Cách trị lang ben bằng củ riềng đơn giản hiệu quả tại nhà

Bệnh lang ben: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa trị

Lang beng ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách chữa an toàn

7 loại thuốc trị lang ben hiệu quả dứt bệnh nhanh chóng

Lang ben ở háng, mông và cách chữa trị dứt điểm

TOP 10 cách trị lang ben tại nhà từ các vị thuốc dân gian

Lang ben ở mặt: Dấu hiệu và cách chữa dứt điểm

Lang ben có lây không? Lây như thế nào? Cách phòng ngừa

Thuốc trị lang ben cho trẻ sơ sinh nào tốt và an toàn?

Lang ben đỏ là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Lang beng ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách chữa an toàn

Lang beng ở trẻ sơ sinh dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng nếu điều trị sai cách có thể làm tổn thương nặng cho da có thể đi theo suốt giai đoạn phát triển. Phụ huynh nên sớm đưa bé đi gặp gỡ bác sĩ để có hướng thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tự điều trị tại nhà sai cách sẽ gây ra những biến chứng nặng nề hơn.

Lang beng ở trẻ sơ sinh là gì?

Lang ben là một bệnh lý da liễu phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Bệnh thường được đặc trưng bởi vùng da bị thay đổi sắc tố có thể đậm hay nhạt màu hơn bình thường. Lang ben ở trẻ sơ sinh tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại gây ngứa ngáy khó chịu khiến bé quấy khóc không ngừng. Đặc biệt với những trẻ có làn da nhạy cảm thì việc điều trị có thể khó khăn hơn.

Lang beng ở trẻ sơ sinh
Lang beng là bệnh lý da liễu phổ biến ở trẻ sơ sinh được đặc trưng bởi những vùng da khác màu loang lổ

Tương tự như lang ben trên người lớn, các dấu hiệu của bệnh trên trẻ sơ sinh cũng khá rõ ràng và có thể nhận biết sớm. Phụ huynh có thể quan sát các dấu hiệu ngoài da để đưa bé đi điều trị sớm. Cụ thể các triệu chứng phổ biến của bệnh như sau

  • Xuất hiện những vùng da bị tổn thương, kém đều màu
  • Ban đầu diện tích vùng da bị nhiễm bệnh ban đầu khá nhỏ, chỉ là vài đốm nhỏ tuy nhiên càng về sau càng lan rộng thành những mảng da có diện tích lớn trên cơ thể
  • Những đốm da có màu sắc không đồng đều với hình dáng đa dạng, có thể làm tròn hay ovan, thường có ranh giới rõ ràng. Nếu trẻ có da sáng màu thì các đốm da sẽ có màu tối, trong khi nếu da bé tối màu thì các đốm lang ben sẽ có màu sáng hơn bình thường
  • Có thể gây ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm. Với trẻ nhỏ bé chưa thể hiện được rõ ràng nên quấy khóc liên tục
  • Hơi nổi vẩy hồng, vùng da bị lang ben cũng có thể bong tróc tự nhiên, nếm chạm vào có thể có cảm giác sần sùi
  • Lang beng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vào các vị trí dễ đổ mồ hôi như bẹn, nách, cổ, ngực, lưng hay chân
  • Nếu vùng da bị lang ben tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể xuất hiện các triệu chứng trầm trọng hơn
  • Một số trẻ có thể bị sốt do vi nấm phát triển. Cơn sốt cao khiến bé bị đổ mồ hôi làm lang ben lan rộng và ngứa ngáy nặng hơn.

Nguyên nhân gây lang beng ở trẻ sơ sinh

Pityrosporum Ovale là nguyên nhân chính gây bệnh lang ben, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Loại nấm này có sẵn dưới biểu da của người, khi gặp các yếu tố thuận lợi chúng sẽ nhanh chóng sinh sôi và làm thay đổi sắc tố da tạo thành những vùng da loang lổ kém thẩm mỹ. Bởi thế mà bất cứ ai cũng có thể mắc căn bệnh này.

