Cách trị lang ben bằng củ riềng đơn giản hiệu quả tại nhà

Bệnh lang ben: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa trị

Lang beng ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách chữa an toàn

Lang ben ở háng, mông và cách chữa trị dứt điểm

7 loại thuốc trị lang ben hiệu quả dứt bệnh nhanh chóng

TOP 10 cách trị lang ben tại nhà từ các vị thuốc dân gian

Lang ben ở mặt: Dấu hiệu và cách chữa dứt điểm

Lang ben có lây không? Lây như thế nào? Cách phòng ngừa

Thuốc trị lang ben cho trẻ sơ sinh nào tốt và an toàn?

Lang ben đỏ là gì? Nguy hiểm không? Cách nhận biết

Lang ben ở mặt: Dấu hiệu và cách chữa dứt điểm

Lang ben ở mặt đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện những dát da có màu hồng, trắng hoặc nâu ít gây ngứa và không đau rát. Tuy không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng các tổn thương do bệnh lý gây ra ảnh hưởng đến ngoại hình, chức năng thẩm mỹ cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh.

Lang ben ở mặt: Dấu hiệu và cách chữa dứt điểm
Lang ben ở mặt đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện những dát da có màu hồng, trắng hoặc nâu ít gây ngứa và không đau rát

Lang ben ở mặt và các dấu hiệu nhận biết

Lang ben hay lang beng là thuật ngữ chỉ tình trạng tổn thương da nông gây ra bởi nấm Malassezia furfur. Các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi hiện tượng các dát màu hồng, trắng xuất hiện trên da (suy giảm sắc tố) hoặc màu nâu (tăng sắc tố da), không gây đau rát và ít ngứa.

Theo các chuyên gia đầu ngành, dạng nấm Malassezia furfur thường tồn tại dưới bề mặt da, là nấm lưỡng hình và phụ thuộc chủ yếu vào chất béo (lipid). Khi gặp điều kiện thuận lợi, các tế bào nấm sẽ sinh sôi và phát triển mạch, sau đó chuyển sang cấu trúc ở dạng sợi và làm tổn thương tầng thượng bì.

Do phụ thuộc vào lipid nên nấm Malassezia furfur thường có xu hướng phát triển ở những vùng da tiết bã nhờn mạnh như cổ, lưng, mặt,… Trong đó, các triệu chứng bệnh lang ben thường tác động tiêu cực đến chức năng thẩm mỹ của người bệnh cũng như chất lượng cuộc sống.

Số liệu thống kê cho thấy, đa số các trường hợp mắc bệnh lang ben nói chung và lang ben ở mặt nói riêng thường tập trung ở nhóm đối tượng thanh thiếu niên, hiếm gặp ở người cao tuổi và trẻ em. Bệnh lý thường bùng phát mạnh ở những quốc gia có khí hậu nóng ẩm, mật độ dân số cao.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh lang ben ở mặt bao gồm:

  • Trên da xuất hiện những dát màu hồng, nâu hoặc trắng (thường là màu trắng) có hình tròn, hình oval hoặc hình đa cung.
  • Những dát này thường sẽ lan rộng ra và tạo thành những mảng tổn thương lớn
  • Kích thích tổn thương da do bệnh lý gây ra thường dao động từ vài mm đến vài cm
  • Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lang ben không gây đau rát, khó chịu và có thể gây ngứa nhẹ khi đổ nhiều mồ hôi.
  • Bền mặt vùng da tổn thương do bệnh lang ben gây ra thường xuất hiện những vảy da nhỏ, mịn và dễ dàng bong bóng khi cạo. Lúc này sẽ để lộ ra lớp thượng bì bên dưới tương tự như vùng da bình thường.

Lý giải từ các bác sĩ chuyên khoa, nấm Malassezia furfur ở dạng sợi thường xo xu hướng tiết ra azelaic – đây là một loại axit cacboxylic có khả năng làm giảm hoạt động chuyển sắc tố melanin đến các tế bào da. Điều này làm giảm sắc tố và chuyển sang màu trắng. Trong trường hợp bệnh lý gây ra các dát da màu nâu, hồng (thường là biểu hiện tăng sắc tố) thường là hệ quả do phản ứng nấm men và viêm.

