Lang ben có lây không? Lây như thế nào? Cách phòng ngừa
NỘI DUNG BÀI VIẾT
“Lang ben có lây không và lây như thế nào?” là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi những biểu hiện bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giao tiếp của người bệnh mà còn tổn thương đến làn da. Bên cạnh đó, tổn thương da do bệnh lang ben gây ra có xu hướng lan nhanh sang những vùng da khác tạo thành từng mảng. Theo các chuyên gia da liễu, bệnh lang beng có khả năng lây lan bằng nhiều đường khác nhau.
Bệnh lang ben có lây không?
Bệnh lang ben hay nấm da lang ben là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng da tổn thương do nấm gây ra, thường là nấm Malassezia furfur hay Pityrosporum orbiculare. Các biểu hiện bệnh lang ben đặc trưng bởi tình trạng những dát da màu trắng, hồng hoặc nâu do giảm/ tăng sắc tố, không gây đau rát và ít ngứa ngáy. Những vùng da này thường có ranh giới rõ ràng so với các vùng da không bị bệnh.
Theo các chuyên gia da liễu, loại nấm men này xuất hiện trên lớp thượng bì da với số lượng ít và gần như không gây ra những biểu hiện bất thường nào. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển mạnh ở dạng sợi và gây tổn thương, hư hại những tế bào sừng và khởi phát bệnh lý.
Vậy “Bệnh lang ben có lây không?”, theo số liệu thống kê cho thấy bệnh lang ben có tỷ lệ lây lan khá nhanh. Đặc biệt, khi thời tiết nóng ẩm, đổ nhiều mồ hôi sẽ khiến những tế bào nấm men phát triển, sinh sôi nhanh chóng và gây tổn thương tầng thượng bì da. Khi mới khởi phát chỉ là những tổn thương nhẹ, những chấm đỏ khá nhỏ. Sau một thời gian, những dát da có màu trắng, đỏ hoặc nâu có xu hướng lan rộng và gây mất thẩm mỹ.
Theo các bác sĩ, lang ben là bệnh ngoài da có tỉ lệ người mắc cao thứ 2 chỉ sau bệnh chàm eczema. Tổn thương do bệnh lý gây ra có thể lây lan sang những vùng da khác hoặc lây trực tiếp sang người qua những vật dụng cá nhân. Tuy nhiên, với những trường hợp mắc bệnh lang ben do những nguyên nhân như tiếp xúc bụi bẩn thường xuyên, vệ sinh da không sạch, căng thẳng, lo âu,… thường không có khả năng lây nhiễm.
Lang ben lây qua những con đường nào?
Lang ben là một trong những căn bệnh da liễu có khả năng lây lan cao nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Với khả năng lây lan nhanh chóng, người bệnh cần nhận biết con đường lây lan nhằm chủ động trong việc phòng ngừa cũng như hạn chế lây truyền cho cộng đồng.
Dưới đây là những con đường lây truyền bệnh lang ben:
Lây từ vùng da này sang những vùng da khác
Thời tiết nắng nóng hoặc cơ địa da dầu thường có xu hướng tiết nhiều bã nhờn và mồ hôi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển và gây ra lang ben. Lúc đầu những dát da màu hồng, trắng hoặc nâu chỉ có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, sau một thời gian thì có xu hướng lan rộng trên phạm vi lớn, điều này dẫn đến làn da trở nên không đều màu, ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ cũng như giao tiếp của người bệnh.
Lây từ người sang người
Do nguyên nhân khởi phát bệnh lý do nấm gây ra nên khi sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao. Lúc này, nấm men sẽ tiếp xúc trực tiếp lên vùng da khỏe mạnh và gây tổn thương tầng thượng bì da với những dát da màu hồng, trắng hoặc nâu. Bên cạnh đó, việc sử dụng phòng tắm hoặc khăn tắm công cộng cũng sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Do đó, với những người mắc bệnh lý cần tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời tránh lây lan cho những người xung quanh. Nếu người không mắc bệnh cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa như tránh dùng chung vật dụng cá nhân, đặc biệt là khăn tắm, sử dụng nhà tắm công cộng,…
Các biện pháp phòng ngừa lang ben hiệu quả
Bệnh lang ben do nấm gây ra nên có tính chất mãn tính và thường khó điều trị dứt điểm. Do đó, bên cạnh tuân thủ các biện pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giúp kiểm soát cũng như dự phòng tái phát trong thời gian dài. Cụ thể:
- Vệ sinh cơ thể đúng cách, mỗi ngày tắm 2 lần với xà phòng diệt khuẩn, đặt biệt là khi thời tiết trở nên nóng ẩm, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, bã nhờn.
- Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn màn với nước ấm và phơi ở nơi có nắng lớn để tiêu diệt những vi khuẩn, nấm mốc gây hại, từ đó làm giảm nguy cơ tái nhiễm.
- Với những trường hợp các triệu chứng bệnh lang ben tái đi tái lại thường xuyên. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị dự phòng Itraconazole ở liều 200mg/ ngày (mỗi tháng uống 1 lần vào thời điểm khí hậu nóng ẩm). Hoặc sử dụng dầu gội có chứa hoạt chất Selenium sulfide hoặc Ketoconazole để thoa đều lên toàn bộ cơ thể. Sau 10 phút thì xả lại với nước sạch (mỗi tháng áp dụng 1 lần).
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm hoặc đồ uống gây tiết nhiều mồ hôi như thức ăn chứa nhiều đường, cà phê, rượu bia, gia vị cay nóng,…
- Người bệnh tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở cường độ mạnh hoặc tập luyện những bộ môn gây tiết nhiều mồ hôi như đá bóng, tennis, chạy bộ,…vào những ngày nắng nóng.
- Tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân hoặc tiếp xúc lên da của người mắc các bệnh da liễu do nấm men gây ra.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Lang ben có lây không, lây như thế nào?” cũng như các biện pháp phòng ngừa tái phát hiệu quả. Bệnh lang ben có khả năng lây nhiễm nhưng thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, tổn thương da do bệnh lý gây ra tác động tiêu cực đến thẩm mỹ, giao tiếp. Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị khi nhận thấy dấu hiệu bệnh lý.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!