Lang beng ở trẻ sơ sinh
Hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho các vi nấm dưới da sinh sôi và phát triển mạnh hơn

Những yếu tố thuận lợi làm kịch hoạt vi nấm phát triển bao gồm

  • Hệ miễn dịch yếu: ở trẻ sơ sinh, do các cơ quan còn chưa thực sự hoàn thiện nên bé rất dễ bị các tác nhân dị nguyên bên ngoài tấn công.
  • Thời tiết: Môi trường nóng ẩm chính là một trong những yếu tố kích hoạt các vi nấm phát triển và tấn công mạnh mẽ vào cơ thể. Đặc biệt với trẻ nhỏ, do sức đề kháng còn rất yếu nên các nhóm nấm này có thể tấn công và gây bệnh mạnh hơn.
  • Vệ sinh không đảm bảo: trẻ ít tắm rửa, trẻ dễ đổ mồ hôi, mẹ không lau khô người cho bé sau khi tắm, lười thay tã cho trẻ nhỏ chính là những tác nhân hàng đầu gây bệnh lang ben ở trẻ nhỏ.
  • Mặc quần áo quá nhiều hoặc quá chật: Phụ huuynh thường cuốn tã khăn ủ ấm cho bé quá chặt, mặc tã chật làm thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi và bã nhờn ở trẻ. Đặc biệt là các khu vực có nhiều nếp nhăn như cổ, lưng, nách, bẹn…làm da trở nên ẩm ướt tạo điều kiện cho các vi nấm sinh sôi và gây bệnh.
  • Yếu tố cơ địa: thường liên quan đến những bé có làn da mỏng manh quá nhạy cảm, da nhiều dầu nên dễ sản sinh ra chất nhờn. Những trẻ sơ sinh lớn hơn cũng dang trong quá trình phát triển, làm thay đổi nội tiết tố và kích hoạt các yếu tố phát bệnh lang ben.
  • Tiếp xúc với tia UV: trẻ sơ sinh thường được khuyến khích phơi nắng để bổ sung các vitamin D giúp bé phát triển, tăng chiều cao và sức đề kháng. Tuy nhiên tia UV có trong ánh nắng mặt trời cũng có thể kích hoạt sự phát triển của vi nấm.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh do lây nhiễm từ những người xung quanh thông qua việc ôm ấp, nằm ngủ chung hay tiếp xúc với quần áo đồ đạc của người bệnh.

Do vi nấm đều là các yếu tố có sẵn nên bất cứ trẻ nào cũng là đối tượng mắc bệnh. Tuy nhiên không phải bé nào cũng bị bệnh, chủ yếu khi gặp các yếu tố thuận lợi mới có kích ứng các tác nhân gây bệnh này. Hiểu về các nguyên nhân gây bệnh cũng giúp phòng tránh nguy cơ mắc lang ben tốt hơn cho trẻ sơ sinh.

Lang beng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Lang beng ở trẻ sơ sinh dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ trầm trọng. Tình trạng ngứa ngáy có thể làm bé có xu hướng cào lên da gây trầy xước và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng ngoài da hơn.

Lang beng ở trẻ sơ sinh
Lang beng ở trẻ sơ sinh nếu không kiểm soát đúng cách có thể kéo dài đến cả giai đoạn trưởng thành

Đặc biệt sự thay đổi sắc tố da với nhóm trẻ sơ sinh nếu không kiểm soát đúng cách có thể đi theo trẻ suốt đời. Vùng da loang lổ kém đều màu trên diện rộng, đặc biệt nếu xuất hiện trên các vị trí dễ nhận biết như mặt, cổ, tay chân có thể khiến bé cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp và làm việc.

Ngoài ra bé bị lang ben thường có nguy cơ rất lớn lây lan cho những người thân xung quanh, nhất là cha mẹ do nằm ngủ chung, bế bé hay cho bé bú. Trong trường hợp mẹ mắc bệnh rất khó để điều trị cùng lúc cho hai người do cần phải tiếp xúc thường xuyên và làm giảm chất lượng sữa mẹ.

Nếu lang ben xuất hiện ở các vị trí nhạy cảm như miệng hay bẹn cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới các cơ quan lân cận này. Tất cả đều ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ. Vì vậy ngay khi phát hiện bệnh phụ huynh cần nhanh chóng tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của con.

Hướng điều trị lang beng ở trẻ sơ sinh

Mức độ nguy hiểm của lang beng ở trẻ sơ sinh còn liên quan đến việc điều trị. Nguyên nhân là do làn da mỏng manh và các cơ quan gan thận còn đang rất suy yếu, việc dùng thuốc nếu không đúng cách ngược lại còn gây hại hơn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, tùy vào từng tình trạng bệnh bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp nhất. Phụ huynh chú ý không tự ý điều trị bằng thuốc, kể cả các loại thuốc bôi nếu không có chỉ định từ bác sĩ.

Sử dụng thuốc Tây

Hầu hết bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bôi hay các dung dịch bôi ngoài da đặc trị nấm như  Fluconazole, ketoconazol, Terbinafine, Ciclopirox.. Dù khá an toàn nhưng các loại thuốc bôi cũng chỉ được dùng trong thời gian ngắn vì có thể gây bỏng rát khó chịu trên những làn da mỏng manh của bé nếu đã sử dụng trong thời gian dài liên tiếp.

Lang beng ở trẻ sơ sinh
Ciclopirox là thuốc bôi được sử dụng an toàn cho bé nhưng không nên lạm dụng quá nhiều

Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng một số loại sữa tắm  hay dầu gội có chứa thành phần  selenium sulfide, ketoconazole hoặc pyrithione kẽm.. để ngăn chặn sự phát triển của vi nấm. Sử dụng các nhóm thuốc này điều độ sẽ ngăn chặn sự lan rộng của vi nấm, phục hồi dần sắc tố da để đảm bảo tính thẩm mỹ cho bé.

Tuy nhiên trong các trường hợp trẻ bị lang ben nặng, có dấu hiệu lay lan trên diện rộng, trẻ không còn đáp ứng các loại thuốc bôi bác sĩ có thể xem xét dùng một số đường uống như Ketoconazol, Griseofulvin… để ngăn chặn vi nấm phát triển. Những nhóm thuốc này có thể gây độc cho các cơ quan gan thận nên chỉ rất hạn chế việc sử dụng nhất là với trẻ sơ sinh.

Phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định, không được tự ý dùng bất cứ thuốc nào. Đảm bảo đúng liều thuốc của bác sĩ, không dùng quá liều, giảm liều hay dừng thuốc sớm khi thấy bệnh thuyên giảm. Trong trường hợp trẻ bị lang ben tái phát phụ huynh cũng nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và kê đơn mới phù hợp, không nên dùng lại đơn thuốc cũ.

Trong thời gian dùng thuốc, nếu phát hiện trẻ có bất cứ triệu chứng bất thường nào như nôn, tiêu chảy, da phát ban, ửng đỏ, trẻ sốt cao.,.. phụ huynh cần dừng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ chuyên môn để có hướng xử lý kịp thời.

Điều trị bằng các phương pháp dân gian

Dân gian đã áp dụng rất nhiều thảo dược tự nhiên để cải thiện bệnh lang ben từ lâu đời. Ưu điểm của các bài thuốc này là có độ an toàn cao, không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới da hay các cơ quan gan thận nên rất phù hợp để trị lang beng ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên chú ý rằng các bài thuốc này chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng, không mang tác dụng loại bỏ nguồn gốc gây bệnh lang ben hoàn toàn. Do đó phụ huynh vẫn cần kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ trong một số trường hợp để đảm bảo kết quả điều trị bệnh dứt điểm.

Rau răm trị lang ben cho trẻ nhỏ

Rau răm là thảo dược có tính ấm, có thể làm dịu nhanh cảm giác ngứa rát khó chịu tren da của trẻ. Hoạt chất decanol và deanal đều là những chất hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên có tính sát khuẩn mạnh nên có thể ức chế được một số vi nấm gây bệnh ngoài da. Bài thuốc từ rau răm thường được dùng ngoài da để giảm nhẹ các triệu chứng cho bé mà không quá nguy hiểm.

Mẹ có thể dùng vài lá rau răm đã được rửa sạch, ngâm nước muối rồi vò nhẹ, đem đắp lên vùng da trẻ bị lang ben trong vài phút. Nếu có nhiều thời gian hơn mẹ cũng có thể tham khảo dùng cách sau

  • Dùng 1 nắm lá rau răm rửa sạch, ngâm nước muối trong 15 phút để loại bỏ tạp chất
  • Giã nhuyễn rau răm để vắt lấy nước cốt
  • Làm sạch vùng da bị lang ben để bôi nước cốt rau răm lên
  • Giữ trong 15- 20 phút rồi rửa sạch da với nước ấm.

Một số người cũng dùng rau răm ngâm rượu để bôi da cho bé, tuy nhiên do rượu có chứa cồn nên với những bé có da nhạy cảm có thể bị bỏng rát, do đó không nên sử dụng.

Ké đầu ngựa giảm ngứa rát

Các hoạt chất vitamin C, xanthumin và D-glucosid.. có trong ké đầu ngựa sẽ giúp tăng đề kháng cho da để chống lại sự tấn công của các vi nấm. Đồng thời đây cũng là chất có tính kháng viêm và ức chế thần kinh khá tốt có thể làm dịu những cảm giác ngứa ngáy châm chích để bé cảm thấy dễ chịu hơn và không còn quấy khóc.

Lang beng ở trẻ sơ sinh
Mẹ có thể phơi khô ké đầu ngựa để sắc lấy nước uống và giúp vùng da bé được đều màu hơn

Mẹ có thể thực hiện bài thuốc sau để kiểm soát các triệu chứng lang ben ở bé

  • Chuẩn bị một ít ké đầu ngựa khô sắc với xâm xấp mặt nước
  • Đun sôi thật kỹ nước, để thuốc sôi trong vòng 15 phút sau đó gạn ra để riêng
  • Tiếp tục đổ  thêm 300ml nước vào sắc tương tự như trên.
  • Trộn chung cả hai lần thuốc vừa sắc để chia ra cho bé uống trong ngày
  • Kiên trì thực hiện cho tới khi thấy các vùng da bị lang ben đều màu hơn.

Chú ý để đảm bảo an toàn và tốt nhất cho bé, mẹ chỉ nên dùng bài thuốc này với nhóm trẻ trên 6 tháng tuổi để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ ổn định.

Bài thuốc từ chuối xanh

Chất nhựa trong chuối xanh vừa giúp giảm ngứa ngáy khó chịu vừa giúp ức chế sự phát triển của các vi nấm dưới da. Sử dụng kiên trì bài thuốc tử chuối xanh sẽ làm mờ dần các vùng da bị mang ben để đem đến làn da đều màu mịn màng nhất cho trẻ.

Thực hiện như sau

  • Mẹ nên dùng 1 quả chuối xanh tươi, nên chọn quả tươi mới hái để có nhiều nhựa nhất
  • Rửa sạch chuối rồi cắt làm đôi
  • Đắp chuối lên các vị trí bị lang ben của bé trong khoảng 20 phút
  • Rửa lại vùng da với nước ấm.

Chuẩn bị nước tắm hằng ngày cho trẻ

Do lang ben là một bệnh ngoài da nên việc tắm rửa đúng cách cũng sẽ hỗ trợ quá trình cải thiện rất nhiều. Với nhóm trẻ sơ sinh cần được tắm rửa hằng ngày để da được sạch sẽ, làm thông thoáng lỗ chân lông trên da từ đó ức chế môi trường sinh sôi của vi nấm, vi khuẩn gây bệnh. Chú ý phụ huynh không nên tắm cho bé quá muộn, nên tắm trong trước 4h chiều khi trời còn ấm, tránh tắm quá khuya có thể khiến bé bị cảm lạnh.

Bên cạnh việc tắm với nước ấm thông thường, phụ huynh có thể cho bé dùng các xà phòng tắm có chứa Selenium sulfite (selsun blue) 2,5%  trong khoảng 5p mỗi ngày để ức chế các vi nấm. Trong những ngày thời tiết nóng ẩm khó chịu, bé dễ đổ mồ hôi nhiều thì sử dụng loại sữa tắm này cũng giúp dự phòng nguy cơ bệnh tái phát.

Ngoài ra phụ huynh có thể thêm vào nước tắm một chút tinh dầu dừa, tình dầu tràm trà hay tinh dầu sả cũng rất tốt. Các tinh dầu này đều có đặc tình kháng khuẩn có tốt sẽ vừa giúp làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngá đồng thời làm mềm da hơn mà không gây ra tác dụng phụ nào. Đặc biệt với trẻ bị ngứa gãi làm trầy xước da có thể dùng các tinh dầu này để tắm thay vì dùng sữa tắm.

Nếu không có tinh dầu, mẹ có thể dùng lá trà xanh, gừng, lá trầu không, lá tía tô để đun nước tắm cho bé cũng mang lại hiệu quả tốt không kém.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị lang ben

Cần chú ý rằng do nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến vi nấm có sẵn trong tế bào nên rất khó để có thể loại bỏ hoàn toàn bệnh, đặc biệt trên nhóm trẻ sơ sinh chưa thể dùng các loại thuốc đặc trị. Vì vậy phụ huynh cần đề cao tinh thần phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát trở lại thông qua quá trình chăm sóc bé mỗi ngày.

Lang beng ở trẻ sơ sinh
Phụ huynh nên lựa chọn những trang phục thoải mái, dễ chịu, thấm hút tốt cho bé mặc hằng ngày

Thực hiện tốt các yếu tố phòng tránh này cũng là nguyên tắc hàng đầu để quá trình điều trị lang beng ở trẻ sơ sinh hiệu quả và rút ngắn thời gian nhất có thể. Cụ thể như sau

  • Nên cho bé măc trang phục thoáng mát, thấm hút tốt. Nếu vị trí lang ben ở đùi, bẹn hay lưng nên tránh đóng bỉm hay cuốn bé quá chặt có thể làm đổ mồ hôi
  • Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho bé hằng ngày, nên lau khô người cho con trước khi mặc quần áo hay cuốn tã
  • Nếu bé đóng bỉm đái dầm hay sau khi đi vệ sinh nên đảm bảo lau sạch khô trước khi mặc đồ mới
  • Cho bé nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát sạch sẽ
  • Chọn loại tã cho bé có chất liệu mịn màng, có độ co giãn và hút ẩm tốt
  • Giặt giũ quần áo hay đồ dùng cá nhân riêng biệt, tránh giặt chung với những người khác
  • Không cho bé tiếp xúc với người bệnh
  • Nếu bé đang bị bệnh cần có biện pháp cách ly phù hợp để tránh lây nhiễm cho người xung quanh
  • Thay chăn màn, ga gối của bé hằng ngày trong suốt quá trình điều trị
  • Sử dụng các sản phẩm sữa tắm, dầu gội hay các sản phẩm bôi trên da có chứa các thành phần lành tính
  • Tránh phơi nắng cho bé quá nhiều, thời điểm tốt nhất là từ 7- 9h sáng hay 4- 5h chiều, mỗi lần từ 15- 20 phút hoặc có thể di dịch tùy thời điểm. Không để da bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nằng mà nên cuốn khăn mỏng nhẹ nhàng. Chú ý không loại bỏ việc tắm nắng bởi đây là cách hấp thụ vitamin D3 tự nhiên cần thiết cho sự phát triển của bé.
  • Theo dõi chặt chẽ sự phát triển của con để sớm phát hiện và điều trị các triệu chứng bất thường.

Lang beng ở trẻ sơ sinh cần được kiểm soát sớm để hỗ trợ cho sự phát triển hoàn thiện về cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ nhỏ. Vệ sinh thân thể sạch sẽ hằng ngày, tránh để cơ thể bé ẩm ước sẽ giúp hạn chế tối đa những nguy cơ mắc bệnh.

Cùng chuyên mục

thuốc trị lang ben

7 loại thuốc trị lang ben hiệu quả dứt bệnh nhanh chóng

Lang ben là bệnh da liễu gặp phải ở rất nhiều người trẻ sự sự bùng phát của các vi nấm dưới da. Tuy bệnh không gây nguy hiểm cho...

TOP 10 cách trị lang ben tại nhà từ các vị thuốc dân gian

TOP 10 cách trị lang ben tại nhà từ các vị thuốc dân gian

Cách trị lang ben tại nhà từ các vị thuốc dân gian có thể mang đến hiệu quả tốt trong những trường hợp bệnh nhẹ, khi các đốm lang ben...

Lang ben ở mặt: Dấu hiệu và cách chữa dứt điểm

Lang ben ở mặt: Dấu hiệu và cách chữa dứt điểm

Lang ben ở mặt đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện những dát da có màu hồng, trắng hoặc nâu ít gây ngứa và không đau rát. Tuy không tác...

Áp dụng cách trị lang ben bằng củ riềng là mẹo dân gian được nhiều người biết đến

Cách trị lang ben bằng củ riềng đơn giản hiệu quả tại nhà

Dùng củ riềng trị lang ben là một trong những phương pháp điều trị tại nhà an toàn, đơn giản, dễ thực hiện được nhiều người áp dụng. Thế nhưng,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn