặt khiến bé vô cùng khó chịu. Tình trạng da khô ráp khó chịu, bị kích ứng ngứa ngáy khiến bé có xu hướng khóc nhiều, quấy phá hoặc làm xước các vùng da nổi vậy gây để lại sẹo xấu xí.

Do đó tốt hơn ngay khi phát hiện các triệu chứng này phụ huynh nên đưa bé đi điều trị càng sớm càng tốt để phòng tránh các biến chứng này có thể xảy ra.

Loại bỏ vảy trên lông mày cho trẻ sơ sinh

Dù thực chất triệu chứng này không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên đưa bé đi khám để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương hướng điều trị hợp lý. Đồng thời việc đi khám cũng giúp phân biệt chính xác lông mày trẻ sơ sinh có vảy là do chàm hay viêm da tiết bã.

Với các dạng bệnh lý liên quan đến da liễu như viêm da tiết bã, việc điều trị bằng nội khoa sẽ được sử dụng chủ yếu, thậm chí không cần dùng đến các loại thuốc nào khác. Mẹ có thể tự điều trị tại nhà cho con bằng một số phương pháp đơn giản dưới đây.

Chải lông mày cho bé

Lông mày bị đóng vảy làm bé có cảm giác nặng nề và ngứa ngáy tại đây. Đồng thời lông mày càng dày thì càng làm cản trở khả năng tiết bã khiến đóng thành các vảy nhiều hơn. Do đó mẹ có thể chải nhẹ nhàng lông mày để loại bỏ hết các vảy bám.

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy
Chải lông mày cho trẻ để loại bỏ bớt các vảy cứng trên lông mày sẽ giúp cải thiện sự viêm nhiễm khó chịu cho trẻ sơ sinh

Thực hiện như sau

  • Mẹ nên dùng khăn mềm, các loại bàn chải cho lông mày chuyên dụng của trẻ nhỏ hoặc dùng các loại bàn chải đánh răng mới có lông mềm mại
  • Chải nhẹ nhàng lông mày theo hướng từ trên xuống hoặc ngược lại, chú ý chỉ nên dùng theo một hướng
  • Có thể làm ướt lông mày sau đó để có loại bỏ được nhiều vảy nhất.
  • Nếu vảy bám quá cứng có thể dùng vaseline hay tinh dầu để làm mềm.
  • Thực hiện này 1-2 cho tới khi loại bỏ hết các vảy bám trên lông mày.

Phụ huynh cần chú ý làm thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương vùng da mỏng manh của bé tại lông mày.

Làm ẩm vùng lông mày

Làm ẩm lông mày hoặc vùng da dưới lông mày sẽ có thể làm giảm các kích ứng khiến bé bớt cảm giác khó chịu hơn. Mẹ có thể dùng dầu oliu, vaseline, các loại dầu dành riêng cho trẻ để bôi lên lông mày. Phương pháp này đồng thời hạn chế tuy nguy cơ làm viêm nhiễm lây lan sang các khu vực khác trên mặt.

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy
Dùng dầu oliu làm ẩm lông mày có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn hay lây lan sang các khu vực lân cận

Thực hiện như sau

  • Thoa một lớp dầu hoặc kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng lên lông mày
  • Thoa nhẹ trong 1-2 phút để các tinh chất ngâm sâu vào bên trong
  • Giữ trong khoảng 15 phút hoặc lâu hơn nếu các vảy sừng quá cứng
  • Kết hợp dùng bàn chải để loại bỏ các vảy trên lông mày rồi rửa lại với nước ấm.
  • Thực hiện ngày 1-2 để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra một số người còn dùng chanh để pha loãng bôi lên lông mày để kháng khuẩn chống viêm hiệu quả hơn. Tuy nhiên mẹ cần chú ý khi thực hiện để tránh chanh vào mắt bé khiến bé khó chịu.

Sử dụng dầu gội chuyên dụng

Trong trường hợp tình trạng viêm da tiết bã dầu xuất hiện ở cả trên da đầu, trên tóc mẹ có thể kết hợp dùng một số loại dầu gội trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh để cải thiện tình trạng này nhanh chóng hơn. Chú ý chỉ nên dùng các sản phẩm phù hợp cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ, không đung các sản phẩm dành cho người lớn nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Một số loại dầu gội bạn có thể sử dụng như Dầu gội Dr.Papie, Dầu gội Hope’s Relief Itchy Flaky Scalp, Dầu gội Mustela… Lưu ý nếu muốn dùng trên lông mày vẫn có thể được nhưng dùng với một lượng nhỏ và chú ý để dầu hội không dính vào mắt làm bé bị xót.

Điều trị bằng Tây y

Trong một số trường hợp, việc điều trị bằng các loại dạng uống hay bôi theo Tây y vẫn được sử dụng, tuy nhiên cần có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Thường phương pháp này được chỉ định khi dù đã giữ vệ sinh sạch sẽ hay dùng các loại dầu gội chuyên dụng nhưng tình trạng này vẫn không biến mất.

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy
Một số loại thuốc đường uống hay bôi cũng được chỉ định khi việc điều trị bằng các kết quả điều trị khác không còn đem lại tác dụng

Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm

  • Thuốc có chứa 2% ketoconazole kháng nấm
  • Kem hydrocortisone dùng khi có dấu hiệu sưng tấy hay viêm nhiễm
  • Thuốc mỡ có chứa kem cortisone
  • Thuốc mỡ có chứa chất chống nấm men như nystatin

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Mặc dù tình trạng Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là vô cùng lành tính nhưng trong một số trường hợp nó vẫn có thể gây nguy hiểm cho bé. Do đó nếu thấy phát hiện có các triệu chứng sau bạn nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ

  • Lông mày và vùng da quanh lông mày có xu hướng chuyển sang màu đỏ.
  • Có các dấu hiệu lây lan nhanh chóng tại mũi, đầu, hay toàn mặt
  • Trẻ có dấu hiệu nhiễm nấm tai hoặc nấm miệng
  • Có các vết loét trên vùng lông mày có thể gây nhiễm trùng.

Phụ huynh cần chú ý cần giữ vệ sinh sạch sẽ tuyệt đối cho trẻ nếu phát hiện thấy lông mày trẻ sơ sinh có vảy. Tuy đây là triệu chứng bình thường không nguy hiểm nhưng phụ huynh nên điều trị càng sớm càng tốt để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như giúp bé luôn vui vẻ và thoải mái mỗi ngày.

Cùng chuyên mục

Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?

Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?

"Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?" là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi các loại sữa công thức có chứa hàm...

Loại sữa bột nào tốt cho trẻ 2 tuổi

Loại sữa bột nào tốt cho trẻ 2 tuổi? 10 sản phẩm tốt nhất

Bắt đầu từ tuổi thứ 2 khi bé đã ngưng sữa mẹ hẳn thì việc dùng các loại sữa là vô cùng cần thiết để có thể hỗ trợ quá...

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt là do đâu? Nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt là tình trạng phổ biến gặp ở khá nhiều bé khiến phụ huynh vô cùng lo lắng. Bệnh có thể tự khỏi...

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa theo hướng dẫn từ bác sĩ

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa theo hướng dẫn từ bác sĩ

Viêm tai giữa là căn bệnh tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Tình trạng này thường xuất hiện khi chứng viêm đường...

u máu ở trẻ sơ sinh

U máu ở trẻ sơ sinh biểu hiện như thế nào? Nguy hiểm không?

U máu ở trẻ sơ sinh là một dạng bệnh thường gặp, xuất hiện rõ ràng trên da nên rất dễ nhận biết. Bệnh được đánh giá là lành tính,...

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Ngày nay, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của ngành y học hiện đại, tỷ lệ cứu sống trẻ sinh non đã được nâng cao đáng kể. Ngay sau...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn