Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có sao không là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Thực tế việc dùng thuốc Tây y đều ít nhiều gây ra ảnh hưởng tới việc mang thai. Do đó phát hiện tình trạng này bà bầu phải nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.
Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đau dạ dày là một bệnh lý cực kỳ phổ biến hiện nay, chiếm đến 70% dân số Việt Nam. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, kể cả trẻ em do có lối sống, sinh hoạt kém khoa học lành mạnh. Phụ nữ có thai cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao do sự thay đổi bất thường của các yếu tố nội tiết và cơ thể bất thường cùng chế độ sinh hoạt kém ổn định.
Thực tế bác sĩ thường khuyến khích khi đang điều trị vất cứ một bệnh lý nào đó, đặc biệt có dùng thuốc Tây hay phẫu thuật thì không nên mang thai. Bởi dù ít dù nhiều các loại thuốc đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi khiến bé có thể phát triển bất ổn. Do đó sau điều trị nên đợi cơ thể thực sự hồi phục hoàn toàn mới nên mang thai.
Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai thường liên quan đến hai trường hợp là mẹ bầu đã dùng thuốc trước đó hoặc dùng thuốc sau khi mang thai do chỉ tình trạng đau dạ dày nặng. Thực tế tùy tinh trạng mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau.
Uống thuốc dạ dày từ trước khi mang thai
Không ít người đang điều trị đau dạ dày nhưng vô tình mang thai mà không phát hiện ra. Trong thời gian đầu các triệu chứng mang thai thường không biểu hiện rõ nên người bệnh vẫn tiếp tục dùng thuốc. Đặc biệt các triệu chứng như nôn hay buồn nôn, đau bụng râm ran giữa đau dạ dày và mang thai thời kỳ lại khá giống nhau nên không ít người nhầm lẫn và khôn dừng thuốc kịp thời.
Việc dùng thuốc trong giai đoạn 3 tháng đầu đặc biệt ảnh hưởng khá nhiều đến thai nhi. Thuốc có thể thấm từ máu mẹ qua nhau thai vào máu và có thể làm dị tật đến thai nhi. Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị các chứng bệnh dạ dày liên quan đến sự phát triển của thai nhi như
- Thuốc chống nôn domperidon thường được chỉ định với những người bị viêm loét hay trào ngược dạ dày thực quản, tuy nhiên có thể nhịp tâm thất nhanh và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng mẹ.
- Thuốc uống thuốc kháng axit có chứa bicarbonate giúp hạn chế sự tổn thương niêm mạc dạ dày do acid dịch vị nhưng có thể nhiễm kiềm chuyển hóa ở cả bà bầu và thai nhi
- Thuốc kháng sinh giảm đau thường được chỉ định dùng khi có liên quan đến vi khuẩn Hp nhưng có khả năng gây dị tật cho thai nhi rất cao. Hầu hết phụ nữ mang thai đều được khuyến khích tránh xa nhóm thuốc này
- Một số loại thuốc khác như Famotidin, Lansoprazol, Cimetidin, Bismuth salicylat,… đều rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây lưu thai, nâng cao nguy cơ sảy thai cao hoặc tăng khả năng bé mắc một số bệnh lý hô hấp khác.
Việc lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai bắt đầu từ trước đó và kéo dài đến 3 tháng đầu thai kỳ có thể ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của con. Bé có nguy cơ gặp các dị tật bẩm sinh, khiếm khuyết thần kinh hoặc nặng hơn là tăng nguy cơ sảy thai cực kỳ nguy hiểm.
Tuy nhiên mức độ nguy hiểm cũng phụ thuộc vào việc mẹ dùng loại thuốc nào, tình trạng bệnh ra sao. Thường sau 3 tháng các triệu chứng mang thai đã bắt đầu rõ ràng và chính xác hơn nên mẹ có cần nhanh chóng gặp bác sĩ.
Uống thuốc dạ dày sau khi mang thai
Như đã nói đau dạ dày cũng có thể xuất hiện trong thời kỳ mang thai do tử cung giãn nở quá mức, sự thay đổi các hoocmone đột ngột hay chế độ ăn uống thất thường, stress lo lắng kéo dài. Nếu đi khám sớm bác sĩ sẽ hướng dẫn các cải thiện bệnh để giảm nhẹ các triệu chứng, tuy nhiên trong trường hợp nặng bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp hơn.
Thường bác sĩ sẽ cố gắng tránh xa những loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi và chỉ được dùng trong thời gian ngắn để hạn chế tối đa các tác động lên sự phát triển của bé. Trong trường hợp này bà bầu có thể không cần quá lo lắng vì việc điều trị đã được thực hiện theo phác đồ của bác sĩ nên có độ an toàn cao và giảm thiểu tối đa các biến chứng.
Một số loại thuốc có thể dùng cho bà bầu nếu bị đau dạ dày nặng như
- Sucralfate: giúp cải thiện các dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng, giảm tần suất các cơn đau, hay khi trào ngược dạ dày…Một số tác dụng phụ có thể kèm theo như đau đầu, nhức mỏi tay chân, phát ban đỏ.
- Gastropulgite: giúp trung hòa axit trong dạ dày để hạn chế các tổn thương trên niêm mạc, đồng thời tăng tác dụng kháng viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn vfa và chữa các tổn thương trong niêm mạc dạ dày.
- Omeprazole: có tác dụng giảm cơn đau, bảo vệ dạ dày hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày,…
Tuy nhiên không nên vì thế mà bà bầu có thể chủ quan bởi việc dùng thuốc khi mang thai chưa bao giờ là tốt. Ngoài ra mẹ còn có thể gặp một số tác dụng phụ nư mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu toàn thân. Lúc này mẹ bầu phải có một chế độ sinh hoạt dinh dưỡng thật khoa học để đẩy lùi bệnh nhanh chóng nhất.
Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai do tự ý sử dụng
Không ít người do thiếu hiểu biết mà tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm hay một số thuốc trị đau dạ dày khác trong thời kỳ mang thai. Tùy các loại thuốc, thời điểm mang thai và liều lượng dùng mà mức độ nguy hiểm khác nhau.
Mức độ hiểm của việc dùng thuốc đau dạ dày khi mang thai trong từng thời điểm như sau
- Trong 3 tháng đầu: Do lúc này bé chưa hình thành hình dạng hoàn chỉnh, các cơ quan khác mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu nên việc dùng thuốc có nguy cơ dị tật rất cao. Đặc biệt nếu dùng thuốc trong tuần 4 đến thứ 6 bé có thể gặp các vấn đề ở gan, phổi, thận, tim, hệ thống tiêu hoá, não bộ. Trong trương hợp dùng thuốc loại mạnh có nguy cơ dị dạng, quái thai hay có vấn đề về trĩ não
- Trong 3 tháng tiếp theo: Lúc này dù thai nhi đã bắt đầu có hình dáng rõ ràng hơn, các cơ quan cũng đã có sự ổn định hơn nên thường bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc cơ bản trong giai đoạn này để kiểm soát bệnh tạm thời. Tuy nhiên phổi và cơ quan sinh dục vẫn chưa thực sự ổn định nên nếu tự ý dùng thuốc không đúng cách sẽ có thể gây tổn hại đến các cơ quan này.
- Trong 3 tháng cuối: Lúc này có đã khá cứng cáp, các cơ quan cũng gần như hoàn thiện về hình dáng trừ gan và thận. Dùng thuốc không đúng cách trong thời điểm này không chỉ gây ảnh hưởng đến hai cơ quan trên mà còn làm tăng nguy cơ sinh nón, bé thiếu kg và gầy yếu hơn các bé đồng trang lứa. Đồng thời nhau thai lúc này cũng mỏng đi để dần chuẩn cho việc sinh nở nên dùng thuốc có thể khiến thuốc thấm mạnh vào thai, gây hại cho cả mẹ và con.
Như vậy có thể thấy, việc lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai đều có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến cả mẹ và thai nhi, kể cả trong trường hợp được bác sĩ chỉ định. Do đó cần phải sớm phát hiện và gặp gỡ với các bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý phù hợp.
Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai phải làm gì?
Ngay khi phát hiện mang thai trong khi uống thuốc đau dạ dày, người bệnh cần nhanh chóng dừng thuốc và đến bệnh viện để điều trị. Bạn cũng cần đem theo thuốc để bác sĩ có thể đánh giá mức độ nguy hiểm và có hướng xử lý phù hợp.
Thường đến tuần 13- tuần 20 bác sĩ mới có thể tiến hành các xét nghiệm kiểm tra để xác định có xuất hiện các dị tật hay không. Trong thời điểm này mẹ bầu nên hoàn toàn dừng thuốc và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ để ổn định lại sức khỏe và sự phát triển của bé.
Bác sĩ có thể làm xét nghiệm một số dị tật như test độ mờ của da gáy Double test, NIPT để kiểm tra tình trạng và đưa ra lời khuyên thích hợp.
Điều trị đau dạ dày cho mẹ bầu không dùng thuốc
Hầu hết không chỉ với bà bầu mà với bất cứ ai việc dùng thuốc cũng chỉ được chỉ định các triệu chứng bên trở nặng. Đau dạ dày hoàn toàn có thể đầy lùi hoặc kiểm soát tạm thời bằng những phương pháp đơn giản mà không cần dùng thuốc. Chính bác sĩ cũng thường khuyến khích bà bầu thực hiện những phương pháp này và hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc Tây y.
Dùng các bài thuốc dân gian
Trong dân gian truyền tai nhau rất nhiều bài thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả, có độ an toàn cao và có thể dùng cho những đối tượng như phụ nữ có thai. Thực hiện các phương pháp này chính xác kết hợp với chế độ sinh hoạt dưỡng chất khoa học chính là phương pháp đẩy lùi bệnh hiệu quả mà không cần dùng thuốc.
Nghệ và mật ong
Chất Curcumin trong nghệ có thể đem đến tác dụng vô cùng tuyệt vời cho những người đau dạ dày. Chất này có thể kiểm soát được lượng acid dịch vị tiết ra nhờ đó hạn chế sự tổn thương tại niêm mạc. Đồng thời các chất có trong nghệ và mật ong cũng có tính kháng khuẩn rất tốt, giúp làm dịu các tổn thương và kích thích quá trình hồi phục nhanh chóng nhất.
Bà bầu có thể pha nghệ, mật ong cùng nước ấm uống mỗi sáng hoặc có thể pha nghệ cùng sữa uống trước bữa sáng 30 phút cũng rất tốt. Chú ý sau khi uống nên ăn đầy đủ để tránh các tác dụng khác lên dạ dày.
Uống trà gừng
Gừng cũng là thảo dược có tính kháng khuẩn chống viêm rất mạnh, có thể loại bỏ các vi khuẩn Hp tối đa và giúp giảm các kích ứng lên niêm mạc ruột. Các Gingerol và chất chống oxy trong thảo dược này cũng giúp tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị các vi khuẩn, virus tấn công.
Thực hiện như sau
- Dùng 1 củ gừng nhỏ, cạo sạch vỏ rồi thái thành các lát mỏng
- Hãm gừng trong nước sôi trong khoảng 15 phút, chú ý đậy nắp lại để tránh các tinh chất bay mất
- Pha thêm một chút mật ong để tăng tính sát khuẩn và dễ uống hơn.
Mẹ bầu nên ưu tiên uống trà gừng vào sáng hoặc trưa do uống gừng có thể gây một số kích ứng làm mất ngủ về đêm.
Lá chè dây giảm đau dạ dày
Chất flavonoid có trong lá chè dây có thể giúp giảm đau dạ dày và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn Hp đáng kể. Đồng thời sử dụng dược liệu này với liều lượng phù hợp còn giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc là lấy lại sức khỏe nhanh chóng hơn.
Mẹ chỉ cần nấu trà với nước sôi 100 độ dùng để uống hằng ngày. Tuy nhiên chú ý không nên dùng quá 70g vì có thể gây ra một số tác dụng phụ. Những người có huyết áp thấp cũng không nên sử dụng loại trà thảo dược này.
Uống nước nha đam
Nha đam không chỉ là thảo dược có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc mà còn có khả năng kiểm soát các triệu chứng đau dạ dày vô cùng hiệu quả. Các dưỡng chất có trong nha đam giúp trung hòa acid dịch vị và giảm tần suất co bóp quá mức của dạ dày. Đồng thời lượng dịch nhầy trong nha đam còn bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của các vi khuẩn, virus khác.
Mẹ có thể nấu nước, nấu chè từ nha đam ăn hằng ngày vưa giúp cải thiện bệnh lại rất tốt cho da dẻ.
Bấm huyệt nội quan
Bên cạnh các bài thuốc dân gian thì ứng dụng y học cổ truyền vào điều trị bệnh cũng được rất nhiều bà bầu lựa chọn. Ưu điểm của phương pháp này là có độ an toàn cao, hầu như không gây ra tác dụng phụ nếu thực hiện đúng các và thực sự đem lại kết quả cải thiện bệnh tốt. Tuy nhiên các phương pháp đông y như bấm huyệt hay châm cứu cần đòi hỏi được thực hiện bởi những người có sự am hiểu và kỹ thuật cao, tinh thông các kinh huyệt để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Với tình trạng đau dạ dày ở bà bầu, thường các thầy thuốc sẽ bấm huyệt nội quan nằm phía trong cổ tay để cải thiện các triệu chứng đau nhức nhanh chóng. Thực hiện đúng các trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ có giấc ngủ sâu và ngon hơn, hạn chế các tác động của đau dạ dày đem lại.
Tuy nhiên như đã nói trước đó, trên cơ thể có rất nhiều kinh huyệt nên nếu thực hiện không đúng cách có thể gây hại ngược lại cho thai nhi. Do đó bà bầu cần tìm đến những cơ sở y học cổ truyền uy tín để được kiểm tra và hướng dẫn chính xác nhất.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng vào việc cải thiện và phòng tránh các bệnh lý đau dạ dày ở bà bầu. Đặc biệt mẹ bầu lúc này cần có chế độ dưỡng chất thật khoa học không chỉ để tăng cường sức khỏe cho mẹ mà còn hỗ trợ sự phát triển nhất của con.
Bà bầu nên chú ý các vấn đề về dinh dưỡng sau
- Tăng cường bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như đạm, canxi, vitamin D, vitamin C theo chế độ dinh dưỡng trong từng giai đoạn để cả mẹ và bé được khỏe mạnh.
- Ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, hạn chế các áp lực lên dạ dày
- Ăn uống hợp vệ sinh, ưu tiên việc ăn chính uống sôi
- Uống đủ 2,5- 3 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cũng như đào thải các độc tố ra bên ngoài
- Mẹ nên ưu tiên ăn các thực phẩm mềm, loãng như cháo, súp hay các canh hầm sẽ tốt cho dạ dày đang bị tổn thương hơn cũng như hạn chế tình trạng co bóp quá mức của dạ dày
- Một số thực phẩm có lợi cho dạ dày đang bị tổn thương của bà bầu như chuối, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, trái cây, trà xanh, đậu bắp..
- Bổ sung sữa chua để tăng cường lợi khuẩn cho dạ dày
- Tránh xa những thực phẩm khô cứng, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ
- Hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị trong bữa ăn, đặc biệt là muối, đường hay ớt
- Tránh xa những thực phẩm lên men như kim chi, củ carii muối, cà pháo vì có thể sản sinh ra nhiều acid không tốt cho dạ dày
- Không nên dùng các thực phẩm tái sống vì có thể chứa các vi khuẩn phá hủy dạ dày
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.
Có chế độ sinh hoạt lành mạnh
Thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn cũng góp phần quan trọng vào việc đẩy lùi bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát tối đa. Theo đó bà bầu bị đau dạ dày cần chú ý các vấn đề sau
- Nên chia nhỏ các bữa ăn để giảm các áp lực lên dạ dày
- Tuyệt đối không nên bỏ bữa, để bụng quá đói hay quá no vì đều làm tăng sản sinh acid làm tổn thương niêm mạc dạ dày nhiều hơn
- Không nên ăn quá khuya vì có thể khiến dạ dày không kịp tiêu hóa thức ăn là làm dư thừa các acid dịch vị. Tốt nhất nên ăn trước 3h khi đi ngủ.
- Không nên nằm hay ngồi ngay sau khi ăn mà nên đi bộ nhẹ nhàng để thức ăn tiêu hóa tốt hơn, tuy nhiên không nên vận động quá mạnh
- Thay đổi tư thé ngủ bằng cách đưa gác chân lên cao và kê cao đầu cũng giúp mẹ giảm các triệu chứng đau dạ dày khi ngủ. Bà bầu có thể dùng một số loại gối cho bà bầu để có giấc ngủ ngon hơn
- Duy trì thói quen luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe. Mẹ bầu có thể tham khảo các bộ môn như Yoga vừa tốt cho tiêu hóa vừa giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.
- Đi ngủ sớm và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
- Giữ tâm lý vui vẻ thoải mái, hạn chế suy nghĩ quá nhiều.
- Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ
- Khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện sớm các vấn đề bất thường.
Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho thai nhi nên mẹ bầu cần nhanh chóng phát hiện và thăm khám để có phương án xử ký kịp thời. Thăm khám bác sĩ ngay nếu nghi ngờ mang thai hay có bất cứ triệu chứng bất thường nào của sức khỏe để có thể điều trị sớm nhất, hạn chế những biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe và thai nhi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!