Nguyên nhân khởi phát bệnh lý

Như đã đề cập, nấm men được xem là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lang ben cũng như lang ben ở mặt. Những chủng nấm phổ biến như M. globosa, M, sympodialis,  Malassezia furfur,… Tuy nhiên, các loại nấm này chỉ gây ra tổn thương trên bề mặt da mặt khi đã chuyển từ dạng tế bào sang nấm sợi.

Dưới đây là một số yếu tố có mối quan hệ mật thiết với sự chuyển đổi của dạng nấm men, làm tăng nguy cơ khởi phát các triệu chứng lang ben ở mặt:

Nguyên nhân khởi phát bệnh lý
Việc sử dụng những sản phẩm chăm sóc da mặt ở dạng dầu/ mỡ lên da mặt có thể gây kích thích tiết lượng dầu thừa và khởi phát bệnh lý
  • Tăng tiết mồ hôi: Đây được xem là một trong những yếu tố giúp nấm nem dễ dàng trong việc hấp thu lipid, chuyển đổi cấu trúc sang dạng sợi, phát triển mạnh mẽ và gây tổn thương tầng thượng bì trên mặt. Tình trạng này thường phổ biến ở người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, cường giáp hoặc xuất hiện vô căn (không thể xác định nguyên nhân cụ thể).
  • Sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da ở dạng dầu hoặc mỡ: Việc sử dụng những sản phẩm chăm sóc da mặt ở dạng dầu/ mỡ lên da mặt có thể gây kích thích tiết lượng dầu thừa, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để nấm men phát triển và gây ra bệnh lang ben trên mặt.
  • Thời tiết nóng ẩm: Thời tiết ẩm, nóng thường kích thích hoạt động ở tuyến dầu và khiến da mặt bài tiết tuyến bã nhờn nhiều hơn. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc những bệnh da liễu do nấm gây ra.
  • Vệ sinh da không đúng cách: Thói quen vệ sinh da kém sẽ khiến lượng dầu thừa ứ đọng tại lỗ chân lông, kích thích nấm Malassezia sản sinh và phát triển mạnh. Bên cạnh đó, thói quen này còn làm tăng nguy cơ khởi phát các bệnh da liễu như dị ứng da mặt, mụn trứng cá,…

Các thông kê cho thấy, các biểu hiện lang ben ở mặt thường khởi phát ở nhóm đối tượng sau:

  • Người trang điểm thường xuyên
  • Người có làn da dầu
  • Trong độ tuổi 13 – 37 tuổi
  • Thừa cân – béo phì
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Thói quen dung nạp những thức ăn chứa nhiều gia vị, chất béo
  • Gặp vấn đề về tuyến giáp

Bệnh lang ben ở mặt có ảnh hưởng gì không?

Bệnh lang ben ở mặt được xem là một trong những vấn đề da liễu thường gặp. Các triệu chứng bệnh lý thường không gây đau rát, khó chịu, ít ngứa và có xu hướng đáp ứng tốt với những biện pháp điều trị, hỗ trợ điều trị và chăm sóc đúng cách.

Tuy không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nhưng những biểu hiện của bệnh lý ảnh hưởng đến ngoại hình, chức năng thẩm mỹ cũng như tạo tâm lý không tự tin, e ngại khi làm việc, giao tiếp hàng ngày. Bệnh lang ben nói chung và lang ben ở mặt nói riêng nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể khiến tổn thương da kéo dài, lan rộng và khó khăn trong việc điều trị dứt điểm.

Một số trường hợp mắc bệnh do chủng nấm Malassezia có thể kích thích những triệu chứng bệnh viêm da tiết bã khởi phát.

Cách chữa trị bệnh lang ben ở mặt dứt điểm

Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lang ben ở mặt nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình. Do đó, khi nhận thấy những biểu hiện bất thường trên da mặt, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị đúng cách.

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Việc sử dụng thuốc Tây chữa bệnh lý sẽ giúp ức chế hoạt động của nấm, hạn chế tổn thương da lan rộng và hỗ trợ phục hồi vùng da tổn thương hiệu quả. Những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh lang ben như:

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Việc sử dụng thuốc Tây chữa bệnh lý sẽ giúp ức chế hoạt động của nấm, hạn chế tổn thương da lan rộng và hỗ trợ phục hồi vùng da tổn thương hiệu quả
  • Nhóm thuốc chống nấm ở dạng bôi: Các loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong 7 – 28 ngày tùy thuộc vào mức độ triệu chứng bệnh lý. Thông thường, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc bôi tại chỗ chứa hoạt chất kháng nấm như Terbinafine hoặc Ketoconazole. Tuy nhiên, những loại nấm có khả năng kháng hoạt chất azol sẽ được thay thế bằng thuốc Selenium sulfide hoặc Zinc pyrithione.
  • Các loại thuốc bôi tại chỗ chứa Axit salicylic: Axit salicylic thực chất là một loại acid tan trong dầu, có khả năng loại bỏ tế bào sùng, làm sạch bã nhờn và sát trùng ở mức độ nhẹ. Thuốc được chỉ định làm giảm lipid trên bề mặt da, từ đó hạn chế hoạt động của nấm men, đồng thời cải thiện tình trạng da bị tổn thương.
  • Thuốc bôi chứa Benzoyl Peroxide: Nhóm thuốc này có tác dụng loại bỏ lớp sừng trên da do lang ben gây ra, nhờ đó làm sạch những tổn thương, đồng thời loại bỏ nấm men sinh sản, phát triển ở tầng thượng bì. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn mang lại hiệu quả trong việc làm sạch da, giữ lỗ chân lông được thông thoáng hơn.
  • Thuốc chống nấm đường uống: Với những trường hợp bị lang ben ở mặt có dấu hiệu lan rộng, các loại thuốc điều trị tại chỗ không đáp ứng tốt, Lúc này bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định những loại thuốc chống nấm ở dạng đường uống. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý ở nam giới, gây ngộ độc gan nên người bệnh cần thận trọng trước khi dùng.

2. Áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà cải thiện bệnh lý

Với những trường hợp tổn thương da mặt do lang ben gây ra ở phạm vi nhỏ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà cải thiện. Ưu điểm của các mẹo chữa này là an toàn, lành tính, hạn chế phát sinh tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp này thường phát huy chậm, đòi hỏi người bệnh kiên trì áp dụng để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất.

Dưới đây là một số mẹo cải thiện bệnh lang ben ở mặt tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực mà bạn có thể tham khảo:

  • Giấm táo cải thiện bệnh lý: Lượng axit acetic có trong giấm táo có khả năng làm sạch lượng dầu thừa trên da, loại bỏ lớp sừng già, đồng thời ức chế hoạt động của nấm men cũng như vi khuẩn gây hại. Để làm giảm lang ben trên mặt, bạn có thể hòa giấm táo cùng với nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Sau khi vệ sinh sạch mặt thì thoa hỗn hợp trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Giữ khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Sử dụng tinh dầu tràm trà: Theo các nghiên cứu hiện đại, những thành phần hoạt chất có trong tinh dầu tràm trà có đặc tính chống nấm và kháng khuẩn tự nhiên. Do đó, người bệnh có thể chuẩn bị một lượng tinh dầu vừa đủ, thoa lên vùng da cần điều trị sau khi đã được làm sạch và để qua đêm. Sáng hôm sau rửa lại với nước ấm. Áp dụng mẹo chữa liên tục từ 7 – 10 ngày để cải thiện các biểu hiện bệnh lý.
  • Dùng nước cốt tỏi chữa bệnh lý: Trong nước cốt tỏi có chứa hàm lượng  Allicin dồi dào. Hoạt chất này có tác dụng tiêu diệt nấm men, virus và các vi khuẩn có hại. Trước khi bôi lên da, người bệnh cần trộn đều nước cốt tỏi và nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Sử dụng tăm bông thấm đều hỗn hợp và thoa lên vùng da cần điều trị sau khi đã được làm sạch. Để yên khoảng 10 phút thì rửa lại với nước.

Những biện pháp kiểm soát và phòng ngừa lang ben ở mặt

Những biện pháp kiểm soát và phòng ngừa lang ben ở mặt
Vệ sinh mặt đều đặn mỗi ngày 2 lần với những sản phẩm dịu nhẹ, có độ an toàn cao

Các biểu hiện lang ben ở mặt có thể thuyên giảm nhanh chóng sau 1 đến 2 tuần điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, bệnh lý có nguy cơ tái phát cao, chính vì vậy, người bệnh cần kết hợp áp dụng những biện pháp chăm sóc cũng như dự phòng tái phát giúp kiểm soát lâu dài. Cụ thể:

  • Vệ sinh mặt đều đặn mỗi ngày 2 lần với những sản phẩm dịu nhẹ, có độ an toàn cao. Theo đó, bạn nên lựa chọn những loại sữa rửa mặt chứa những thành phần sát trùng như Glycolic acid, Zinc, Acid salicylic,… nhằm ức chế hoạt động của vi khuẩn cũng như nấm men gây hại.
  • Sử dụng những loại kem dưỡng có kết cấu lỏng, dễ thấm và mềm. Đồng thời hạn chế dùng những sản phẩm chứa những thành phần gây bít tắc chân lông như Glycerin, Mineral oil,…
  • Với những người da dầu, có tuyến dầu hoạt động mạnh cần sử dụng các loại giấy thấm dầu thường xuyên. Điều này sẽ giúp loại bỏ được lượng dầu thừa cũng như dự phòng tái phát bệnh lang ben trong thời gian dài.
  • Trong thời gian điều trị bệnh, hạn chế trang điểm. Bởi lớp trang điểm có thể làm bít tắc lỗ chân lông, khiến làn da tiết nhiều dầu, từ đó kích thích nấm men phát triển.
  • Mỗi tuần, xông hơi mặt từ 1 – 2 lần với các loại thảo dược từ tự nhiên như vỏ chanh, gừng, sả,… giúp loại bỏ lượng dầu thừa trên da mặt, làm sạch sâu da.
  • Giặt khăn mặt, quần áo thường xuyên và phơi ở nơi có nắng lớn giúp tiêu diệt nấm gây hại.
  • Tránh dùng chung những vật dụng cá nhân với người khác, nhất là những trường hợp gặp phải các bệnh da liễu do nấm gây ra.
  • Trường hợp các triệu chứng bệnh lang ben tái phát thường xuyên, người bệnh cần chủ động gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị dự phòng vào thời gian bệnh lý dễ bùng phát nhất.

Đa số các trường hợp mắc bệnh lang ben ở mặt ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ và thường đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và chăm sóc. Tuy nhiên, với những người bệnh sử dụng thuốc tùy tiện, chăm sóc không đúng cách có thể kích thích tổn thương lan rộng và thường xuyên tái phát.

Cùng chuyên mục

Lang ben có tự hết không là thắc mắc chung của nhiều người

Lang ben có tự hết không? Làm sao nhanh khỏi?

Lang ben là một trong những bệnh ngoài da thường gặp, tuy không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, ảnh...

TOP 10 cách trị lang ben tại nhà từ các vị thuốc dân gian

TOP 10 cách trị lang ben tại nhà từ các vị thuốc dân gian

Cách trị lang ben tại nhà từ các vị thuốc dân gian có thể mang đến hiệu quả tốt trong những trường hợp bệnh nhẹ, khi các đốm lang ben...

Lang ben ở háng, mông và cách chữa trị dứt điểm

Lang ben ở háng, mông gây ra các đốm da có màu đỏ, trắng hay hồng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có khả năng lây lan cho...

Bệnh lang ben

Bệnh lang ben: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa trị

Bệnh lang ben là một bệnh lý về da liễu cực kỳ phổ biến dù không gây ngứa ngáy khó chịu nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chức năng thẩm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn